Sự thay đổi địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - Ý nghĩa và kinh nghiệm

Tóm tắt. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm huyết mạch về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh. Nhiệm vụ chính trị và văn hóa của Thành phố Thanh Hoá rất to lớn. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá là đặc biệt quan trọng. Từ 1945 đến 2012, thành phố Thanh Hóa đã có ba lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1963, 1995 và 2012. Những lần điều chỉnh địa giới hành chính đó đã để lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Những kinh nghiệm về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá trong quá khứ rất cần được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng, quản lí, bảo vệ, phát triển bền vững Thành phố Thanh Hoá hiện nay và mai sau.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - Ý nghĩa và kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 108-115 SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ THANH HÓA (1945-2012) - Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá E-mail: nguyenthuhadhhd@gmail.com Tóm tắt. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm huyết mạch về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh. Nhiệm vụ chính trị và văn hóa của Thành phố Thanh Hoá rất to lớn. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá là đặc biệt quan trọng. Từ 1945 đến 2012, thành phố Thanh Hóa đã có ba lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1963, 1995 và 2012. Những lần điều chỉnh địa giới hành chính đó đã để lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Những kinh nghiệm về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá trong quá khứ rất cần được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng, quản lí, bảo vệ, phát triển bền vững Thành phố Thanh Hoá hiện nay và mai sau. Từ khóa: Địa giới hành chính, thành phố Thanh Hóa, lần điều chỉnh. 1. Mở đầu Địa giới hành chính là ranh giới phân biệt đất đai và số dân của địa phương này với địa phương khác do cấp quản lí có thẩm quyền quy định. Địa giới hành chính là cơ sở pháp lí để phân vạch ranh giới trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với dân cư, đất đai và mọi hoạt động khác thuộc phạm vi cấp quản lí. Một đơn vị hành chính trực thuộc một cấp chính quyền nào đó chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở một địa giới hành chính nhất định rõ ràng, ổn định và hợp lí. Do tầm quan trọng của nó, việc hoạch định, điều chỉnh địa giới hành chính xưa nay đều là việc hệ trọng, do cấp quản lí Nhà nước Trung ương quyết định. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, đã có nhiều lần phân định, điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trong đó có thành phố Thanh Hoá. Đại thể, trong những năm 1945 - 2012 Thành phố Thanh Hoá đã có ba lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1963, 1995 và 2012. 108 Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lần điều chỉnh thứ nhất (vào năm 1963) Sau Cách mạng tháng Tám 1945, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cùng với cả nước, thành phố Thanh Hóa phải thực hiện tiêu thổ kháng chiến song vẫn được xem là một đơn vị cấp hành chính trực thuộc cấp tỉnh. Theo Sắc lệnh số 11 ngày 24/1/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh kí, quy định cho đến khi có sắc lệnh mới các thành phố: Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, điều được tạm coi là Thị xã. Thành phố Thanh Hóa – Thành phố cấp 3 thời thuộc Pháp mặc nhiên cũng trở thành Thị xã. Thời kỳ này thành phố Thanh Hóa được chia làm 10 khu phố. Căn cứ vào Quyết định trên hội đồng nhân dân Thị xã đã điều chỉnh từ 10 khu phố từ thời Pháp thuộc thị xã Thanh Hóa chỉ còn 4 khu phố. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thị xã Thanh Hóa thực hiện tiêu thổ kháng chiến, tình hình chung của Thị xã có nhiều thay đổi mà trước hết là tổ chức đơn vị hành chính. Cấp hành chính Thị xã tỉnh giải thể, việc quản lí đất đai Thị xã Thanh Hóa cũ bàn giao lại cho huyện Đông Sơn. Ngày 20 tháng 8 năm 1952, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh ra Quyết định số 625 TC/CB thành lập Thị trấn đặc biệt Thanh Hoá là một đơn vị cơ sở chính quyền dân chủ nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban kháng chiến hành chính Tỉnh, gồm 7 khu phố sau: + Khu phố 1: Gồm các địa điểm Núi Kết, Rừng Thông, Núi Mật, Cầu Cáo. + Khu phố 2: Gồm các địa điểm: Cầu Trầu, Phố Nhồi, Phố Nấp. + Khu phố 3: Gồm có Ngã Ba Voi, Chợ Voi. + Khu phố 4: Gồm các địa điểm Dốc Ga, Phố Phan Chu Trinh cũ, Quán Giò. + Khu phố 5: Gồm các địa điểm từ Trường Sơ đến phố Đinh Công Tráng cũ, phố Nguyến Du cũ, Cầu Sâng, Lò Chum. + Khu phố 6: Gồm các địa điểm từ trường Lê Bảo Tinh đến vườn hoa độc lập xuống Phố Cốc. + Khu phố 7: Gồm địa điểm phố Tân An, quán Mật, ngã ba Mật, chùa Hội Đồng, phố Nhà Giòng [3]. Ngày 19/4/1963, Thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị số 26/TTg, về việc phân địa giới hành chính thành phố – thị xã - thị trấn. Cũng năm 1963, Chính phủ Quyết định sát nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn xóm núi xã Hoàng Long thuộc huyện Hoằng Hóa vào Thị xã Thanh Hóa, sau Quyết định này Thị xã Thanh Hóa được mở rộng 26km2. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại cho nhân dân Thanh Hóa là vô cùng to lớn. Từ năm 1975 trở đi, với sự quan tâm của Trung ương Đảng, tỉnh, thành phố, phường xã gấp rút xây dựng trong không khí của cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chính thực tế xây dựng và đổi mới đã dẫn đến những thay đổi về địa giới hành chính của Thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn này. Ngày 31/1/1981, Hội đồng Chính phủ quyết định thống nhất các đơn vị hành chính ở các cơ sở nội thành, nội thị của các thành phố thuộc tỉnh, thị xã gọi là phường, phường 109 Nguyễn Thị Thu Hà có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Căn cứ và Quyết định của Chính phủ, theo đề nghị của uỷ ban nhân dân thị xã, ngày 3/7/1981, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 51/TC/UBCH chia lại các tiểu khu, chuyển thành cấp phường và đặt tên cho các phường. Với quyết định Thị xã Thanh Hóa được chia làm 12 đơn vị hành chính trong đó có 8 phường và 4 xã đó là: phường Hàm Rồng, phường Nam Ngạn, phường Điện Biên, phường Ba Đình, phường Phú Sơn, phường Ngọc Trạo, phường Lam Sơn, và phường Đông Sơn. Các xã gồm: Quảng Thắng, Đông Vệ, Đông Hải và Đông Hương với diện tích là 33,126km2 [4]. Để xứng đáng là trung tâm văn hóa của tỉnh trong công cuộc đổi mới, Thị xã Thanh Hóa không ngừng nâng lên về mọi mặt, cùng với những thay đổi quan trọng của cả tỉnh Thị xã cũng có những bước tiến đáng kể, nhất là trong việc thay đổi địa giới hành chính của địa phương. Ngày 5/5/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/HĐBT về việc phân loại đô thị, Thị xã Thanh Hóa được sếp vào loại đô thị loại 4. Tổng kết năm 1991, Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng nhân dân và cán bộ Thị xã cờ là đơn vị thi đua đổi mới xuất sắc năm 1991. Năm 1992, Ban thường vụ tỉnh ủy ra thông báo số 24/TB-TU về công tác quản lí đô thị và phát triển Thị xã Thanh Hóa. Ngày 14/8/1993, Bộ trưởng bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận Thị xã Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại 3 [5]. Tiếp đó ngày 5/10/1993, uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa lập tờ trình và luận chứng về việc chuyển Thị xã Thanh Hóa thành Thành phố Thanh Hóa gửi lên Thủ tướng chính phủ. Tính đến năm 1993, sau 8 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã nỗ lực phấn đấu và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Căn cứ vào những bước tiến của Thị xã Thanh Hóa ngày 1/5/1994 Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt kí Nghị định số 37/CP thành lập thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở Thị xã Thanh Hóa. Theo đó, các đợn vị hành chính cũng được điều chỉnh, thành phố được tổ chức thành 11 phường và 3 xã với tổng diện tích là 36,46km2 [6]. Từ đó cho đến nay, địa giới hành chính thành phố tiếp tục được điều chỉnh mở rộng qua từng thời kỳ để phù hợp với yêu cầu của xã hội. 2.2. Lần điều chỉnh thứ hai (vào năm 1995) Ngày 26/6/1994 Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: Trường Thi và Nam Ngạn. Tiếp đó, ngày 6/12/1995, Chính phủ ra nghị định số 85/CP điều chỉnh lại địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa, sát nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, xã Quảng Thắng, xã Quảng Hưng, và 40,03 ha của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố, cũng theo Nghị định này, cắt 39,96 ha Đông và Tây Quốc lộ 1A của xã Quảng Thịnh vào phường Đông Vệ. Lúc này diện tích của thành phố 57,88 km2 với 18 đơn vị hành chính, dân số trung bình là 188,124 người/1km2 [7], đây là một bước tiến quan trong của Thành phố Thanh Hóa trong quá trình phấn đấu trở thành đô thị loại 2. Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2011 về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị ngày 29/4/2004 thành phố Thanh Hóa chính thức được công nhận là đô thị loại 2, phấn đấu đến năm 2013 trở thành đô thị loại 1. 110 Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm Cùng với những thay đổi về địa giới hành chính, vấn đề dân cư của Thành phố cũng biến đổi theo thời gian, nếu như năm 1986, dân cư của Thành phố mới chỉ có 117.614 người, năm 1994 đạt 172.462 người, đến năm 2004 lên tới 192.157 người. Điều đó cho thấy dân cư của Thành phố biến động theo chiều hướng gia tăng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó thành phần dân cư hoạt động nông nghiệp, sống ở nông thôn ngoại thành có tổng số nhiều hơn các giai đoạn trước đó, từ 122.607 người (năm 1994) lên 139.057 người năm 2004 [8]. Mặc dù còn những hạn chế nhưng những thay đổi về địa giới hành chính và dân cư của Thành phố trong hơn một thập kỉ qua là động lực để Thành phố trở thành đô thị loại 2 năm 2004 và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh nhà. Từ đó tạo ra một nguồn lực lao động dồi dào cho sự phát triển của Thành phố trong những năm qua và cả những năm sắp tới. 2.3. Lần điều chỉnh thứ ba (vào năm 2012) Năm 2012, Chính phủ vừa ra Nghị quyết 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa, theo đó, Chính phủ quyết nghị điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 19 xã, thị trấn sau về Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa quản lí gồm: các xã Hoằng Anh, Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên của huyện Hoằng Hóa; các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân của huyện Thiệu Hóa; các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi của huyện Đông Sơn; các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm và Quảng Cát của huyện Quảng Xương. Nghị quyết 05/NQ-CP, thành lập phường Tào Xuyên thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 275,82 ha diện tích tự nhiên và 5.842 nhân khẩu của thị trấn Tào Xuyên, thành lập phường An Hoạch thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở nguyên trạng 254,69 ha diện tích tự nhiên và 5.953 nhân khẩu của thị trấn Nhồi. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện để mở rộng địa giới hành chính Thành phố và thành lập 2 phường thuộc Thành phố, thành phố Thanh Hóa có 14 phường với 14.677,07 ha diện tích tự nhiên và 393.294 nhân khẩu [9]. 2.4. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm 2.4.1. Thành tựu Như vậy, từ 1945 đến 2012, thành phố Thanh Hóa đã có ba lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn: 1963, 1995 và 2012. Những lần điều chỉnh địa giới hành chính đó đã để lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. Qua những lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thành phố Thanh Hóa đã có những bước phát triển mới, ngày càng xứng đáng với tầm vóc là trung tâm đầu não chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật và giao lưu quốc tế của tỉnh Thanh. - Thứ nhất, việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa trong những năm 1945-2012 đó gắn liền với sự phát triển về quản lí kinh tế, khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã 111 Nguyễn Thị Thu Hà hội của cả tỉnh Thanh nói chung và Thành phố Thanh Hoá nói riêng. Sau lần điều chỉnh thứ nhất đã thay đổi lớn về diện mạo, có thêm tiềm lực về diện tích và dân số, có bước phát triển quan trọng theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc thống nhất trong những năm 1963 - 1994. Sau lần điều chỉnh thứ hai năm 1995, có điều kiện tập trung hơn cho nhiệm vụ đô thị hóa theo hướng hiện đại và phù hợp với khả năng quản lí lúc bấy giờ. Đến lần điều chỉnh thứ ba, năm 2012, Thành phố Thanh Hoá đã có phạm vi rộng lớn nhất, tạo nên thế và lực mới, đất đai rộng lớn, dân cư đông đảo, rất thuận lợi sự phát triển sang giai đoạn mới, cùng với cả nước, Thanh Hoá xứng tầm với một tỉnh đang nổ lực vươn lên văn minh hiện đại. - Thứ hai, công tác điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá (1945- 2012) đã phục vụ trực tiếp cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của tỉnh Thanh nói chung và Thành phố Thanh Hoá nói riêng, thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của xây dựng và quản lí đô thị. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm huyết mạch về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh. Nhiệm vụ chính trị và văn hóa của Thành phố Thanh Hoá rất to lớn. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá là đặc biệt quan trọng, không chỉ với riêng thành phố mà còn tác động đến các lĩnh vực của tỉnh , đất nước, đặc biệt là việc quy hoạch đô thị, các nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau gần 20 năm khôi phục và phát triển, trải qua 5 năm tiến hành công cuộc đổi mới, ngày 5/5/1991 hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị, Thị xã Thanh Hoá được xếp vào đô thị loại 4. Đây là kết quả to lớn khích lệ tinh thần cố gắng của nhân dân toàn Thị xã. Đến năm 1993, Bộ trưởng xây dựng ra Quyết định số 214/BXD-ĐT công nhận Thị xã Thanh Hoá là đô thị loại 3. Từ đó tạo nhiều tiềm năng để ngày 1/5/1994 Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt kí Nghị định số 37/CP thành lập Thành phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở Thị xã Thanh Hoá. Theo tinh thần đó, Thành phố Thanh Hoá không ngừng được mở rộng, xây dựng để xứng với quyết định mà Thủ tướng chính phủ đã ký. Những bước đi của Thành phố luôn thu hút sự quan tâm đầu tư của tỉnh cũng như của Thành phố. - Thứ ba, mở rộng Thành phố Thanh Hoá, đặc biệt là lần mở rộng năm 2012 đã làm giảm sức ép về kinh tế - xã hội (dân số, việc làm...), cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho nhu cầu ngày càng lớn của thành phố. Việc mở rộng Thành phố Thanh Hoá, xây dựng thêm các khu đô thị mới, mở rộng các khu nông nghiệp nhằm cung cấp lương thực thực phẩm cho nội thành đã làm giảm sức ép cho nội thành, tạo ra một không gian đô thị hiện đại, thông thoáng cho Thành phố Thanh Hoá mới. Với địa thế, kết cấu kinh tế - xã hội mới, Thành phố Thanh Hoá có thêm các điều kiện để phát triển toàn diện cả công và nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững. Điều đó làm cho Thành phố Thanh Hoá giảm bớt sự bị lệ thuộc với các địa phương khác, nâng cao được vị thế, vai trò của mình. Khi có được vị thế kinh tế to lớn, Thành phố Thanh Hoá càng có thêm các điều kiện để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh của mình đối với tỉnh Thanh và đất nước. 112 Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm - Thứ tư, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, Thành phố Thanh Hoá nói riêng. Trong mỗi lần điều chỉnh địa giời hành chính của các địa phương trong cả nước và Thanh Hoá, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thận trọng, sâu sát. Các chủ trương, quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá đều thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí tối cao, tập trung thống nhất, trực tiếp của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ. Đồng thời cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tình tình và yêu cầu thực tế, xem xét toàn diện những đề xuất, kiến nghị của Đảng bộ, HĐND, UBND Thành phố Thanh Hoá cũng như tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân Thành phố Thanh Hoá và các địa phương trực tiếp liên quan. Nhìn chung, ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức điều chỉnh địa giới của các địa phương nói chung, Thành phố Thanh Hoá nói riêng, trong bốn lần điều chỉnh lớn, Đảng, Nhà nước ta đã tăng cường được vai trò lãnh đạo, quản lí của mình, đồng thời vẫn phát huy tốt trách nhiệm của các địa phương và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, về cơ bản, qua các lần điều chỉnh, Thành phố Thanh Hoá càng có thêm các điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Thành phố Thanh Hoá ngày càng văn minh, giàu mạnh, hiện đại. 2.4.2. Hạn chế Bên cạnh những thành công là chính, mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh Hoá đều có những hạn chế, thiếu sót quan trọng, nhất là gây nên những xáo động ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của thành phố Thanh Hoá. - Một là, trong thời gian (1945-2012) đã diễn ra 3 lần điều chỉnh lớn địa giới hành chính thành phố. Điều này thể hiện sự điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh Hoá diễn ra khá liên tục, thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch thành phố. Do thiếu tầm nhìn chiến lược mà cứ mỗi lần điều chỉnh địa giới các cơ quan chức năng đều đưa ra những lí do hợp lí. Nhưng sau đó không lâu, khi còn chưa làm được gì nhiều trên hiện trạng địa giới mới, thì đã thấy sự điều chỉnh là bất cập, là chưa hợp lí nên lại tiến hành điều chỉnh lại. Điều này gây ít nhiều tác động xáo trộn về tổ chức hành chính, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của kinh tế, văn hoá, xã hội của không chỉ riêng Thành phố Thanh Hoá mà cả những vùng lân cận, nhất là những vùng thường xuyên bị điều chỉnh. Cũng do công tác hoạch định chưa tốt dẫn đến hiệu quả thi hành bị giảm sút, có nơi còn xảy ra tình trạng tranh chấp. - Hai là, những yêu cầu cơ bản trong chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính chưa được làm rõ, sơ sài về luận cứ khoa học, giải pháp và lộ trình, năng lực tổ chức, quản lí dân cư chưa được làm rõ. Sau khi Thành phố Thanh Hoá mở rộng, diện tích tăng hai lần rưỡi, dân số tăng gấp nhiều lần, phạm vi quản lí rộng hơn, địa bàn nông thôn, vùng sâu, 113 Nguyễn Thị Thu Hà vùng xa nhiều hơn, khối lượng, quy mô công việc quản lí, điều hành rộng hơn và phức tạp hơn. Các đề án chưa làm rõ được các vấn đề như: giải pháp nhằm cơ cấu lại dân cư trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá sau khi được hợp nhất; tác động kinh tế - xã hội của việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh Hoá ra sao; phương án tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện như thế nào . . . - Ba là, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình điều chỉnh địa giới hành chính chậm được phát hiện và kịp thời giải quyết đúng đắn. Thông thường, trước, trong và sau mỗi lần điều chỉnh địa giới Thành phố Thanh Hoá nhiều vấn đề đã nẩy sinh, có lúc chưa lượng hết được từ trước, như vấn đề đào tạo cán bộ ở những vùng mới nhập vào, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, vấn đề sắp xếp lại bộ máy chính quyền... 2.4.3. Bài học kinh nghiệm Qua nghiên cứu bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh Hoá thời kỳ 1945 - 2012, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Thứ nhất, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của thành phố Thanh Hoá với tỉnh Thanh, khu vực và cả nước, về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... để đưa ra quyết định điều chỉnh địa giới hành chính. - Thứ hai, khi đề ra chủ trương và thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính phải bảo đảm được sự phát triển lâu dài và bền vững, tính cân đối giữa nội và ngoại thành, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ, giữa hiện đại và truyền thống, giữa kinh tế kĩ thuật và tâm linh, giữa con người và cảnh quan văn hóa, môi trường sinh thái... Trước khi tiến hành điều chỉnh, Trung ương và Thành phố cần tìm hiểu kỹ lưỡng tình hình thực tế, cũng như khả năng thực hiện, và những hệ quả của nó để tìm ra biện pháp khắc phục tránh tình trạng bị động chạy theo tình hình. Đưa ra chủ trương điều chỉnh phải phù hợp với yêu cầu thực tế, nhằm phục vụ phát triển kinh tế, bên cạnh đó cầ