Mục tiêu của phổcập giáo dục Trung học cơ sởlà nâng cao mặt bằng dân
trí một cách toàn diện, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong trường Trung học cơ sởngoài
nhiệm vụthực hiện có hiệu quảchương trình giáo dục do BộGiáo dục và đào
tạo quy định, thực hiện nhiệm vụtham mưu với chính quyền địa phương đểthực
hiện công tác này còn phải trực tiếp làm một số khâu nh ất đinh như điều tra,
thống kê, xửlý sốliệu phổcập giáo dục,.
Năm học 2005-2006 phường Tân Thạnh được tách thành 2 đơn vị hành
chánh là phường Tân Thạnh và phường Hoà Thuận. Trong nă m học 2005-2006
và năm học 2006-2007 hầu hết học sinh trường THCS Nguyễn Du thuộc 2
phường Tân Thạnh và Hoà Thuận. Theo sự phân công c ủa Ban chỉ đạo phổ
cập giáo dục Thành phốtrường có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụphổcập giáo
dục trên 2 địa bàn: phường Tân Thạnh và phường Hoà Thuận, bên cạnh đó còn
thực hiện công tác điều tra, xửlý sốliệu PCGD bậc THPT trên hai phường.
13 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục tại trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
CHỈ ĐẠO LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THCS”
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC CHỈ ĐẠO
LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG
THCS”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu của phổ cập giáo dục Trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân
trí một cách toàn diện, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong trường Trung học cơ sở ngoài
nhiệm vụ thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và đào
tạo quy định, thực hiện nhiệm vụ tham mưu với chính quyền địa phương để thực
hiện công tác này còn phải trực tiếp làm một số khâu nhất đinh như điều tra,
thống kê, xử lý số liệu phổ cập giáo dục,...
Năm học 2005-2006 phường Tân Thạnh được tách thành 2 đơn vị hành
chánh là phường Tân Thạnh và phường Hoà Thuận. Trong năm học 2005-2006
và năm học 2006-2007 hầu hết học sinh trường THCS Nguyễn Du thuộc 2
phường Tân Thạnh và Hoà Thuận. Theo sự phân công của Ban chỉ đạo phổ
cập giáo dục Thành phố trường có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo
dục trên 2 địa bàn: phường Tân Thạnh và phường Hoà Thuận, bên cạnh đó còn
thực hiện công tác điều tra, xử lý số liệu PCGD bậc THPT trên hai phường.
Những năm qua khi thực hiện công tác này tại trường THCS Nguyễn Du
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả công việc chưa cao:
- Học sinh yếu kém còn nhiều, nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm
dúng mức đến việc học tập và rèn luyện hạnh kiểm của con em.
- Lực lượng tham gia công tác PCGD tại trường còn bị động do không có
người chuyên trách công tác này tại trường. Không có quy định chế độ giành
cho người làm công tác phổ cập tại trường. Trong khi đó công việc nhiều: phải
thực hiện ở 2 phường và cả 2 bậc học.
- Điều tra thực tế tại hộ gia đình có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc
điều tra thiếu chính xác.
- Số liệu tổng hợp sau khi điều tra thường không khớp giữa các bản thống
kê tổng hợp.
- Cấp trên có chi trả kinh phí PCGD nhưng không đáp ứng đủ so với nhu
cầu thực tế.
Xác định được tầm quan trọng của công tác PCGD nói chung và công tác
PCGD tại trường THCS nói riêng và từ thực tế như đã nêu trên, lãnh đạo nhà
trường đã tìm nhiều biện pháp nhằm chỉ đạo công tác này tại trường đạt hiệu quả
cao nhất.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Một số biện pháp (cách làm riêng) ở các khâu của quá trình tổ chức thực
hiện công tác này tại trường nhằm đạt hiệu quả PCGD một cách thực chất. Các
biện pháp cụ thể như sau:
I. Biện pháp1: Phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban
nghành đoàn thể nhằm tập trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở
đối tượng học sinh yếu kém.
- Trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh tiến hành xây dựng Thư
viện sách giáo khoa giành cho học sinh nghèo. Mỗi học sinh vào cuối năm học,
trên tinh thần tự nguyện, tặng lại bộ sách giáo khoa đã học xong của mình cho
thư viện trường để nhà trường cho các em học sinh nghèo (không đủ tiền mua
sách giáo khoa) mượn trước khi bước vào năm học mới.
- Trường tham mưu với Thường trực Hội PHHS tạo nguồn kinh phí phục
vụ cho việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học, kinh phí này
được trích từ nguồn quỹ của Hội phụ huynh hộc sinh là 2.000.000 đ/1 năm.
- Trong năm học 2006-2007 trường tổ chức họp phụ huynh học sinh yếu
kém 2 lần vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I và giáo viên chủ nhiệm gặp riêng
từng phụ huynh học sinh yếu kém từ giữa học kỳ II đến cuối năm học nhằm
thông báo kết quả hai mặt giáo dục của học sinh trong thời gian qua, thống nhất
kế hoạch dạy phù đạo, bàn biệp pháp cụ thể để giúp các em tiến bộ. (Hiện nay
trường đã tiến hành dạy 11 lớp phụ đạo học sinh yếu và học sinh lớp 9)
- Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội khuyến học trường, Thành phố, Tỉnh
và các Ban ngành đoàn thể nhằm hổ trợ kinh phí, cấp phát học bổng cho học
sinh nghèo nhằm tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Trong năm học
2006-2007 trường đã cấp 58 xuất học bổng, 58 phần quà nhân dịp cuối mỗi học
kỳ, trao tặng 4 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo,... Tổng số tiền hổ trợ để các em
có điều kiện học tập tốt hơn khoảng 20.000.000 đồng.
- Mỗi dịp xuân về các thầy cô giáo và học sinh toàn trường tham gia tích
cực trong cuộc vận động thực hiện “ Cây mùa xuân cho học sinh nghèo” nhằm
gây quỹ hổ trợ cho học sinh nghèo được đón tết ấm êm trong tình thương mến
của bạn bè và thầy cô. Từ đó động viên được tinh thần vươn lên học tập tốt hơn,
hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học.
- Mỗi giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp nắm chắc danh sách
học sinh yếu kém bộ môn mình dạy, học sinh yếu kém của lớp mình, giao việc
vừa sức cho đối tượng này, thường xuyên giúp đỡ để các em dễ tiếp thu bài.
II. Biện pháp 2: Tham mưu với chính quyền địa phương để tổ
chức tốt khâu điều tra lấy số liệu phổ cập theo hộ gia đình.
Lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch tham mưu với chính quyền
địa phương 2 phường Tân Thạnh và Hòa Thuận về mọi khâu trong việc tổ chức
thực hiện công tác phổ cập, tuy vậy trong các năm học trước, qua thực tế công
tác điều tra tại các hộ gia đình còn nhiều lúng túng và thông tin thiếu chính xác.
Do vậy trong năm học 2006-2007 lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với chính
quyền địa phương làm tốt khâu điều tra, cụ thể như sau:
- Lấy thông tin về lý lịch học sinh phục vụ công tác điều tra số liệu phổ
cập giáo dục của 2 phường ngay từ khi tuyển sinh lớp 6. Trong lúc tuyển sinh
lớp 6 nhà trường có điều kiện gặp mặt PHHS của từng em nên dễ dàng trao đổi
để nắm bắt thông tin, bên cạnh đó mỗi PHHS khi nộp hồ sơ đều phải đem theo
hộ khẩu, từ đó Hội đồng tuyển sinh bước đầu thiết lập được hồ sơ phổ cập giáo
dục của những gia đình có con em học lớp 6 tại trường một cách chính xác,
đồng thời đây là một hồ sơ dùng để đối chiếu khi có sự không đúng khớp sau
này. Qua 4 năm thực hiện nhà trường sẽ có riêng một hồ sơ tuyển sinh phục vụ
cho công tác điều tra số liệu phổ cập của tất cả các gia đình của học sinh toàn
trường.
- Phối hợp với các thôn, tổ dân phố trong công tác điều tra thực tế tại các
hộ gia đình. Với suy nghỉ rằng: Nếu chỉ giáo viên trường đi điều tra thì không
quen với địa bàn khu dân cư, không nắm được lịch sinh hoạt hằng ngày của từng
hộ gia đình nên việc điều tra chậm, tốn nhiều thời gian. Nếu giao toàn bộ việc
điểu tra cho thôn, tổ dân phố thì khi thu nhận lại phiếu điều tra sẽ có nhiều thông
tin không chính xác hoặc thiếu thông tin, do người điểu tra chưa quen làm công
tác này sẽ không nắm rõ về chuyên môn của công tác phổ cập, không nắm rõ
thông tin nào là quan trong hoặc thông tin nào không cần thiết. Do vậy trong
năm học 2006-2007 cả 2 phường Tân Thạnh và Hòa Thuận đều chọn phương án
điều tra phối hợp: Mỗi hộ gia đình sẽ có 1 giáo viên và 1 người của thôn, tổ dân
phố đến điều tra. Số điều tra viên của 2 phường được tập trung về trường THCS
Nguyễn Du để được hướng dẫn điều tra chung và mỗi cặp điều tra sẽ có dịp để
gặp nhau và thống nhất kế hoạch điều tra cho riêng cặp mình. (không hướng dẫn
1 buổi riêng cho giáo viên và 1 buổi riêng cho cán bộ điểu tra của tổ dân phố),
khi thực hiện như vậy vừa tiết kiệm được thời gian điều tra, vừa có được thông
tin chính xác và không bỏ sót các hộ gia đình, đồng thời làm như vậy sẽ tạo điều
kiện cho địa phương quen dần với cách điều tra phổ cập giáo dục để sau này có
thể tính đến phương án giao toàn bộ khâu điều tra cho các tổ dân phố hoặc các
ban, nghành đoàn thể địa phương.
III. Biện pháp 3: Cách đưa thông tin ra các loại danh sách từ sổ
điều tra theo hộ gia đình.
Trong năm học 2006-2007 do cần phải lấy thông tin từ sổ điều tra
hộ gia đình phục vụ cho công tác PCGD của 3 bậc học Tiểu học, THCS, THPT
nên trường THCS Nguyễn Du ngay từ đầu đã xác định việc xử lý thông tin bằng
máy vi tính. Các bước làm cụ thể như sau:
1/ Cách ghi phiếu điều tra: (hướng dẫn chung cho giáo viên và
người điều tra của khối phố)
- Ghi đủ thông tin trong phiếu điều tra, mỗi phiếu có ghi cụ thể số phiếu
(theo từng khối phố).
- Cách ghi từng nội dung trong phiếu phải thống nhất để khi bộ phận nhập
máy vi tính nhập theo nội dung đã ghi thi dễ phân loại thông tin trên máy tính.
Ví dụ: Năm sinh phải ghi đủ 4 chữ số (không ghi ngày tháng sinh), học lớp thì
không ghi chữ lớp mà ghi 2 ký tự: 6.1 hoặc 6.A, ghi tên trường đang học chữ in
hoa và viết tắc: TCV, LQĐ, LTT, CVA, LHP, ND,...ghi khuyết tật: KT. Bỏ học
ghi số 0, đang học ghi số 1, nữ: đánh dấu X, nam để trống, tốt nghiệp Tiểu học
ghi TNTH, tốt nghiệp THCS ghi TNTHCS,tốt nghiệp trung học phổ thông ghi
TNTHPT, khối phố 1 ghi 1, khối phố 2 ghi 2,... Đông yên ghi số 14,...
2/ Quá trình nhập máy vi tính và xử lý trên máy tính:
- Phân công mỗi nhóm vi tính nhập số liệu của 1 phường. Mỗi
nhóm có 4 người trong đó có 2 người đọc và 2 người nhập số liệu vào máy. Yêu
cầu phải đọc đủ và nhập đủ thông tin, nhập thông tin phải đúng theo quy định,
nếu không sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xử lý tách thông tin theo từng loại.
- Nhập toàn bộ thông tin theo hộ gia đình ở tất cả các độ tuổi trên cùng
một mẫu vào máy tính (dùng trên Excel).
- Từ nội dung của mẫu này sẽ tách lấy các thông tin khác: Dùng lệnh trên
Excel để tách theo từng độ tuổi, tách học sinh đang học theo khối lớp, tách học
sinh đang học theo trường, tách học sinh bỏ học, học sinh khuyết tật, đếm số
lượng nữ, tách học sinh đã TN THCS, TN THPT, THCN, TCDN..., tách theo
từng khối phố,...Nói chung với cách làm này có thể phục vụ cho toàn bộ các nội
dung phổ cập theo quy định.
- Từ các nội dung đã tách ra dùng máy tính thống kê các số liệu cần thiết
và tổng hợp đối chiếu với số liệu chung trên cùng một biểu mẫu ban đầu.
3/ Nhập tất cả các số liệu vào bản tổng hợp theo phần mền PCGD của
Phòng Giáo dục Thành phố đã gởi cho các trường.
IV. Biện pháp 4: Täø chæïc thæûc hiãûn cäng taïc
xã hội hóa giaïo duûc tạo cơ sở bền vững cho chất lượng PCGD.
Ðể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, ngăn ngừa tệ nạn xã
hội thâm nhập vào trường học, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện không tốt của
học sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập
tốt, đồng thời tăng cường xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
thiết bị phục vụ dạy học đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục hiện nay, trường đã
tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Về việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
về giáo dục, phối kết hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:
- Tổ chức tốt thực hiện cuộc vận động 3 không, được sự đồng thuận trong
mọi tầng lớp nhân dân, trong PHHS và toàn thể CB-GV-NV, học sinh toàn
trường.
- Tổ chức tốt các hội nghị PHHS theo từng lớp, từng khối lớp nhằm tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục và kế hoạch
nhiệm vụ năm học cuả nhà trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức tốt hội nghị bàn biện
pháp giáo dục đạo đức học sinh (thành phần mở rộng gồm các khối phố, các ban
ngành đoàn thể địa phương, công an thị xã, UBCS&BV trẻ em thị xã, PHHS và
HĐSP nhà trường).
- Phối hợp với công an Thành phố tổ chức giáo dục về an toàn giao
thông, phòng chống HIV/AIS, phòng chống tệ nạn xã hội, nạn ham chơi trò chơi
điện tử dẫn đến kết quả xấu về HK và học lực, tổ chức giáo dục truyền thống
thông qua các ngày lễ lớn,...
- Phối hợp với PHHS giáo dục lòng nhân ái cho học sinh qua các hoạt
động: uíng häü người bị thiệt hại sau thiên tai, phong trào “ Cây mùa xuân
cho học sinh nghèo”, xây dựng thư viện giành cho học sinh nghèo....
- Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, công đoàn nhà
trường nhằm tổ chức tốt việc giúp đỡ học sinh nghèo vươn lên đạt kết quả cao
trong học tập. Động viên khen thưởng kịp thời trong GV và học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với công an phường, y tế địa phương
trong việc giáo dục đạo đức và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
2. Về việc vận động ủng hộ trên tinh thần tự nguyện để mua sắm, xây
dựng bổ sung CSVC:
a. Mua sắm mới và bổ sung CSVC, trang thiết bị cho nhà trường: Tổng
thu gần 50.000.000 đồng đã thực hiện mua sắm các va ly Hóa lớp 8,9. Tu sữa
nhà vòm học thể dục, xây dựng tượng đài đại thi hào Nguyễn Du,...
b. Huy động kinh phí hổ trợ làm tốt công tác điều tra, xử lý số liệu PCGD
và hình thành các loại hồ sơ theo quy định.
Thời gian thực tế thực hiện công tác điều tra, xử lý số liệu, hình
thành các loai hồ sơ PCGD trong năm học 2006-2007 tại trường THCS Nguyễn
Du là 4 tháng (từ tháng 8/2006 => tháng 11/2006). Đồng thời phải huy động
nhiều CB-GV-NV tham gia mới có độ chính xác cao và tránh quá tải cho các
giáo viên, nhân viên phụ trách công tác phổ cập tại trường. Muốn làm tốt nhiệm
vụ này, bên cạnh nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của mỗi CB-GV-NV
cần phải có một nguồn kinh phí tại trường hổ trợ thêm ngoài kinh phí của Thành
phố cấp cho các đơn vị xã, phường. Vì lý do đó từ đầu năm học nhà trường đã
vận động xây dựng nguồn quỹ này như sau:
- Công đoàn trường vận động mỗi đoàn viên công đoàn tự nguyên
hổ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho tổ vi tính ( 8 người) nhập và xử lý số liệu trên
2 phường Tân Thạnh và Hòa Thuận trong 20 ngày làm việc ngoài giờ: 1.200.000
(bình quân 20000đ/đoàn viên).
- Thống nhất giữa Thường trực hội PHHS và lãnh đạo nhà trường
trích 8 % quỹ PHHS và các cơ quan ủng hộ trong đêm hội diễn văn nghệ để
phục vụ thêm cho việc mua sắm giấy, mực in, các loại văn phòng phấm khác,
bồi dưỡng người làm công tác điều tra bổ sung, đối chiếu các số liệu và tiếp tục
xử lý cho đúng khớp.( khoảng 2.500.000 đồng/ 2 phường)
C. KẾT LUẬN:
Từ phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác phổ cập tại 2
phường Tân Thạnh và Hòa Thuận nói chung và tại trường THCS Nguyễn Du
trong những năm qua. Trong năm học 2006-2007 lãnh đạo nhà trường đã chỉ
đạo Hội đồng sư phạm nhà trường thực hiện các biện pháp nhằm cải tiến về
công tác phổ cập giáo dục như đã nêu trên đồng thời với các biện pháp đã thực
hiện như những năm trước đây đã đem lại các kết quả cụ thể như sau:
1/ Về chất lượng phổ cập giáo dục THCS:
- Huy động HS TN tiểu học vào THCS 100%
- TN THCS năm 2005-2006: đạt 100%
- Đảm bảo CSVC dạy đủ các môn theo PPCT.
- Chất lượng học sinh thực chất về 2 mặt giáo dục có chuyển biến hơn so
với các năm qua.
- 15-18 tuổi TN THCS: Phường Tân Thạnh: 95,03 % (555/584)
Phường Hòa Thuận: 88,02% (441/501)
2/ Về kỷ thuật xử lý số liệu, hồ sơ minh chứng:
- Thiết lập đủ các hồ sơ theo quy định.
- Các số liệu điều tra được đúng khớp với thưc tế, ít sai sót so với các năm
qua.
- Các số liệu đúng khớp trong cùng 1 bản thống kê và đúng khớp với các
bản khác.
- Các số liệu đúng khớp với hồ sơ minh chứng.
3/ Hình thức: Các loại hồ sơ được sắp xếp khoa học, dễ kiểm tra,
hình thức sạch đẹp, tất cả hồ sơ đều làm, xử lý và lưu trữ trên máy vi tính.
Đã được UBND Thành phố Tam Kỳ kiểm tra công nhận phường
Tân Thạnh và phường Hòa Thuận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2006.
Đặt biệt được Ban chỉ đạo PCGD Thành phố Tam Kỳ đánh giá
phường Tân Thạnh và Phường Hòa Thuận là 2 trong những đơn vị làm tốt nhất
công tác PCGD của Thành phố trong năm 2006.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Công tác phối hợp với PHHS, các ban nghành đoàn thể nhằm tập
trung nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục ở đối tượng học sinh yếu kém phải
được thực hiện thường xuyên, đòi hỏi phải có sự đầu tư về kế hoạch, chú ý về
tâm lý giáo dục, kinh phí hỗ trợ, động viên kịp thời. Giúp cho đối tượng này tiến
bộ không phải dễ nhưng nếu làm được một cách thực chất và đồng loạt sẽ góp
phần nâng cao mặt bằng dân trí một cách bền vững.
Xây dựng Thư viện sách giáo khoa giành cho học sinh nghèo không
chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa cao đẹp về mặt tinh thần, là
một nguồn động viên, khích lệ các em học sinh nghèo vươn lên học tập tốt hơn,
giáo dục cho học sinh toàn trường lòng nhân ái, tính tiết kiệm.
Công tác tuyển sinh trong hè nếu biết kết hợp để điều tra, bổ sung
số liệu phổ cập là việc làm rất hiệu quả vì đây là dịp tốt nhất để nhà trường gặp
mặt và trao đổi với từng phụ huynh học sinh và xem được hộ khẩu của mỗi hộ
gia đình.
Tham mưu với chính quyền địa phương để tổ chức tốt khâu điều tra
lấy số liệu phổ cập theo hộ gia đình sẽ có thuận lợi hơn trong việc thống kê, xử
lý số liệu sau này, đem lại độ chính xác cao đồng thời tiết kiệm được thời gian,
công sức.
Phương pháp đưa thông tin ra các loại danh sách từ sổ điều tra theo hộ gia
đình và phương pháp xử lý thông tin sau khi tổng hợp bước đầu không đúng
khớp nếu thực sự khoa học sẽ đưa ra được số liệu cuối cùng chính xác và tiết
kiệm được thời gian.
Tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi tầng lớp
nhân dân chăm lo cho giáo dục sẽ tạo được cơ sở bền vững cho chất lượng
PCGD.
Nội dung đề tài này chỉ nêu một số biện pháp để khắc phục các sai sót,
hạn chế trong quá trình làm công tác phổ cập giáo dục tại trường THCS chứ
không phải là toàn bộ nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục của
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục 2 phường Tân Thạnh và Hòa Thuận đề ra.
Các biện pháp nêu trên lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo tổ chức thực hiện
trong năm học 2006-2007 đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về chất lượng PCGD
cũng như đảm bảo chính xác về số liệu thống kê.
Những khó khăn thường gặp phải khi thực hiện công tác PCGD như: còn
nhiều học sinh học tập yếu, kém; lực lượng tham gia công tác PCGD tại trường
khó bố trí vì mỗi giáo viên, nhân viên đều có nhiệm vụ cụ thể khác; chế độ
giành cho người làm công tác phổ cập tại trường không được quy định cụ thể
nhưng công việc lại nhiều, tốn quỹ thời gian lớn, phải đảm bảo hiệu quả đồng
đều ở 2 phường và cả 2 bậc học THCS và THPT; điều tra thực tế tại hộ gia đình
có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc điều tra thiếu chính xác, số liệu tổng
hợp sau khi điều tra thường không đúng khớp... Những khó khăn này không chỉ
có ở trường THCS Nguyễn Du mà đó là cái khó chung của tất cả các trường ở cả
2 bậc học Tiểu học và THCS trên địa bàn toàn Thành phố. Từ đó chúng tôi nghĩ
rằng các biện pháp này các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố đều
có thể làm được để nâng cao hiệu quả phổ cập giáo dục tại địa phương mình./.