Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Tóm tắt. Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương hiện nay không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân của tình trạng đó là do phương thức đào tạo chưa phù hợp, công tác hướng nghiệp phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, THPT chưa tốt, việc sử dụng lao động còn tùy tiện, tâm lý khoa bảng trong dân cư,. . . Để khắc phục tình trạng trên, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ từ vấn đề nhận thức, quy hoạch phát triển, hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông, đến cải tiến, đổi mới hình thức, phương thức đào tạo, liên thông trong đào tạo, kể cả vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 24-31 QUY MÔ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Ở HẢI DƯƠNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Văn Quốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương E-mail: consonvn@yahoo.com.vn Tóm tắt. Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương hiện nay không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân của tình trạng đó là do phương thức đào tạo chưa phù hợp, công tác hướng nghiệp phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, THPT chưa tốt, việc sử dụng lao động còn tùy tiện, tâm lý khoa bảng trong dân cư,. . . Để khắc phục tình trạng trên, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ từ vấn đề nhận thức, quy hoạch phát triển, hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông, đến cải tiến, đổi mới hình thức, phương thức đào tạo, liên thông trong đào tạo, kể cả vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. 1. Đặt vấn đề Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tại đây, tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Từ một nền nông nghiệp độc canh lúa manh mún sang các vùng sản xuất tập trung lúa cao sản, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, quy mô trang trại, với khối lượng lớn hàng hoá lưu thông ngoài vùng. Các nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn phát triển nhanh chóng ở dọc Quốc lộ 5 , Quốc lộ 18, 183 và thành phố Hải Dương. Đặc biệt các xí nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ở 100% số huyện. Có những huyện trước đây kinh tế thuần nông thì nay công nghiệp phát triển mạnh như Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Chí Linh. . . . Điểm nổi bật của sự phát triển công nghiệp ở Hải Dương là bên cạnh một số ít cơ sở công nghệ cao như sản xuất linh kiện điện tử, tin học, ô tô,. . . còn lại phần lớn là các cơ sở công nghệ không cao như dệt may, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến thức ăn chăn nuôi,. . . Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Hải Dương kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu lao động. Một mặt, xuất hiện nhu cầu to lớn nguồn nhân lực được đào tạo; mặt khác, bên cạnh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao của một số ít nhà máy trong tỉnh và ngoài vùng, là nguồn nhân lực đông đảo đáp ứng yêu cầu tại chỗ với trình độ 24 Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - thực trạng, chuyên môn kỹ thuật ở trình độ nhất định, trong đó có trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Vì vậy, quan tâm phát triển đào tạo TCCN là một vấn đề cần thiết đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Hải Dương hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng quy mô đào tạo TCCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.1.1. Mạng lưới cơ sở đào tạo Hải Dương hiện có 4 trường TCCN; 7 trường đại học, cao đẳng có đào tạo TCCN; 12 cơ sở liên kết đào tạo TCCN, trong đó có 11 trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX) cấp huyện và 1 TT GDTX cấp tỉnh. Bảng 1. Quy mô đào tạo TCCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương Bảng 2. Tỉ lệ HS Hải Dương tốt nghiệp THCS vào TCCN so với số HS vào học THPT Số liệu từ các bảng trên cho thấy, số HS (HS) vào học TCCN ở Hải Dương có tăng theo các năm, tuy nhiên số lượng và tỷ lệ là rất thấp, nhất là là đối tượng HS sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS). Nhiều trường TCCN ở Hải Dương đang trong tình trạng tuyển sinh rất khó khăn vì HS không vào học; có trường đứng trước nguy cơ thu hẹp quy mô đào tạo, thậm chí có ý kiến đề xuất giải thể hoặc sáp nhập trở thành một bộ phận của cơ sở đào tạo cao đẳng. 25 Nguyễn Văn Quốc 2.1.2. Thực trạng sử dụng nguồn lao động sau tốt nghiệp THCS ở Hải Dương Bảng 3. Thực trạng sử dụng nguồn lao động TCCN ở Hải Dương Trong thực tế, số học số HS tốt nghiệp TCCN đều là lực lượng lao động trẻ có tay nghề. Vì thế, trên 80% số hoc sinh tốt nghiệp đã tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo, số còn lại học liên thông lên cao đẳng và đều tìm được việc làm đúng nghề. Số chuyển nghề hoặc đào tạo nghề mới chiếm trên 10%. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng quy mô đào tạo TCCN ở Hải Dương quá nhỏ như hiện nay 2.2.1. Việc sử dụng lao động tuỳ tiện về trình độ và bằng cấp đào tạo của các cơ sở sản xuất, dịch vụ Có thể nói, rất nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ sử dụng lao động tùy tiện về trình độ và bằng cấp đào tạo. Việc tuyển dụng lao động phổ thông trong các ngành nghề cần đào tạo bài bản khiến các chủ sản xuất, doanh nghiệp dễ tuyển người, trả lương cho người lao động thấp và không bị khống chế bởi hệ thống chính sách về tiền lương của Nhà nước. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến HS Hải Dương sau tốt nghiệp THCS, trung học phổ thông (THPT) không cần thiết phải học TCCN và tương đương vẫn có thể vào lao động ở nhiều nhà máy, xí nghiệp. Mặt khác, nhiều cơ sở sử dụng lao động chỉ cần đến trình độ TCCN, dạy nghề thì lại sử dụng trình độ cao hơn. Điều này đã gây lãng phí chất xám và hạch toán kinh tế không tối ưu. Ví dụ, nhiều trường THPT chỉ cần cán bộ kế toán có trình độ trung cấp thì lại sử dụng cử nhân tài chính - kế toán. Trường hợp sử dụng lao động bằng cấp cao hơn yêu cầu thường xảy ra ở các cơ sở công lập sử dụng ngân sách Nhà nước. 2.2.2. Tâm lý khoa bảng nặng nề trong dân cư Nhân dân Hải Dương có truyền thống hiếu học. Dù khó khăn đến mấy hầu hết gia đình đều cho con em học hết chương trình giáo dục phổ thông. Rất ít gia đình khi con em học xong THCS đã cho vào học nghề hoặc TCCN. Sau khi tốt nghiệp 26 Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - thực trạng, THPT, gia đình lại tạo điều kiện cho học ĐH,CĐ trong khi HS không đủ tự tin học nghề, TCCN cho dù nhiều em đã dự thi ĐH đến 3, 4 năm. Mặt khác, các trường đại học ở nước ta mở ra ngày càng nhiều, nhất là các trường ĐH ngoài công lập, sẵn sàng tiếp nhận HS vào học, kể cả mức điểm thấp. Trong khi đó, nhà nước lại có chính sách cho HS nghèo vay vốn đi học ĐH. Tình hình trên dẫn đến việc “thừa thầy, thiếu thợ”. Nhiều HS tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm mà phải đi làm việc không đúng nghề. Một tình trạng lãng phí thời gian, công sức, vật chất đang xảy ra trong giáo dục - đào tạo chưa từng có. 2.2.3. Công tác hướng nghiệp và phân luồng trong trường phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương Các trường THCS, THPT tuy có triển khai công tác hướng nghiệp cho HS song còn chiếu lệ và hiệu quả chưa cao. Thông thường các trường lúng túng trong giải quyết quan hệ giữa chất lượng văn hoá với việc hướng HS vào học nghề sau tốt nghiệp THCS và THPT. Vấn đề khó là ở chỗ nếu hướng cho HS sau THCS, THPT học TCCN, học nghề thì lo ngại HS không chăm học văn hoá. Hơn nữa, việc phân luồng HS sau THCS và THPT chưa tốt. Hầu hết HS sau tốt nghiệp THCS đều tiếp tục học lên THPT một cách tự phát. Đa số HS sau THPT dự thi đại học. Việc học TCCN rất ít được HS lựa chọn. 2.2.4. Đối với các cơ sở đào tạo TCCN, việc tiếp cận nguồn đào tạo chưa tốt, hình thức đào tạo chưa phong phú Nói chung, các trường TCCN trong tỉnh chưa tiếp cận nhiều với các trường THCS, THPT để tuyên truyền, nắm bắt nguồn đào tạo, tác động xây dựng nguồn mà chủ yếu tuyển sinh qua các thông báo theo cơ chế bao cấp trước đây. Điểm cần quan tâm là HS tốt nghiệp THCS ở tuổi 15, là tuổi nhỏ nhất trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp. Muốn đến học tại trường TCCN ở Hải Dương, HS của nhiều huyện phải đi xa tới 30- 40 km. Đây là một khó khăn và lo ngại của gia đình và HS khi quyết định cho con em vào học tại các trường TCCN. Nếu có hình thức đào tạo gắn liền với các khu dân cư cho HS thì sẽ thu hút được nhiều HS vào học hơn. 2.2.5. Việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động chưa tốt Trên thực tế, nhiều cơ sở sử dụng lao động không phải không muốn tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo phù hợp. Tuy nhiên, nguồn này quá nhỏ bé so với yêu cầu tuyển dụng. Vả lại, các cơ sở sử dụng lao động không nhận thức đầy đủ tính cần thiết của lao động được đào tạo bài bản, có bằng cấp, do vậy không chủ động liên kết với cơ sở đào tạo. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo chưa tích cực liên kết với cơ sở sử dụng. Quá trình đào tạo còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp, theo kiểu cũ, việc thiếu liên kết còn thể hiện ở kế hoạch đào tạo, cơ cấu đào tạo. Các dự án phát triển công nghiệp ở Hải Dương đều được chuẩn bị trong thời gian 27 Nguyễn Văn Quốc dài, chưa dự án nào hoàn thành xây dựng cơ bản trong 1 năm. Các dự án đào tạo được đưa vào kế hoạch nhà nước của tỉnh và huyện. Trong khi đó, kế hoạch đào tạo không bám sát các dự án, thiên về ý chí chủ quan của người làm kế hoạch. Chính vì thế, hiệu quả đào tạo thấp, ngành cần đào tạo thì không được đáp ứng. 2.3. Các giải pháp phát triển quy mô đào tạo TCCN trên địa bàn Hải Dương Các giải pháp phát triển quy mô đào tạo TCCN ở Hải Dương phải thực hiện mục tiêu tổng hợp. Đó là mục tiêu góp phần đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ TCCN, đáp ứng yêu cầu lao động có nghề, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học, nhu cầu tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đào tạo nghề nghiệp ở trình độ cao hơn. 2.3.1. Quy hoạch gắn với kế hoạch phát triển Công tác đào tạo TCCN phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện, quy hoạch phát triển giáo dục- đào tạo. . . Phải xác định cơ cấu kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý các dự án lớn và trung bình về công nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở đó, xác định cơ cấu lao động với các trình độ đào tạo khác nhau, trong đó xác định rõ cơ cấu lao động trình độ trung cấp. Trên cơ sở nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo phù hợp. Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm cần phải cân đối hợp lý và kiên quyết chỉ đạo thực hiện. Hiện nay, việc lập kế hoạch xác định quy mô HS sau tốt nghiệp THCS, THPT vào TCCN rất thấp. THPT luôn được bổ sung kế hoạch cao nên khi HS sau tốt nghiệp THCS không vào TCCN. Ở đây, cũng cần phải đề cập đến là nhiều trường CĐ, Đh tuyển sinh điểm đầu vào rất thấp nên không còn nguồn tuyển sinh cho TCCN. Vì thế, kế hoạch tuyển sinh ĐH, CĐ cũng phải chú ý kế hoạch tuyển sinh TCCN. 2.3.2. Quan tâm công tác hướng nghiệp và phân luồng trong nhà trường Quan tâm công tác hướng nghiệp và phân luồng các trường THCS, THPT, GDTX đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ cấp học này, bước đầu HS có thể định hướng đúng đắn nghề nghiệp trong tương lai. Trong đó một bộ phận HS chưa tiếp tục học văn hoá ở bậc học cao hơn để học TCCN, phù hợp với điều kiện học tập, nhận thức, kinh tế và sở trường. Trong hướng nghiệp, chú ý dạy nghề phổ thông. Các bộ môn văn hoá thông qua bài giảng, giáo dục HS lòng yêu lao động, bao gồm lao động trí óc và lao động chân tay, sẵn sàng học nghề phù hợp với bản thân và gia đình. Mặt khác, phải xác định HS vào học TCCN là do việc xác định con đường lập nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình. Không nên coi đây là nơi đến của những HS học yếu. Vì thế, hướng nghiệp thực sự đi đôi với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở THCS và THPT. 28 Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - thực trạng, 2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp dân cư, khắc phục tâm lý khoa bảng không phù hợp. Đề cao truyền thống “lao động là vinh quang”. Hệ thống tuyên truyền, hội Khuyến học. . . cần cân đối và công bằng hơn trong việc tôn vinh người đỗ đạt và người có tay nghề cao. Tất cả các làng, xã trong tỉnh hàng năm đều tổ chức hội nghị tôn vinh HS đỗ đại học; trong khi đó HS có tay nghề cao từ các trường TCCN, dạy nghề thì hầu như chưa nơi nào tổ chức. Đây cũng là một trong những lý do tâm lý khoa bảng ngày càng được củng cố trên địa bàn dân cư. . . 2.3.4. Tích cực liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động trong đào tạo TCCN Các cơ sở đào tạo TCCN cần tiếp cận các cơ sở sử dụng lao động. Ngược lại, các cơ sở sử dụng lao động đặt yêu cầu đào tạo với các cơ sở đào tạo. Về phương diện này cơ sở đào tạo lại là khách hàng của cơ sở sử dụng. Tuy nhiên, để đào tạo theo nhu cầu đạt hiệu quả cao thì các cơ sở đào tạo phải tích cực chủ động tiếp cận và liên kết với các cơ sở sử dụng lao động. Liên kết đào tạo và sử dụng bao gồm đào tạo nguồn cho cơ sở sử dụng, tức là đào tạo trước khi lao động; đào tạo đạt chuẩn, tức là đào tạo cho công nhân đang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và đào tạo bổ sung, là đào tạo nâng cao trình độ tay nghề khi có yêu cầu mới về trình độ trung cấp. 2.3.5. Tăng cường liên thông trong đào tạo Để đào tạo liên thông, các cơ sở đào tạo TCCN một mặt đảm bảo mặt bằng kiến thức cần thiết, một mặt liên kết với các trường cao đẳng trong và ngoài tỉnh. Một số trường cao đẳng có loại hình đào tạo TCCN, thực hiện liên thông ngay trong cơ sở đào tạo. 2.3.6. Đẩy mạnh liên kết đào tạo * Liên kết giữa Trung tâm GDTX cấp huyện với cơ sở đào tạo TCCN đào tạo tại huyện Trung tâm GDTX cấp huyện có chức năng liên kết đào tạo TCCN. Đây là điều kiện thuận lợi để HS có thể học tập ở gần gia đình, khắc phục khó khăn về kinh tế, đi lại. Mặt khác, với HS tốt nghiệp THCS, khi học chương trình THPT tại Trung tâm GDTX chỉ học có 7 môn nên có thể đồng thời học TCCN. Như vậy, sau khi tốt nghiệp THPT tại Trung tâm GDTX, HS vừa có bằng tốt nghiệp THPT, vừa có bằng tốt nghiệp TCCN. Như vậy HS có thể đi làm ngay, có thể học liên thông lên cao đẳng nghề, có thể thi vào các trường ĐH, CĐ như HS phổ thông. Việc liên kết này mở rộng cơ hội học tập tiếp tục cho HS. Trong mối quan hệ liên kết này do TT GDTX cấp huyện chủ động phối hợp, cơ sở đào tạo TCCN chủ trì tổ chức. Các cơ sở đào tạo TCCN, cùng với việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chủ động liên kết với các Trung tâm GDTX cấp huyện để dạy văn hoá trình độ THPT 29 Nguyễn Văn Quốc cho HS. Với liên kết này, HS sau thi tốt nghiệp TCCN vừa có bằng TCCN, vừa có bằng tốt nghiệp GDTX trình độ THPT, cũng như trên, tạo nhiều cơ hội cho HS tiếp tục học lên. * Liên kết thực hành, thực tế với các cơ sở sản xuất Đây là quá trình gắn đào tạo với thực tế, học đi đôi với hành. Đặc biệt đối với việc đào tạo có địa chỉ. Thông qua thực tế, thực hành tại các cơ sở sản xuất, người đào tạo và người sử dụng bổ sung cho nhau ngay trong quá trình đào tạo. HS được gắn bó với thị trường lao động tương lai của mình. * Liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo TCCN Liên kết này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và lợi thế của mỗi cơ sở đào tạo. Có cơ sở lợi thế về tuyển sinh, có cơ sở lợi thế về giáo viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật và ngành nghề được phép đào tạo. . . Trên cơ sở liên kết, các bên tham gia đạt hiệu quả cao trong giáo dục TCCN. 2.3.7. Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng lao động Nhà nước cần quy định trình độ đào tạo tương ứng với các công việc, tranhd tùy tiện trong sử dụng lao động. Trong các dự án kinh tế cần có cam kết về trình độ lao động được sử dụng của chủ dự án với cơ quan nhà nước. Đây là yếu tố quan trọng để các cơ sở sản xuất, dịch vụ tránh sử dụng lao động tuỳ tiện về tay nghề, bằng cấp. 2.3.8. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo TCCN Đào tạo TCCN ở Hải Dương hiện đang có một số chính sách từ sự đầu tư của nhà nước, kết hợp đóng góp của HS. Thời gian gần đây một số tư nhân tổ chức đào tạo trong tiến trình xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần có chính sách mới, ưu tiên hỗ trợ người học, nhất là các đối tượng học tập có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giảng dạy theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá. 2.3.9. Tăng cường vai trò quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với giáo dụcTCCN Hải Dương có 4 trường TCCN. Hiện có 1 trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, còn lại do các Sở khác quản lý. Trong thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sở có phòng giáo dục chuyên nghiệp với tổ chức hoàn chỉnh, do một đồng chí Phó Giám đốc Sở phụ trách. Sở Giáo dục và Đào tạo giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo thống nhất toàn tỉnh. Về mặt chuyên môn, cấp học THCS, THPT, GDTX trình độ trung học, do Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, là nơi chuẩn bị nguồn cho trường TCCN, với quan điểm liên thông và phân luồng. 30 Quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Hải Dương - thực trạng, Trong đào tạo, việc liên kết với Trung tâm GDTX cấp huyện, tiến tới liên kết với các Trung tâm giáo dục khác thuộc Sở Giáo dục Đào tạo quản lý, là việc làm cần thiết cho sự phát triển quy mô đào tạo TCCN. Với những lý do cơ bản đó, nên chuyển toàn bộ các trường TCCN cho Sở Giáo dục và đào tạo quản lý toàn diện. Trong quá trình quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các Sở chuyên ngành. 3. Kết luận Ở Hải Dương, trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang tồn tại mâu thuẫn giữa quy mô nhỏ bé của đào tạo TCCN với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Giải quyết mâu thuẫn đó sẽ tác động vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và hợp lý hoá cơ cấu trình độ đào tạo nhân lực nói riêng, góp phần tạo ra sự cân đối giữa các cấp học trong hệ thống giáo dục đào tạo. Để khắc phục tình trạng trên, cần có các giải pháp tổng hợp kinh tế - xã hội cũng như của toàn hệ thống giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, đổi mới hình thức, phương thức hoạt động, xem như là một mô hình mới trong giáo dục đào tạo TCCN, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 2010. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2010. Nxb Thống kê, Hà Nội. [2] Nguyễn Viết Sự, 2005. Giáo dục chuyên nghiệp - Những vấn đề và giải pháp. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020. [4] Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương thời kỳ 2011- 2020. [5] Quy định về liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ, ĐH (Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008). ABSTRACT Scale of Professional Secondary Education Training in Hai Duong- Real Situation, Causes and Solutions The current scale of Professional Secondary Education and Training in Hai Duong has not met the requirements of socio-economic developments in the process of industrialization and modernization. There are a number of causes of this situation including inappropriate training methodology, weak vocational orientation and streaming of secondary school leavers, arbitrary use of labour and public emphasis on competition-examinations. To solve these problems, there must be a system of synchronized solutions in- cluding awareness raising, development planning, streaming and vocational orienta- tion in secondary education, innovation in forms and methods of training, connection in training, and innovation in state management in education and training. 31
Tài liệu liên quan