Quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về nền chính trị gắn liền với đạo đức đối với sinh viên các trường Công an nhân dân

TÓM TẮT Theo Hồ Chí Minh, giữa “chính trị” và “đạo đức” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, đạo đức nên là cái gốc, cái nền của nhà chính trị. Xây dựng một nền chính trị gắn liền với đạo đức chính là một trong những ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh. Những lời dạy của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng người công an cách mạng luôn luôn phải được quán triệt thấm nhuần trong mỗi cán bộ, chiến sỹ công an - đặc biệt là tư tưởng về việc xây dựng một nền chính trị đạo đức thể hiện ngay trong tác phẩm cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những quan điểm có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích nội dung nền chính trị gắn liền với đạo đức thể hiện trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quán triệt nội dung nền chính trị gắn liền với đạo đức đối với sinh viên các trường Công an nhân dân.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quán triệt quan điểm Hồ Chí Minh về nền chính trị gắn liền với đạo đức đối với sinh viên các trường Công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 74 - 79 74 Email: jst@tnu.edu.vn QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NỀN CHÍNH TRỊ GẮN LIỀN VỚI ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Nguyễn Thị Thu Hòa Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TÓM TẮT Theo Hồ Chí Minh, giữa “chính trị” và “đạo đức” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, đạo đức nên là cái gốc, cái nền của nhà chính trị. Xây dựng một nền chính trị gắn liền với đạo đức chính là một trong những ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh. Những lời dạy của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng người công an cách mạng luôn luôn phải được quán triệt thấm nhuần trong mỗi cán bộ, chiến sỹ công an - đặc biệt là tư tưởng về việc xây dựng một nền chính trị đạo đức thể hiện ngay trong tác phẩm cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng những quan điểm có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích nội dung nền chính trị gắn liền với đạo đức thể hiện trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quán triệt nội dung nền chính trị gắn liền với đạo đức đối với sinh viên các trường Công an nhân dân. Từ khóa: Chính trị; công an nhân dân; di chúc; đạo đức; Hồ Chí Minh; sinh viên. Ngày nhận bài: 28/02/2020; Ngày hoàn thiện: 15/5/2020; Ngày đăng: 22/5/2020 UNDERSTANDING THOROUGHLY THE POLITICS ASSOCIATED WITH MORALITY FOR STUDENTS OF PEOPLE'S PUBLIC SECURITY SCHOOLS Nguyen Thi Thu Hoa The People’s University of Police ABSTRACT According to President Ho Chi Minh, there is a close relationship between politics and morality. Inside, morality should be the root, the background of the politician. Building a politics associated with morality is one of Ho Chi Minh's ultimate desires. The teachings of Ho Chi Minh on the construction of the revolutionary police must always be thoroughly in every officer and soldier - especially the thought of building a moral politics is shown in the late work of President Ho Chi Minh. Based on the methodological views of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh ideology, policies and guidelines of the Communist Party of Vietnam, the author focused on analyzing the content of moral politics attached to President Ho Chi Minh’s Testament. Thereby, the author proposes a number of solutions to thoroughly understand the content of politics associated with morality for students of People's Public Security schools. Keywords: Politic; police; testament; morality; Ho Chi Minh; student. Received: 28/02/2020; Revised: 15/5/2020; Published: 22/5/2020 Email: ntthoamln@gmail.com Nguyễn Thị Thu Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 74 - 79 Email: jst@tnu.edu.vn 75 1. Đặt vấn đề Chính trị là một trong những lĩnh vực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nghiên cứu và thể hiện những quan điểm sâu sắc của mình. Trong tác phẩm cuối đời (Di chúc), Hồ Chí Minh đã để lại những suy nghĩ về xây dựng một nền chính trị đạo đức, đặc biệt trong điều kiện đất nước hoàn toàn thống nhất, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Việc tìm hiểu, vận dụng quan điểm có tính chất nguyên tắc về việc hình thành nền chính trị gắn liền với đạo đức ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn không chỉ trong giai đoạn đầu thống nhất đất nước mà cả trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay. Đối với các trường Công an nhân dân, cần thiết phải nghiên cứu và vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng một nền chính trị đạo đức đối với các thế hệ sinh viên Công an nhân dân, góp phần bồi dưỡng thế hệ Công an nhân dân tương lai vừa “hồng”, vừa “chuyên” trở thành động lực của công cuộc đổi mới Việt Nam. 2. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về một nền chính trị đạo đức trong di chúc Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chính trị là đức” [1, tr. 269]; chính trị là “thanh khiết từ to đến nhỏ” [2, tr. 75]. Theo Hồ Chí Minh, giữa “chính trị” và “đạo đức” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, đạo đức nên là cái gốc, cái nền của nhà chính trị. Xây dựng một nền chính trị gắn liền với đạo đức chính là một trong những ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh. Mong muốn ấy tiếp tục được thể hiện một cách cô đọng trong tác phẩm cuối cùng của đời mình: Tài liệu tuyệt đối bí mật (Đảng ta gọi là Di chúc). Nghiên cứu tác phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy toát lên những tư tưởng cơ bản về việc xây dựng một nền chính trị đậm nét đạo đức, thể hiện cơ bản trên các quan điểm: về mục tiêu hoạt động chính trị, về động lực hoạt động chính trị và về giá trị cống hiến của hoạt động chính trị. Về mục tiêu hoạt động chính trị, các hoạt động trong một nền chính trị đạo đức đều phải hướng tới mục tiêu đem lại sự tiến bộ cho xã hội và cho đại đa số nhân dân. Ngay từ năm đầu tiên Hồ Chí Minh bắt đầu thảo Di chúc (năm 1965), Người tự nhận mình thuộc lớp người “xưa nay hiếm” (75 tuổi), Người nhìn nhận: “Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?” [3, tr. 611]. Rõ ràng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân chính là mục tiêu hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh; là động lực thúc đẩy Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân; là điều mang lại sức mạnh để Người hoạt động chính trị không mệt mỏi nhằm đem lại những thắng lợi vĩ đại đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam. Hoạt động chính trị gắn liền với đạo đức không có gì tương đồng với hoạt động mưu tính lợi ích cho riêng bản thân mình, hay cho gia đình, dòng tộc mình. Về việc riêng, Hồ Chí Minh dặn dò chúng ta rằng: khi Người ra đi, chớ nên “tổ chức điếu phúng linh đình” lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân - trong khi đó, đối với nhân dân, Người đã suy nghĩ một bản kế hoạch chu toàn đối với mọi giai tầng trong xã hội sau khi chúng ta giành được thắng lợi: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình [...] phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, [...] Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ [...] Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp [...] Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v., thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” [3, tr. 616-617]. Đó chính là sự thể hiện những tư tưởng xây dựng một nền chính trị hướng tới những mục tiêu đạo đức, nhân văn đối với toàn thể dân tộc, với nhân dân. Nguyễn Thị Thu Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 74 - 79 Email: jst@tnu.edu.vn 76 Về động lực hoạt động chính trị, nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh được xây dựng trên những động lực có giá trị mang tính đạo đức cao, đặc biệt là vận dụng để mưu cầu lợi ích chung. Về nội lực, sức mạnh của nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh nổi bật ở giá trị tinh thần to lớn của dân tộc: tinh thần đoàn kết. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta – đó là điều mà Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định và xây dựng trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Trước hết, đoàn kết với tư cách là nội lực quan trọng được thể hiện trong hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: ngay sau khi giành được thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Chỉnh đốn Đảng nhằm đem lại sức mạnh đoàn kết thống nhất về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng; thống nhất tư tưởng làm nòng cốt cho sự thống nhất về hành động. Đoàn kết trong Đảng là nhân tố đem lại thắng lợi trong mọi công tác cách mạng từ nhỏ đến lớn. Do đó, Hồ Chí Minh dặn dò các thế hệ Đảng viên sau này lời dạy của Lênin rằng: phải giữ gìn đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đoàn kết trong Đảng làm nền tảng để mở rộng thành đoàn kết trong toàn xã hội. Trong cuộc đấu tranh chống thế lực xâm lược bên ngoài cũng như công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định sức mạnh to lớn từ tinh thần đoàn kết của nhân dân. Trong Di chúc, Người viết: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [3, tr. 617]. Hồ Chí Minh đã nhìn nhận sức mạnh đoàn kết của nhân dân ở góc độ đạo đức thực sự. Các thế lực thống trị từ giai cấp chủ nô, phong kiến, tư sản vận dụng sức mạnh to lớn của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu chính trị của giai cấp thống trị, mang về lợi ích cho thiểu số, xem nhân dân chỉ như công cụ để đạt mục đích. Còn ở Hồ Chí Minh, sức mạnh đoàn kết của nhân dân với tư cách động lực của cách mạng nhằm mưu cầu lợi ích của nhân dân, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ngoài ra, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định những hệ động lực khác của cách mạng Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đạo đức cách mạng... cũng đều khẳng định động lực của một nền chính trị đạo đức. Về ngoại lực, sức mạnh của nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh thể hiện rõ ở sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung. Những cống hiến về mặt chính trị của Hồ Chí Minh đã đóng góp một phần không nhỏ vào thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới. Nhận thức được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất chú trọng xây dựng tình đoàn kết quốc tế trong sáng, có lý, có tình với các quốc gia, dân tộc, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới... Ngay từ những đoạn mở đầu Di chúc, Hồ Chí Minh đã dự kiến sẽ “thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta” [3, tr. 621] – đó chính là sự thể hiện tinh thần có qua có lại, ghi nhận sự giúp đỡ của bạn bè, anh em và nhân dân tiến bộ thế giới, thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng của nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh. Về giá trị cống hiến của hoạt động chính trị, nhìn một cách tổng quát, nền chính trị đạo đức Hồ Chí Minh đã để lại những giá trị lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc, thể hiện sự cống hiến cho mục tiêu chung của cách mạng toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Thị Thu Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 74 - 79 Email: jst@tnu.edu.vn 77 Về lý luận, Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng truyền thống của dân tộc, tinh hoa của nhân loại và đặc biệt là Chủ nghĩa Mác – Lênin để hình thành những nội dung tư tưởng đúng đắn của mình đối với cách mạng Việt Nam nói riêng, các dân tộc thuộc địa và toàn thế giới nói chung. Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động chính trị đã làm giàu thêm kho tàng lý luận cách mạng của thế giới. Những hoạt động chính trị không mệt mỏi trong các câu lạc bộ, tổ chức chính trị, trau dồi tư tưởng với các nhà chính trị nổi tiếng thế giới ở nhiều quốc gia, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin được Hồ Chí Minh chủ ý thực hiện không phải nhằm khẳng định bản thân mình mà để làm giàu cho lý luận cách mạng thế giới bằng những điều đúng đắn, hợp quy luật, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta tiếp tục tiếp nối và phát triển: tiếp tục những hoạt động chính trị tuân theo nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Người, đồng thời, bổ sung, phát triển, hoàn thiện nó; luôn không ngừng tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động chính trị để làm giàu hơn cho lý luận cách mạng của thế giới. Đó chính là giá trị về mặt lý luận mà nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh để lại cho nhân loại nói chung, cho dân tộc Việt Nam nói riêng. Về thực tiễn, nền chính trị đạo đức của Hồ Chí Minh để lại cho thế giới mô hình hoạt động của một nền chính trị gắn liền với đạo đức, thực thi những điều chính nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc mình bên cạnh việc đấu tranh cho lợi ích chính đáng của các quốc gia, dân tộc khác trên toàn thế giới. Nền chính trị ấy do Hồ Chí Minh xây dựng nhằm trước hết giải phóng sự nô dịch, xâm lược của các nước đế quốc với các nước khác – trong cuộc đấu tranh ấy, nền chính trị Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính chính nghĩa, nhân văn với cả kẻ thù. Thậm chí, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn sẵn sàng đối thoại, sẵn sàng hợp tác với những quốc gia trước đây là kẻ thù của mình... 3. Quán triệt một số nội dung cơ bản về nền chính trị gắn liền với đạo đức theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sinh viên các trường công an nhân dân hiện nay Lực lượng Công an nhân dân chính là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với vai trò đó, lực lượng công an nhân dân đã tham gia vào hoạt động chính trị, thực thi quyền lực nhà nước, bảo vệ sự ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhưng khi thực thi nhiệm vụ của mình, lực lượng công an nhân dân nắm trong tay quyền lực mà nhân dân giao phó dễ bị nó làm cho tha hóa, nghĩ là quyền lực của cá nhân mình. Trên thực tiễn đã có không ít những minh chứng cả ở những cán bộ công an cấp địa phương và cấp Trung ương. Do vậy, những lời dạy của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng người công an cách mạng luôn luôn phải được quán triệt thấm nhuần trong mỗi cán bộ, chiến sỹ công an; đặc biệt là tư tưởng về việc xây dựng một nền chính trị đạo đức thể hiện ngay trong tác phẩm cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện tốt điều này, ngay từ khi các sinh viên còn học tập, rèn luyện tại các trường Công an nhân dân, việc định hướng quan điểm chính trị gắn liền với đạo đức theo gương Hồ Chí Minh là cần thiết, “là thực hiện tư tưởng và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “tài đức vẹn toàn”, về sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa đức và tài trong hoạt động chính trị thực tiễn, trong một cấu trúc nhân cách sống động của người cán bộ cách mạng” [4, tr. 29]. Chủ thể thực hiện công tác này chủ yếu gồm Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cán bộ quản lý học viên và giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn học cho sinh viên. Nhằm quán triệt nội dung nền chính trị gắn liền với đạo đức đối với sinh viên các trường công an nhân dân, cần thiết các chủ thể tiến hành công tác trên có thể thực hiện theo mấy định hướng sau đây: Một là, định hướng mục tiêu hoạt động chính trị gắn liền đạo đức đối với sinh viên công an nhân dân Ngay từ những ngày đầu được rèn luyện ở nhà trường, sinh viên công an nhân dân cần Nguyễn Thị Thu Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 74 - 79 Email: jst@tnu.edu.vn 78 phải được định hướng đi theo một lý tưởng hoạt động chính trị đúng đắn, chuẩn bị tiền đề về mục đích hoạt động chính trị sau này. Quá trình thực thi nhiệm vụ với mục tiêu hoạt động chính trị gắn liền với đạo đức của lực lượng công an nhân dân chính là: trái ngược hoàn toàn với lực lượng công an đế quốc, lên mặt làm quan cách mạng mà phải trở thành người kiểu m u, chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ, thực sự phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép với nhân dân, xem sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ, tham gia tích cực của quần chúng nhân dân là nhân tố quyết định thắng lợi cho công tác, chiến đấu của người công an nhân dân; nêu cao đạo đức cách mạng, có lối sống trong sạch, lành mạnh; nêu cao tinh thần đoàn kết trong lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng chí, đồng đội hoàn thành nhiệm vụ... Các cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên có thể truyền tải đến sinh viên những tấm gương công an nhân dân tiêu biểu gần dân, thân dân, được sự tin tưởng, giúp đỡ của nhân dân; gương anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, sự bình yên của nhân dân; qua giảng dạy các môn lý luận chính trị, tập trung phân tích, luận giải những nền tảng tư tưởng, mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc đặt ra yêu cầu xây dựng nền chính trị gắn liền với đạo đức và yêu cầu hành động đối với người công an nhân dân.... Hai là, giúp sinh viên công an nhân dân xác định rõ những động lực và cách thức huy động trong hoạt động chính trị của lực lượng công an nhân dân Động lực quan trọng trong hoạt động chính trị của lực lượng Công an nhân dân mà cụ thể là công cuộc đấu tranh giữ gìn an ninh, trật tự chính là tinh thần đoàn kết của lực lượng cùng với sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Với tư cách là chủ thể nòng cốt của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, lực lượng công an nhân dân phải phát huy được tối đa sức mạnh của lực lượng ngay từ tinh thần đoàn kết – đoàn kết trong các cấp ủy đảng từ Công an Trung ương cho đến cơ sở, đoàn kết trên tinh thần thân ái, giúp đỡ lần nhau giữa đồng chí, đồng đội, đoàn kết trên cơ sở thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình... Bên cạnh đó, lực lượng công an nhân dân còn lấy nguồn động lực to lớn từ phía hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Mỗi người sinh viên công an nhân dân phải sớm nhận thức rõ nhân dân chính là nguồn sức mạnh to lớn, quyết định thành công của sự nghiệp giữ gìn an ninh, trật tự; xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Những động lực cơ bản ấy trong hoạt động chính trị nói chung của lực lượng công an nhân dân được xây dựng dựa trên mục tiêu hoạt động chính trị gắn liền với đạo đức để vạch ra cách thức xác định và huy động cho phù hợp. Các chủ thể tiến hành hoạt động có thể giúp sinh viên hình thành ý thức trên khi đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, tuyên truyền, đi sâu vào quần chúng; thực hiện có hiệu quả các hoạt động mùa hè xanh với phương châm cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân,... Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sinh viên công an nhân dân Để định hướng việc xác định con đường hoạt động chính trị gắn liền với đạo đức cách mạng ở người sinh viên công an nhân dân, không chỉ dựa trên lý luận hay lời nói suông mà phải chỉ rõ cả mặt thực tiễn. Về điều này, một trong những biện pháp tốt nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sinh viên công an nhân dân. Tiếp cận con đường, sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, tiếp cận sự phát triển về tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh ngay từ bản Di chúc như kết quả tổng kết quá trình hoạt động chính trị của Người – đó chính là một trong những biện pháp để hình thành nên tư tưởng và hành động vì một nền chính trị đạo đức ở mỗi người công an nhân Nguyễn Thị Thu Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 74 - 79 Email: jst@tnu.edu.vn 79 dân tương lai. Trong quá trình đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên kịp thời phát hiện những cách làm hay, tấm gương tốt trong chính sinh viên để kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy các sinh viên khác thực hành theo song song với việc đấu tranh, phê phán mọi tư tưởng lệch lạc ngay từ khi mới xuất hiện để rèn luyện người sinh viên công an nhân dân. Phải xây dựng tinh thần của sinh viên công an nhân dân h