Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

1. Mở đầu Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, thơ chiếm số lượng đáng kể trong phân môn Tập đọc. Đó là những bài thơ thuộc các thể thơ: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ tự do phù hợp với nhận thức của học sinh (HS), là những sáng tác của các nhà thơ lớn như: Trần Đăng Khoa, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Huy, Định Hải, Phạm Đình Ân, Những bài thơ được tuyển chọn để giảng dạy trong phân môn Tập đọc là những bài thơ hay, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Mỗi bài thơ là tiếng nói cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên mà tất cả HS đều được học, giúp các em mở rộng tâm hồn, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ. Tuy nhiên, thơ có đặc điểm rất khác biệt với văn bản (VB) văn xuôi: nếu như văn xuôi có nội dung tường minh thì thơ là tiếng nói của tình cảm, không có kết cấu tường minh, chủ yếu diễn đạt cảm xúc của nhà thơ. Đặc điểm này cho thấy, khi hướng dẫn HS đọc hiểu VB thơ không giống với đọc hiểu VB văn xuôi. Mặt khác, đặc điểm ngôn ngữ thơ vừa có tính chất cường điệu, vừa có tính chất cách điệu, vừa cô đọng, hàm súc, gợi cảm, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu , có thể biểu hiện được tâm trạng và các sắc thái tình cảm tư tưởng một cách tinh vi. Vì vậy, khi tiếp cận với VB thơ, HS gặp nhiều khó khăn về “hàng rào ngôn ngữ”, khó khăn về khoảng cách thẩm mĩ, đó là cách nói, cách diễn đạt nhiều khi rất xa lạ, trừu tượng, khó hiểu với HS, nhất là HS dân tộc thiểu số như ở miền núi Sơn La khi mà vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Bởi vậy, rèn kĩ năng đọc hiểu thơ, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, góp phần phát triển năng lực văn học cho HS tiểu học là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Từ cách tiếp cận trên, bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trong dạy học (DH) tập đọc cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La trên các phương diện: giáo viên (GV) cần hiểu biết sâu sắc về nội dung, nghệ thuật bài thơ; bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt, văn học và vốn sống cho HS; Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm VB thơ trong giờ Tập đọc; sử dụng và thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 96-101 ISSN: 2354-0753 96 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THƠ TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA Trần Thị Thanh Hồng1,+, Lò Văn Hặc2 1Trường Đại học Tây Bắc; 2Trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La +Tác giả liên hệ ● Email: tranhongdhtb@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 09/3/2020 Accepted: 12/4/2020 Published: 30/4/2020 When learning reading comprehension at primary school, pupils learn many different types of materials, each with its own characteristics. In those genres, poetry is a special kind of literary materials. By reseaching the current reality of teaching the poetry comprehension worksheets for fifth-grade students, the article proposes a number of solutions to train the poetry comprehension skills in teaching reading comprehension for fifth-grade pupils in Ngoc Chien primary school, Muong La district, Son La province to meet the desire to improve pupils’ poetry comprehension worksheets capability. Research results show that poetry is a genre of literary materials that pupils can absorb hardly, sometimes becoming abstract, very strange to pupils, especially ethnic minority pupils. Keywords practicing poetry comprehension skills, fifth- grade pupils 1. Mở đầu Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, thơ chiếm số lượng đáng kể trong phân môn Tập đọc. Đó là những bài thơ thuộc các thể thơ: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ tự do phù hợp với nhận thức của học sinh (HS), là những sáng tác của các nhà thơ lớn như: Trần Đăng Khoa, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Huy, Định Hải, Phạm Đình Ân, Những bài thơ được tuyển chọn để giảng dạy trong phân môn Tập đọc là những bài thơ hay, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Mỗi bài thơ là tiếng nói cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên mà tất cả HS đều được học, giúp các em mở rộng tâm hồn, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ. Tuy nhiên, thơ có đặc điểm rất khác biệt với văn bản (VB) văn xuôi: nếu như văn xuôi có nội dung tường minh thì thơ là tiếng nói của tình cảm, không có kết cấu tường minh, chủ yếu diễn đạt cảm xúc của nhà thơ. Đặc điểm này cho thấy, khi hướng dẫn HS đọc hiểu VB thơ không giống với đọc hiểu VB văn xuôi. Mặt khác, đặc điểm ngôn ngữ thơ vừa có tính chất cường điệu, vừa có tính chất cách điệu, vừa cô đọng, hàm súc, gợi cảm, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu, có thể biểu hiện được tâm trạng và các sắc thái tình cảm tư tưởng một cách tinh vi. Vì vậy, khi tiếp cận với VB thơ, HS gặp nhiều khó khăn về “hàng rào ngôn ngữ”, khó khăn về khoảng cách thẩm mĩ, đó là cách nói, cách diễn đạt nhiều khi rất xa lạ, trừu tượng, khó hiểu với HS, nhất là HS dân tộc thiểu số như ở miền núi Sơn La khi mà vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Bởi vậy, rèn kĩ năng đọc hiểu thơ, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, góp phần phát triển năng lực văn học cho HS tiểu học là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Từ cách tiếp cận trên, bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu thơ trong dạy học (DH) tập đọc cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La trên các phương diện: giáo viên (GV) cần hiểu biết sâu sắc về nội dung, nghệ thuật bài thơ; bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt, văn học và vốn sống cho HS; Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm VB thơ trong giờ Tập đọc; sử dụng và thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng dạy học đọc hiểu thơ qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Chiến Để tìm hiểu thực trạng rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ trong DH phân môn Tập đọc cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Chiến, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: dự giờ để quan sát hoạt động dạy và học của GV, HS, sử dụng phiếu hỏi đối với GV và phiếu bài tập đối với HS về các vấn đề nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu gồm 9 GV trực tiếp giảng dạy khối lớp 5, 90 HS thuộc 3 lớp 5A8 (lớp có 30 HS); 5A9 (lớp có 30 HS) và 5A10 (lớp có 30 HS) của trường. Nội dung khảo sát đối với GV tập trung vào 3 vấn đề chính: nhận thức về DH đọc hiểu thơ, các phương thức và biện pháp thường sử dụng để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ cho HS, những khó khăn khi dạy đọc hiểu VB VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 96-101 ISSN: 2354-0753 97 thơ; đối với HS tập trung vào 2 lĩnh vực: hứng thú thực hành các bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ, năng lực đọc hiểu VB thơ. Kết quả khảo sát như sau: 2.1.1. Từ phía giáo viên Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GV được hỏi đều nhận thức đúng đắn về bản chất của DH đọc hiểu và tầm quan trọng của rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS, 100% GV đồng ý với ý kiến cho rằng: đọc hiểu VB nghệ thuật là đọc và nắm bắt thông tin, là quá trình nhận thức để có khả năng hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật và nắm bắt nội dung thông tin của VB; 100% GV lựa chọn ý kiến cho rằng: rèn luyện để nâng cao năng lực đọc hiểu VB là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với HS tiểu học; 100% GV thống nhất với ý kiến cho rằng: rèn luyện năng lực đọc hiểu VB không những giúp HS cảm nhận được các giá trị nhân văn, thẩm mĩ của VB, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, mà còn giúp các em học môn Tiếng Việt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 10% GV cho rằng, đối với HS lớp 5, dạy đọc chỉ cần rèn cho HS biết đọc đúng, lưu loát, trôi chảy mà xem nhẹ vai trò của DH đọc hiểu VB trong giờ DH tập đọc. Khi dự giờ, thăm lớp, quan sát 03 tiết dạy tập đọc VB thơ khối lớp 5: - Lớp 5A8 (bài Đất nước; GV: Lù Thị Oanh); - Lớp 5A9 (bài Hạt gạo làng ta; GV: Lò Văn Ban); - Lớp 5A10 (bài Bầm ơi; GV: Lò Văn Chuyển), chúng tôi nhận thấy, các tiết tập đọc được dạy trong khoảng thời gian 35-40 phút, theo một quy trình nhất định. Trong các giờ dạy, GV chú ý nhiều đến việc dạy đọc thành tiếng cho HS mà ít quan tâm đến nội dung đọc hiểu. Phần giải nghĩa từ, GV thường dừng ở mức cho HS phát hiện các từ mới, các từ xa lạ và yêu cầu các em đọc phần chú giải trong SGK, ít giải thích mở rộng, các từ mang tính hình tượng, giàu tính biểu cảm chưa được quan tâm đúng mức. Việc tìm hiểu bài chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK), ít thiết kế thêm những câu hỏi, bài tập vận dụng sáng tạo kiến thức bên ngoài cuộc sống của HS, hoặc chưa chú ý đến việc liên kết các câu hỏi lại để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ. Kết quả khảo sát trên cho thấy, vấn đề rèn kĩ năng đọc hiểu VB nói chung và VB thơ nói riêng bị hạn chế, HS ít có cơ hội để bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ của mình, giờ học vì thế trở nên đơn điệu, chưa khơi gợi hứng thú và trí tưởng tượng của HS Thực tế đó cho thấy, GV ít đầu tư vào việc thiết kế bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu, các phương thức DH chưa tạo điều kiện giúp HS nhận biết, hiểu nội dung và phương thức biểu đạt của VB (từ, câu, đoạn, cấu trúc, các thông điệp chính và các chi tiết, hình ảnh thẩm mĩ quan trọng) một cách sâu sắc. Điều này đã gây tâm lí ỉ lại, chán học đặc biệt là cảm giác khó hiểu khi tiếp nhận VB, đặc biệt là VB thơ của HS dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng HS còn thụ động, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá nội dung ý nghĩa của VB trước khi học bài tập đọc. Tìm hiểu về những khó khăn đối với việc rèn kĩ năng đọc hiểu thơ cho HS, đa số GV cho rằng nguyên nhân xuất phát từ thực tế đặc điểm của HS lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Chiến, huyện Mường La, đó là 100% HS người dân tộc thiểu số, học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, các em gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, nhất là đọc hiểu VB thơ. Nhiều HS đọc còn chậm, hoặc đọc chưa chính xác, ngắt nghỉ hơi chưa đúng do đọc nhưng không hiểu điều mình đọc,... nên GV phải dành nhiều thời gian cho việc luyện đọc. Nhiều GV còn cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của thơ là “ngôn ngữ thơ rất trừu tượng nên HS khó nắm bắt”, dạy thơ “chỉ cần dạy các em biết đọc lưu loát là tốt rồi”. Bên cạnh đó, không ít GV cho rằng, vì tâm lí lo lắng về thời gian, nên GV chưa đầu tư để hướng dẫn HS phân tích sâu sắc các chi tiết, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật của bài thơ. Đây cũng là nguyên nhân khiến HS chán nản, ngại đọc, không hứng thú với môn học, dẫn đến kết quả đọc hiểu chưa cao. 2.1.2. Về phía học sinh Kết quả khảo sát về hứng thú thực hành các bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ trong giờ học tập đọc cho thấy: ở mức độ rất thích có 20 HS, chiếm 22,22%; ở mức độ thích có 32 HS, chiếm 35,56%; ở mức độ bình thường có 25 HS, chiếm 27,78%; ở mức độ không thích có 13 HS, chiếm 14,44%; Kết quả khảo sát thực trạng đọc hiểu 3 VB thơ: Đất nước, Hạt gạo làng ta, Ca dao về lao động, sản xuất của HS qua phiếu bài tập cho thấy: - Về năng lực giải nghĩa từ khó ở 3 VB thu được kết quả như sau: ở mức độ hoàn thành Tốt (T) có 15 HS, chiếm 16,67%; ở mức độ hoàn thành (H) có 35 HS, chiếm 38,89%; ở mức độ chưa hoàn thành (C) có 40 HS, chiếm 44,44%; - Tổng hợp năng lực đọc hiểu 3 VB cho thấy, còn nhiều HS chưa giải quyết được yêu cầu của bài tập. Cụ thể: có 19 HS đạt mức độ T, chiếm 21,11%; có 38 HS đạt mức độ H, chiếm 42,22%; có 33 HS ở mức độ C, chiếm 36,67%. Thực tế trên cho thấy, để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ trong giờ DH tập đọc cho HS thì trước hết, GV cần nhận biết đúng, chính xác về thể loại VB; cần đọc kĩ để cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của VB (từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, chi tiết hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ); hiểu được ý nghĩa hàm ẩn và đánh giá được nội dung, ý nghĩa của VB bằng kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân, để từ đó nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khắc phục VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 96-101 ISSN: 2354-0753 98 những khó khăn và hạn chế nói trên nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu VB thơ trong giờ học Tập đọc cho HS, nhất là HS dân tộc thiểu số có những đặc thù về tâm lí, ngôn ngữ, vốn văn hóa văn học, vốn sống. 2.2. Đề xuất một số định hướng rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trong giờ dạy học tập đọc cho học sinh 2.2.1. Giáo viên cần hiểu biết sâu sắc về nội dung, nghệ thuật bài thơ Để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ trong giờ DH Tập đọc cho HS, trước hết, GV cần có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung, nghệ thuật bài thơ. Đó là sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc những thông tin cơ bản về VB, bao gồm: - Yếu tố ngoài VB, bao gồm: tác giả, thời đại, hoàn cảnh sáng tác; - Yếu tố bên trong VB bao gồm: nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ thuật... Các yếu tố đó sẽ khơi gợi cho GV nắm bắt nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ một cách chính xác, rõ ràng hơn, giúp họ có cái nhìn cập nhật, hiện đại về “đời sống văn học”. Từ đó, GV có cách đánh giá VB từ nhiều góc độ trên tinh thần khách quan và khoa học. Mặt khác những hiểu biết về đặc điểm thơ khác biệt với VB văn xuôi là yếu tố quan trọng giúp GV lựa chọn biện pháp hướng dẫn HS đọc hiểu VB thơ hiệu quả hơn. Chẳng hạn, cách phản ánh đời sống, hình thức, thể loại giúp GV hiểu được văn xuôi có nội dung tường minh, thơ là tiếng nói của tình cảm, không có kết cấu tường minh; đặc điểm ngôn ngữ thơ vừa có tính chất cường điệu, vừa có tính chất cách điệu, vừa cô đọng, hàm súc, gợi cảm, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu có thể biểu hiện được tâm trạng và các sắc thái tình cảm tư tưởng một cách tinh vi. Đặc điểm này cho thấy, hướng dẫn HS đọc hiểu VB thơ không giống với đọc hiểu VB văn xuôi. Nếu hướng dẫn HS đọc hiểu văn xuôi phải quan tâm đến hoàn cảnh, sự kiện, nhân vật... để hiểu vấn đề tác giả muốn gửi gắm cũng như ý nghĩa sâu xa của nó thì hướng dẫn HS đọc hiểu thơ phải giúp HS hiểu được tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình, hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc cùng vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, âm thanh, nhạc điệu, vần nhịp... Đó là những yếu tố mà GV cần giúp HS đọc hiểu ở VB thơ. Sự hiểu biết này là cơ sở để GV đưa ra những định hướng cho HS đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của VB một cách chính xác, rõ ràng hơn; đồng thời cũng là cơ sở để GV mở rộng hiểu biết và nâng cao nhận thức cho HS khi hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ. Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với GV trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ cho HS là phải có năng lực đọc hiểu và cảm thụ tốt bài thơ để có thể cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của ngôn ngữ hình tượng, để không chỉ nhận thức đúng về thể loại, mà còn biết rung động, phát hiện những tín hiệu thẩm mĩ một cách chính xác trong bài thơ. Sự hiểu biết, nhận thức đầy đủ của GV về VB có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ, khơi gợi hứng thú học tập, giúp các em đồng cảm và tái hiện lại cách cảm ấy một cách sáng tạo. Muốn vậy, GV phải tích cực rèn luyện khả năng cảm thụ văn học của bản thân, nâng cao vốn văn hoá, văn học cho mình để có thể cảm thụ tốt cái hay, cái đẹp của bài thơ, có khả năng liên tưởng, tưởng tượng sinh động về thế giới trong VB, từ đó hướng dẫn HS đọc hiểu tốt hơn. 2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức về tiếng Việt, văn học và vốn sống cho học sinh Để rèn kĩ năng đọc hiểu thơ, GV cần giúp HS nắm vững những kiến thức tiếng Việt cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Bởi vì, có nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt mới giúp các em nhận diện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng... trong bài thơ. Trong các giờ học Luyện từ và câu, GV giúp HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật (như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ, đối lập) và tác dụng của nó. GV có thể lấy ngữ liệu trong một số bài thơ để giúp HS nhận diện kiến thức tiếng Việt. Cách làm này vừa giúp HS được thưởng thức cái hay, cái đẹp của câu thơ, vừa giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Ví dụ, GV lấy ngữ liệu trong bài thơ Đất nước (Tiếng Việt 5, tập 2) để DH các bài Luyện từ và câu về nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ: “Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha” hay “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta”. Đây cũng là những kiến thức tiếng Việt và văn học quan trọng giúp HS có thể cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ qua những hình thức diễn đạt sinh động của nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ. Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ, GV cần tìm biện pháp để giúp HS tích lũy vốn hiểu biết về văn học thông qua các giờ học Tập đọc, qua việc đọc sách thường xuyên. Ở tiểu học không có môn Văn riêng, nhưng HS học văn thông qua môn Tiếng Việt. Trong các giờ Tập đọc, HS được đọc, tiếp cận trực tiếp với các bài thơ, bài văn, được tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của nó, từ đó giúp các em làm quen với VB văn học; HS được làm quen và nhận biết một số khái niệm như: hình ảnh, chi tiết, bố cục, thể loại. Qua việc hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của VB sẽ giúp các em cảm nhận được những giá trị nghệ thuật của VB. Nhờ đọc diễn cảm VB, HS được nâng cao cảm xúc thẩm mĩ, hoạt động này cũng kích thích các em khám phá VB một cách sáng tạo. Qua việc tham gia tiếp xúc với VB, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài tập đọc dưới sự hướng dẫn của GV, HS được làm quen với kĩ năng phân tích tác phẩm văn học. Đây cũng là quá trình hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và kĩ năng đọc hiểu, tạo điều VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 96-101 ISSN: 2354-0753 99 kiện cho các em rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ, là cơ sở giúp HS tự đọc và chiếm lĩnh VB một cách hứng thú và sáng tạo. Như vậy, để rèn kĩ năng đọc hiểu VB cho HS, GV cần thực hiện một nhiệm vụ “kép” là “dạy kĩ năng tiếng Việt và DH văn”. Ngoài ra, để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ, GV cần tìm biện pháp để làm giàu vốn sống cho HS. Vốn sống bao gồm toàn bộ những hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc sống của HS. Đọc hiểu VB thơ là một quá trình nhận thức có ảnh hưởng rất nhiều bởi “vốn sống” của mỗi HS. Đối với HS tiểu học, nhất là HS dân tộc thiểu số, do vốn sống, vốn văn học hạn chế dẫn đến các em chiếm lĩnh VB một cách hời hợt hoặc suy diễn không xuất phát từ VB. Vì vậy, muốn rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ cho HS trước hết phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Có hiểu biết về thực tế, các em mới có khả năng cảm nhận, liên tưởng để tiếp nhận VB có chiều sâu, tránh được sự suy diễn hoặc hiểu không chính xác hình tượng cuộc sống trong VB. GV có thể bồi dưỡng vốn sống cho HS thông qua việc hướng dẫn các em quan sát thực tế cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày. Từ đó, GV giúp các em có thể tích lũy dần những điều bổ ích về cách giao tiếp, cách ứng xử trong quan hệ với những người xung quanh; có thể học được cách giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc; những phẩm chất tốt của con người như lòng nhân ái, đồng cảm, tôn trọng người lao động, thầy cô, bạn bè. Ví dụ, khi DH bài thơ Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1), để giúp HS hiểu được những hình ảnh: Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy, GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu về công việc làm ruộng của gia đình mình. Đối với HS lớp 5 dân tộc thiểu số, nhờ các em đã có vốn hiểu biết và trải nghiệm công việc đồng áng ở làng quê, GV giúp HS liên hệ thực tế để cảm nhận được: những hình ảnh đối lập nói lên nỗi vất vả và nghị lực của người nông dân phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên để làm ra hạt gạo. GV có thể bồi dưỡng vốn sống cho các em thông qua các môn học. Trong nhà trường tiểu học, các môn học đều có khả năng đem đến cho HS nhiều tri thức về cuộc sống, nhiều bài học giáo dục nhân cách như môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Môn Đạo đức ở cấp tiểu học làm giàu vốn sống cho HS trên các phương diện: hiểu biết về những chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi; kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Môn Tiếng Việt, với nhiều câu chuyện, nhiều bài thơ, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú về cuộc sống; bằng cách hướng dẫn HS đọc hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật VB, giúp các em ghi nhớ những tri thức cần thiết, và liên hệ với thực tế cuộc sống, sẽ có tác dụng làm giàu vốn sống cũng như bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho các em. Ví dụ: khi dạy bài tập đọc Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5, tập 1), để giúp HS có thêm hiểu biết về nỗi vất vả “một nắng, hai sương” trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo của người nông dân. GV có thể cho HS liên hệ nêu ra những khó khăn mà cha mẹ và các bác nông dân phải trải qua để làm ra hạt gạo (khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ không còn khó khăn do bom đạn kẻ thù nữa). Qua đó, làm giàu vốn sống và giáo dục HS tình cảm biết ơn người lao động, trân trọng nâng niu từng hạt lúa và mong muốn góp công sức của mình làm ra “hạt vàng”, vì hạt gạo rất quý. Do đó, GV có thể bồi dưỡng vốn sống cho HS thông qua việc hướng dẫn các em đọc sách. Mỗi cuốn sách có thể đem đến cho HS một thế giới tri thức rộng lớn về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới. Qua hình tượng nghệ thuật, mỗi HS làm giàu vốn sống một cách tự giác, tự cảm nhận được điều bổ ích với chính mình. Đó là những hiểu biết, cách ứng xử của mỗi người trong những mối quan hệ của cuộc sống. Như vậy, việc bồi dưỡng vốn tiếng Việt, văn học và vốn sống có vai trò vô cùng quan trọng để rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ cho HS, nhất là HS dân tộc thiểu số. Có nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt và văn học mới giúp các em nhận biết nhanh nhạy, chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong VB nhất là VB thơ. Có hiểu biết về cuộc sống, c