Tóm tắt. Bài báo trình bày một số khía cạnh chung của sự phát triển tâm lí trẻ em
từ giác độ tâm lí học - giáo dục học. Dựa trên tư tưởng về sự hình thành và phát
triển nhân cách thông qua việc học và vai trò của giáo dục, tác giả đã giới thiệu một
số quy luật phát triển tâm lí của trẻ. Những quy luật này là cơ sở để tổ chức hoạt
động giáo dục cho trẻ. Đó là: quy luật về sự học, hiện thực hóa các tiềm năng của
trẻ, sự quy định về xã hội trong sự phát triển và sự tương tác cũng như quy luật phát
triển không đồng đều trong quá trình phát triển tâm lí. Các vấn đề hiện nay trong
giáo dục và đời sống xã hội cũng được phân tích theo tiếp cận phát triển.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 14-22
This paper is available online at
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM VÀ CƠ HỘI TRONG XÃ HỘI HỌC TẬP
Lê Minh Nguyệt
Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày một số khía cạnh chung của sự phát triển tâm lí trẻ em
từ giác độ tâm lí học - giáo dục học. Dựa trên tư tưởng về sự hình thành và phát
triển nhân cách thông qua việc học và vai trò của giáo dục, tác giả đã giới thiệu một
số quy luật phát triển tâm lí của trẻ. Những quy luật này là cơ sở để tổ chức hoạt
động giáo dục cho trẻ. Đó là: quy luật về sự học, hiện thực hóa các tiềm năng của
trẻ, sự quy định về xã hội trong sự phát triển và sự tương tác cũng như quy luật phát
triển không đồng đều trong quá trình phát triển tâm lí. Các vấn đề hiện nay trong
giáo dục và đời sống xã hội cũng được phân tích theo tiếp cận phát triển.
Từ khóa: Tâm lí trẻ em, cơ hội, xã hội học tập.
1. Mở đầu
Gần như mặc định, nói tới xã hội học tập (XHHT), nhiều người nghĩ ngay đến việc
hướng tới một xã hội trong đó mọi người dân, chủ yếu là người lớn đều được học và học
suốt đời, nhằm thích ứng với sự thay đổi không ngừng của khoa học và xã hội. Không phải
ngẫu nhiên, ngay từ năm 1949, tại Đan Mạch, người ta đã bàn đến giáo dục cho người lớn
và suốt từ đó đến nay hàng chục hội nghị Quốc tế về XHHT đều hướng đến chủ đề này.
Đối với các nước phát triển, điều này là đương nhiên, vì ở đó, giáo dục cho trẻ em về cơ
bản đã đáp ứng được yêu cầu của “xã hội học tập cho trẻ em” cả về quy mô và chất lượng.
Trong khi đó, sự phát triển và biến đổi nhanh chóng của kinh tế, khoa học và xã hội đặt ra
thách thức đối với người lớn: không học không thích ứng được với điều kiện sống và làm
việc trong xã hội biến đổi liên tục. Tuy nhiên, ở những nước chậm và đang phát triển, vấn
đề được đến trường học tập của trẻ em vẫn là một mục tiêu phía trước. Vì vậy, ở các quốc
gia này, xây dựng xã hội học tập, không chỉ hướng tới dành cho người lớn tuổi mà trước
hết cần đảm bảo cho mọi trẻ em được đến trường và được phát triển mọi tiềm năng của
mình.
Ngày nhận bài: 1/12/2012. Ngày nhận đăng: 15/8/2013.
Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com
14
Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập
Bài toán xây dựng một xã hội học tập cho trẻ em có hai nghiệm: thứ nhất: mọi trẻ
em đều được học, được đến trường và thứ hai: mọi trẻ em đều học được. Ở Việt nam, năm
2000 đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập xong giáo dục tiểu học. Năm 2010 cả nước
cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Với thành tựu đó, chúng ta đã tạo ra
một xã hội học tập cho trẻ em về quy mô và đặt nền móng cho học tập suốt đời ở các giai
đoạn lứa tuổi sau. Trên thực tế, những năm qua, chúng ta đã cố gắng đi tìm lời giải cho
cả hai vấn đề của một xã hội học tập cho trẻ em và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Tuy nhiên, do đặc điểm là đất nước đang chuyển đổi về kinh tế và quản lí xã hội, nên chất
lượng giáo dục cho trẻ em còn nhiều bất cập, những vấn đề cơ bản vẫn chưa có lời giải
thực sự hợp lí và thỏa đáng. Bài viết này hướng đến góp phần làm sáng tỏ cơ sở để giải
quyết bài toán xây dựng xã hội học tập cho trẻ em, bằng cách chỉ ra những quy luật khách
quan của sự phát triển trẻ em và các giải pháp giáo dục phù hợp với quy luật phát triển
của trẻ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trẻ em và quy luật phát triển của trẻ em trong xã hội hiện đại
2.1.1. Quan niệm hiện đại về trẻ em
Trải qua hàng ngàn năm, nhân loại vẫn tồn tại dai dẳng quan niệm “trẻ em là người
lớn thu nhỏ” và đối xử với chúng như với người lớn (có thể đây chính là căn nguyên
của cách hành xử lấy người lớn làm trung tâm, vẫn còn tồn tại phổ biến trong giáo dục
trẻ em ngày nay). Chỉ đến khi xuất hiện các tuyên ngôn nổi tiếng của nhà khai sáng
J.J.Rousseau về trẻ em: trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ [13] và hàng loạt công
trình sau đó nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, thì quan niệm sai lầm trên mới dần
được khắc phục.
Ngày nay, trong giới khoa học và trong giáo dục tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng ít
nhiều của cách nhìn trẻ em nặng về góc độ sinh học, bẩm sinh, di truyền hoặc thiên về sự
tác động của môi trường sống, nhưng tư tưởng chủ đạo coi trẻ em là thực thể văn hóa, tự
sinh ra chính bản thân mình bằng hoạt động và tương tác xã hội. Điều đó có nghĩa là trẻ
em là sản phẩm của sự tương tác giữa các tố chất của bản thân với sự tác động của các yếu
tố môi trường thông qua hoạt động và tương tác của chính các em. Dưới góc độ phát triển,
trẻ em là sản phẩm thứ sinh, là sản phẩm do chính mình tạo ra.
2.1.2. Các quy luật phát triển của trẻ em
Quá trình phát triển của trẻ em hiện đại diễn ra theo nhiều quy luật, trong đó có các
quy luật phổ quát.
- Quy luật thứ nhất: Sự phát triển của trẻ em hiện đại diễn ra thông qua HỌC. Ngay
từ thế kỉ XIII, nhà triết học vĩ đại Kant đã khẳng định: Trẻ em không thể thành người nếu
không học. Các nhà tâm lí học thường dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để diễn đạt quy luật
này: Sự phát triển của trẻ em là lĩnh hội kinh nghiệm văn hóa - xã hội, biến kinh nghiệm
15
Lê Minh Nguyệt
của xã hội thành kinh nghiệm cá nhân [L.X.Vưgotxki,1997; A.N.Leonchev,1979]; sự xã
hội hóa; cá nhân hóa; sự cấu trúc và tái cấu trúc các chức năng tâm lí trẻ em [18]v.v. Tất
cả sự diễn đạt đó đều là biểu hiện của HỌC. Trẻ có thể sử dụng các cơ chế bắt chước, nhận
thức hay trí tuệ v,v, nhưng tất cả cơ chế đó đều là cơ chế HỌC. Để thông báo một trạng
thái cảm xúc của mình, trẻ có thể kêu ú ớ, đó là phản xạ bản năng. Nhưng cũng để thể
hiện trạng thái đó, trẻ biết dùng tiếng nói (ngôn ngữ) chung của cộng đồng, thì đó không
còn là bản năng nữa, mà là sự phát triển, là con người văn hóa. Tương tự, trẻ biết đọc,
biết viết, biết tính toán; biết lao động tạo ra của cải, biết sáng tạo ra khoa học, công nghệ,
nghệ thuật, thi ca, đạo đức, pháp luật; biết yêu, biết ghét, biết tôn trọng, chấp nhận và hợp
tác với người khác v.v. Có thể kể ra hàng triệu, triệu cái biết khác, mà nhờ chúng trẻ em
trở thành một thành viên có thể sống “đàng hoàng” trong gia đình, làng xóm, nhà trường,
xã hội hiện tại, được hình thành không phải bằng con đường phản xạ tự nhiên, mà bằng
con đường học. Nói khái quát, tất cả mọi cái của trẻ em, từ không biết đến biết, từ không
đến có; từ đứa trẻ - một cá thể động vật, trở thành đứa trẻ - một cá nhân có văn hóa trong
cộng đồng, đều là kết quả của học.
Mặt khác, trẻ em là con đẻ của thời đại. Mỗi thời đại có hình mẫu riêng về trẻ em
của thời đại mình. Điều này không phải do sự áp đặt thô bạo, máy móc của xã hội đối với
trẻ, mà là do phương thức dạy và học của xã hội tạo nên. Thời cổ xưa và trong xã hội kinh
tế nông nghiệp tĩnh, chưa có trường học hoặc chỉ có số ít dành cho thiểu số trẻ em con
tầng lớp trên, nên việc dạy và học để giúp quảng đại trẻ em trở thành thành viên của xã
hội là do toàn dân đảm nhận bằng giáo dục dân gian theo phương thức trao tay, tương ứng
kiểu dạy này là học dân gian. Trong xã hội hiện đại giáo dục nhà trường trở thành tiêu chí
bắt buộc đối với trẻ em; là một chỉ báo quan trọng về sự phát triển không đầy đủ của các
em; là sự bất hạnh không chỉ của riêng đứa trẻ mà còn là sự bất hạnh và là biểu hiện về sự
kém phát triển của xã hội.
- Quy luật thứ hai: Trẻ em là một thực thể đầy tiềm năng phát triển và là thế giới
tiềm năng bỏ ngỏ.
Các nghiên cứu tâm lí học, sinh lí thần kinh về tiềm năng con người ngày càng củng
cố giả thuyết con người (cũng như vũ trụ) có tiềm năng vô tận và còn nhiều bí ẩn. Chúng
ta chưa xác định được đáy tiềm năng phát triển của trẻ em, mà chỉ “lờ mờ” nhận dạng
ra tiềm năng đó qua các trường hợp đặc biệt, năng khiếu, thần đồng. Trước đây, nghiên
cứu của các nhà sinh lí thần kinh cho thấy não của người trưởng thành đang hoạt động có
khoảng 14 - 17 tỉ tế bào thần kinh, nhưng hiện nay đã xác định được não trẻ em ngay khi
mới sinh ra đã có khoảng 100 tỉ tế bào làm việc [19]. Tuy nhiên, hiện chưa có một công
trình nào xác định được giới hạn về tiềm năng phát triển của trẻ em. Đến thời điểm này,
đối với người lớn, trẻ em vẫn đang là thế giới tiềm năng bỏ ngỏ. Trước những năm 1980,
hầu hết các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục đều nghĩ trẻ em có 1 loại trí thông minh toán
- logic, nhưng các nghiên cứu của nhà tâm lí học H.Gardner phát hiện năm 1983, cho thấy
trẻ em có tới 8 loại trí thông minh: Trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh âm nhạc,
trí thông minh logic - toán, trí thông minh không gian, trí thông minh tri giác cơ thể ở
16
Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập
dạng vận động, trí thông minh cá nhân, trí thông minh khoa học, trí thông minh giao tiếp
[9;20]. Điều quan trọng là nhận định của H.Gardner chưa phải là kết luận cuối cùng về
trí thông minh của trẻ em thời hiện đại. Tuy nhiên, các nhà tâm lí học cũng đã phát hiện
ra sự phát triển tiềm năng nhất định nào đó của trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với “môi
trường được làm giàu”, mà ở đó trẻ được tạo điều kiện thuận lợi nhất để tự do hoạt động
tương ứng với tiềm năng của mình. Cả thế giới đều biết tới nghệ sĩ Đặng Thái Sơn hay
nhà toán học Ngô Bảo Châu và cả thế giới cũng đều biết họ có môi trường âm nhạc hay
môi trường toán học tuyệt với để các tiềm năng âm nhạc và toán học của mình được phát
lộ và phát triển. Ở đây có một nguyên lí: Trẻ em có tiềm năng phát triển vô cùng đa tầng
và đa hướng, nhưng hiện thực phát triển của từng em đạt mức nào, theo hướng nào là tùy
thuộc vào chiều sâu, độ phong phú và đa dạng của xã hội học tập dành cho các em. Vì lẽ
đó, xây dựng một xã hội học tập cho trẻ em là xây dựng môi trường học tập tương ứng với
tiềm năng phát triển của trẻ em, mà trong đó mọi trẻ em được tạo điều kiện thuận lợi nhất
để có thể tích cực hoạt động và phát triển hoàn toàn các năng lực vốn có của mình.
- Quy luật thứ ba: Sự phát triển của trẻ em diễn ra trong mối tương tác chặt chẽ giữa
các yếu tố thuộc về chủ thể và sự tác động của môi trường.
Dưới góc nhìn hệ thống, sự phát triển của trẻ em là giá trị thặng dư của sự tương
tác mạnh giữa ba đơn vị: sự tích cực hoạt động của cá nhân các tố chất (thể chất và tâm
lí) của cá nhân sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường sống. Hoạt động và tương tác
xã hội là nguồn gốc, là phương thức phát triển của trẻ em. Trẻ em chỉ có thể phát triển
thông qua hoạt động và tương tác xã hội. Không có hoạt động và tương tác của trẻ em với
thế giới thì không có sự phát triển. Tuy nhiên, hoạt động tích cực của trẻ em phải dựa trên
cơ sở thể chất nhất định. Không thể có một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể ốm yếu.
Hơn nữa, sự phát triển của trẻ luôn luôn chịu tác động bởi yếu tố môi trường sống, đặc
biệt là môi trường kinh tế - xã hội - văn hóa mà ở đó, trẻ em được tắm mình và cảm nhận
nó hàng ngày. Trong đó, tác động của gia đình, nhà trường, nhóm bạn và của các phương
tiện thông tin, giải trí có sức mạnh to lớn. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, do thành tựu
của khoa học, công nghệ và giao lưu quốc tế, sự tác động của môi trường ngày càng rộng
hơn, mạnh hơn, phong phú hơn, cả mặt tích cực và tiêu cực đến hoạt động và phát triển
của trẻ em. Mặt khác, sự phát triển tâm lí của trẻ em tác động đến các yếu tố thể chất của
mình và tác động vào môi trường sống, từng bước làm chủ chúng, phục vụ cho sự phát
triển của mình.
- Quy luật thứ tư: Sự phát triển của cá nhân diễn ra theo quy luật không đều
Các công trình nghiên cứu trong tâm lí học phát triển đã phát hiện sự phát triển
không đều giữa các giai đoạn lứa tuổi trong cả cuộc đời của mỗi cá nhân và có sự không
đều giữa các cá nhân trẻ em trong quá trình phát triển.
Đối với mỗi cá nhân, sự phát triển cả thể chất và tâm lí diễn ra với tốc độ không đều
qua các giai đoạn lứa tuổi từ sơ sinh đến trưởng thành. Xu hướng chung là chậm dần từ sơ
sinh đến khi trưởng thành, nhưng trong suốt quá trình đó có những giai đoạn phát triển với
tốc độ rất nhanh, có giai đoạn chậm lại, để rồi lại vượt lên ở giai đoạn sau. Trong đó, sự
17
Lê Minh Nguyệt
phát triển của trẻ em trong 6 năm đầu, tiếp đến là giai đoạn tuổi dậy thì là các giai đoạn có
ý nghĩa quyết định đối với cả đời người.Trong các giai đoạn này, nếu trẻ em không được
chăm sóc và giáo dục chu đáo sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho sự phát triển về sau của trẻ.
Mặt khác, giữa các cá nhân có sự không đều trong quá trình phát triển cả về tốc độ
và mức độ. Khi mới sinh và lớn lên, mỗi trẻ em có cấu trúc cơ thể riêng (về hệ thần kinh,
các giác quan và các cơ quan khác của cơ thể). Đồng thời được nuôi dưỡng, được hoạt
động trong những môi trường riêng (gia đình, nhóm bạn, nhà trường v.v). Sự khác biệt đó
tạo ra ở mỗi trẻ em có tiềm năng, điều kiện, môi trường phát triển riêng của mình, không
giống người khác. Vì vậy giữa các trẻ em có sự khác biệt và không đều về cả mức độ và
tốc độ phát triển. Điều này đặt ra vấn đề là giáo dục trẻ em không chỉ quan tâm và tôn
trọng sự khác biệt cá nhân trong qúa trình phát triển của các em, mà còn cần phải tạo điều
kiện thuận lợi để mỗi cá nhân phát huy đến mức tối đa mọi tiềm năng của mình, nhằm
hướng đến mức phát triển cao nhất so với chính bản thân mình.
- Quy luật thứ năm: Sự phát triển của trẻ em diễn ra theo xu hướng chuyển tâm qua
các lứa tuổi.
Sự chuyển tâm trong quá trình phát triển của trẻ em qua các lứa tuổi diễn ra trong
mọi chức năng tâm sinh lí của trẻ. Đó là quá trình hình thành các cấu trúc tâm lí đặc trưng,
trên cơ sở cấu trúc lại các chức năng tâm lí đã có. Chẳng hạn, Sự phát triển cấu trúc nhận
thức của trẻ em từ các chức năng nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) ở giai đoạn mầm
non chuyển sang tư duy cụ thể (học sinh đầu tiểu học) và tư duy lí luận (học sinh THCS);
sự phát triển lĩnh vực xúc cảm - tình cảm cũng bắt đầu từ các các xúc cảm mang tính
tức thời, không ổn định (tuổi mầm non và đầu tiểu học), chuyển lên mức độ tình cảm ổn
địnhgắn liền với các đối tượng thân quen (tuổi tiểu học) và cuối cùng là các tình cảm cao
cấp tương ứng với ý thức trách nhiệm, lí tưởng và giá trị sống (tuổi THPT). Trong lĩnh vực
hành động cũng diễn ra theo quy luật tương tự. Trẻ em chuyển từ các hành động cảm xúc,
ngẫu hứng, không ổn định (trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông) lên mức hành động
có ý thức, hành động ý chí (tuổi thanh niên).
Sự chuyển tâm trong quá trình phát triển của trẻ em diễn ra theo nguyên lí tiệm tiến
và nhảy vọt, tạo thành các giai đoạn lứa tuổi: sơ sinh, mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS
và THPT. Mỗi lứa tuổi có đặc thù riêng về hoạt động, giao tiếp và các chức năng tâm lí.
Tính đặc thù của mỗi lứa tuổi là cơ sở để tổ chức các lớp học, cấp học cho trẻ em trong
một xã hội học tập của trẻ.
Trên đây là một số quy luật mang tính phổ quát về sự phát triển của trẻ em có quan
hệ trực tiếp tới xã hội học tập của trẻ em
2.2. Cơ hội đối với trẻ em trong xã hội học tập
Việt Nam là dân tộc hiếu học. Biểu hiện rõ nhất là trước đây, trong hoàn cảnh khó
khăn, các bậc cha mẹ vẫn chăm lo cho con cháu được học hành, với quan niệm học để làm
người. Năm 1941, sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ Tịch Hồ
18
Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập
Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm đến việc trẻ em được học tập. Theo Chủ Tịch, "Trẻ em
như búp trên cành/Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan". Vì vậy, quyết tâm xây dựng
một nền giáo dục mới - nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập. "Một nền giáo dục làm
phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" [6]. Ngày 2/9/1990, Việt Nam là
nước thứ hai trên thế giới kí công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, trong đó trẻ em có
quyền được học hành. Nghĩa vụ của thầy cô giáo là lên lớp và giảng dạy tốt, khi uốn nắn
trẻ em không được làm tổn hại đến các em, không được xúc phạm trẻ em. Luật Giáo dục
sửa đổi năm 2009 cũng đã chỉ rõ: phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo
dục tiểu học và trung học. Nghị Quyết Đại hội Đảng qua các nhiệm kì IX, X, XI đều xác
định đầu tư cho giáo dục là quyết sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế,
năm 2000 chúng ta đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập xong giáo dục tiểu học [2]. Năm
2010 cả nước cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn bộ tư tưởng
chiến lược cũng như hành động thực tiễn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang
thực hiện đều hướng đến tạo cơ hội thuận lợi để tất cả trẻ em trên khắp mọi miền của tổ
quốc đều có thể đến trường.
2.3. Các rào cản và thách thức đối với quyền được đi học và khả năng học
được của trẻ em
Bên cạnh cơ hội được đến trường học tập, trẻ em trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đang phải đối mặt với những rào cản và thách thức, làm xói mòn quyền được đi học và
khả năng học được của các em:
- Những rào cản và thách thức từ phía xã hội đối với quyền được đến trường: Đói
nghèo, chiến tranh, kì thị, bạo hành, lạm dụng trẻ em và tác động mặt trái của thời đại
máy tính, điện thoại thông minh và các phương tiện thông tin, giải trí khác đang là vấn
nạn trên phạm vi toàn cầu và của mỗi quốc gia, thậm chí của các gia đình trong xã hội
hiện đại.
Trẻ em là thành phần dễ bị tổn thương nhất từ các tác động tiêu cực nêu trên và biểu
hiện dễ nhận thấy từ các tác động đó là việc học tập của các em. Trong đó chiến tranh, đói
nghèo, kì thị, bạo hành, lạm dụng trẻ em v.v là những tác nhân chủ yếu đã và đang tước
mất cơ hội học tập của không ít trẻ em trên thế giới. Theo số liệu thống kê của UNESCO,
có tới một nửa trong tổng số 57 triệu trẻ em trên toàn thế giới hiện không được cắp sách
tới trường, đang sinh sống tại những quốc gia có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang (Tạp
chí Cộng sản, bản điện tử, ngày 13/7/2013). Theo thống kê của FAO, hiện vẫn còn 870
triệu người trên thế giới đang lâm vào nạn đói, có nghĩa là vẫn còn 1/8 dân số thế giới vẫn
ở trong tình trạng đói nghèo. Còn theo UNESCO, 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang
phát triển không được đưa đến trường. UNICEF thì cho biết 30% số thanh niên đường
phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn, nghiên cứu củaUNDP thực hiện năm 1998 tỉ lệ
biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữ
khuyết tật chỉ 1%. Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội , trình độ học
vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết
19
Lê Minh Nguyệt
viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ
học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3%
được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn
40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005). Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) thống và cho thấy, khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai dưới 18
tuổi đã bị bạo lực và lạm dụng tình dục. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng ước tính
có khoảng 1,2 triệu trẻ em bị buôn bán mỗi năm.
Bên cạnh đó, các bệnh của xã hội văn minh, xã hội của máy tính và điện thoại thông
minh cũng đang trở thành phổ biến ở mọi quốc gia. Trẻ em ngày nay có xu hướng dành
nhiều thời gian cho sự tương tác với máy tính hay điện thoại hơn là sự tương tác với người
khác. Hệ quả là không ít trẻ em bỏ trường lớp, xa lánh mọi người cũng như xuất hiện hàng
loạt hành vi lệch chuẩn khác. Các tật xấu như nghiện game, nghiện điện thoại v.v đang
ngày càng gia tăng ở trẻ em, tới mức nhiều quốc gia thành lập các bệnh viện điều trị các
chứng nghiện này như nghiện ma túy. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học
2009-2010, khảo sát trên 1121 trường học trong thành phố với tổng số 370.387 học sinh,
có 215.568 HS đến Đại lí Internet chơi game online 1 - 3 lần/ tuần; 90.326 hs 4 - 6 lần;
51.769 hs chơi 7 - 9 lần và 12.724 hs chơi trên 10 lần. Thời gian trung bình cho một lần
chơi: 1 giờ: 188.726 HS; 2 - 3 giờ: 157.745 HS; 4 - 5 giờ: 18.237 HS; 6 - 7 giờ: 3.875
HS; 8 - 9 giờ: 1.120 HS; 10 giờ: 625 HS. Thời gian chơi: 1 năm: 129.985 HS; 2 - 3 năm:
122.143 HS; 3 - 4 năm: 94.844 HS; trên 5 năm: 23.415. (Báo Giáo dục và Thời đại, bản
điện tử ngày 28/12/2010).
- Những thách thức từ ph