Quan niệm của John Dewey về chân lí

Tóm tắt. Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học điển hình nhất ở Mỹ, được xem là nét đặc trưng của văn hóa Mỹ, có ảnh hưởng lớn tới nước Mỹ và người Mỹ. Vấn đề chân lí là một nội dung cốt lõi của triết học thực dụng. Trong các nhà triết học thực dụng Mỹ, J.Dewey là người phát triển lí luận về chân lí trong chủ nghĩa công cụ và đưa triết học thực dụng vào đời sống hàng ngày một cách có phương pháp. Đối với ông, chân lí chính là công cụ giúp con người đạt được hiệu quả và sự thành công. Đồng nhất chân lí với tính hiệu quả trở thành quan điểm nền tảng trong lí luận về chân lí của triết học thực dụng Dewey. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến quan niệm và những đóng góp hết sức độc đáo của J.Dewey về chân lí.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của John Dewey về chân lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 121-128 This paper is available online at QUAN NIỆM CỦA JOHN DEWEY VỀ CHÂN LÍ Nguyễn Văn Thỏa Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học điển hình nhất ở Mỹ, được xem là nét đặc trưng của văn hóa Mỹ, có ảnh hưởng lớn tới nước Mỹ và người Mỹ. Vấn đề chân lí là một nội dung cốt lõi của triết học thực dụng. Trong các nhà triết học thực dụng Mỹ, J.Dewey là người phát triển lí luận về chân lí trong chủ nghĩa công cụ và đưa triết học thực dụng vào đời sống hàng ngày một cách có phương pháp. Đối với ông, chân lí chính là công cụ giúp con người đạt được hiệu quả và sự thành công. Đồng nhất chân lí với tính hiệu quả trở thành quan điểm nền tảng trong lí luận về chân lí của triết học thực dụng Dewey. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến quan niệm và những đóng góp hết sức độc đáo của J.Dewey về chân lí. Từ khóa: Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa công cụ, chân lí, hiệu quả. 1. Mở đầu Vấn đề chân lí là một vấn đề cơ bản trong lí luận nhận thức. Nghiên cứu về vấn đề này trong lịch sử triết học có rất nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có quan niệm về chân lí của chủ nghĩa thực dụng. Khác với các quan niệm truyền thống, quan niệm về chân lí của chủ nghĩa thực dụng là một sự cố gắng đi tìm cách lí giải mới về bản chất của chân lí. Trong ba nhà triết học thực dụng Mỹ, thì quan niệm của S.Peirce đặt nền móng cho toàn bộ lí luận của chủ nghĩa thực dụng về chân lí. Quan niệm của W.James thể hiện đầy đủ, hoàn chỉnh lí luận về chân lí. Còn J.Dewey, ông là người phát triển lí luận về chân lí trong chủ nghĩa công cụ và vận dụng triết học thực dụng vào đời sống hàng ngày. Đối với ông, chân lí chính là công cụ giúp con người đạt được hiệu quả và sự thành công. Đồng nhất chân lí với tính hiệu quả trở thành quan điểm nền tảng trong lí luận về chân lí của triết học thực dụng J.Dewey. Nghiên cứu quan niệm của J.Dewey về chân lí, không chỉ giúp chúng ta khẳng định được những đóng góp to lớn của ông, mà còn là cơ sở để lí giải sự ảnh hưởng sâu rộng của trường phái triết học thực dụng, không chỉ đối với sự phát triển của nước Mỹ mà còn là sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều nước khác trên thế giới. Ngày nhận bài: 15/5/2013. Ngày nhận đăng: 21/9/2013 Liên hệ: Nguyễn Văn Thỏa, e-mail: vanthoatht07@gmail.com. 121 Nguyễn Văn Thỏa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Về chủ nghĩa công cụ và bản chất của chân lí Theo nghĩa rộng, “chủ nghĩa công cụ” là tên gọi khác của chủ nghĩa thực dụng J.Dewey, theo nghĩa hẹp, là lí luận của ông về nhận thức và chân lí. Có thể nói đây là lí luận gốc của Dewey trong toàn bộ học thuyết triết học thực dụng của ông. J.Dewey đồng nhất chân lí với chủ nghĩa công cụ. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa công cụ cho rằng tư tưởng, quan niệm, lí luận là công cụ hành động của con người. Tiêu chuẩn để đánh giá hành động của con người là sự thành công hay không thành công, hiệu quả hay không hiệu quả. Vì vậy, tiêu chuẩn chân lí của mỗi con người có đưa hành động của con người đến được thành công hay không? Dewey khẳng định: “Tư tưởng, khái niệm, lí luận chẳng qua là công cụ do con người thiết kế nhằm đạt được mục đích dự định. Nếu chúng có tác dụng làm cho con người đạt mục đích dự kiến, dẫn đến thành công tức là chân lí, nếu không là hoang đường” [1;172]. Theo ông, các quan niệm, tư tưởng, khái niệm chẳng qua giống như một công cụ nói chung để tiến hành cải tạo hoàn cảnh hiệu quả và giá trị của nó giúp con người đạt được mục đích, dẫn đến thành công tức là đạt đến chân lí, hay chân lí chính là những công cụ đưa con người đến thành công. Dewey quan niệm chân lí là một sự thỏa mãn, là hiệu quả cho mọi người. Trong Cải tạo của triết học, khi nói rằng thuyết chân lí của chủ nghĩa thực dụng “bị người ta căm ghét” vì lí luận ấy “kỳ lạ và có khuyết điểm khi trình bày về nó”. Ông đã giải thích rõ quan niệm của triết học thực dụng khi cho rằng chân lí là sự thỏa mãn và tính hiệu quả. Chân lí được xem là một loại thỏa mãn, thường bị hiểu nhầm rằng, sự thỏa mãn của tình cảm, của riêng cá nhân, đáp ứng nhu cầu cá nhân đơn thuần. Dewey khẳng định chủ nghĩa công cụ của ông không chủ trương quy khái niệm, lí luận khoa học chỉ là sự hữu dụng đối với cá nhân, mà phải có tính phổ biến và được công chúng thừa nhận. Đó là sự thỏa mãn có điều kiện và đòi hỏi của vấn đề nảy sinh từ mục đích, phương pháp của quan niệm, hành động. Sự thỏa mãn này có điều kiện của công chúng và mang tính khách quan, nó không theo ý nghĩ hoặc mong muốn của cá nhân. Đây là sự phát triển quan niệm của James, ở James chân lí chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Dewey đã giải thích về sự thỏa mãn, nhấn mạnh đó là sự thỏa mãn có điều kiện, phần nào mang tính khách quan, cho cộng đồng, xuất phát từ mục đích và quan niệm của cộng đồng. Vì vậy, chân lí là sự thỏa mãn có điều kiện, đem lại hiệu quả cho cộng đồng. Chân lí được giải thích là hiệu quả, nó thường được xem là hiệu quả cho mục đích cá nhân đơn thuần, hoặc là một loại lợi ích cá nhân được chú ý đặc biệt. Không chỉ phê phán quan niệm này, ông còn rất bất bình và cho rằng quan niệm coi chân lí là công cụ thỏa mãn dã tâm và quyền lực riêng của mình là rất đáng ghét. Cái gọi là chân lí tức hiệu quả, là quan niệm cho rằng tư tưởng hoặc học thuyết có thể tiến hành, đóng góp hiệu quả vào kinh nghiệm cải tạo thực tiễn. Quan niệm hiệu quả cho mọi người, cho công chúng, là sự phát triển mới của Dewey trong quan niệm về chân lí. Đây là sự khác biệt của chủ nghĩa công cụ của ông với chủ nghĩa duy tâm và các học thuyết thực dụng trước đó. Với 122 Quan niệm của John Dewey về chân lí quan điểm này, là cơ sở để ông đã đưa triết học thực dụng thâm nhập vào đời sống xã hội một cách sâu rộng. Mặc dù vậy, khi coi tiêu chuẩn của chân lí là hiệu quả và sự thỏa mãn mục đích của mọi người, thay cho sự thỏa mãn của cá nhân, điều đó không hề thay đổi quan điểm chủ quan trong quan niệm của ông về chân lí. Dewey phủ nhận tính khách quan của chân lí, đồng thời cũng phủ nhận tính tuyệt đối của chân lí. Ông có khuynh hướng chủ nghĩa tương đối trong quan niệm về chân lí. Dewey chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa siêu hình, cho rằng chân lí là khái niệm lí tính tiên nghiệm, tĩnh tại, bất biến, đồng thời ông cũng phản đối thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật. Ông quan niệm mọi tư tưởng, khái niệm không thể tồn tại độc lập, cũng không thể là sự mô tả hiện thực khách quan, chỉ có thể là những giả thiết ứng dụng, mà giả thiết là do con người đề xuất theo ý muốn chủ quan của mình, nó như những công cụ được con người sử dụng khi cảm thấy tiện lợi, có ích. Từ đó, ông phủ định tính khách quan, tính tuyệt đối của chân lí, đồng thời cũng nhấn mạnh chân lí chỉ mang tính tương đối. Ông khẳng định: “Mỗi mệnh đề có liên quan về chân lí, phân tích đến cùng trên thực tế đều là giả thiết và tạm thời, tuy có nhiều mệnh đề đã thường được chứng minh không có sai lầm. . . , hình như chúng ta thật sự tuyệt đối. Nhưng về lôgíc, chân lí tuyệt đối là một loại lí tưởng không thể thực hiện được” [1;76]. Với nhận định này, theo ông thật vô nghĩa khi nói tới chân lí tuyệt đối, chân lí chỉ có tính tương đối với hoàn cảnh hay tình huống cá biệt, và có bao nhiêu giải pháp để giải quyết vấn đề thì cũng có bấy nhiêu chân lí. Quan niệm về chân lí của J.Dewey xuất phát và kế thừa từ quan điểm “hữu dụng tức là chân lý” của W.James. Điểm tương đồng của ông là ở chỗ khẳng định rằng những phán quyết nào đảm bảo hiệu quả cho hành động là phán đoán đúng đắn; cái gì cho phép giải quyết thành công những tình huống nan giải, cái đó là chân lí. Sau này, trong những tác phẩm của mình, Dewey không còn mặn mà với thuật ngữ “chân lý” nữa, mà thay bằng diễn đạt “sự khẳng định có cơ sở”. Chân lí là sự khẳng định có đảm bảo. Dewey phát triển quan điểm của Peirce về lí luận hoài nghi - niềm tin, khi khẳng định việc nghiên cứu bao giờ cũng bắt đầu bằng những nghi vấn và kết thúc trong việc xác định những điều kiện để nghi vấn không còn nữa. Việc xác định ấy được thong qua nghiên cứu, là sự thị khẳng định có đảm bảo thông qua sự kiểm chứng liên tục. Nói tóm lại, bản chất của chân lí theo quan niệm của Dewey là tư tưởng hay giả thiết đã được kiểm chứng, có tác dụng hay hiệu quả vì đem lại sự thỏa mãn và thành công cho con người. 2.2. Về tiêu chuẩn của chân lí Theo Dewey, tính hiệu quả, thành công và có lợi là tiêu chuẩn của một quan niệm, tư tưởng. Hiệu quả của quan niệm hoặc giả thiết trở thành thước đo của chân lí. Một quan niệm, khái niệm, học thuyết giống như công cụ nói chung để tiến hành cải tạo một cách chủ động hoàn cảnh nhất định hoặc giải quyết được sự khó khăn đặc biệt nào đó, thì hiệu quả và giá trị của chúng sẽ liên quan đến thành công hay không thành công của quá trình đó. Nếu quan niệm đó giúp con người hành động đạt thành công, chúng là 123 Nguyễn Văn Thỏa đáng tin, có hiệu quả, tốt, thật: “Công cụ không phân biệt thật giả, bởi vì vậy thật giả đều không phải là đặc tính của phán đoán. Công cụ thường là hữu hiệu hoặc vô hiệu, thích đáng hay không thích đáng, kinh tế hoặc lãng phí” [2;357]. Trong quan điểm này, ông đã phủ nhận tính chân giả - được xem là tiêu chuẩn khách quan trong nhận thức khoa học mà thay vào đó là tính hiệu quả, sự thành công do quan niệm đó mang lại. Tất nhiên, từ lâu nay con người vẫn hướng tới tính hiệu quả, sự thành công xem đây là mục đích của mọi tư tưởng và hành động, nhất là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nơi mà những quan niệm về tiêu chuẩn chân lí của chủ nghĩa thực dụng được tôn sùng, điều đó đã phần nào tạo nên diện mạo trong sự phát triển về kinh tế - xã hội của các nước này. Nhưng việc đồng nhất chân lí với tính hiệu quả, sự thành công lại là một sai lầm, thậm chí chúng ta chưa nói tới vấn đề sự thành công của người này nhiều khi phải trả bằng cái giá là sự thất bại của người khác, có ích cho người này, chưa chắc đã có ích cho người khác. Ông còn khẳng định, khái niệm, phạm trù, phán đoán đều do một loại thao tác cấu tạo nên, tác dụng của những thao tác đó giúp cho con người lựa chọn điều kiện có lợi. Điều kiện có lợi được hiểu là những kết quả đem lại lợi ích cho con người. Như vậy, theo Dewey sự thỏa mãn quan niệm và hành động mà kết quả của nó là hiệu quả, lợi ích, thành công được coi là tiêu chuẩn của chân lí, hơn nữa sự thỏa mãn nguyện vọng và mục đích của con người được coi là tiêu chuẩn của chân lí. Quan điểm này có sự phù hợp với xã hội nước Mỹ nói riêng và xã hội tư bản nói chung trong giai đoạn triết học thực dụng hình thành và phát triển. Quan điểm này phần nào cho thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nước Mỹ và người Mỹ là rất lớn, sở dĩ triết học thực dụng có ảnh hưởng rộng rãi như vậy chính là việc nó đã giải đáp được câu hỏi lớn của một dân tộc được gọi là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, với đa số là những người dân nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, họ mang theo nền văn hóa, bản sắc riêng của dân tộc mình, và để tồn tại trong một quốc gia đa sắc tộc, họ phải hướng tới một triết lí chung, triết lí đó là tính hiệu quả và sự thành công trong hành động. Sự thực là triết học thực dụng đã đáp ứng được yêu cầu này khi khẳng định tiêu chuẩn của chân lí là hiệu quả, lợi ích và thành công. Vì vậy, thật không quá khi nói rằng chủ nghĩa thực dụng là một “đặc sản văn hóa” của người Mỹ, là một thứ triết lí phù hợp, góp phần tạo nên sự hùng mạnh của nước Mỹ và nét tính cách đặc trưng của người Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm về tiêu chuẩn chân lí của J.Dewey không thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm chủ quan, dù ông đã thay đổi sự thỏa mãn cho cá nhân bằng thỏa mãn cho “công chúng”. 2.3. Về phương pháp nhận thức chân lí Xuất phát từ việc coi chân lí như là công cụ nhận thức, Dewey chống lại thuyết chân lí của chủ nghĩa duy lí với quan niệm cho rằng chân lí là khái niệm lí tính có sẵn, đồng thời ông chống lại thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật, khi cho rằng chân lí chỉ là sự phán ánh thực tại khách quan. Theo ông, “bất kỳ tư tưởng, khái niệm nào vừa không thể là thực tại tinh thần tồn tại độc lập, cũng không thể là rập khuôn thực tại khách quan, chỉ có thể coi chúng là giả thiết ứng dụng, và giả thiết được nêu lên theo ý nguyện của con 124 Quan niệm của John Dewey về chân lí người. Nó giống như công cụ của con người sử dụng để chế tác một sản phẩm nào đó hoàn toàn do người sử dụng công cụ thiết kế thuận lợi cho mình” [1;172]. Ở luận điểm này, ông tiếp tục sự phủ nhận tính khách quan của chân lí, đồng thời nhấn mạnh tính chủ quan, tính tương đối của chân lí. Vì chân lí chỉ là công cụ nhận thức, không phải là những khái niệm có sẵn, cũng không phải là sự phản ánh máy móc thực tại, do đó Dewey nhấn mạnh tác dụng của thí nghiệm và thăm dò trong việc nhận thức chân lí, vì thế phương pháp của ông thường được gọi là phương pháp thăm dò, nó là sự kế thừa và phát triển lí luận “Hoài nghi - niềm tin” của Peirce. Phương pháp thăm dò của ông xuất phát từ việc giải quyết vấn đề thực tại trong quá trình nhận thức. Quan niệm về mối quan hệ giữa nhận thức và thực tại của ông cũng rất đặc biệt, thực tại “đi trước” nhận thức. Nhận thức là sự can thiệp mang tính tích cực, sáng tạo của chủ thể vào đối tượng, làm biến đổi đối tượng. Khách thể tồn tại khách quan bị tan biến vào “quá trình nghiên cứu”. Quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm cho rằng chân lí là một khái niệm có sẵn, bất biến, khi khẳng định chân lí được khám phá ra trong quá trình nhận thức, đó là quá trình nhận thức sáng tạo, tích cực của chủ thể. Nếu như chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chân lí là tri thức phù hợp với thực tại khách quan, thì Dewey lại khẳng định con người có khả năng làm biến đổi đối tượng khách quan, hay thực tại chỉ có ý nghĩa khi trở thành đối tượng của nhận thức. Không thể phủ nhận vai trò chủ động, sáng tạo của con người trong quá trình nhận thức chân lí, nhưng tuyệt đối hóa vai trò chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, biến tồn tại tự thân của sự vật thành tồn tại của nhận thức là đặc trưng trong phương pháp nhận thực khoa học của Dewey là một sai lầm, mang tính chủ quan, với ông thực tại cũng chỉ được xem là kết quả của quá trình nhận thức: “Sự thay đổi các quan niệm của chúng ta về đối tượng đã tạo nên đối tượng phù hợp với trạng thái ý thức, nói cách khác, quá trình nhận thức là quá trình “xác lập thực tại”. Tồn tại - nghĩa là trở thành đối tượng của nghiên cứu khoa học” [3;41]. Dewey lí giải quá trình nghiên cứu theo tinh thần của Peirce. Cuộc sống đặt con người vào những tình huống nan giải, những trạng thái hoài nghi. Bị rơi vào tình huống ấy, con người cần đến phương pháp để giải quyết vấn đề. Chức năng duy nhất của tư duy là cải tạo tình huống chưa xác định thành tình huống xác định. Khoa học là một loại hộp đựng công cụ mà từ đó người ta lựa chọn những gì tiện lợi, có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Theo Dewey, phương pháp nghiên cứu để tìm ra chân lí gồm có 5 bước: 1) Cảm nhận nan giải; 2) Ý thức vấn đề; 3) Dự thảo giải pháp (giả thiết); 4) Khai mở ý tưởng về giải pháp đến những kết quả kinh nghiệm của nó; 5) Quan sát và kiểm chứng giả thiết. Trước hết, cần phải xác định nan giải hay chính là hoàn cảnh có vấn đề, sau đó cần đưa ra giả thuyết hay kế hoạch giải quyết vấn đề, sau nữa cần xem xét tất cả các hậu quả kinh nghiệm có thể xảy ra do quyết định giải quyết vấn đề đưa ra. Cuối cùng là giai đoạn thực hiện và kiểm chứng nó bằng thực nghiệm. Trong những trường hợp cần thiết, có thể thay đổi quyết định đưa ra. Như vậy, toàn bộ quá trình đều dựa trên phương pháp thử sai, đó 125 Nguyễn Văn Thỏa là khả năng tự điều chỉnh của quá trình nhận thức trên cơ sở sự kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu đạt được cách giải quyết thành công trong những bối cảnh có vấn đề, thì giả thiết đó được coi là chân lí. Vì vậy quá trình nhận thức là quá trình thay đổi đối tượng được nhận thức. Quan điểm này có những điểm tích cực nhất định ở sự khẳng định vai trò của chủ thể trong quá trình nhận thức, ở sự nhấn mạnh khả năng kiểm chứng bằng sự thử sai và khả năng tự điều chỉnh của những phán quyết được cho là đúng đắn. Tuy nhiên hạn chế của ông là sự phủ nhận tính khách quan trong nhận thức chân lí. Xét đến cùng phương pháp mà ông nêu ra đó là những kinh nghiệm chủ quan giúp con người đạt được mục đích. 2.4. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm của J.Dewey về chân lí Vấn đề chân lí được Dewey nghiên cứu thông qua chủ nghĩa công cụ, theo nghĩa hẹp chủ nghĩa công cụ là lí luận về nhận thức và chân lí. Chân lí được coi là công cụ đưa đến thành công cho con người. Hiệu quả của quan niệm trở thành thước đo của chân lí. Quan niệm của ông có giá trị nhất định trong việc phê phán và bác bỏ một số quan niệm sai lầm về chân lí. Đồng thời ông cũng đề cao các phương pháp khoa học trong nhận thức chân lí. Dewey nhấn mạnh tác dụng của thí nghiệm và thăm dò, phương pháp thăm dò của ông nhấn mạnh tính tích cực, sáng tạo của chủ thể để giải quyết vấn đề thực tại trong quá trình nhận thức. Ở một góc độ nhất định, quan niệm về chân lí của Dewey hướng đến con người trong sự thống nhất chỉnh thể chân thiện mỹ, đó là biểu hiện của chủ nghĩa nhân bản trong triết học thực dụng. Tất nhiên ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh về con người xã hội, con người cộng đồng chứ không phải con người cá nhân. Nếu loại bỏ việc chủ nghĩa thực dụng hướng tới lợi ích và bảo vệ lợi ích cho số ít người trong xã hội, thì đó thực sự là một quan điểm vì con người, vì sự phát triển của xã hội. Tinh thần nhấn mạnh hiệu quả thực tế, sự thỏa mãn giúp con người đạt đến thành công là tiêu chuẩn của chân lí, là sự phản ánh phù hợp trong thời đại ngày nay, khi mà thước đo của mọi giá trị chính là tính hiệu quả, sự hữu dụng và thỏa mãn những nhu cầu của con người. Mặc dù vậy, trong quan niệm của Dewey khi đồng nhất chân lí với hiệu quả, xem tính hữu dụng là cái tạo nên nội dung của chân lí, nhưng việc đồng nhất chân lí với tính hiệu quả lại là một quan điểm sai lầm, mặc dù hiệu quả được xem là một trong những thuộc tính của chân lí. Khi bàn đến tính hiệu quả đó cho ai, vì ai? Ông đã phát triển thêm một bước quan niệm của James về chân lí, khi cho rằng chân lí là sự thỏa mãn, hiệu quả, đó không phải cho cá nhân mà cho cộng đồng xã hội. Chính từ những hiểu lầm và phản ứng đối với triết học thực dụng, ông đã đi đến sự giải thích và bổ sung này. Tất nhiên, Dewey quan niệm chân lí là cái đem lại hiệu quả cho cộng đồng, không làm làm thay đổi bản chất chân lí của triết học thực dụng, bởi trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa khi mà những quy luật kinh tế thể hiện mặt trái của nó, không có sự bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người, ở đó quyền lực thuộc về số ít những người giàu có trong xã hội, thì việc thỏa mãn lợi ích của người này nhiều khi là sự chà đạp lên lợi ích của người khác, vì thế 126 Quan niệm của John Dewey về chân lí không có hiệu quả, lợi ích cho tất cả mọi người. Đồng thời, ông nhấn mạnh tính chủ quan, tính tương đối và phủ nhận tính tuyệt đối, tính khách quan, tiêu chuẩn khách quan của chân lí. Xuất phát từ chủ nghĩa công cụ, ông coi chân lí là công cụ và không cần phân biệt thật giả mà chỉ cần quan tâm đến có tác dụng, có hiệu quả hay không, ông đã phủ nhận hoàn toàn tiêu chuẩn khách quan của chân lí, với ông chân lí chỉ còn thuần túy mang tính chủ quan. Do đó, ông theo chủ nghĩa tương đối và phủ nhận tính tuyệt đối của chân lí, khi cho rằng mọi tư tưởng, khái niệm không thể là sự mô tả hiện thực khách quan, mà chỉ có thể là những giả thiết ứng dụng; mà giả thiết là do con người đề xuất theo ý muốn chủ quan của mình, nó như những công cụ được con người sử dụng khi cảm thấy tiện lợi. Theo ông, nhận thức tính tương đối của chân lí là nhiệm vụ của nhận thức khoa học. Ngoài ra, khi bàn về nhận thức khoa học, ông thấy được tính năng động, chủ quan của con người. Điều đó không sai, nhưng sai lầm của ông là tuyệt đối hóa tính chủ quan, từ đó xem nhẹ đối tượng khách quan. Ông cho rằng thực tại “đi trước” nhận thức. Nhận thức là sự can thiệp mang tính tích cực, sáng tạo của chủ t