Sự sụp đổ của hệ thống Vecxai-Oa sinh tơn và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới II (1929-1939) Những nét khái quát về tình hình quốc tế những năm

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoà bình của thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ ngày 24 - 10 - 1929, đã nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùm toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã h ội. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình của họ) bị rơi vào vũng lầy đói khổ. Hàng ngàn cuộc biểu tình lôi cuốn trên 17 triệu công nhân ở các nước tư bản tham gia trong những năm 1929 - 1933. ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực kì gay gắt. Trong bối cảnh đó đã hình thành những xu hướng khác biệt nhau trong việc tìm kiếm con đường phát triển giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị, thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Các nước Italia, Đức, Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này. Trong những năm 1929 - 1936, giới cầm quyền các nước nói trên đã từng bước phá vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong khi đó các nước Mỹ, Anh, Pháp. đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội , duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đối lập - một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh, Pháp và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thoả hiệp tạm thời Vecxai - Oasinhtơn dẫn tớ i sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới mới.

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự sụp đổ của hệ thống Vecxai-Oa sinh tơn và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới II (1929-1939) Những nét khái quát về tình hình quốc tế những năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự sụp đổ của hệ thống Vecxai-Oa sinh tơn và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới II (1929-1939) Những nét khái quát về tình hình quốc tế những năm cuối thập niên 20, đầu thập niên 30: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoà bình của thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ ngày 24 - 10 - 1929, đã nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùm toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã h ội. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình của họ) bị rơi vào vũng lầy đói khổ. Hàng ngàn cuộc biểu tình lôi cuốn trên 17 triệu công nhân ở các nước tư bản tham gia trong những năm 1929 - 1933. ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực kì gay gắt. Trong bối cảnh đó đã hình thành những xu hướng khác biệt nhau trong việc tìm kiếm con đường phát triển giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị, thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Các nước Italia, Đức, Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này. Trong những năm 1929 - 1936, giới cầm quyền các nước nói trên đã từng bước phá vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong khi đó các nước Mỹ, Anh, Pháp... đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội , duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chủ trương duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đối lập - một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh, Pháp và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thoả hiệp tạm thời Vecxai - Oasinhtơn dẫn tớ i sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới mới. 1.Sự hình thành ba lò lửa chiến tranh thế giới . a) Lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông Nhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Vecxai - Oasinhtơn bằng sức mạnh quân sự. Từ năm 1927 Thủ tướng Nhật Tanaca đã vạch một kế hoạch chiến tranh toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức bản “tấu thỉnh”', trong đó khẳng định phải dùng chiến tranh để xoá bỏ những “bất công mà Nhật phải chấp nhận” trong các Hiệp ước Oasinhtơn (1921 - 1922) và đề ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, từ đó mở rộng xâm lược toàn thế giới. Sau hai lần thất bại trong việc xâm lược vùng Sơn Đông (Trung Quốc), ngày 18 - 9 - 1931 Nhật Bản tạo ra “Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu” để lấy cớ đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, nơi tập trung 77% tổng số vốn của Nhật ở Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch xâm lược đại qui mô của Nhật. Sau khi chiếm vùng này, quân Nhật dựng lên cái gọi là “Nhà nước Mãn Châu độc lập” với chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi đứng đầu, biến vùng Đông Bắc Trung Quốc thành thuộc địa và bàn đạp cho những cuộc phiêu l ưu quân sự mới. Việc Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc đã động chạm đến quyền lợi của các nước tư bản phương Tây, nhất là Mĩ. Tuy nhiên Mĩ cũng như Anh, Pháp đã nhân nhượng, dung túng cho hành động xâm lược của Nhật với tính toán rằng Nhật sẽ tiêu diệt phong trào cách mạng ở Trung Quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược Liên Xô. Điều đó đã làm cho Nhật bỏ qua mọi phản đối của phái đoàn điều tra Líttơn (Lytton) do Hội Quốc liên cử đến Trung Quốc. Ngày 24 - 2 - 1933 Hội Quốc liên đã thông qua Báo cáo công nhận chủ quy ền của Trung Quốc ở Mãn Châu, không công nhận “nước Mãn Châu” do Bộ tham mưu Nhật dựng lên nhưng mặt khác lại đề nghị duy trì “những quyền lợi đặc biệt của Nhật” ở Trung Quốc. Như vậy, Hội Quốc liên đã không công khai tuyên bố “hành động của Nhật là xâm lược và không quyết định một hình phạt nào đối với Nhật. Trước sức mạnh quân sự, Hội Quốc liên đã sử dụng sức mạnh tinh thần. Phương pháp đó không đem lại kết quả nào”(1). Nhật Bản tiếp tục mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng hai tỉnh Nhiệt Hà và Hà Bắc. Để có thể tự do hành động, ngày 24 - 3 - 1933 Nhật Bản tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạng ở Đông á do Hiệp ước Oasinhtơn năm 1922 qui định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn. Không dừng lại ở đó, năm 1937 Nhật bắt đầu mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. b) Sự hình thành lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu Trong lúc đó, lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu với việc Hitle lên cầm quyền ở Đức tháng 1 - 1933. Có thể nói, lực lượng quân phiệt Đức đã nuôi chí phục thù ngay từ sau khi nước Đức bại trận và phải chấp nhận hoà ước Vécxai. Bước vào thập niên 30, sự sụp đổ của chính phủ Muylơ (Muler) - chính phủ cuối cùng của nền Cộng hoà Vaima (Weimar) - và việc Bơruyninh (Bruning) lên nắm chính quyền đầu năm 1930 đánh dấu một thời kì chuyển biến mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Đức. Xu hướng thành lập một chính quyền ''mạnh'', một nền chuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã trở thành nhu cầu cấp thiết của giới quân phiệt ở Đức. Đảng Quốc xã được coi là lực lượng thực tế có thể đáp ứng được nhu cầu đó và Hítle được coi là “người hùng” có thể ngăn chặn được “tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa bônsêvích”. Ngày 30-1-1933 Tổng thống Hinđenbua (Hindenburg) đã cử Hitle, lãnh tụ của Đảng Quốc xã làm Thủ tướng, mở đầu một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức. Việc Hitle lên cầm quyền không chỉ là một sự kiện thuần tuý của nước Đức, mà còn “đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Bởi lẽ, “đối mặt với Hítle, chủ nghĩa “xoa dịu” của Anh, sự trì trệ của Pháp và chủ nghĩa trung lập của Mỹ là những hiện tượng tiêu biểu nhất của thời kỳ tiếp theo”(1). Từ đây Hítle thực hiện dần từng bước việc thanh toán hệ thống Véc-xai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới nhằm thiết lập quyền thống trị thế giới. Bước đầu tiên trong kế hoạch của Hítle là chinh phục châu Âu, trong đó chủ yếu là chiếm đoạt các vùng lãnh thổ ở phía đông châu Âu, trước hết là Nga và các vùng phụ cận Nga. Tuy nhiên, Hítle cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh với phương Tây để xâm chiếm lãnh thổ phía tây mà trong đó nước Pháp được coi là “kẻ thù truyền thống”. Hítle còn đề ra kế hoạch Âu - á (Eurasia) và Âu - Phi (Eurafrica) nhằm xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu á và châu Mĩ. Việc làm đầu tiên của Hítle sau khi lên nắm quyền là tái vũ trang nước Đức và thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược. Tháng 10 - 1933 Chính phủ Đức quốc xã đã rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơnevơ và sau đó tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Ngày 16 - 3 - 1935, Hítle công khai vi phạm Hoà ước Véc-xai, công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân, thành lập 36 sư đoàn (trong lúc đó Pháp chỉ có 30 sư đoàn). Ba tháng sau, ngày 18 - 6 - 1935 Đức kí với Anh Hiệp định về hải qu ân, theo đó Đức được phép xây dựng hạm đội tàu nổi bằng 35% và Hạm đội tàu ngầm bằng 45% sức mạnh hải quân của Anh. Hiệp định này trực tiếp vi phạm Hiệp ước Vec-xai và tăng cường sức mạnh quân sự của nước Đức. Đồng thời, Hitle tìm cách bí mật thủ tiêu các chính khách phương Tây cản trở kế hoạch xâm lược của mình, như Thủ tướng Rumani Đuca, Ngoại trưởng Pháp Bác tu, nhà vua Nam Tư Alếchxanđrơ và thủ tướng áo Đônphút. Không dừng lại ở đó, ngày 7 - 3 - 1936 Hitle ra lệnh tái chiếm vùng Rênani, công khai xé bỏ Hoà ước Vecxai, Hiệp ước Lôcácnô và tiến sát biên giới nước Pháp. Lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu. c) Lò lửa chiến tranh thứ hai ở châu Âu Mặc dù là nước thắng trận nhưng Italia không thoả mãn với việc phân chia thế giới theo Hoà ước Vecxai. Tham vọng của nước này là muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Ban căng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chủ vùng biển Địa Trung Hải... Để thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và xem xét lại Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn có lợi cho mình, giới cầm quyền phát xít ở Italia chủ trương quân sự hoá nền kinh tế, tăng cường chạy đua vũ trang và thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên n goài. Thất bại trong việc ký kết Hiệp ước tay tư (Italia - Anh - Đức - Pháp) nhằm xem xét lại đường biên giới đã qui định ở châu Âu trong khuôn khổ Hệ thống hoà ước Vecxai tháng 6 - 1933, từ năm 1934 Mutxôlini ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược, thi hành đạo luật quân sự hoá đất nước. Lúc này quan hệ giữa Italia với Đức còn căng thẳng do mâu thuẫn về quyền lợi ở vùng Ban căng. Khi Đức đưa ra đạo luật cưỡng bách tòng quân (3 - 1935), Italia đã kí kết với Anh, Pháp Hiệp ước Xt rêxa (Stresa) tháng 4 - 1935 nhằm thiết lập liên minh chống Đức. Nhưng liên minh này đã nhanh chóng tan vỡ bằng việc Anh kí với Đức một hiệp ước riêng rẽ về hạn chế lực lượng hải quân (6 - 1935) và sự kiện Italia chính thức xâm lược Êtiôpia ngày 3 - 10 - 1935. Bốn ngày sau sự kiện này, ngày 7 - 10 - 1935 Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án Italia và thông qua nghị quyết trừng phạt bằng những biện pháp kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, “lệnh trừng phạt chỉ làm Italia bực mình chứ không thực sự ngăn cản họ tiếp tục các chiến dịch”(1). Nh ững sự kiện trên đây đã khiến Mútxôlini rời bỏ liên minh Anh, Pháp, xích lại gần hơn với nước Đức phát xít. Trong khi đó, sự bất lực của Hội Quốc liên cùng với thái độ và hành động thoả hiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ đã khuyến khích hành động xâm lược của phát xít Italia. Sau khi chiếm được Êtiôpia, Italia đã ký với Đức Nghị định thư tháng 10 - 1936, đánh dấu sự hình thành trục Beclin - Rôma. Bắt đầu từ đây, Đức và Italia tìm cách phối hợp và củng cố liên minh trong cuộc đối đầu với Liên Xô cũng như các đối thủ khác ở châu Âu. Cả hai nước đều đưa quân đội can thiệp trực tiếp và công nhận chính quyền phát xí t Phrancô trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939). Hai lò lửa chiến tranh hình thành ở châu Âu bắt đầu có mối liên hệ với lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông. Ngày 25 - 11 - 1936, Đức và Nhật đã kí kết Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản với những cam kết phối hợp các hoạt động chính trị đối ngoại và các biện pháp cần thiết để chống Liên Xô và Quốc tế cộng sản, đồng thời còn nhằm chống cả Anh, Pháp và Mĩ. Italia tham gia Hiệp ước này ngày 6 - 11 - 1937. Sự kiện đó đánh dấu Trục phát xít Béclin - Rôma - Tôkiô chính thức hình thành. Việc Italia rút ra khỏi Hội Quố c Liên ngày 3 - 12 - 1937 đã hoàn tất quá trình chuẩn bị để các nước khối Trục được tự do hành động, thực hiện kế hoạch gây chiến tranh bành trướng lãnh thổ của mình. 2.Con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai . Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu. Trong khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh từ đầu những năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vào những năm cuối của thập ni ên 30. Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và quyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên Xô, tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản với chủ nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng thế giới. Như vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng căng thẳng và chằng chéo giữa ba lực lượng: Liên Xô, Khối Trục phá t xít và Khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang á, từ Thượng Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó tránh khỏi. a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17 - 7 - 1936, về hình thức là cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít Phrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấn đề không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đã trực tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộng hoà với mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạch bành trướng của mình ở châu Âu, châu Phi, châu á và Đại Tây Dương. Trong bối cảnh đó, các chính phủ Anh, Pháp đã thi hành chính sách “không can thiệp” tuyên bố cấm xuất khẩu vũ khí và vật liệu chiến tranh sang Tây Ban Nha. Ngày 9 - 9 - 1936, “Uỷ ban về vấn đề không can thiệp” được thành lập. Mĩ không chính thức tham gia vào Uỷ ban này nhưng trên thực tế cũng duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Tây Ban Nha. Trong khi không áp dụng một biện pháp cần thiết nào để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của Đức và Italia ở Tây Ban Nha, chính sác h “không can thiệp” của Anh, Pháp, Mĩ về thực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống nước Cộng hoà Tây Ban Nha. Hơn nữa, các công ti độc quyền của Anh, Pháp, Mĩ vẫn tiếp tục có quan hệ thương mại và tài chính với lực lượng phát xít Phrancô. Cuối cùng, các chính phủ Anh, Pháp đã công khai ủng hộ quân phiến loạn Phrancô, lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939. Ngày 10 - 2 - 1939, hải quân Anh đã hỗ trợ cho lực lượng phiến loạn chiếm đảo Minôca (Minorca) nằm trong quần đảo Balêric (Balearic). Ngay sau đó, chính phủ Pháp đã gửi tối hậu thư cho Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha với yêu cầu giao nộp Mađrít và các vùng lãnh thổ khác cho lực lượng Phrancô. Ngày 27 - 2 - 1939, Anh và Pháp đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha và tuyên bố công nhận chính quyền Phrancô. Liên Xô là nước đứng về phía nước Cộng hoà Tây Ban Nha trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Mặc dù lúc đầu Liên Xô đã tham gia Uỷ ban về các vấn đề không can thiệp, nhưng sự can thiệp quân sự của Đức và Italia đã khiến Liên Xô phải hành động. Cả đất nước Xô viết tham gia phong trào ủng hộ nước Cộng hoà Tây Ban Nha: số tiền quyên góp đã lên tới 47 triệu rúp. Đồng thời, Liên Xô còn tham gia trong lực lượng tình nguyện quốc tế chiến đấu bảo vệ nước Cộng hoà đến từ 53 nước trên thế giới. Tuy vậy, do so s ánh lực lượng quá chênh lệch, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha kết thúc với thất bại của Chính phủ Cộng hoà. Ngày 28 - 3 - 1939, lực lượng Phrancô với sự hỗ trợ của quân đội Italia đã chiếm thủ đô Mađrít. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối đe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn. b) Hội nghị Muyních (9 - 1938) Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự. Tháng 3-1938, Đức tiến hành thôn tính áo và thông qua đạo luật sáp nhập áo vào Đức, vi phạm trắng trợn Hệ thống Hoà ước Vecxai. Hành động ngang ngược của Hitle đã không gặp phải trở ngại nào đáng kể từ phía các cường quốc tư bản phương Tây. Chính phủ Anh chỉ thị kh ông được khuyến khích áo kháng cự, trong khi Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt. Sau khi chiếm áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu. Để thôn tính Tiệp Khắc, Hitle đưa ra “vấn đề người Đức ở vùng Xuyđét” (Sudete) - vùng đất ở Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những diễn biến phức tạp và căng thẳng, Hitle đưa ra yêu sách về việc cắt vùng Xuyđét ra khỏi Tiệp Khắc và khẳng định đây là yêu sách cuối cùng về lãnh thổ của y ở châu Âu. Tiếp tục chính sách thoả hiệp, các cường quốc tư bản phương Tây đã gây áp lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của Hítle. Điều này đã gây nên một làn sóng phản đối trong dư luận quốc tế, kể cả ở anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên Xô. Liên Xô đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc và đưa ra những biện pháp cụ thể trong Hội nghị liên tịch giữa Bộ tổng tham mưu Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc. Đồng thời, Liên Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây và đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô cũng đề nghị Hội Quốc Liên th ảo luận những biện pháp để bảo vệ Tiệp Khắc, nhưng tất cả những đề nghị đó đều bị các chính phủ Anh, Pháp gạt bỏ. Ngày 29 - 9 - 1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Italia đã tham dự Hội nghị Muyních (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc. Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả. Hiệp ước Muyních qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuyđét (trong vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng lãnh thổ đã được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng). Trước áp lực của Anh và Pháp, chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Mu yních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh thổ với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đổi lại, Hítle đã kí với Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh. Sau đó, ngày 6 - 12 - 1938, Hiệp định không xâm lược Pháp - Đức cũng được kí kết tại Pari. Hiệp ước Muyních là đỉnh cao nhất của chính sách thoả hiệp mà các cường quốc tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiến tranh với nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. “C hính sách Muyních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối với chính bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước này chỉ càng làm cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh. Ngày 15 - 3 - 1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, ngày 21 - 3 Hítle đưa ra yêu sách đòi Ba Lan phải trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức tràn vào chiếm vùng lãnh thổ Mêmen của Litva. Đồ ng thời, kế hoạch xâm lược Ba Lan cũng được chuẩn bị ráo riết. Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cường hành động. Tháng 4 - 1939 Mutxôlini cho quân xâm lược Anbani. Liên minh phát xít Đức - Italia được mở rộng tới mức tối đa với việc kí kết hiệp ước mới Đức - Italia (thường được gọi là Hiệp ước Thép) theo đó nếu một bên có chiến tranh với một nước hoặc một nhóm nước khác thì bên kia sẽ tiến hành giúp đỡ ngay lập tức bằng các lực lượng hải, lục và không quân. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới chỉ còn là gang tấc, tuy nhiên các cường quốc phương Tây vẫn tìm mọi cách để hướng cuộc chiến tranh về phía Liên Xô. 3.Quan hệ quốc tế của Liên Xô trong thập niên 30 Bước vào thập niên 30 Liên Xô tiếp tục cuộc đấu tranh trong quan hệ quốc tế nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình, đồng thời kiên trì lập trường thiết lập nền an ninh tập thể ở châu Âu và bảo vệ hoà bình thế giới. a) Cuộc đấu tranh củng cố vị trí quốc tế và nền an ninh tập thể Trong những năm 1929-1932, một chiến dịch chống Liên Xô được phát động trong các nước tư bản phương Tây. Âm mưu đánh bom cơ quan Tổng đại diện Liên Xô tại Vácxava (1930), chiến dịch chống Liên Xô ở Phần Lan (1931) kế hoạch mưu sát Đại sứ Nhật Bản tại Mátxcơva (1931), việc tên bạch vệ Goócnulốp mưu sát Tổng thống Pháp Pôn Đume (1932)... Tất cả những vụ khiêu khích đó nhằm tạo ra quan hệ quốc tế căng thẳng dẫn tới việc các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Tháng 2 - 1930 , Giáo hoàng Pie XI đã kêu gọi tổ chức một cuộc “thập tự chinh” chống chủ nghĩa cộng sản, tập hợp các tín đồ trên thế giới “hành động tập thể” chống Liên Xô. Đồng thời các nước tư bản phương Tây khởi xướng việc bao vây kinh tế chống Liên Xô. Đặc biệt là dự án thành lập Liên bang châu Âu do ngoại trưởng Pháp Briăng (Briand) đề xướng (5 - 1930) mang tính bài Xô rõ rệt. Dự án đề xuất việc thành lập một Liên minh châu Âu bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia châu Âu thành viên của Hội Quốc liên, loại trừ Liên Xô - quốc gia lớn nhất ở châu Âu. Bằng chính sách ngoại giao kiên quyết và khéo léo, Liên Xô đã kiên trì đấu tranh để vượt qua được tình trạng căng thẳng và phức tạp trong quan hệ quốc tế. Thời gian này, Liên Xô thự