Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Kiến Giang

Có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng rằng công bằng từ ngàn xưa đã là một trong những khát vọng lớn nhất, một trong những lý tưởng xã hội cao nhất của mọi con người. (Trong tiểu luận “Công bằng xã hội và kinh tế”, tôi đã trình bày khái quát về vấn đề này, xin được khỏi nhắc lại). Ðối với người Việt Nam, công bằng bao giờ cũng được coi là một thứ đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân. “Công bằng là đạo người ta ở đời.”, nhiều người đã thuộc lòng câu này từ thời nhỏ tuổi. Thật ra, chưa có một tác giả nào nói một cách kỹ lưỡng và có hệ thống về đạo lý này của người Việt cả. Nhưng qua những lẽ sống và những hiện thực sống của người Việt xưa nay, có thể hiểu được những nội dung cơ bản của nó. Và cũng như ở các nước khác, khái niệm “công bằng” được hiểu, được xác định từ những cái ngược lại với nó, mà theo ngôn ngữ khoa học, đó là sự xác định theo lối tiêu cực: công bằng được hiểu từ những bất công. Người Việt cảm nhận rất sâu sắc những nỗi bất công lớn qua cuộc đời của mình cũng như qua những quá trình lịch sử của dân tộc mình: những bất công mà cộng đồng mình gánh chịu đối với những thế lực bên ngoài cộng đồng, những bất công trong nội bộ cộng đồng về địa vị, tài sản, công tội, trí tuệ v.v. Khi sự độc lập tự chủ của đất nước bị xâm phạm và tước đoạt thì nỗi bất công lớn nhất chiếm lĩnh tim óc mọi người Việt là thân phận nô lệ của mình đối với những thế lực xâm lược bên ngoài. Mà trong lịch sử Việt Nam không ít lần cả dân tộc rơi vào cảnh nô lệ ấy. Vì thế, công bằng trước hết được cảm nhận như sự thoát khỏi thân phận nô lệ cho nước ngoài. Bằng cảm nhận ấy - và nó đã trở thành một tâm thức chủ đạo của người Việt - không ít lần người Việt đứng lên chiến đấu một mất một còn giành lại độc lập tự chủ của đất nước. Ðạo lý công bằng này được nói rõ trong những “tuyên ngôn” lớn, chỉ tính một ngàn năm trở lại đây, nó thể hiện nổi bật từ “Nam quốc sơn hà nam đế cư” đến “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong nội bộ cộng đồng dân tộc, sự cảm nhận về bất công cũng được thể hiện rất rõ trong các quan hệ xã hội khác nhau: thống trị - bị trị; giàu - nghèo; sang - hèn. Xin nói ngay, các quan hệ này không được coi là bất công tự bản thân chúng. Ðạo lý Nho giáo, Phật giáo và cả Ðạo giáo nữa ăn rất sâu vào tâm thức người Việt, khiến người ta coi những quan hệ thứ bậc (hierarchique) như một cái gì tự nhiên, do Trời định đoạt, do phúc đức cha ông, do đức độ cá nhân tạo nên. Ở người Việt ngày trước, không hề có khái niệm “giai cấp” (do đó, cũng không có khái niệm “đấu tranh giai cấp”) mà khái niệm chiếm ưu thế trong các quan hệ xã hội là “hòa”, là “nhường”, là “nhẫn”. Thỉnh thoảng có nổi lên những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt nhưng không phải là để xóa bỏ hệ thứ bậc xã hội cũ mà là xóa bỏ những hiện tượng loạn cương, như xã hội học gọi tên. Có vua là tự nhiên, người ta chỉ chống lại hôn quân (bạo chúa) và ủng hộ minh quân (minh chúa). Có quan cai trị cũng là tự nhiên, người ta chỉ chống tham quan ô lại và ưa thích những liêm quan, những vị quan trung nghĩa. Giàu nghèo cũng là tự nhiên, người ta chỉ bài bác những ác bá, trọc phú và tán dương những người giàu ân đức. Trong quan hệ gia đình cũng vậy, người ta không chống lại quyền uy gia trưởng mà chỉ bài bác những người bố ác nghiệt với con cái, những anh em bất nghĩa với nhau. Người ta tin vào “mệnh trời”, vào sự sáng suốt của trời (“Trời có mắt”), vào “ác giả ác báo”, vào “luân hồi” như một sự điều chỉnh tự nhiên. Một xã hội công bằng đối với người Việt xưa là vậy. Công bằng về đạo lý hơn là về xã hội, về tính chính đáng (legitimité) hơn là về quyền lợi kinh tế. Nó hướng tới một trạng thái “đại đồng” nhưng “tiểu dị”, tới một trật tự được coi là tự nhiên, mà thật ra, đó là một trật tự noi theo những khuôn mẫu (stéréotyes) lâu đời. Nói như thế, không phải là tuyệt đối không có xu hướng bình quân trong ý thức xã hội. Những vết tích thị tộc nguyên thủy, những tác động dòng họ thường là chỗ dựa khá bền vững cho xu hướng bình quân, nhất là ở các làng xã. Nhưng xu hướng này chưa bao giờ là xu hướng chủ đạo và cũng chưa bao giờ được “lý luận hóa”.

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Kiến Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy nghĩ về công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Kiến Giang 1. “Công bằng là đạo người ta ở đời”  Có lẽ không cần phải chứng minh dài dòng rằng công bằng từ ngàn xưa đã là một trong những khát vọng lớn nhất, một trong những lý tưởng xã hội cao nhất của mọi con người. (Trong tiểu luận “Công bằng xã hội và kinh tế”, tôi đã trình bày khái quát về vấn đề này, xin được khỏi nhắc lại). Ðối với người Việt Nam, công bằng bao giờ cũng được coi là một thứ đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân. “Công bằng là đạo người ta ở đời...”, nhiều người đã thuộc lòng câu này từ thời nhỏ tuổi. Thật ra, chưa có một tác giả nào nói một cách kỹ lưỡng và có hệ thống về đạo lý này của người Việt cả. Nhưng qua những lẽ sống và những hiện thực sống của người Việt xưa nay, có thể hiểu được những nội dung cơ bản của nó. Và cũng như ở các nước khác, khái niệm “công bằng” được hiểu, được xác định từ những cái ngược lại với nó, mà theo ngôn ngữ khoa học, đó là sự xác định theo lối tiêu cực: công bằng được hiểu từ những bất công. Người Việt cảm nhận rất sâu sắc những nỗi bất công lớn qua cuộc đời của mình cũng như qua những quá trình lịch sử của dân tộc mình: những bất công mà cộng đồng mình gánh chịu đối với những thế lực bên ngoài cộng đồng, những bất công trong nội bộ cộng đồng về địa vị, tài sản, công tội, trí tuệ v.v...  Khi sự độc lập tự chủ của đất nước bị xâm phạm và tước đoạt thì nỗi bất công lớn nhất chiếm lĩnh tim óc mọi người Việt là thân phận nô lệ của mình đối với những thế lực xâm lược bên ngoài. Mà trong lịch sử Việt Nam không ít lần cả dân tộc rơi vào cảnh nô lệ ấy. Vì thế, công bằng trước hết được cảm nhận như sự thoát khỏi thân phận nô lệ cho nước ngoài. Bằng cảm nhận ấy - và nó đã trở thành một tâm thức chủ đạo của người Việt - không ít lần người Việt đứng lên chiến đấu một mất một còn giành lại độc lập tự chủ của đất nước. Ðạo lý công bằng này được nói rõ trong những “tuyên ngôn” lớn, chỉ tính một ngàn năm trở lại đây, nó thể hiện nổi bật từ “Nam quốc sơn hà nam đế cư” đến “Không có gì quý hơn độc lập tự do”...  Trong nội bộ cộng đồng dân tộc, sự cảm nhận về bất công cũng được thể hiện rất rõ trong các quan hệ xã hội khác nhau: thống trị - bị trị; giàu - nghèo; sang - hèn... Xin nói ngay, các quan hệ này không được coi là bất công tự bản thân chúng. Ðạo lý Nho giáo, Phật giáo và cả Ðạo giáo nữa ăn rất sâu vào tâm thức người Việt, khiến người ta coi những quan hệ thứ bậc (hierarchique) như một cái gì tự nhiên, do Trời định đoạt, do phúc đức cha ông, do đức độ cá nhân tạo nên. Ở người Việt ngày trước, không hề có khái niệm “giai cấp” (do đó, cũng không có khái niệm “đấu tranh giai cấp”) mà khái niệm chiếm ưu thế trong các quan hệ xã hội là “hòa”, là “nhường”, là “nhẫn”. Thỉnh thoảng có nổi lên những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt nhưng không phải là để xóa bỏ hệ thứ bậc xã hội cũ mà là xóa bỏ những hiện tượng loạn cương, như xã hội học gọi tên. Có vua là tự nhiên, người ta chỉ chống lại hôn quân (bạo chúa) và ủng hộ minh quân (minh chúa). Có quan cai trị cũng là tự nhiên, người ta chỉ chống tham quan ô lại và ưa thích những liêm quan, những vị quan trung nghĩa. Giàu nghèo cũng là tự nhiên, người ta chỉ bài bác những ác bá, trọc phú và tán dương những người giàu ân đức. Trong quan hệ gia đình cũng vậy, người ta không chống lại quyền uy gia trưởng mà chỉ bài bác những người bố ác nghiệt với con cái, những anh em bất nghĩa với nhau. Người ta tin vào “mệnh trời”, vào sự sáng suốt của trời (“Trời có mắt”), vào “ác giả ác báo”, vào “luân hồi” như một sự điều chỉnh tự nhiên... Một xã hội công bằng đối với người Việt xưa là vậy. Công bằng về đạo lý hơn là về xã hội, về tính chính đáng (legitimité) hơn là về quyền lợi kinh tế. Nó hướng tới một trạng thái “đại đồng” nhưng “tiểu dị”, tới một trật tự được coi là tự nhiên, mà thật ra, đó là một trật tự noi theo những khuôn mẫu (stéréotyes) lâu đời. Nói như thế, không phải là tuyệt đối không có xu hướng bình quân trong ý thức xã hội. Những vết tích thị tộc nguyên thủy, những tác động dòng họ thường là chỗ dựa khá bền vững cho xu hướng bình quân, nhất là ở các làng xã. Nhưng xu hướng này chưa bao giờ là xu hướng chủ đạo và cũng chưa bao giờ được “lý luận hóa”.  Người Việt đấu tranh cho đạo lý công bằng một cách bền bỉ và đôi khi cũng khá quyết liệt, nhất là vào những thời kỳ suy tàn của các triều đại (Lý, Trần, Lê, Nguyễn), bằng những cuộc nổi dậy mà một số nhà sử học gọi chưa thật chính xác lắm là các cuộc “khởi nghĩa nông dân” hay “cách mạng nông dân” (mô phỏng theo những cách gọi cuộc “chiến tranh nông dân” ở châu Âu thời Trung đại và Cận đại). Trên thực tế, đó là những cuộc nổi dậy nhằm thay đổi triều đại hơn là những cuộc khởi nghĩa mang những lý tưởng công bằng xã hội của nông dân (như các cuộc nổi dậy Hoàng Cân hay Thái Bình thiên quốc ở Trung Quốc ngày xưa, dù rằng những cuộc nổi dậy này vẫn chưa thoát khỏi hệ tư tưởng quân chủ cổ truyền). Song nhìn chung, các cuộc đấu tranh cho công bằng chủ yếu vẫn diễn ra một cách “hòa bình”, bằng những hình thức bài bác, chế giễu và kiện tụng.  Từ cuối thế kỷ thứ XIX - đầu thế kỷ thứ XX, các quá trình xã hội mới được mở đầu ở Việt Nam. Một mặt, sự thống trị của thực dân Pháp được thiết lập; đất nước mất độc lập tự chủ; dân Việt Nam trở thành nô lệ cho nước ngoài; nỗi bất công lớn nhất đối với dân Việt Nam xuất hiện và đây không chỉ là bất công về chính trị. Những sự bóc lột của thực dân Pháp (chiếm đất đai làm đồn điền, độc quyền mua bán, khai thác hầm mỏ, v.v...) dẫn tới chỗ của cải đất nước phần lớn lọt vào tay những “ông chủ” nước ngoài, gây ra cùng khổ, đói nghèo của số đông dân chúng. Mặt khác, các quan hệ kinh tế và xã hội mới đã hình thành theo hướng phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt, những bất công và giàu nghèo tăng lên. Ngoài những bất công về đạo lý, về chính trị, còn chồng chất thêm những bất công mới gắn liền với đời sống vật chất - kinh tế hàng ngày của người dân. Ý thức về những bất công ấy ngày càng lan rộng và ăn sâu trong xã hội.  Lúc đầu, ý thức này nảy sinh dưới ảnh hưởng của thuyết tiến hóa (Darwin, Spencer...), lý giải những bất công đối với dân tộc theo lối “mạnh được yếu thua”. Về sau, từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin du nhập vào Việt Nam thì những bất công trong các quan hệ giữa dân tộc và chủ nghĩa thực dân và giữa các giai cấp xã hội khác nhau được giải thích theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Khái niệm “công bằng xã hội” không phải được hiểu từ những kiểu bất công “đối ngoại” và “nội bộ” ấy mà chủ yếu là từ kiểu bất công thứ nhất, vì không một người Việt Nam nào, dù thuộc giai cấp nào, lại không cảm thấy nỗi nhục mất nước để nuôi khát vọng độc lập và tự do của dân tộc. Không những thế, các cuộc đấu tranh chống ách áp bức nước ngoài được tiến hành chủ yếu bằng sức mạnh bạo lực. Những bất công trong nội bộ cộng đồng tạm thời được đặt xuống dưới và được giải quyết bằng những biện pháp ôn hoà, trừ một số trường hợp cực đoan (như thời kỳ xô viết Nghệ An, với khẩu hiệu “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ!”).  Song không phải vì thế mà ý thức về công bằng xã hội bị lu mờ. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nào, ngoài mục tiêu giành độc lập dân tộc ra, cũng noi theo những lý tưởng xã hội nào đó. Ở Việt Nam, sự du nhập và truyền bá chủ nghĩa cộng sản đã mang lại cho những bộ phận quần chúng nhất định, nhất là trong các tầng lớp nghèo khổ, một ý thức công bằng xã hội mạnh mẽ. Ðằng sau sự vẫy gọi của lòng yêu nước, ở chân trời xa còn hiện lên hình ảnh mờ ảo nhưng tha thiết của một xã hội công bằng, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.  Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lòng yêu nước quật khởi và ý thức công bằng xã hội trở thành những động lực tinh thần mạnh mẽ của người Việt Nam. Phải nói rằng đó là những năm đẹp nhất, hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc hàng nghìn năm. Công bằng xã hội lúc đó thể hiện ở tinh thần cùng nhau hy sinh cho đất nước, ở những sự điều hòa quyền lợi giữa các tầng lớp xã hội khác nhau (vận động giảm tô, hiến điền, “thóc gạo khao quân”...).  Nhưng chẳng bao lâu, với sự du nhập chủ nghĩa Mao từ Trung Quốc đầu những năm 50, vấn đề công bằng xã hội được đặt ra theo tinh thần “đấu tranh giai cấp”, mô phỏng những kinh nghiệm “đấu tố” của Trung Quốc trong các phong trào cải cách ruộng đất, “tam phản”, “ngũ phản”, v.v..., mà về thực chất, đó là quan niệm về công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân của nông dân nghèo khổ. Hậu quả của các cuộc vận động “giảm tô” và “cải cách ruộng đất” thật ghê gớm. Chưa bao giờ xã hội Việt Nam bị chia cắt thô bạo đến thế, chưa bao giờ công bằng xã hội vốn là đạo lý của người Việt lại được thực hiện một cách vô đạo lý đến thế. Việc sửa sai đã giúp giảm bớt những hậu quả tai hại ấy nhưng những cuộc “đấu tố” dã man trong cải cách ruộng đất vẫn là một ký ức nặng nề của toàn xã hội. Ngày nay nhìn lại, nhiều người cho rằng hoàn toàn có thể tiến hành cải cách ruộng đất theo lối ôn hòa hơn nhiều và có hiệu quả hơn nhiều (như kinh nghiệm Ðài Loan cho thấy).  Nhưng chưa học xong bài học đau xót của cải cách ruộng đất, thì cuối những năm 50 - đầu những năm 60 (tức là ngay sau cải cách ruộng đất), người ta lại giải quyết vấn đề công bằng xã hội theo lối “xóa bỏ các giai cấp bóc lột” dưới hình thức “cải tạo xã hội chủ nghĩa” mà về thực chất, đó là những sự tước đoạt. Không những các “giai cấp bóc lột” (như tư sản, phú nông, tiểu chủ...) bị tước đoạt, mà cả những người lao động có sở hữu tư nhân (nông dân, tiểu thương, thợ thủ công, v.v...) cũng bị tước đoạt. Những cấu trúc kinh tế và xã hội “mới”, hoàn toàn giả tạo, được thiết lập cho phù hợp với “chủ nghĩa xã hội”. Cấu trúc kinh tế chỉ gồm hai thành phần: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Tương ứng với cấu trúc kinh tế đó là cấu trúc xã hội gồm hai giai cấp chính: giai cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể. Cộng thêm vào đó là “tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa” mà trên thực tế, mang tính chất viên chức hơn là tính chất trí thức. Cách giải quyết vấn đề công bằng xã hội theo lối đó đã dẫn tới những hậu quả tai hại như thế nào cho sự tồn tại và phát triển bình thường của xã hội Việt Nam, tưởng không cần phải chứng minh nữa. Một quan niệm thô sơ về công bằng xã hội như vậy, sau khi giải phóng miền Nam, còn được áp dụng trong cả nước, cũng với những cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” như đã được làm ở miền Bắc trước đó. Toàn xã hội lâm vào ngõ cụt, cho tới khi bắt đầu công cuộc “đổi mới” từ năm 1986. Có thể nói một cách tổng quát rằng: việc giải quyết vấn đề công bằng xã hội theo lối “xã hội chủ nghĩa” ấy đã thất bại.  2. Thực trạng bất công trong xã hội Việt Nam hiện nay  Sự thất bại về công bằng xã hội, như kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cho thấy, không những biểu hiện ở sự bất lực trong việc giải quyết những bất công, mà còn biểu hiện ở sự xuất hiện những bất công mới.  Lúc đầu, đúng là có những đảo lộn xã hội thật lớn lao trước sự vui mừng của một số người và sự tuyệt vọng của một số người khác. Và đây không phải là điều gì mới. Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, Pierre Pascal, một trí thức Pháp hưởng ứng cuộc cách mạng này sớm nhất, đã mô tả không khí xã hội Nga hồi đó: “Một cảnh tượng độc nhất làm say lòng người: sự sụp đổ của một xã hội. Bây giờ chính là lúc thực hiện thánh thi thứ tư trong những lời kinh chủ nhật và Magnificat (Văn chầu Thánh Mẫu): Những kẻ cường quyền bị hạ bệ và kẻ nghèo khổ đứng lên khỏi bùn đen. Những ông chủ nhà bị dồn vào một gian phòng, và ở mỗi gian phòng khác có một gia đình đến ở. Không còn người giàu nữa: chỉ có những người nghèo và những người nghèo hơn. Trí thức không được coi là đặc quyền và không còn được tôn trọng nữa. Người thợ trước đây được đề bạt lên làm giám đốc, chỉ huy các kỹ sư. Tiền lương từ trên xuống dưới gần ngang nhau. Quyền sở hữu chỉ còn lại những bộ áo quần người ta mặc hàng ngày. Quan tòa không còn phải áp dụng luật pháp. Hôn nhân chỉ còn là một sự đăng ký giá thú và ly hôn có thể được báo bằng tấm danh thiếp. Con cái được ăn học để giám sát bố mẹ. Những tình cảm hào hiệp bị sự khốn khó xua đuổi: trong gia đình người ta tính từng mẩu bánh hay vài gam đường. Vẻ dịu dàng bị coi là tội lỗi. Sự hiếu thảo bị giết bởi cái chết hiện ra khắp nơi. Tình bạn chỉ còn như là tình đồng chí”. (Pierre Pascal, Journal, t.2, trích theo R. Furet, Le passé d’une illusion, Robert Laffont, Paris, 1995, tr. 131). Không phải cảnh tượng này diễn ra ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đúng hệt như vậy, nhưng những đảo lộn xã hội ở mức độ khác nhau đã xảy ra khắp nơi. Và những thể chế về công bằng xã hội sau khi thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa thì gần như giống nhau. Ðại đa số dân chúng biến thành những người làm công cho Nhà nước hoặc trực tiếp (công nhân, viên chức), hoặc gián tiếp (nông dân tập thể, xã viên hợp tác xã). Tất cả đều do một bộ máy toàn năng điều khiển. Sự phân phối bình quân, hay gần như bình quân, được thiết lập về tư liệu sinh hoạt. (“Một yêu anh có may-ô, Hai yêu anh có cá khô ăn dần...” là một hiện thực cách đây chưa xa ở nước ta). Và hẳn người ta còn nhớ cảnh gắp thăm mua phụ tùng xe đạp, mua quần đen... Những cảnh đó đã chấm dứt với “đổi mới”, với “kinh tế thị trường”, được nhiều người cảm nhận như một biến đổi xã hội quan trọng. Có người nói rất đúng rằng, trong một nền kinh tế “thiếu hụt” (économie de deficit) thì đó là sự phân phối nạn nghèo khổ cho mọi người. Chế độ bao cấp quả tình cũng thật chu đáo: từ chiếc tã cho trẻ sơ sinh đến tấm vải liệm cho người chết. Không ai chết đói cả, hoặc nếu có thì, như người ta nói, chỉ là “có nơi có lúc” nhưng hầu hết không đủ no và thiếu dinh dưỡng. Ðứng về một mặt nào đó, một xã hội “đại đồng” (hiểu theo nghĩa “rất giống nhau”) đã hiện lên trước mắt chúng ta. Và bây giờ, sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp, không phải không có người còn luyến tiếc!  Nhưng đó chỉ làm một mặt của tấm huân chương. Còn mặt khác của nó (thật khó phân định đây là mặt phải hay mặt trái) là sự hình thành một xã hội thứ bậc (societé hiérarchique) với những đặc quyền lớn và nhỏ. Ở đô thị, xã hội phân chia thành hai hạng người: người của Nhà nước được hưởng các loại tem phiếu do cơ quan, xí nghiệp phát và người không phải của Nhà nước chỉ có phiếu N (nhân dân) do các phường, các khu phố phát. Và ngay trong “những người của Nhà nước”, sự chênh lệch về mức cung cấp rất lớn, nếu tính từ phiếu E đến bìa A (chưa nói tới một số ít người được cung cấp “theo nhu cầu”). Chưa nói tới rất nhiều bất công khác làm người ta công phẫn: từ trường học cho con em đến những khả năng tiến thân khác nhau, từ nhà nghỉ đến chỗ chữa bệnh, từ vé đi xem các cuộc trình diễn đến vé nghỉ mát, v.v... Cũng chưa nói đến những cơ hội đi nước ngoài học hành và công tác... Và cũng chưa nói tới những bất công về mặt chính trị theo sự phân chia lý lịch: “trong sạch” và “có liên quan” (với chế độ cũ, với gia đình bóc lột ngày xưa, với đủ mọi thứ đáng nghi ngờ). Bất công hiện lên khắp nơi và khắp các lĩnh vực. Xin nhấn mạnh: đó là những bất công được chính thức thừa nhận, không cần che đậy, nhân danh “cách mạng”, “chủ nghĩa xã hội”, “thời kỳ quá độ”... Có những bất công có thể hiểu được, nhưng có những bất công không thể hiểu được vì những chế độ xã hội “lạc hậu” trước đây cũng không thấy có.  Những bất công thời “quan liêu bao cấp” này đã làm triệt tiêu những động lực lành mạnh của con người và ở một mức độ nào đó, làm “lưu manh hóa” con người. Chúng phỉ báng nhân cách tốt đẹp của con người, đưa con người vào trạng thái bệnh hoạn. Bởi vì để tồn tại và nhất là để tiến thân, người ta buộc phải đi theo những tính toán nhỏ nhen: dìm dập nhau, xu nịnh, giả dối, v.v... Ðạo đức suy đồi vì thế, guồng máy hỗn loạn vì thế và cả nền kinh tế nữa, cũng mất hiệu năng vì thế.  Có người nói: nhắc lại cái “thời đã qua” ấy làm gì? Tôi nghĩ khác: phải nhắc lại và nhắc lại nhiều hơn, không chỉ vì để tránh cho xã hội ngày mai lại đi vào “vết xe đổ” ấy (ngày nay, không phải không có người muốn trở lại), mà còn vì những hệ quả của những bất công này vẫn còn rất nặng nề, gây khó khăn rất lớn cho việc tạo ra một không khí xã hội bình thường và lành mạnh, do đó, cả cho sự phát triển xã hội hiện nay và sau này.  Không có gì bí mật khi nói rằng một bộ phận khá lớn những người giàu có hôm nay chính là những quan chức chiếm giữ những đặc quyền đặc lợi hôm qua và bây giờ đang dựa vào những quyền lực sẵn có trong tay để làm giàu. Ðúng là ta đang khuyến khích “dân giàu” (để cho “nước mạnh”). Nhưng sự giàu có cần khuyến khích là sự giàu có do năng lực (trí tuệ, kinh doanh) tạo ra, chứ không phải là bất cứ sự giàu có nào, nhất là sự giàu có do tham nhũng, ăn cướp của dân, đầu cơ, buôn lậu... Một hiện tượng khá phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trước khi chuyển sang kinh tế thị trường là chủ nghĩa tư bản quan chức (capitalism nomenclatura): những quan chức có thế lực đang dùng tài sản đục khoét bằng mọi kiểu (từ đặc quyền đặc lợi đến tham nhũng), cũng dùng quyền lực hiện có để làm giàu vô cùng nhanh chóng kiểu mafia. Họ thông đồng với những thế lực buôn bán phi pháp để trục lợi. Pháp luật không đụng tới họ (một bộ phận trong bộ máy giám sát và xử lý về luật pháp cũng dựa vào quyền lực của mình để làm giàu). Và không ít trường hợp, họ và con cái họ đang trở thành những “bà chủ”, “ông chủ” của những đơn vị kinh doanh mới, trở thành những “nhân vật mới” có thế lực trong nền kinh tế thị trường hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm. Chưa nói tới việc họ dùng những đồng tiền ăn cắp hoặc ăn cướp để xây dựng nhà cửa nguy nga, mua sắm những thiết bị sang trọng, sống phè phỡn như đế vương. Chỉ cần nhìn hàng loạt ngôi nhà đồ sộ mọc lên gần đây ở các thành phố và thị xã, cũng đủ nhận diện thứ “chủ nghĩa tư bản quan chức” này không khó khăn gì. Rồi nhà cửa, đất đai (nhất là đất đai) họ được Nhà nước giao cho sử dụng theo lối đặc quyền đặc lợi trước đây cũng đang dần dần biến thành tài sản “hợp pháp” của họ.  Một số người đưa ra ý kiến đáng chú ý: “Thôi thế cũng được, miễn là những tài sản họ nắm trong tay được họ đưa ra kinh doanh một cách hợp pháp, coi như thứ “tiền chuộc” (rachat) đối với họ, như vậy cũng tốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước”. Tôi tán thành ý kiến này về nguyên tắc nhưng trong thực tế, rất khó xảy ra điều đó. Bởi vì nói chung, chủ nghĩa tư bản quan chức là thứ chủ nghĩa tư bản ăn bám tuyệt đối, chỉ làm cho nền kinh tế đất nước hỗn loạn thêm và èo uột đi. Chừng nào nó còn tồn tại, chừng đó không thể nói tới một sự phát triển kinh tế lành mạnh được. Chủ nghĩa tư bản quan chức là tác nhân ung thư đối với xã hội hiện nay. Nó là sự kết hợp những đặc quyền đặc lợi kiểu phong kiến thời quan liêu bao cấp với những hoạt động làm giàu kiểu mafia thời kinh tế thị trường. Quyền lực chính trị đẻ ra quyền lực kinh tế, trước đây đã như vậy, ngày nay lại càng như vậy. Chủ nghĩa tư bản quan chức là sự thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước; nó tạo ra những bất công lớn nhất, nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay.  Chính nó, chứ không phải là sự phân hóa giàu nghèo của kinh tế thị trường, đang đặt đất nước trước những triển vọng nguy hiểm về kinh tế về xã hội. Một số người lên tiếng báo động về tình trạng phân hóa giàu nghèo hiện nay ở nước ta, coi đó như nguồn gốc của mọi bất công xã hội hiện nay. Ý kiến này, theo tôi, có mặt đúng và có mặt chưa đúng.  Phân hóa giàu nghèo đang là một hiện tượng đập vào mắt mọi người. Chấp nhận kinh tế thị trường có hiệu quả cao nhất thì không thể không chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo. Nếu coi đó là một sự bất công xã hội thì đó là một sự bất công xã hội cần thiết. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước trên thế giới cho thấy sự phân hóa giàu nghèo là điều tự nhiên, kinh tế càng phát triển thì, một mặt, khoảng cách giàu nghèo dần dần thu hẹp lại và, mặt khác, ngay cả những tầng lớp nghèo cũng có mức sống ngày càng tăng lên. Như vậy còn tốt hơn là sự chia đều nhau một chiếc bánh ngày càng nhỏ lại vì kinh tế không có hiệu quả (vả lại, khi chiếc bánh nhỏ dần đi thì không thể chia đều được, một số người có thế lực sẽ chiếm lấy phần lớn hơn và một số người “hẩm hiu” sẽ chỉ được hưởng “bụi bánh”). Công bằng xã hội, hiểu theo nghĩa mọi người đều giàu có ngang nhau, là một ảo tưởng. T