Sử dụng những câu chuyện về Bác Hồ trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh rất phong phú, sinh động, hiện thực và có giá trị lớn đối với thực tiễn và công tác lí luận. Có nhiều cách để môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu hơn đối với người học, việc lồng ghép những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Người vào bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay. Những mẩu chuyện về Người thường dùng để minh họa cho các đơn vị kiến thức trong bài hoặc dùng để nêu vấn đề ở đầu các đề mục, nội dung. Ngoài ra, những câu chuyện bằng hiện vật, các thước phim tư liệu, lời kể của các nhân chứng lịch sử có thể dùng cho các buổi ngoại khóa, tham quan, sinh hoạt chuyên đề.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng những câu chuyện về Bác Hồ trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 307-313 This paper is available online at SỬ DỤNG NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ TRONG GIẢNG DẠYMÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh rất phong phú, sinh động, hiện thực và có giá trị lớn đối với thực tiễn và công tác lí luận. Có nhiều cách để môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu hơn đối với người học, việc lồng ghép những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Người vào bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp hữu hiệu hiện nay. Những mẩu chuyện về Người thường dùng để minh họa cho các đơn vị kiến thức trong bài hoặc dùng để nêu vấn đề ở đầu các đề mục, nội dung. Ngoài ra, những câu chuyện bằng hiện vật, các thước phim tư liệu, lời kể của các nhân chứng lịch sử có thể dùng cho các buổi ngoại khóa, tham quan, sinh hoạt chuyên đề. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 1. Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta. Người không chỉ là một nhà chính trị, nhà báo... chuyên nghiệp, tài ba, mà Người còn là một nhà giáo dục mẫu mực, uyên bác. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Tấm gương đạo đức, nhân cách, tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong các bài nói, bài viết... mà những câu chuyện về Người cũng chứa đựng những giá trị cao đẹp ấy. Vì vậy, sử dụng những mẩu chuyện về Bác Hồ trong việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Nếu chúng ta biết cách khai thác, sử dụng các mẩu chuyện về Người, sẽ giúp bài giảng thêm sinh động, cụ thể, dễ hiểu, có sức lay động lớn đối với người học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các thể loại chuyện về Hồ Chí Minh Truyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng. Thống kê bước đầu, có tới hàng trăm câu chuyện khác nhau về Người. Có thể phân thành các loại cụ thể như sau: Căn cứ vào thời lượng của câu chuyện ta có thể chia thành: truyện ngắn (Quê hương nặng Liên hệ: Dương Văn Khoa, e-mail: duongvankhoagdct@gmail.com. 307 Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết nghĩa tình; Gặp lại chị và người anh cả; cành đào Lô-dơ-bai...), truyện dài (Hồi kí, tiểu thuyết, tư liệu... như: Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp...) Căn cứ vào nội dung phản ánh ta có thể chia thành: Những mẩu chuyện về phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh với thanh niên; Hồ Chí Minh với giáo dục... Căn cứ vào hình thức thể hiện: Có truyện viết (Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc ở Pháp...); truyện kể (những câu chuyện từ thư kí, những người giúp việc cho Bác hoặc những người đã từng gặp Bác kể lại); thước phim tư liệu, tranh ảnh (Hồ Chủ tịch - hình ảnh một dân tộc, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên Việt Nam, những bức ảnh về Hồ Chí Minh qua các thời kì cách mạng)... 2.2. Cách thức sử dụng những câu chuyện 2.2.1. Sử dụng những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh để minh họa cho từng đơn vị kiến thức nhỏ trong bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa...”. Hệ thống những quan điểm đó bao gồm: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam, v.v... Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy trong các trường cao đẳng và đại học cách đây hơn 10 năm, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tài liệu tham khảo chính và mang tính bắt buộc đối với giảng viên và sinh viên. Nội dung môn học được cấu trúc thành 8 chương, các luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh được trình bày từ chương thứ 2 trở đi. Các vấn đề được sắp xếp theo trình tự khá lôgic, nội dung được phân tích tỉ mỉ... Tuy vậy, giáo trình còn nặng về lí thuyết, hàn lâm, chưa thật phù hợp và khó hấp dẫn, lôi cuốn đối tượng sinh viên. Cho nên, việc giảng viên lồng ghép, tích hợp các mẩu chuyện về Bác Hồ vào bài giảng là một trong những giải pháp tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn và thuyết phục người học. Các bước của quá trình lồng ghép và minh họa tiến hành như sau: Thứ nhất, giảng viên cần đọc kĩ và lựa chọn các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh có liên quan đến nội dung bài học. Truyện kể về Người rất phong phú và đa dạng, giảng viên cần lên kế hoạch, kịch bản cho giờ giảng và chọn các mẩu chuyện dự kiến sẽ minh họa cho các đơn vị kiến thức. Đơn cử, muc I thuộc chương II sẽ lên kế hoạch như Bảng 1. Tất nhiên, trong quá trình giảng bài, căn cứ vào thời lượng của chương, mục, giảng viên sẽ quyết định sử dụng bao nhiêu mẩu chuyện, không nhất thiết phải sử dụng cả 5 mẩu chuyện cho mục I, chương II. Đồng thời, giảng viên nên đưa toàn bộ nội dung câu chuyện vào trong tập bài giảng để tiện theo dõi và dễ lựa chọn hơn. Khi soạn bài giảng, giảng viên in đậm, hoặc in nghiêng những tình tiết, nội dung quan trọng cần nhấn mạnh của câu chuyện, nhằm giúp giảng viên dễ nhìn thấy hơn khi tiến hành giảng bài trên lớp. Thứ hai, giảng viên tiến hành minh họa cho nội dung bài học. Giảng viên cần dẫn dắt sinh viên đến với mẩu chuyện một cách tự nhiên và hào hứng. Muốn vậy, giảng viên cần kết hợp khéo léo các phương pháp giảng dạy, tạo các tình huống có vấn đề, kéo sinh viên tham gia vào bài giảng và tùy từng thời điểm thích hợp sẽ đưa các mẩu chuyện ra để minh họa. 308 Sử dụng những câu chuyện về Bác Hồ trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Bảng 1. Nội dung Mẩu chuyện về Hồ Chí Minh Chương II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂNTỘCVÀCÁCHMẠNGGIẢI PHÓNGDÂNTỘC I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC 1. Vấn đề dân tộc thuộc địa a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa. - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. - Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc. Mẩu chuyện 1: Trở về nước để giúp đồng bào. Mẩu chuyện 2: Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản. b. Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa. - Cách tiếp cận từ quyền con người. - Nội dung của độc lập dân tộc: Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc thuộc địa. Mẩu chuyện 3: Thư trả lời Tổng thống Mĩ Richard Nixon. c. Chủ nghĩa yêu nước chân chính - Một động lực lớn của đất nước. + Khái niệm chủ nghĩa yêu nước chân chính. + Nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước truyền thống được nâng cao trên cơ sở kết hợp với những nhân tố mới của thời đại. + Chủ nghĩa dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế. + Vì sao chủ nghĩa yêu nước chân chính là một động lực lớn của đất nước. Mẩu chuyện 4: Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Véc-xây. 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Nguồn gốc. - Mối quan hệ biện chứng. b. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Nguyên nhân. - Nội dung thể hiện. c. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp. - Nguyên nhân. - Nội dung thể hiện. d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. - Nguyên nhân. - Nội dung thể hiện. Mẩu chuyện 5: Cái gì quý nhất. 309 Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết Ví dụ: Khi dạy đơn vị kiến thức “Sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc”, trong mục a “thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa” thuộc chương II, chúng ta sử dụng mẩu chuyện ngắn minh họa cho việc Hồ Chí Minh đã chọn con đường cách mạng vô sản, chọn Quốc tế Cộng sản như thế nào. Giảng viên phân tích, giảng giải quá trình Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế Cộng sản. Giảng viên đặt vấn đề, tại sao Nguyễn Ái Quốc lại tán thành và đi theo Quốc tế Cộng sản khi Người có quá ít thông tin và hiểu biết hạn chế về tổ chức này? Khi đó, giảng viên sẽ kể cho sinh viên nghe một mẩu chuyện để các em hiểu rõ vấn đề. Nội dung mẩu chuyện như sau: “Sau khi bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, người thư kí Đại hội có hỏi Nguyễn Ái Quốc: “Đồng chí! Bây giờ đồng chí hiểu tại sao ở Pari, chúng tôi đã bàn cãi nhiều như thế rồi chứ?” - Không, chưa thật hiểu đâu. - Thế thì tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế? - Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Đế tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ý với tôi chứ!” Người thư kí đồng ý, chị cười và nói: “Đồng chí đã tiến bộ” [4;49]. Sau khi kể xong mẩu chuyện, giảng viên có thể giải thích một số câu từ, nội dung khó hiểu hoặc đặt một số câu hỏi xoay quanh cốt chuyện nhằm giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học. Rõ ràng qua câu chuyện này, người học sẽ cảm thấy ấn tượng, thuyết phục và hiểu hơn, vì sao Hồ Chí Minh lại chọn Quốc tế Cộng sản, chọn con đường cách mạng vô sản trong hoàn cảnh ấy. Đây cũng là cách mà Hồ Chí Minh thường xuyên sử dụng trong các bài nói, bài viết của mình. Đơn cử như, khi nói về vấn đề tự học trong “công tác huấn luyện và học tập” của Đảng, Hồ Chí Minh phân tích nội dung “học để làm gì”, “học ở đâu” và minh họa bằng một câu chuyện: “Sau đây là câu chuyện học nhân dân rất hay của một nữ đồng chí Thái quê ở Sơn La” [2 tập 6;51]. Tóm lại, những mẩu chuyện ngắn về Bác thường cô đọng, xúc tích, rõ ràng, chân thực về một hoạt động nào đó của Người. Vì vậy, giảng viên không nên sử dụng quá nhiều những mẩu chuyện để minh họa cho một nội dung, hoặc trong cả tiết dạy, không phải nội dung nào cũng phải minh họa bằng những câu chuyện, cũng không nên kể những câu chuyện không liên quan gì đến bài giảng; đồng thời, không nên biến giờ giảng bài thành giờ kể chuyện về Bác. Giảng viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho sinh viên về nhà sưu tầm chuẩn bị những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh từ trước và yêu cầu các em kể minh họa trong giờ học cho cả lớp nghe. Vận dụng hình thức, phương pháp này, giảng viên cần trình bày ngắn gọn, tinh giản các đơn vị kiến thức để giành thời gian cho việc lồng ghép những mẩu chuyện có nhiều giá trị và các hoạt động dạy học khác. 2.2.2. Sử dụng những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh để nêu vấn đề trong bài giảng Nêu vấn đề là cách tạo ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi để giải quyết. Theo M.I Macmutôp, tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại. Khi nói chuyện với cán bộ, 310 Sử dụng những câu chuyện về Bác Hồ trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân, Bác cũng thường xuyên kể những mẩu chuyện ngắn sau đó nêu ra vấn đề cần giải quyết. Ví dụ như: Khi nói đến thành quả của giáo dục nhân buổi nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bác kể một câu chuyện: “Quốc hội Mĩ có một ban trông nom trẻ con, ban ấy báo cáo rằng năm 1963 hơn 1/5 trẻ con Mĩ từ 7 tuổi đến 10 tuổi đã phạm tội: ăn trộm, ăn cắp, thậm trí giết người cũng có, v.v... Vậy thử hỏi: Mĩ văn minh hơn, hay ta văn minh hơn? Ta có 40 vạn cháu ngoan, mà Mĩ có 1/5 trẻ em phạm tội. Ta có thể nói: ta văn minh hơn!” [3;155]. Giảng viên có thể kể một mẩu chuyện ngắn liên quan đến nội dung cần giảng, sau đó đặt câu hỏi để sinh viên suy nghĩ trả lời. Việc làm này sẽ gây sự chú ý và kích thích tư suy của người học. Ví dụ: Khi giảng về vấn đề kinh tế, phần c “Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kì quá độ” thuộc mục II chương III, giảng viên có thể kể câu chuyện: “Thời gian ở Việt Bắc, cơ quan thường đóng trong rừng sâu. Thỉnh thoảng anh chị em phải đi lấy gạo ở một kho nào đó. Một lần, có đoàn gồm bác sĩ, giáo sư, kĩ sư và một số chị em văn nghệ sĩ tham gia chuyển gạo về cơ quan. Đi từ sáng đến chiều mới về. Người gánh, người gồng, người đeo ba lô, người quấn qua vai, qua lưng đủ kiểu. Mọi người mồ hôi ướt đầm. Tình cờ gặp Bác đang ngồi nghỉ chân bên bờ suối, mọi người vui vẻ và sung sướng đi đến bên Bác. Ai cũng muốn khoe để Bác biết giới trí thức cũng lao động chân tay, không kém gì ai. Đang ngồi nói chuyện vui vẻ, thân mật, Bác quay sang hỏi mấy người bên cạnh: - Đố các chú biết trong nghề nông việc nào làm dễ nhất? Nhiều người trả lời, nhưng không ai trả lời giống ai. Người thì cho rằng làm dễ nhất là gieo mạ, gặt hái. Người thì cho là xây lúa, giã gạo. Một nữ bác sĩ liền hỏi: - Thưa Bác, Bác chấm cho ai trả lời đúng ạ? Bác tươi cười nói: Theo Bác, việc làm dễ nhất là đi đến kho lấy gạo về nấu ăn. Mọi người cười vui vẻ, nhưng cũng rất thấm thía trước câu nói của Bác” [1;117]. Kết thúc câu chuyện, giảng viên có thể đặt câu hỏi: Mọi người thấm thía điều gì trước kết luận của Người? Trước vấn đề này, sinh viên có thể trả lời khác nhau, sau đó giảng viên tổng kết và giới thiệu những nội dung cơ bản của mục. Khi sử dụng những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh để minh họa hay nêu vấn đề trong giờ giảng, giảng viên cần chú ý thêm ngôn ngữ thể hiện sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện và bài giảng. Những mẩu chuyện diễn tả tình cảm của nhân dân đối với Bác và của Bác đối với nhân dân, giảng viên nên kể với giọng truyền cảm, sâu lắng. Ví dụ như những mẩu chuyện: Tấm lòng Bác Hồ với chiến sĩ; Đôi dép của Bác; Bữa cơm gia đình; Tình thương bao la của Bác Hồ... Khi kể những mẩu chuyện về ý chí, tinh thần đanh thép của Người trước kẻ thù, hoặc sự gương mẫu, nghiêm túc của Bác trong công việc, giảng viên cần thể hiện ngôn ngữ cứng rắn, dứt khoát. Ví dụ như những mẩu chuyện: Thời gian quý báu lắm; Không ai được vào đây... Đồng thời với việc sử dụng ngôn ngữ nói, giảng viên kết hợp linh hoạt với ngôn ngữ cơ thể. Đó là vẻ mặt, phong thái, cử chỉ... Sự vui, buồn, nghiêm nghị, hòa đồng... của nội dung câu chuyện cũng phải được thể hiện trên khuôn mặt, tác phong, cử chỉ của giảng viên. Đôi khi, trong một mẩu chuyện về Hồ Chí Minh có nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, giảng viên phải thể hiện sự đa dạng, uyển chuyển trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để phù hợp với từng tình huống, nội dung của mẩu chuyện. 311 Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết 2.2.3. Sử dụng những câu chuyện bằng hình ảnh (phim tư liệu, phim truyền hình, tranh ảnh về Bác), hoặc buổi nói chuyện của nhân chứng lịch sử để tạo biểu tượng về tấm gương, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh Những câu chuyện này thường sử dụng trong các buổi ngoại khóa, tổng kết, hoặc giới thiệu môn học. Trong chương trình học Tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên lên kế hoạch cho sinh viên xem phim, thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh hoặc thăm quê Bác vào cuối mỗi đợt. Biện pháp này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn và thấm nhuần hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh, tạo biểu tượng sâu sắc về Người. Thể loại phim có thể là phim tư liệu, phim truyện, hoặc kịch. Tùy thời lượng cho phép, điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên có thể cho sinh viên xem phim về cuộc đời và sự nghiệp của Người như: Hồ Chí Minh - chân dung một con người; Giảng viên có thể khắc sâu một lĩnh vực, chủ đề nào đó, có thể chiếu phim: Hồ Chí Minh với đoàn viên, thanh niên Việt Nam, hoặc Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, Hành trình theo chân Bác... Nếu có điều kiện về tài chính, giảng viên có thể tổ chức thăm quan Bảo tàng hoặc quê hương Bác Hồ. Hình ảnh, hiện vật, kỉ vật... về Bác mang tính chân thực, sống động, đó là những câu chuyện bằng hình ảnh rất thật về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, qua đó sẽ giúp sinh viên hiểu biết hơn, sẽ tự suy ngẫm, đánh giá về vai trò, công lao của Người đối với dân tộc, cũng như tư tưởng, nhân cách vĩ đại của Người. Giảng viên cũng có thể mời các nhân chứng lịch sử đã từng gặp, sống, làm việc cùng Bác Hồ về trường kể cho sinh viên nghe những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Người... Sau những đợt tham quan, hoặc xem phim, nghe nhân chứng lịch sử kể về Bác... giảng viên nên yêu cầu sinh viên viết thu hoạch, chủ đề có thể là: Nêu cảm nhận, suy nghĩ của các em về công lao, sự hy sinh, cống hiến của Người đối với dân tộc và thế giới. Hoặc, nhân cách, tấm gương đạo đức, tư tưởng của Người. Nếu gặp nhân chứng lịch sử kể về Hồ Chí Minh, giảng viên tổ chức cho các em được tham gia thảo luận bằng cách đặt câu hỏi đối với nhân chứng, thậm chí nhân chứng lịch sử có thể hỏi, trao đổi qua lại với sinh viên. 3. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho báu tinh thần quý giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và toàn dân tộc. Nhiệm vụ của những người cán bộ tuyên huấn, giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải truyền tải đến cho mọi người dân biết, hiểu và thấm nhuần những giá trị ấy và vận dụng vào thực tiễn đời sống, cách mạng Việt Nam. Có nhiều phương pháp, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, việc lồng ghép những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Người vào bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu. Để biện pháp này có được hiệu quả cao, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức sâu rộng, có sự nhiệt huyết, say mê lí tưởng cách mạng và yêu nghề. Đồng thời phải biết vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp các câu chuyện trong bài giảng. Làm tốt điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc truyền bá những tinh hoa, giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh tới người học. 312 Sử dụng những câu chuyện về Bác Hồ trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Đảng, 2001. Kể chuyện Bác Hồ. Tập 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, 2009. Hà Nội [3] Đào Thanh Hải, Minh Tiến, 2005. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Lao Động, Hà Nội. [4] Trần Dân Tiên, 1975. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Nxb Sự thật, Hà Nội. ABSTRACT Using stories of Ho Chi Minh to teach Ho Chi Minh Thought The story of Ho Chi Minh is rich, vivid, realistic and of great value in teaching practical and theoretical Ho Chi Minh thought. There are many ways to make Ho Chi Minh Thought courses attractive, friendly and easy to understand, and integrating the story of his life and his career in Ho Chi Minh Thought lectures is quite effective. Stories about Ho Chi Minh are often used to illustrate articles and raise issues. In addition, in-kind stories, documentary footage and eyewitness testimonies can be used for extra-curricular and specialized activities. 313
Tài liệu liên quan