Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

1. Các khái niệm cơ bản của quy luật: - Khái niệm mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong hiện thực. VD: trong một nguyên tử có điện tích âm >< điện tích dương; trong cơ thể sống có quá trình đồng hóa >< dị hóa; trong xã hội có giai cấp: g/c thống trị >< g/c bị trị; tư tưởng con người: đổi mới >< bảo thủ. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với nhau, nếu tách rời nhau thì chúng không còn là mặt đối lập (xét trong

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP Quy luật này được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi vì nó nghiên cứu về nguồn gốc chung của quá trình vận động và phát triển đó chính là mâu thuẫn. 1. Các khái niệm cơ bản của quy luật: - Khái niệm mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong hiện thực. VD: trong một nguyên tử có điện tích âm >< điện tích dương; trong cơ thể sống có quá trình đồng hóa >< dị hóa; trong xã hội có giai cấp: g/c thống trị >< g/c bị trị; tư tưởng con người: đổi mới >< bảo thủ. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với nhau, nếu tách rời nhau thì chúng không còn là mặt đối lập (xét trong một chỉnh thể). - Khái niệm sự thống nhất giữa các mặt đối lập: là tính quy định ràng buộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập. Dó đó nếu không có mặt đối lập này thì cũng sẽ không có mặt đối lập kia và ngược lại. Sự thống nhất này còn nói lên sự đồng nhất giữa chúng: có nghĩa là giữa chúng có điểm giống nhau, nên khi biến đổi thì chúng có thể hóa vào nhau. - Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: đó là sự tương tác qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ nhau của các mặt đối lập. - Khái niệm mâu thuẫn: mâu thuẫn là sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Như vậy mỗi một mâu thuẫn cũng phải bao gồm hai mặt đối lập, hai mặt này vừa thống nhất với nhau đồng thời hai mặt đó đấu tranh qua lại với nhau. 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc chung của sự phát triển: (diễn biến của quy luật mâu thuẫn) - Mâu thuẫn trước hết là một hiện tượng khách quan và phổ biến, bởi vì trong mọi sự vật hiện tượng đều có chứa đựng các mặt đối lập, những mặt này tương tác qua lại lẫn nhau, từ đó tạo ra các mâu thuẫn, nên những mâu thuẫn ấy tồn tại khách quan trong sự vật, không phụ thuộc ý thức con người, đồng thời nó là một hiện tượng phổ biến của tự nhiên, xã hội và trong tư duy. Do đó nếu có một mâu thuẫn nào đó trong sự vật được giải quyết mất đi, thì tất yêu lại nảy sinh những mâu thuẫn mới thay thế làm cho sự vật không lúc nào là không chứa đựng mâu thuẫn. - Khi một sự vật nào đó đang tồn tại một cách ổn định nó vẫn còn là nó, nó chưa chuyển hóa thành một cái khác thì trong lòng nó các mặt đối lập là đang thống nhất với nhau, nên sự thống nhất giữa các mặt đối lập là nhân tố quy định tính ổn định tương đối của các sự vật. Tuy vậy, sự thống nhất này chỉ là tạm thời, tương đối (chỉ trong giới hạn nào đó). - Trong sự vật các mặt đối lập đồng thời đấu tranh qua lại với nhau, nhờ cuộc đấu tranh này mà sự vật dần dần biến đổi phát triển. Do đó, đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là nguồn gốc đích thực của sự phát triển và đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là vĩnh viễn, tuyệt đối. - Thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho các mặt đối lập ấy chuyển hóa vào nhau, nhờ đó mâu thuẫn được giải quyết làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế. Trong cái mới lại dẫn dần hình thành những mâu thuẫn mới, lúc đầu chỉ là sự khác biệt giữa các mặt, sau đó chuyển thành đối lập để tạo nên mâu thuẫn. Sau khi hình thành thì mâu thuẫn sẽ phát triển và đến một lúc nào đó lại đòi hỏi phải được giải quyết. Mỗi sự vật có thể đồng thời tham gia vào nhiều loại mâu thuẫn khác nhau: + Mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài: trong đó mâu thuẫn bên trong đóng vai trò quyết định. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: mâu thuẫn cơ bản quy định bản chất; + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết ngay. + Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng: mâu thuẫn đối khảng phải được giải quyết bằng con đường bạo lực. 3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật: - Phải có thái độ khách quan trong việc nhận thức mâu thuẫn của sự vật: đó là thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn, phát hiện kịp thời mâu thuẫn, xuất phát từ bản thân sự vật để tìm ra mâu thuẫn của nó, phải xem xét phân tích một cách chi tiết cụ thể... - Phải nắm vững phương pháp giải quyết mẫu thuẫn đó là thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không được phép dung hòa các mặt đối lập, tuy nhiên phải vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. - Phải biết vận dung linh hoạt các hình thức giải quyết mâu thuẫn thông qua hình thức chuyển hóa mặt đối lập. Đó có thể là một trong hai mặt đối lập chuyển hóa (đồng hóa) vào mặt còn lại (chuyển hóa giai cấp tư sản thành giai cấp vô sản), hoặc mặt này thủ tiêu mặt kia, hoặc cả hai mặt cùng chuyển hóa sang những hình mới của mình (VD: giải quyết mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị: cải tạo nông thôn thành nông thôn mới, làm ranh giới, sự khác biệt giảm dần)