Suy thoái tài nguyên nước

Nước là yếu tố chủ đạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế -xã hội của loài người. Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng lại. Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất (nước ngầm), nước biển và đại dương. Hàng năm lượng nước mưa (nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu) chiếm khoảng 105.000km3, trong đó 2/3 lượng nước quay lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và sự thoát hơi nước của thực vật, 1/3 lượng nước còn lại là dòng chảy bề mặt và nước ngầm đổ theo sông suối chảy ra biển. Nếu 35.000km3 nước mỗi năm là nguồn cung cấp nước tiềm tàng cho con người, thì với dân số hiện tại, bình quân có chừng 18 lít nước ngày, quá thừa cho nhu cầu sinh lý (2 lít/người/ngày). Song thực tế không phải như vậy, trung bình mỗi người cần đến 250lít nước/ ngày.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy thoái tài nguyên nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy thoái tài nguyên nước Nước là yếu tố chủ đạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng lại. Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất (nước ngầm), nước biển và đại dương. Hàng năm lượng nước mưa (nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu) chiếm khoảng 105.000km3, trong đó 2/3 lượng nước quay lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và sự thoát hơi nước của thực vật, 1/3 lượng nước còn lại là dòng chảy bề mặt và nước ngầm đổ theo sông suối chảy ra biển. Nếu 35.000km3 nước mỗi năm là nguồn cung cấp nước tiềm tàng cho con người, thì với dân số hiện tại, bình quân có chừng 18 lít nước ngày, quá thừa cho nhu cầu sinh lý (2 lít/người/ngày). Song thực tế không phải như vậy, trung bình mỗi người cần đến 250lít nước/ ngày. Ở các nước công nghiệp cần gấp 6 lần giá trị trên, còn ở các nước nông nghiệp, nhất là những nơi khô nóng thì lượng nước sử dụng còn lớn hơn. Người ta tính rằng, trên phạm vi toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm 6% tổng số, cho công nghiệp 21%, số còn lại dành cho nông nghiệp. Ngoài lượng nước bề mặt, việc khai thác nước ngầm đã trở thành cứu cánh cho sự thiếu hụt nước, Hiên tại, lượng nước ngầm được khai thác trên toàn cầu đã vượt 35 lần so với 30 năm trước. Nạn thiếu hụt nước còn xảy ra do suy thoái rừng và mất rừng, do nước (nước mặt và nước ngầm) và đất bị ô nhiễm. Do khai thác quá mức nguồn nước, do nước bị ô nhiễm, loài người đang đứng trước cảnh thiếu nước, nhất là nước sạch. Do vậy đã có nhiều hội nghị, diễn đàn được tổ chức ở các quy mô khác nhau nhằm hướng tới việc chống suy thoái và bảo vệ nguồn nước. Chẳng hạn như: Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bộ trưởng tháng 3/2000 tổ chức tại Hà Lan đã thông qua tầm nhìn và khung hành động về nước thế kỷ XXI. Từ diễn đàn này, căn cứ vào kết quả quốc tế mà các quốc gia sẽ xây dựng cho mình “Chương trình hành động quốc gia về an ninh nước thế kỷ XXI”. Tại Việt Nam hội thảo quốc gia về nước thế kỷ XXI, tầm nhìn và hành động tới 2005 tại Hà Nội đã thông qua tầm nhìn về nước là: Sử dụng tổng hợp, bảo vệ tài nguyên nước vững bền và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước. Khái niệm an ninh về nước của thế giới được hiểu là: - Nước ngọt và hệ sinh thái được cải thiện - Ủng hộ sự phát triển bền vững và ổn định chính trị - Ai cũng có nước sạch để dùng với giá cả hợp lý, đảm bảo sức khoẻ và năng lực sản xuất - Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra Ở Việt Nam, tài nguyên nước rất phong phú và dồi dào, đặc biệt tiềm năng nước ngọt còn rất lớn, lượng nước trung bình đầu người đạt 17.000km3/năm, cao gần gấp 3 lần hệ số đảm bảo nước trung bình trên thế giới. Cùng với nước mặt, trữ lượng nước ngầm khá cao, theo E. K. Alan (1998) thì tổng số trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất toàn lãnh thổ chưa kể phần hải đảo là 1513,45 m3/s nhưng phân bố không đều trong các vùng địa chất thủy văn. Hiện nay, nhịp điệu khai thác nước ngầm khoảng 10 triệu m3/ ngày. Nhìn chung, chất lượng nước bề mặt và nước ngầm còn tốt, thỏa mản được các nhu cầu kinh tế xã hội, hệ thông sông ngòi Việt Nam có khả năng cung cấp ổn định cho các ngành một lượng nước khoảng 100 – 150 km3/năm. Nạn ô nhiễm nước do hoạt động con người còn mang tính chất cục bộ, chỉ xuất hiện ở một vài địa phương. Khó khăn hiện nay trên con đường phát triển là phần lớn người dân chưa được dùng nước sạch và còn phải đối mặt với nạn lụt lội và hạn hán xảy ra hàng năm. Theo Trần Hiếu Nhuệ (2000), ở nước ta hiện nay có khoảng 621 đô thị lớn nhỏ, trong đó có 78 đô thị có số dân từ 15.000 người trở lên, chiếm tổng số khoảng 12 triệu người hay 80% tổng số dân đô thị. Số đô thị còn lại thuộc đô thị nhỏ. Hiện nay, chỉ gần 1/2 dân số đô thị được cấp nước, tiêu chuẩn cấp nước mới đạt 50 – 60 lít/người/ngày, tổng lượng nước cấp cho các đô thị đạt công suất 2,6 triệu m3/ngày, trong đó 2/3 từ nguồn nước mặt và 1/3 từ nước dưới đất. Riêng ở nông thôn mới đảm bảo cấp được “nước sạch” cho 32% dân số ở nông thôn. Trong đó sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước từ sông ngòi không qua xử lý khoảng 28%, nước mưa 10% còn lại là các nguồn khác.