1. Đặt vấn đề
Phương tiện trực quan có vai trò to lớn trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí
nói riêng. Các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ không chỉ
là phương tiện minh họa mà còn là nguồn tri thức giúp học sinh tự khai thác kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.
Trong các loại phương tiện trực quan, tranh ảnh là một phương tiện có vai trò
quan trọng trong dạy học Địa lí. Tranh ảnh không những giúp cho học sinh trình bày
các biểu tượng, khái niệm địa lí mà còn giúp học sinh nhớ kĩ, nhớ sâu các kiến thức,
đồng thời tranh ảnh còn có tác dụng mạnh mẽ và sâu sắc, góp phần quan trọng trong
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Các loại tranh ảnh rất phong phú, trong đó có một thể loại tranh có mức độ thể
hiện rất sâu sắc, đó là tranh biếm họa. Tuy nhiên thể loại này chưa được ứng dụng và
phổ biến rộng rãi trong quá trình dạy học.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu “Sử dụng
tranh biếm họa trong dạy học Địa lí” để thấy được vai trò, ý nghĩa và những tác dụng
to lớn của việc đưa tranh biếm họa vào viêc giảng dạy Địa lí.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2011 - 2012
181
SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Nguyễn Văn Tư
Nguyễn Thị Thu Hương
(SV năm 4, 3 Khoa Địa lí)
GVHD: TS Nguyễn Văn Luyện
1. Đặt vấn đề
Phương tiện trực quan có vai trò to lớn trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí
nói riêng. Các phương tiện trực quan như bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ không chỉ
là phương tiện minh họa mà còn là nguồn tri thức giúp học sinh tự khai thác kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.
Trong các loại phương tiện trực quan, tranh ảnh là một phương tiện có vai trò
quan trọng trong dạy học Địa lí. Tranh ảnh không những giúp cho học sinh trình bày
các biểu tượng, khái niệm địa lí mà còn giúp học sinh nhớ kĩ, nhớ sâu các kiến thức,
đồng thời tranh ảnh còn có tác dụng mạnh mẽ và sâu sắc, góp phần quan trọng trong
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Các loại tranh ảnh rất phong phú, trong đó có một thể loại tranh có mức độ thể
hiện rất sâu sắc, đó là tranh biếm họa. Tuy nhiên thể loại này chưa được ứng dụng và
phổ biến rộng rãi trong quá trình dạy học.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu “Sử dụng
tranh biếm họa trong dạy học Địa lí” để thấy được vai trò, ý nghĩa và những tác dụng
to lớn của việc đưa tranh biếm họa vào viêc giảng dạy Địa lí.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài
2.1.1. Phương tiện dạy học trực quan là gì?
Phương tiện (PT) trực quan (TQ) là các PT để nhận thức, có chức năng làm cho
đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách TQ. Sự phong phú về PT TQ đã tạo ra
những thuận lợi và khó khăn trong dạy học. Nhờ các PT TQ mà các tri thức trừu tượng,
các sự kiện phức tạp được bộ lộ một cách TQ làm cho người học tiếp thu một cách dễ
dàng.
Các phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, mô hình, đoạn
phim
2.1.2. Tranh, ảnh là gì?
Là những hình ảnh được chụp lại lưu lại trên vải, giấy, gỗ mà chúng ta có thể
thấy được thông qua thị giác. Nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
2.1.3. Tranh vẽ là gì?
Vẽ là tái hiện trên những chất liệu khác nhau những hình ảnh có thật hoặc không
có thật theo trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Vẽ giúp lưu lại những giá trị này, để ghi
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
182
nhớ hay để giải trí hay phục vụ những mục đích khác như thiết kế kiểu dáng công
nghiệp.
2.1.4. Tranh biếm họa là gì?
Tranh biếm họa (cartoon) là hình ảnh phản ánh các hiện tượng, tình trạng xã hội
nhưng mang tính chất cường điệu, có tính phê phán bằng mô tả, diễn đạt một cách khôi
hài, mỉa mai.
Tranh biếm họa là tranh vui nhưng cũng phần nào thể hiện bản chất các vấn đề
trong tranh. Qua tranh biếm họa, bình luận tranh biếm họa, đặt tên cho tranh chính là
cách để các học sinh bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình về các vấn đề thời sự
nóng hổi bằng một hình thức gần gũi, nhẹ nhàng, vui mà góp nhặt kiến thức. Tranh
biếm họa giúp cho học sinh có thể tiếp cận những vấn đề mang tính học thuật nhưng
vẫn thoải mái, và không giới hạn đề tài cũng như tạo cho học sinh có cơ hội tự do lựa
chọn đề tài mình thích mà bày tỏ quan điểm.
2.2. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí
Việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học giúp học sinh vận động đầu óc sáng
tạo, nhìn và đánh giá các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Qua
đó nâng cao khả năng nhận thức, khả năng thuyết trình và bình luận các vấn đề trên thế
giới. Việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí được thể hiện như sau:
2.2.1. Sử dụng tranh biếm họa trong các khâu dạy học
- Để một bài dạy đạt được hiệu quả cao, người giáo viên đã sử dụng rất nhiều
phương tiện để trợ giúp cho việc giảng dạy. Nhờ những phương tiện trên mà người
giáo viên đã làm sáng tỏ được nội dung bài dạy, thông qua các phương tiện dạy học
học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ hơn. Khi dùng tranh biếm họa trong dạy
học sẽ làm cho bài dạy phong phú hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh
- Trong các bước lên lớp của một tiết dạy Địa lí bạn có thể sử dụng tranh biếm
họa để vào bài nhằm thu hút học sinh và tạo hứng thú ban đầu cho bài giảng của mình.
Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ:
+ Trong Bài 10: Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa - Tiết 2 kinh tế của sách giáo khoa
(SGK) Địa lí 11 ban cơ bản (CB), để khởi đầu
cho bài chúng ta có thể dùng tranh biếm họa
sau:
Khi quan sát tranh này, chúng ta sẽ thấy
được sức mạnh to lớn về kinh tế của Trung
Quốc. Người ta dự kiến tới 2020, kinh tế
Trung Quốc mới vượt qua được Nhật Bản
nhưng nhờ những bước tiến ngoạn mục Trung
Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới sau
Mĩ. Với những bước tiến thuận lợi hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đang thách thức
Năm học 2011 - 2012
183
với Mĩ để vươn lên tầm cao mới. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem nền kinh tế
Trung Quốc đang trên đà phát trển như thế nào qua bài 10.
+ Trong Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực - tiết 1: Một số vấn đề của
châu Phi, SGK Địa lí 11 ban CB. Chúng ta có thể dùng tranh biếm họa sau:
Thời cổ đại châu Phi đã từng có nền văn
minh rực rỡ. Hơn 4 thế kỉ bị thực dân châu Âu
thống trị, châu Phi đã bị cướp bóc cả về con
người và tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Chính
sự thống trị ấy đã làm cho châu Phi trở thành
một châu lục nghèo nàn, lạc hậu, đói kém, kinh
tế trì trệ. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 5 để thấy
rõ sự cùng cực của châu lục này.
- Chúng ta có thể sử dụng tranh biếm họa
để chuyển mạch cho bài giảng Địa lí:
+ Khi chuyển mạch cho phần ảnh hưởng
của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường (Bài 24: Phân bố dân cư.
Các loại hình quần cư và đô thị hóa, SGK Địa lí 10 CB). Chúng ta có thể sử dụng tranh
biếm họa sau:
Đô thị hóa là sự gia tăng nhanh chóng
các điểm dân cư đô thị, sự tập trung đông đúc
dân cư trong thành phố. Với sự phát triển
nhanh chóng như vậy, quá trình đô thị hóa đã
có những ảnh hưởng như thế nào tới đời sống
dân cư, tới chất lượng môi trường? Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
Ngoài ra giáo viên có thể dùng tranh
biếm họa để củng cố bài học cho học sinh, để
các em có thể khắc sâu được kiến thức bài
học hơn.
2.2.2. Khai thác tri thức từ tranh biếm họa
Tranh biếm họa chứa một nội dung tri thức rất lớn. Thông qua sự châm biếm, hài
hước của tranh học sinh sẽ có được vốn tri thức về vấn đề được đề cập tới
*Các tri thức về địa lí tự nhiên-môi trường:
- Khi dạy Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (SGK Địa lí 10 CB) hoặc
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (SGK Địa lí 12 CB), chúng ta có thể
sử dụng tranh biếm họa sau:
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
184
Bức tranh trên thể hiện sự suy giảm
của tài nguyên rừng.
Tài nguyên thiên nhiên là các thành
phần của tự nhiên, được khai thác để phục
vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của con
người trong đó có tài nguyên rừng. Trái đất
vốn dĩ được bao bọc bởi những cánh rừng
xanh bát ngát với thảm thực vật phong phú.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người
với những nhu cầu ngày càng lớn, con người
đã không ngần ngại tàn phá đi hàng triệu
triệu ha rừng mà không hề thương tiếc.
Chính sự tàn phá ấy đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, gây mất cân
bằng sinh thái và con người đang phải đối mặt với những thảm họa thiên nhiên đầy
nguy hiểm.
- Khi dạy Bài 3: Một số vấn đề
mang tính toàn cầu (SGK Địa lí 11 CB),
chúng ta có thể sử dụng tranh biếm họa
sau:
Bức tranh trên thể hiện sự ô nhiễm
nước ngọt, biển và đại dương.
Chất thải công nghiệp và chất thải
sinh hoạt chưa được xử lí và đã được đổ
trực tiếp vào các sông hồ làm ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi
trên thế giới.
*Các tri thức về kinh tế-xã hội:
- Khi dạy bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn
cầu, SGK Địa lí 11 CB, chúng ta có thể sử dụng
tranh biếm họa sau:
Dân số thế giới đang bùng nổ một cách nhanh
chóng, hiện nay Trái Đất của chúng ta chứa khoảng
7 tỉ người, dần dần sẽ quá sức chứa của Trái Đất.
Dân số tăng nhanh dẫn tới hững hậu quả rất lớn tới
kinh tế, chất lượng cuộc sống và đặc biệt là ảnh
hưởng rất lớn tới môi trường. Môi trường đang
ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng bị giảm
sút nghiêm trọng
Năm học 2011 - 2012
185
- Khi dạy Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã
hội (SGK Địa lí 11 CB), chúng ta có thể dùng tranh sau:
Bức tranh thể hiện sự mất cân bằng giới tính của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới hơn 1,3 tỉ người. Chính vì tốc độ
gia tăng dân sô quá lớn như vậy đã gây nên
sức ép lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Đứng trước những thách thức lớn như vậy
Trung Quốc đã thi hành nhiều chính sách thiết
thực nhằm hạn chế tốc độ gia tăng dân số triệt
để: mỗi gia đình chỉ có một con. Kết quả là
gia tăng dân số giảm rõ rệt. Trong bối cảnh
đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tác động
tiêu cực tới cơ cấu giới tính, tỉ lệ nam nhiều
hơn nữ, sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và
một số vấn đề xã hội của đất nước.
- Khi dạy Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (SGK Địa lí 11 CB), chúng ta
có thể sử dụng tranh biếm họa sau:
Bức tranh trên thể hiện sự biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội
con người đang phải đối mặt với nhiều
thách thức mang tính toàn cầu trong đó có
vấn đề về môi trường. Lượng khí thải vào
khí quyển ngày càng nhiều, càng độc hại
hơn, đã gây tổn thương rất lớn cho Trái
Đất, Trái Đất đang nóng dần lên, biến đổi
khí hậu gay gắt ảnh hưởng không nhỏ tới con người. Đứng trước thách thức to lớn như
vậy, chúng ta phải làm gì? Nói rộng
ra là mỗi quốc gia, nhỏ hơn là mỗi cá
nhân cần có những việc làm thiết
thực và hữu ích nhằm bảo vệ Trái
Đất của chúng ta khỏi thảm họa nguy
hiểm. Bằng những việc làm thiết thực
như không xả rác, trồng cây xanh,
tiết kiệm nước mỗi cá nhân đã góp
phần giữ gìn màu xanh cho Trái Đất.
-Khi dạy Bài 22: Dân số và sự
gia tăng dân số (SGK Địa lí 10 CB),
chúng ta có thể dùng tranh sau:
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
186
Bức tranh thể hiện tình hình phát triển dân số thế giới.
Ta có thể sử dụng bức tranh này để khai thác kiến thức về tình hình phát triển dân
số thế giới thay thế cho bảng số liệu trong SGK để làm giảm bớt sự khô khan giúp cho
học sinh sẽ khắc sâu hơn kiến thức về sự gia tăng dân số thế giới qua các mốc năm
quan trọng. Đồng thời qua đó ta cũng giáo dục cho học sinh về hậu quả của sự gia tăng
dân số nhanh của thế giới.
2.2.3. Giáo dục tư tưởng cho học sinh thông qua tranh biếm họa
Ý nghĩa giáo dục mà tranh biếm họa đem lại là rất lớn, thông qua sự hài hước có
ý nghĩa châm biếm. Trong địa lí hiện nay có rất nhiều vấn đề bất cập như biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, xung đột, chiến tranh Những vấn đề này được phản ánh
vào tranh biếm họa, thông qua đó có ý nghĩa giáo dục ý thức cho học sinh.
Những bài học về địa lí sinh động bằng cách lồng ghép vào đó tranh biếm họa
không những khắc sâu được kiến thức về khoa học địa lí mà còn có ý nghĩa sâu sắc góp
phần hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kì hội nhập với khu vực, thế giới
hiện nay, giúp các em tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa tiên tiến của thế giới.
- Khi dạy Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Một số sông lớn trên Trái Đất (SGK Địa lí 10 CB),
chúng ta có thể dùng tranh sau:
Giáo viên giáo dục tư tưởng cho học sinh về tiết
kiệm nước. Hiện nay, trên thế giới nước sạch là một vấn
đề nan giải. Nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các
nước Châu Phi thiếu nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và
sản xuất. Do vậy, mà chúng ta phải ra sức chung tay tiết
kiệm nước để cứu cả thế giới và nhân loại.
-Khi dạy Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền
vững (SGK Địa lí 10
CB), chúng ta có thể dùng tranh sau:
Giáo viên giáo dục cho học sinh về vấn đề rác thải
ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, để các
em có ý thức tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương
các em sinh sống để cuộc sống này trở lên có ý nghĩa
hơn.
3. Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng tranh
biếm họa trong dạy học Địa lí
3.1. Các bước tiến hành
- Bước 1: Xác định chủ đề bức tranh,
- Bước 2: Mô tả đối tượng được biểu diễn theo bố cục bức tranh,
- Bước 3: Phân tích đối tượng để rút ra kiến thức cần khai thác.
Năm học 2011 - 2012
187
3.2. Ví dụ minh họa
Để minh họa cho phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ tranh
biếm họa, chúng tôi đã tiến hành dạy Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững,
(SGK Địa lí 10 CB).
Bức tranh sau dùng để dạy phần I Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
là điều kiện để phát triển.
Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa để tìm ra những nội dung chính trong
phần I. Sau đó cho học sinh quan sát bức tranh trên và đặt những câu hỏi cho học sinh:
- Chủ đề bức tranh đề cập tới là gì? Đó là dân số hay là nhu cầu phát triển sản
xuất của xã hội và TNTN?
- Các em có thấy gì đặc biệt từ bố cục của bức tranh này? Một bên có bố cục là
dân số đông đúc, một bên bố cục là TNTN ít, có hạn.
- Từ đó học sinh sẽ rút ra được kiến thức bài học từ bức tranh. Đó là mâu thuẫn
dân số hay là nhu cầu phát triển sản xuất của xã hội thế giới ngày càng tăng trong khi
đó nguồn TNTN thì có hạn.
4. Thực nghiệm sư phạm
4.1. Mục đích
Để thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi, nhằm kiểm tra
xem đề tài có tính khả thi và có khả năng áp dụng vào thực tế hay không, hiệu quả
mang lại như thế nào đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh và việc giảng dạy Địa lí
của giáo viên.
4.2. Cách thức tiến hành
Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài “Sử dụng tranh biếm họa trong Địa lí” chúng
tôi đã tiến hành thực nghiệm tại Trường THPT Trần Hưng Đạo - Gò Vấp. Trong đó
chúng tôi chọn 2 lớp là 10A3 và 10A14: lớp thực nghiệm là 10A3 (47 học sinh); lớp
đối chứng là 10A14 (45 học sinh). Hai lớp có trình độ ngang bằng nhau. Bài học chúng
tôi sử dụng để thực nghiệm là Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
188
Sau khi dạy xong chúng tôi sử dụng phiếu câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kết
quả và phiếu khảo sát:
4.3. Kết quả thực nghiệm
4.3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau khi dạy xong bài 42, chúng tôi đưa ra phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng
phiếu trả lời gồm có 5 câu liên quan tới kiến thức bài học để so sánh kết quả của 2 lớp
và chúng tôi thu được kết quả như sau:
Qua biểu đồ ta thấy rằng, số lượng học sinh trả lời được 5/5 câu thì lớp 10A3 cao
gấp trên 2 lần lớp 10A14. Số lượng học sinh trả lời được 3/5 câu thì lớp 10A3 cao gấp
trên 3 lần lớp 10A14. Số lượng học sinh trả lời được 3/5 câu thì lớp 10A14 cao gấp trên
7 lần lớp 10A3. Số lượng học sinh trả lời được 2/5 câu thì lớp 10A3 không có học sinh
nào còn lớp 10A14 có tới 8 học sinh. Không có học sinh nào chỉ trả lời được 1 câu và
không trả lời được câu nào.
Cơ cấu % của 2 lớp phân chia số
lượng học sinh trả lời số câu hỏi:
Ta thấy rằng, ở lớp 10A3 tỉ lệ học
sinh trả lời được 4 – 5 câu hỏi trắc nghiệm
chiếm tới 94% cao hơn rất nhiều so với
lớp 10A14 chỉ có 33%. Còn lớp 10A14 tỉ
lệ học sinh trả lời được 2 – 3 câu hỏi trắc
nghiệm chiếm tới 67% cao hơn rất nhiều
so với lớp 10A3 chỉ có 6%.
Như vậy, qua việc nguyên cứu các
kết quả thu được từ việc thực nghiệm và phân tích các biểu đồ, chúng tôi có thể đi tới
một kết luận rằng: Việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí đã thu được một
kết quả khá khả quan, giúp học sinh tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, qua đó làm cho
Năm học 2011 - 2012
189
sự tư duy của học sinh ngày càng được nâng cao hơn so với việc không sử dụng tranh
biếm họa. Qua quá trình đứng lớp thực nghiệm chúng tôi cũng thấy rằng việc sử dụng
tranh biếm họa làm cho lớp học có không khí vui vẻ hơn so với lớp đối chứng.
4.3.2. Kết quả khảo sát
- Sau cho học sinh trả lời xong phiếu câu hỏi trắc nghiệm chúng tôi cũng tiến
hành phát phiếu khảo sát lớp thực nghiệm (10A3).
- Số phiếu phát ra: 47, số phiếu thu vào: 47, số phiếu hợp lệ: 47. Thu được kết
quả sau:
Bảng khảo sát học sinh về việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí
Câu hỏi khảo sát. Học sinh trả lời Số học sinh trả
lời/tổng số
Tỉ lệ (%)
- Học rồi 7/47 15% 1. Em đã được học về
tranh biếm họa chưa? - Chưa học 40/47 85%
a. Rất thích 12/47 25,5%
b. Thích 31/47 66%
c. Không thích 1/47 2,1%
2. Sau tiết học có sử dụng
tranh biếm họa em cảm
thấy như thế nào?
d. Không thích lắm 3/47 6,4%
a. Rất vui vẻ 6/47 12,8%
b. Vui vẻ 33/47 70,2%
c. Bình thường 7/47 14,9%
3. Sau tiết học có sử dụng
tranh biếm họa em thấy
không khí tiết học như thế
nào? d. Nhàm chán 1/47 (2,1%)
a. Cao 25/47 53,2%
b. Khá cao 19/47 40,4%
c. Trung bình 3/47 6,4%
4. Ý nghĩa mà tranh biếm
họa mang lại cho em ở
mức độ nào?
d. Không có ý nghĩa
giáo dục
0 0%
5. Em có mong muốn mỗi
tiết học Địa lí đều có sử
dụng tranh biếm họa
không? Tại sao?
- Hầu hết các em đều mong muốn sử dụng tranh biếm
họa trong dạy học Địa lí bởi:
+ Giúp hiểu bài sâu sắc hơn, tiếp thu nhanh hơn và có
hiệu quả
+ Làm cho tiết học sôi nổi và thú vị hơn, mang ý nghĩa
giáo dục cao
+ Tránh sự nhàm chán
Qua khảo sát, chúng tôi đã thu được nhiều kết quả rất khả quan. Việc đưa tranh
biếm họa vào việc dạy học đã mang lại kết quả cao. Học sinh tích cực chủ động trong
việc tiếp thu các kiến thức địa lí, tiết học sôi nổi, vui vẻ. Mặt khác thông qua tranh
biếm họa, học sinh được giáo dục nhiều về tư tưởng và tình cảm tốt đẹp, sống có ích
cho gia đình và xã hội.
5. Kết luận, kiến nghị
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
190
5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng tranh biếm họa trong
dạy học Địa lí có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi thấy việc sử dụng tranh này trong dạy học Địa lí còn chưa phổ biến. Vì thế thông
qua bài nghiên cứu này hi vọng tranh biếm họa sẽ là một phương tiện trực quan được
sử dụng nhiều hơn trong dạy học Địa lí nhằm khai thác kiến thức một cách hiệu quả
nhất.
Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng rút ra một số kết luận sau:
- Để hỗ trợ cho việc giảng dạy môn Địa lí tại các trường THPT, tránh tình trạng
tiết học buồn chán, học sinh không hứng thú để tiếp nhận kiến thức bài học; giáo viên
có thể sử dụng tranh biếm họa để làm sinh động thêm bài dạy của mình.
- Cách làm này còn góp phần hình thành trong mỗi học sinh cách hệ thống hóa
kiến thức thành chuỗi, áp dụng lí thuyết vào thực tế. Giáo viên còn có thể khơi gợi trí
tưởng tượng của học sinh làm cho những kiến thức địa lí trở nên gần gũi với học sinh.
- Việc dạy học Địa lí có sử dụng tranh biếm họa có thể giúp giáo viên và học sinh
tiếp cận ngày càng gần với phương pháp dạy học nêu vấn đề, giúp học sinh có tính tư
duy cao hơn.
- Việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí đòi hỏi người giáo viên phải
đầu tư, tìm hiểu kĩ lưỡng đế có thể sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả. Do đó,
đòi hỏi người giáo viên phải luôn học tập và nỗ lực không ngừng trong việc tìm tòi,
sáng tạo.
- Việc tìm kiếm tranh biếm họa thường phức tạp, nhiều thời gian.
- Nếu giáo viên sử dụng không cẩn thận, chu đáo có thể gây phản tác dụng.
5.2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng có kiến nghị:
Đối với giáo viên: Trong quá trình giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông giáo viên
nên sử dụng tranh biếm họa trong bài dạy của mình (tùy từng bài mà có thề sử dung
tranh biếm họa) để bài học trở nên phong phú hơn và giảm bớt sự căng thẳng cho học
sinh trong giờ học.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nên đưa các hình ảnh về tranh biếm họa vào
SGK Địa lí phổ thông với mục đích là để làm phong phú hơn kênh hình trong SGK.
Qua đó, giúp học sinh có sự tư duy cao và sức sáng tạo phong phú.
Do thời gian nghiên cứu không dài và vấn đề khá rộng, nên còn nhiều sai sót,
mong thầy cô và các bạn thông cảm. Ch