Trong xu thế nền kinh tế hội nhập như ngày nay đã đem lại rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng gay gắt. Để sống còn và phát triển một cách bền vững thì mỗi doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để thoã mãn được nhu cầu của khách hàng và ứng phó được với những biến động không ngừng cùa thị trường. Hơn thế nữa, để đạt được sự phát triển liên tục với mức tăng trưởng đều đặn thì mỗi doanh nghiệp cầnphân tích môi trường nội bộ của công ty mình đề tìm ra được những ưu điểm, khuyết điểm. Từ đó xác định lợi thế canh tranh của công ty mình mà đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
48 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị chiến lược: Phân tích môi trường nội bộ công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 6 -
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế nền kinh tế hội nhập như ngày nay đã đem lại rất nhiều cơ hội kinh doanh
cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày
càng gay gắt. Để sống còn và phát triển một cách bền vững thì mỗi doanh nghiệp cần
phải tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để thoã mãn được nhu cầu của khách
hàng và ứng phó được với những biến động không ngừng cùa thị trường. Hơn thế nữa, để
đạt được sự phát triển liên tục với mức tăng trưởng đều đặn thì mỗi doanh nghiệp cần
phân tích môi trường nội bộ của công ty mình đề tìm ra được những ưu điểm, khuyết
điểm. Từ đó xác định lợi thế canh tranh của công ty mình mà đề ra chiến lược kinh doanh
cho phù hợp.
Như vậy, việc phân tích các yêu tố nội lực của một công ty là rất cần thiết và quan trọng
trong việc tạo nên sự thành công của một công ty.
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 7 -
A. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG NỘI BỘ TRONG CÔNG TY:
I. Khái niệm :
1. Khái niệm quá trình phân tích môi trƣờng nội bộ:
Phân tích nội bộ là quá trình đánh giá năng lực đáp ứng và khả năng huy động
nguồn lực phục vụ chiến lược , qua đó xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh
nghiệp.
2. Công cụ và nội dung phân tích :
Sử dụng công cụ phân tích “dây chyền giá trị” của công ty.
Đánh giá các yếu tố nội bộ khác như : tài chính , nghiên cứu và phát triển (R&D),
văn hóa tổ chức, phong cách quản lý…
II. Phân tích dây chuyền giá trị công ty:
1. Các hoạt động chủ yếu:
Các hoạt động chính phải thực hiện với việc thiết kế, tạo ra và giao sản phẩm cũng
như các hoạt động marketing các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ. Như vậy hoạt động chính
chia làm bốn hoạt động: R&D (Research & development), sản xuất, marketing và dịch
vụ.
1.1. Nghiên cứu và phát triển (R&D)
R&D liên quan đến việc thiết kế sản phẩm và thiết kế quy trình sản xuất. Bằng việc
thiết kế các sản phẩm vượt trội, R&D có thể tăng tính năng của các sản phẩm làm tăng
tính hấp dẫn đối với khách hàng. Công việc của R&D làm cho quá trình sản xuất hiệu quả
hơn từ đó hạ thấp chi phí sản xuất.
1.2. Sản xuất
Sản xuất liên quan đến việc tạo ra sản phầm và dịch vụ. Chức năng sản xuất của
một công ty tạo ra giá trị bằng việc thực hiện các hoạt động của nó một cách hiệu quả, do
đó hạ thấp chi phí. Sản xuất cũng có thể tạo ra giá trị bằng việc thực hiện các hoạt động
của nó theo cách thức gắn với chất lượng sản phẩm cao, điều này dẫn đến sự khác biệt về
chi phí mà cả hai đều tạo ra giá trị.
1.3. Marketing và bán hàng
Chức năng Marketing và bán hàng của một công ty giúp tạo ra giá trị trong một số
hoạt động. Thông qua định vị nhãn hiệu và quảng cáo, chức năng marketing có thể tăng
giá trị mà khách hàng nhận thức được trong sản phẩm của công ty. Các hoạt động
Marketing và bán hàng của công ty xoay quanh bốn vấn để chủ yếu: hỗn hợp sản phẩm,
giá cả, xúc tiến và kênh phân phối. Phụ thuộc vào phân khúc thị trường mục tiêu mà công
ty lựa chọn, cũng như sự phức tạp của quá trình sản xuất, công ty có thể quyết định có
một hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp (nhiều chủng loại hay ít chủng loại). Giá cả mà công
ty có thể thu được từ sản phẩm của mình đo lường mức giá trị mà công ty đã tạo ra cho
khách hàng. Đối với bất kì sản phẩm hoặc dịch vụ nào, để thành công nó phải được xúc
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 8 -
tiến với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì, đóng gói, quảng cáo và việc sử dụng các phương
tiện thông tin. Cuối cùng, cách thức và hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu
dùng là một khâu cực kỳ quan trọng.
1.4. Dịch vụ
Vai trò của dịch vụ trong công ty là cung cấp dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ cho khách
hàng sau khi mua hàng. Các hoạt động đó bao gồm: lắp đặt, sửa chữa huấn luyện khách
hàng, cung cấp các linh kiện, bộ phận và điều chỉnh sản phẩm, cũng như sự nhã nhặn và
nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu và khiếu nại của khách hàng. Chính chức năng dịch
vụ đã góp phần xây dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng, làm tăng giá trị
của công ty.
2. Các hoạt động bổ trợ :
Ngoài các hoạt động chủ yếu gắn trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ, trong dây
chuyền giá trị của công ty còn có các hoạt đông tác động một cách gián tiếp đến các sản
phẩm và dịch vụ gọi là các họat động hỗ trợ. Nhờ các hoạt động này mà các họat động
chủ yếu được thực hiện tốt hơn. Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng công ty, tùy theo
thành phần của các hoạt động chủ yếu trong dây chuyền giá trị mà cấu trúc của các họat
động hỗ trợ được xác định một cách linh hoạt. Tuy nhiên dạng chung nhất của hoạt động
hỗ trợ bao gồm các hoạt động chẳng hạn như: quản trị nguồn nhân lực, phát triển công
nghệ, quản trị nguyên vật liệu và cơ sở hạ tầng của công ty.
2.1. Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các họat động nhằm tuyển mộ, huấn luyện, phát
triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động. Quản trị nguồn nhân lực có
ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của dây chuyền giá trị. Toàn bộ chi phí của quản trị
nguồn nhân lực là không dễ dàng xác định. Chúng bao gồm các vấn đề phức tạp như vấn
đề thuyên chuyển của những người lao động và tất cả các khoản chi trả cho các nhà quản
trị cấp cao. Rất nhiều các khoản chi phí cho nguồn nhân lực đang gia tăng một cách đáng
kể. Bên cạnh đó việc nâng cao kĩ năng của người lao động và duy trì những quan hệ lao
động tốt là rất quan trọng cho việc tạo giá trị và giảm các chi phí. Bằng việc huấn luyện
người lao động trong nhiều công việc, các nhà quản tri giúp công ty của họ phản ứng với
thị trường nhanh hơn thông qua việc làm tăng hiệu suất, chất lượng, năng suất và sự thỏa
mãn với công việc.
2.2. Phát triển công nghệ
Công nghệ gắn liền với tất cả các họat động giá trị trong một tổ chức. Nó có ảnh
hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn từ việc phát triển sản phẩm và quá trình tới việc
nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng. Tuy nhiên các nhà
quản trị cũng cần thấy rằng đầu tư vào công nghệ cũng là một phần rủi ro cho các hoạt
động kinh doanh. Không chỉ là những khoản đầu tư lớn được thực hiện mà còn có nhiều
bất trắc liên quan tới nhiều nhân tố như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, sự bắt
chước nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi ngay trong công nghệ.
2.3. Quản trị nguyên vật liệu
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 9 -
Quản trị nguyên vật liệu đề cập đến vấn đề thu mua các yếu tố đầu vào được sử
dụng trong dây chuyền giá trị công ty. Những hoạt động này bao gồm nguyên liệu, năng
lượng, nước và những yếu tố khác được sử dụng một cách trực tiếp trong quá trình sản
xuất cũng như nhà máy, thiết bị, phân xưởng. Các hoạt động quản trị nguyên vật liệu
được hoàn thiện như việc giám sát chặt chẽ các hư hỏngcó thể dẫn tới các yếu tố đầu vào
với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn. Hơn nữa, những hoạt động khác liên quan tới
việc tiếp nhận và sử dụng các yếu tố đầu vào được hoàn thiện.
2.4. Cấu trúc hạ tầng của công ty
Cấu trúc hạ tầng của công ty đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong
dây chuyền giá trị kể cà các hoạt động chủ yếu lẫn các hoạt động hỗ trợ khác còn lại
trong dây chuyền giá trị. Cấu trúc hạ tầng của công ty bao gồm các hoạt động tài chính và
kế toán,những vấn đề luật pháp và chính quyền, hệ thống thông tin và quản lí chung.
- Tài chính và kế toán :
Chức năng tài chính và kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí công ty
một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua năng lực trong việc
tăng vốn thị trường cổ phiếu hay nguồn vay mượn,từ việc thiết lập ngân sách tinh vi, và
từ việc hiểu biết và thực hiện có hiệu quả hệ thống kế toán với chi phí phù hợp.
Trong việc quản lí danh mục vốn đầu tư của công ty mà nó cạnh tranh trên nhiều thị
trường sản phẩm khác nhau các thủ tục về kế toán chi phí và các hoạt động lập ngân sách
vốn được sử dụng để ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực ở cấp công ty. Những
hệ thống này cho phép các nhà quản lí thực hiện những so sánh có ý nghĩa về hoạt động
của các bộ phận khác nhau.
- Những vấn đề về luật pháp và quan hệ chính quyền:
Những vấn đề luật pháp và quan hệ chính quyền đòi hỏi rất nhiều thời gian của các
nhà quản trị cấp cao. Xử lí vấn đề này một cách có hiệu quả có thể ảnh hưởng to lớn tới
khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của công ty.
Trách nhiệm pháp lí được hình thành từ các sản phẩm hỏng và bởi sự tàn phá của
môi trường dẫn tới những gánh nặng về kinh tế và phi kinh tế cho công ty trên phương
diện của những đền bù cho các nạn nhân và sự mất uy tín của công ty.
Vì vậy các nhà quan trị phải cố gắng làm giảm các nghĩa vụ pháp lí tiềm năng mà
công ty của họ phải đối mặt từ môi trường chính trị và pháp luật.
- Các hệ thống thông tin :
Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống mà
mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong
một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các
thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi
thông tin.
Quá trình xử lí thông tin bao gồm các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lí và
truyền các dữ liệu được đòi hỏi để thực hiện hoạt động. Do vậy, tất cả các hoạt động giá
trị bị ảnh hưởng bởi hệ thống thông tin.
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 10 -
Các thông tin có thể được sử dụng để tăng cường những lợi thế cạnh tranh của công
ty cũng như tạo ra các phương tiện để cản trở sự xâm nhập ngành.Tuy nhiên chi phí cho
việc phát triển hệ thống thông tin là rất cao, những chi phí này làm nbản lòng người thu
nhập mới.Thực chất và cường độ cạnh tranh trong một ngành cũng có thể ảnh hưởng bởi
việc sử dụng hệ thống thông tin.Tầm quan trọng của các hệ thống thông tin như là một
nguồn lực cạnh tranh có thể được đánh giá bởi việc nhận dạng các hoạt động, trong đó
các hệ thống thông tin có thể được sử dụng để đạt tới lợi thế cạnh tranh.
- Quản lí chung
Quản lí chung bao gồm cả cấu trúc và hệ thống mà cấu trúc và hệ thống này hỗ trợ
tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Rất nhiều công ty đã thực
hiện tái cấu trúc chủ yếu dẫn tới việc đội ngũ cán bộ của công ty năng động hơn, ít tầng
quản lí trung gian. Quá nhiều tầng nấc trung gian quản lí có thể cản trở các nhà quản trị
cấp cao trong việc quan tâm tới việc những ý tưởng mới và hệ thống phê chuẩn phức tạp
có thể làm chậm việc ra quyết định, có khi là quá muộn cho những hành động có hiệu
quả.
III. Phân tích các yếu tố khác trong môi trƣờng nội bộ:
1. Phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là hoạt động thu thập, tổng hợp và thống kê các số liệu tài chính
thông qua các báo cáo tài chính giữa niên độ và cuối niên độ của công ty.Từ đó lập ra các
chỉ số để đánh giá hoạt động của công ty, rút ra những điểm mạnh để phát huy và những
điểm yếu để có hướng khắc phục. Đồng thời, những kết quả thu được từ báo cáo tài chính
còn giúp nhà quản trị so sánh hiệu quả kinh doanh của công ty mình so với các đối thủ
cạnh tranh nhằm hoạch định và đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả cho công ty .
Có thể nói phân tích tài chính là công cụ đắc lực giúp chủ doanh nghiệp cũng như
những người giữ vai trò quan trọng trong điều hành công ty giám sát được quá trình hoạt
động và kết quả kinh doanh của công ty mình. Ngoài ra những chỉ tiêu được đánh giá
trong bản phân tích tài chính của các công ty còn là tài liệu hữu ích cho các nhà đầu tư
trong quá trình nghiên cứu, định lượng và đánh giá khả năng đầu tư vào công ty nào đó
với mức độ rủi ro thấp.
Thông thường, khi phân tích tài chính có nhiều chỉ tiêu để đánh giá, trong đó có
những chỉ tiêu cơ bản sau :
Các chỉ số về khả năng thanh toán.
Cơ cấu tài chính và các chỉ số đòn bẩy.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi.
Các chỉ số tăng trưởng.
…
1.1. Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán.
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 11 -
Xác định khả năng thanh toán của một công ty là thông qua các chỉ tiêu để xác định
công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho các nhà cung cấp nguyên vật
liệu và các chủ nợ hay không.
Hai chỉ số thông dụng thường dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một công
ty bao gồm :
Chỉ số khả năng thanh toán hiện tại (CR) :
Chỉ số khả năng thanh toán hiện tại (CR) = Tổng vốn lưu động / Nợ ngắn hạn
Chỉ số khả năng thanh toán hiện tại cho thấy mức độ an toàn của một công ty trong
việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (QR) :
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (QR) = Tài sản lưu động - Hàng dự trữ / Nợ
ngắn hạn
Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vào
những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, chỉ số khả năng thanh toán nhanh được
thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong trường hợp
doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi.
Với : QR > 1 : Tình hình tài chính vững chắc, khả năng thanh toán của công ty cao.
QR = 1 : Tình hình tài chính bình thường, khả năng thanh toán ở mức trung bình.
QR < 1 : Tình hình tài chính khó khăn, khả năng thanh toán ở mức thấp.
1.2. Phân tích cơ cấu tài chính và các chỉ số đòn bẩy.
Cơ cấu tài chính phản ánh cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của công ty, mối quan hệ
cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu tài sản của công ty bao gồm các khoản mục :
- Tài sản lưu động
- Tài sản cố định .
Phân tích yếu tố này nhằm giám sát sự biến động của các loại tài sản nhằm nhanh
chóng có hướng điều chỉnh cho thích hợp, đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động kinh
doanh của công ty.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn bao gồm hai yếu tố :
- Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả.
Thông qua cơ cấu nguồn vốn có thể xác định được tính tự chủ của công ty và tính
ổn định của nguồn tài trợ.
Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn được xác định thông qua một số chỉ
số đòn bẩy sau :
Hệ số nợ so với tài sản :
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 12 -
Hệ số nợ so với tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng
nợ:
- Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít
- Hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao.
Chỉ số nợ dài hạn trên toàn bộ tài sản (LD/TA):
Chỉ số nợ dài hạn trên toàn bộ tài sản (LD/TA) = Tổng nợ dài hạn / Tổng tài sản
Chỉ số nợ trên tổng vốn cổ phần (D/E) .
Chỉ số nợ trên tổng vốn cổ phần (D/E) = Tổng nợ / Vốn cổ phần
Tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu.
Chỉ số vốn cổ phần trên tổng tài sản.
Chỉ số vốn cổ phần trên tổng tài sản = Vốn cổ phần / Tổng tài sản
Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao
với các chủ nợ, không bị ràng buộc hoặc bị sức ép đối với các khoản nợ vay.
Chỉ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu.
Chỉ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu
1.3. Phân tích năng lực hoạt động kinh doanh.
Năng lực hoạt động kinh doanh phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và tài sản vào quá
trình vận hành công ty bằng cách so sánh doanh thu tạo ra và số vốn bỏ ra dưới những
loại tài sản khác nhau.
Các chỉ tiêu để đánh giá năng lực hoạt động của công ty bao gồm :
Chỉ số vòng quay tổng tài sản.
Chỉ số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn.
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Tổng nguồn vốn
Chỉ số vòng quay vốn lưu động.
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Tổng vốn lưu động
Chỉ số vòng quay vốn cố định.
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Tổng vốn cố định
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu.
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 13 -
Kì thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu / Doanh thu bình
quân một ngày
Khả năng luân chuyển hàng tồn kho.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân
1.4. Phân tích khả năng sinh lời.
Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn được bỏ ra. Đây
là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của một công
ty. Khả năng sinh lời của một công ty được đánh giá thông qua các chỉ tiêu so sánh giữa
vốn, doanh thu và lợi nhận, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau :
Tỷ lệ lãi ròng (NPM).
Tỷ lệ lãi ròng (NPM) = Lợi nhuận ròng sau thuế / Doanh thu thuần
Lợi nhuận cho một cổ phần.
Lợi nhuận cho một cổ phần = Lợi nhuận sau thuế / Bình quân số lượng cổ phiếu
lưu hành
Hệ số doanh lợi của toàn bộ tài sản (ROA).
Hệ số doanh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)
1.5. Phân tích các chỉ số tăng trƣởng.
Các chỉ số về tăng trưởng cho nhà quản trị cái nhìn tổng quát về tình hình tăng
trưởng và khả năng đứng vững trong ngành của công ty so với sự tăng trưởng trung bình
của ngành và của nền kinh tế.Thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng, nhà quản trị sẽ dự đoán
và lên kế hoạch để đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển
của công ty.Những chỉ số cần khảo sát để phân tích tình hình tăng trưởng hoạt dộng kinh
doanh của công ty bao gồm :
Tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu.
Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận.
Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hằng năm
Tỷ lệ tăng trưởng về tiền lãi cổ phần.
Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần.
2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo:
Đánh giá lãnh đạo và văn hóa của một tổ chức :
· Cảm giác về sự thống nhất và sự hội nhập mà công ty tạo ra cho các thành
viên của tổ chức.
· Sự nhất quán của văn hóa của các bộ phận với nhau và với văn hóa của toàn
bộ tổ chức .
· Năng lực của văn hóa trong việc nuôi dưỡng , ấp ủ sự đổi mới , sự sáng tạo ,
và sự cởi mở đối với những ý tưởng mới .
Quản trị chiến lược Phân tích môi trường nội bộ công ty
- 14 -
· Khả năng để thích ứng và tiến hóa , nhất quán với những nhu cẩu của sự
thay đổi trong môi trường và chiến lược.
· Mức độ động viên của các nhà quản trị và người lao động .
Mặc dù văn hóa và lãnh đạo của tổ chức là những ảnh hưởng quan trọng tới việc
thực hiện nhiệm vụ của tổ chức , song nó rất khó lượng hóa , phân tích và hiểu được.các
dạng khác nhau của phong cách lãnh đạo và văn hóa sẽ phù hợp với các tổ chức và ngành
khác nhau.
3. Tính hợp pháp và danh tiếng.
Chiến lược thị trường – sản phẩm của một công ty là những hoạt động cốt lõi hướng
tới mục tiêu tạo vị thế của công ty trong ngành và nhằm đạt tới lợi nhuận kinh tế bền
vững. những chiến lược chính trị nhằm tăng cường tính hợp pháp và danh tiếng của công
ty được hướng tới tạo ra tính hợp pháp và quan điểm cộng đồng có lợi.
Những ngành có sự suy giảm trong tính hợp pháp và danh tiếng bao gồm ngành
năng lượng nguyên tử sau những tai nạn thảm khốc ở các nhà máy điện nguyên tử, ngành
thuốc lá do kết quả của những kết luận nghiên cứu y tế bất lợi.
Việc quảng cáo của công ty thường phản ánh những tiêu chuẩn đạo đức.
Rất nhiều công ty được nhận thức là có sự hợp pháp và danh tiếng xã hội – do nó
cung cấp các dịch vụ quan trọng hoặc do nó là quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia –
sẽ có lợi từ những chính sách có lợi của chính phủ. Ví dụ ngành công nghiệp hàng không
hoặc những ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử,công nghệ sinh học, thường
xuyên nhận được những khoản tài trợ to lớn của chính phủ cho việc phát triển sản phẩm
mới. tầm quan trọng ngày càng tăng đối với công ty một cách đơn lẻ hoặc tập thể(thông
qua các hiệp hội chuyên ngành)
Vị thế