Tóm tắt. Geometer’s Sketchpad (GSP) là một phần mềm chuyên về hình học, nó
giúp người sử dụng vẽ hình theo đúng thuật toán, thể hiện được tính chất của đối
tượng. Một tính năng nổi bật của nó là tính động của các đối tượng toán học. Vì
vậy, phần mềm này được đa số giáo viên dạy bộ môn Toán sử dụng. Nếu khéo léo
kết hợp các phương pháp dạy học cùng sự hỗ trợ của GSP trong một số chủ đề dạy
học cụ thể sẽ nâng cao chất lượng bài giảng cũng như giúp người học chiếm lĩnh
tri thức dễ dàng hơn. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng GSP vào hỗ trợ dạy học
Phép biến hình thuộc nội dung Hình học Lớp 11 THPT.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học phép biến hình lớp 11 THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 85-89
This paper is available online at
SỬ DỤNG PHẦNMỀM GEOMETER’S SKETCHPAD
TRONG DẠY HỌC PHÉP BIẾN HÌNH LỚP 11 THPT
Bùi Minh Đức1, Nguyễn Thị Thu Hồng2
1Khoa CNTT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
2Trường THPT Cao Nguyên, Ban Mê Thuật
1Email: ducbm@hnue.edu.vn
Tóm tắt. Geometer’s Sketchpad (GSP) là một phần mềm chuyên về hình học, nó
giúp người sử dụng vẽ hình theo đúng thuật toán, thể hiện được tính chất của đối
tượng. Một tính năng nổi bật của nó là tính động của các đối tượng toán học. Vì
vậy, phần mềm này được đa số giáo viên dạy bộ môn Toán sử dụng. Nếu khéo léo
kết hợp các phương pháp dạy học cùng sự hỗ trợ của GSP trong một số chủ đề dạy
học cụ thể sẽ nâng cao chất lượng bài giảng cũng như giúp người học chiếm lĩnh
tri thức dễ dàng hơn. Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng GSP vào hỗ trợ dạy học
Phép biến hình thuộc nội dung Hình học Lớp 11 THPT.
Từ khóa: Geometer’s Sketchpad (GSP), phép biến hình, hình học động.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, vì tính hiệu quả của nó. Khó có thể hình dung được nếu không có công nghệ
thông tin thì tình hình sẽ như thế nào. Đã có nhiều phần mềm áp dụng tốt trong ngành
giáo dục: cho việc quản lí, tính toán, dạy học. . . Cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
áp dụng những phần mềm trong dạy học ở nhà trường. Tuy nhiên, kết quả cũng còn rất
khiêm tốn, tính hiệu quả cũng chưa cao.
Tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông
nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học” do Trung tâm Công nghệ dạy học - Viện
Nghiên cứu giáo dục thuộc Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức gần
đây [4], tham luận của những nhà làm công tác giáo dục đã khẳng định vai trò không thể
thiếu của công nghệ thông tin trong dạy học nhưng đồng thời cũng lưu ý không nên lạm
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
85
Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hồng
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sơ lược về phần mềm Geometer’s Sketchpad
The Geometer’s Sketchpad (thường được gọi tắt là Sketchpad hay GSP) là một phần
mềm thương mại với mục đích khám phá Hình học Euclid, Đại số, Giải tích, và các ngành
khác của Toán học. Tác giả Nicholas Jackiw, trưởng nhóm phát triển phần mềm này đã
thiết kế để nó chạy trên nền Windows 95. GSP được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy
ở nhiều trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ và Canada. Phiên bản thương mại đầu tiên của
GSP phát hành năm 1991 bởi Key Curriculum Press sau một thời gian thử nghiệm ở Hoa
Kỳ [3].
Phần mềm GSP có công cụ vẽ tất cả những hình cơ bản như đường thẳng, đường
tròn, đường cônic. . . Nó cho phép tạo các Scrip (đoạn kịch bản có sẵn) để vẽ các hình cơ
bản. Khi cần vẽ một hình cơ bản, ta chỉ cần mở scrip đó và rê chuột. Một tính năng nổi bật
của GSP là nó cho phép tạo hiệu ứng hình ảnh động với màu sắc thích hợp, bằng cách kích
hoạt nút Animate . Ta có thể lưu vết khi một điểm nào đó chuyển động, bằng lệnh Trace.
Tính năng này có tác dụng tốt trong những bài toán về quỹ tích mà một số chương trình
khác không có. Hiệu ứngHide/Show giúp ẩn hay hiện những đối tượng được chọn. Bên
cạnh đó, phần mềm còn có những công cụ tính toán (Measure), vẽ đồ thị, biến hình. . . .
Với những tính năng ưu việt của phần mềm như đã trình bày trên, ta có thể sử dụng
trong dạy học môn Toán. Dưới đây chúng tôi đề xuất việc sử dụng phần mềm này giúp
học sinh chủ động, tích cực hơn trong học tập [2].
2.2. Sử dung phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học phép biến
hình
Hình 1
Bài toán: Cho đường tròn (O;R) và BC là
dây cung cố định của nó. Một điểm A di động trên
đường tròn (O;R). Tìm tập hợp trực tâm H của
∆ABC [1].
+ Hoạt động 1 (Dự đoán về tập hợp điểmH):
Trước hết ta có thể gợi ý cho học sinh dự đoán
về tập hợp điểmH dựa vào một số vị trí đặc biệt của
điểm A trên đướng tròn (O;R): A trùng B, trùng
C, A thuộc cung lớn BC, A thuộc cung bé BC.
Tuy nhiên việc dự đoán được tập hợp điểm H cũng
không phải là dễ dàng.
+ Hoạt động 2 (kiểm nghiệm kết quả dự đoán
bằng phần mềm GSP):
GV sử dụng phần mềm GSP vẽ hình cho bài
toán và đặt thuộc tính Trace cho điểm H; Dùng
86
Sử dụng phần mềm Geometer’s sketchpad trong dạy học phép biến hình lớp 11 THPT
chuột (hoặc vào Display/Animate) cho điểm A chuyển động trên đường tròn (O). Cho
HS quan sát và nhận xét về quỹ tích của điểm H , thể hiện qua vết của điểm H (Hình 1).
Kết quả: Quỹ tích của H là một đường tròn và có thể bằng đường tròn (O).
Hình 2
Hình 3
Hình 4
+ Hoạt động 3 (quan sát kĩ hơn, theo gợi ý
của GV):
Để có thể phát hiện ra mối quan hệ giữa điểm
A và điểm H qua một phép biến hình cụ thể, giáo
viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ hơn những yếu
tố sau:
(i) Quan sát và cho nhận xét về vectơ
−−→
AH
trong quá trình điểm A di động trên đường tròn.
(ii) Quan sát và cho nhận xét về mối quan hệ
(qua một phép biến hình nào đó) giữa điểm H và
điểm A′ đối xứng với A qua O.
(iii) Quan sát và cho nhận xét về mối quan hệ
(qua một phép biến hình nào đó) giữa điểm H và
giao điểm A1 của đường thẳng AH và đường tròn
(O;R).
Chú ý: Nếu thời gian không cho phép, giáo
viên có thể chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm quan
sát và cho nhận xét về mỗi trường hợp (i), (ii), (iii).
Kết quả:
Vectơ
−−→
AH không đổi.
H và A′ luôn đối xứng với nhau qua trung
điểm I của BC.
H và A1 luôn đối xứng với nhau qua đường
thẳng BC.
+ Hoạt động 4 (chứng minh tính đúng đắn của
các nhận xét trên):
Trường hợp (i): So sánh véc tơ
−−→
AH và
véc tơ
−→
OI
Cách 1: Vẽ thêm đường kính CC ′(Hình 2).
Do OI là đường trung bình của tam giác
CC ′B và BC ′AH là hình bình hành, nên
−−→
AH = 2
−→
OI.
Cách 2 (Hình 3): OI là đường trung bình của tam giác AHA′, nên
−−→
AH = 2
−→
OI.
Trường hợp (ii) (Hình 3): Do BHCA′ là hình bình hành nên H và A′ đối xứng
qua I .
Trường hợp (iii) (Hình 3): Do góc CBA2 bằng góc CAA2 và bằng góc CBB1 nên
87
Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hồng
tam giác HBA2 có BA1 vừa là đường phân giác, vừa là đường cao. Dẫn đến H đối xứng
với A2 qua đường thẳng BC.
+ Hoạt động 5 (Áp dụng kết quả hoạt động 4):
Ba trường hợp trên gợi cho ta có thể sử dụng những phép biến hình nào để tìm tập
hợp điểm H khi điểm A di động trên đường tròn (O;R)?
Cách 1: Do H là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo vectơ 2
−→
OI, tập hợp điểm A là
đường tròn (O;R) nên tập hợp điểmH là đường tròn (O′;R) - ảnh của đường tròn (O;R)
qua phép tịnh tiến trên Hình 4.
Hình 5
Hình 6
Cách 2: Do H là ảnh của A′ qua phép đối
xứng tâm I , tập hợp điểm A′ là đường tròn (O;R)
nên tập hợp điểm H là đường tròn (O′;R) - ảnh
của đường tròn (O;R) qua phép đối xứng tâm I
(Hình 5).
Cách 3: Do H là ảnh của A′ qua phép đối
xứng trục BC, tập hợp điểm A′ là đường tròn
(O;R) nên tập hợp điểm H là đường tròn (O′;R)
- ảnh của đường tròn (O;R) qua phép đối xứng
trục BC.
+ Hoạt động 6 (kiểm tra lại kết quả bằng phần
mềm GSP):
Để kiểm tra lại kết quả, GV sử dụng phần
mềm GSP thực hiện vẽ ảnh (O′) của (O) qua các
phép biến hình nói trên.
Các thao tác đó như sau:
Kích đúp chuột vào điểm I để xác định I là
tâm đối xứng; dùng công cụ Point tool đánh dấu
đường tròn (O); Vào Transform/Reflect để vẽ ảnh
(O′) của (O); Dùng công cụ Point tool đánh dấu
điểm H; Vào Display/Trance; Cho A di chuyển trên toàn bộ đường tròn (O) bằng chuột
hoặc vào Display/Animate. Ta sẽ thấy vết của H là đường tròn (O′).
+ Hoạt động 7 (nghiên cứu sâu giải pháp):
Ta có thể sử dụng hai phép dời hình liên tiếp như sau:
Dựng đường thẳng (d) đi qua tâmO vuông góc vớiAH . GọiA2 = AH∩(O) (Hình
4). Sử dụng phần mềm GSP, cho A di chuyển trên (O). HS quan sát và nhận xét vị trí của
A và A2 so với đường thẳng (d); Nhận xét vị trí của H và A2 so với đường BC. Ta có A
và A2 đối xứng nhau qua đường thẳng d; H và A2 đối xứng nhau qua đường BC. Từ đó
HS nghĩ đến việc thực hiện liên tiếp hai phép đối trục:Œd : A 7→ A2 vàŒBC : A2 7→ H ,
biến A thànhH .
88
Sử dụng phần mềm Geometer’s sketchpad trong dạy học phép biến hình lớp 11 THPT
3. Kết luận
The Geometer’s Sketchpad là phần mềm hỗ trợ vẽ hình, nghiên cứu hình vừa dễ
dàng sử dụng, vừa có “tính động” mà một số phần mềm khác không có, nên phần mềm
này đang được nhiều giáo viên toán sử dụng. Nếu khéo léo sử dụng phần mềm này trong
dạy học Hình học, học sinh sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố động và bất động
trong hình đã cho. Từ đó học sinh có hứng thú hơn, tích cực suy nghĩ hơn trong quá trình
học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005. Sách giáo khoa Hình học 11. Nxb Giáo dục.
[2] Nguyễn Thị Thu Hồng, 2011. Vận dụng quan điểm tích cực trong dạy học chương
“Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng”. Luận văn thạc sĩ khoa học
giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
[3] ’s_Sketchpad
[4] Website: Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
ABSTRACT
Applying geometer’s Sketchpad software
when teaching geometry in the 11th grade
The geometer’s Sketchpad is software that helps users draw research figures. It is
both easy to use and ‘dynamic’ in ways that other software is not. . This software is used
by many math teachers. If this software is skillfully used in the teaching of Geometry,
students will see more clearly the relationship between animated and fixed factors in
a given figure. The result is greater student interest and more positive thinking in the
learning process.
89