Tác động của bãi triều đến chế độ dòng chảy hạ lưu sông Đồng Nai

Biến động mực nước trên sông là một vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Ngoài tác động của thiên nhiên như các yếu tố về khí tượng, mưa, tác động của thủy triều, địa hình lòng dẫn, thảm phủ thực vật thì các tác động của con người cũng làm thay đổi chế độ thủy văn thủy lực. Cho tới nay, các nghiên cứu về biến động mực nước do tác động thiên nhiên kể cả có xét đến biến đổi khí hậu đã được xét đến. Tuy nhiên, một số tác động của con người tới dòng chảy cho tới nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ làm cho mực nước sông ngày càng cao gây không ít khó khăn cho việc xây dựng, quản lý và vận hành các công trình. Bài báo này trình bày việc phân tích các biến động về thay đổi mặt bằng xây dựng thông qua việc thống kê sử dụng đất tại các địa phương, phân tích ảnh vệ tinh để xác định biến động mặt bằng xây dựng trong hạ lưu sông Đồng Nai. Sự thay đổi dòng chảy trong sông được tính toán thông qua bài toán thủy lực. Các kết quả cho thấy sự biến động về mặt bằng đã làm cho dòng chảy của các sông thay đổi đáng kể và có xu hướng bất lợi cho việc phát triển kinh tế.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của bãi triều đến chế độ dòng chảy hạ lưu sông Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 244 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM TÁC ĐỘNG CỦA BÃI TRIỀU ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI EFFECT OF TIDAL STORAGE ZONE TO THE FLOW REGIME IN DONGNAI DOWNSTREAM ThS. NCS. Phạm Thế Vinh, GS. TS. Tăng Đức Thắng GS. TSKH. Nguyễn Ân Niên TÓM TẮT Biến động mực nước trên sông là một vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Ngoài tác động của thiên nhiên như các yếu tố về khí tượng, mưa, tác động của thủy triều, địa hình lòng dẫn, thảm phủ thực vật thì các tác động của con người cũng làm thay đổi chế độ thủy văn thủy lực. Cho tới nay, các nghiên cứu về biến động mực nước do tác động thiên nhiên kể cả có xét đến biến đổi khí hậu đã được xét đến. Tuy nhiên, một số tác động của con người tới dòng chảy cho tới nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ làm cho mực nước sông ngày càng cao gây không ít khó khăn cho việc xây dựng, quản lý và vận hành các công trình. Bài báo này trình bày việc phân tích các biến động về thay đổi mặt bằng xây dựng thông qua việc thống kê sử dụng đất tại các địa phương, phân tích ảnh vệ tinh để xác định biến động mặt bằng xây dựng trong hạ lưu sông Đồng Nai. Sự thay đổi dòng chảy trong sông được tính toán thông qua bài toán thủy lực. Các kết quả cho thấy sự biến động về mặt bằng đã làm cho dòng chảy của các sông thay đổi đáng kể và có xu hướng bất lợi cho việc phát triển kinh tế. Từ khóa: mực nước, dòng chảy, đất xây dựng, sử dụng đất, bãi triều. ABSTRACT Fluctuations in water level in the river is a complex issue, influenced by many factors. In addition to the impact of natural factors such as climate, rainfall, effects of tides, river bed topography, vegetation cover, the impact of humans are also affect on the water level. So far, the studies of water level fluctuations due to natural effects including taking into account climate change has been considered. However, a number of human impact to the flow so far has not been given adequate attention. This will make increasingly high river levels caused difficulties for the construction, management and operation of the facilities. This paper presents an analysis of the variation of construction land through statistics of the land use of the provinces, satellite image analysis to determine the changes of construction land use in the Dong Nai downstream. The change in the river flow calculated through hydraulic model. The results showed that the variation in land use made of river flow change significantly and tends to disadvantage for economic development. Keywords: Water level, flow, ground, construction land, land use, tidal storage zone. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 245 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu “Một số nhận định về biến động mực nước trên các sông chính tại Việt Nam” cho thấy, theo các tài liệu thực đo trên các triền sông của Việt Nam, mực nước đang có xu hướng gia tăng trong những năm qua. Những nghiên cứu, dự án cho tới nay chủ yếu là xây dựng các công trình trên mặt bằng đất ngập nước. Việc nhìn nhận dựa trên tổng thể mặt bằng xây dựng kết hợp hài hòa giữa các vùng ngập nước và khu vực xây dựng, bảo vệ chưa được nghiên cứu cụ thể. Các vấn đề trên cần phải được phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể có những định hướng ứng phó trong việc ngăn triều, phòng lũ. Việc phân tích mực nước gia tăng trong lòng dẫn do việc san lấp, xây dựng đê bao thu hẹp khu vực chứa triều và lũ cần có tính toán cụ thể. Nội dung của bài báo nhằm đưa ra nguyên nhân, cơ chế của các bãi ngập đến đặc trưng thủy lực và các kết quả nghiên cứu bước đầu đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu liên quan đến sự phát triển trên vùng đất thấp, ảnh hưởng của thủy triều và những tác động của chúng đến dòng chảy trong sông. Các kết quả nghiên cứu bao gồm nghiên cứu sự thay đổi mặt bằng sử dụng đất dựa trên tài liệu thu thập được của các tỉnh trong vùng nghiên cứu từ năm 2000 đến nay. Sự thay đổi về mực nước sông trong mùa kiệt cũng như mùa lũ dựa trên tài liệu thực đo tại các trạm thủy văn. Sự thay đổi về mặt bằng sử dụng đất dựa vào kết quả phân tích ảnh vệ tinh từ những năm 1973 đến nay. Kết quả nghiên cứu về thay đổi mặt bằng trên sẽ tác động đến mực nước trong sông ra sao sẽ được mô hình hóa bằng mô hình thủy lực. Các thay đổi mặt bằng trong tương lai sẽ dựa trên quy hoạch sử dụng đất của địa phương để đưa vào mô hình thủy lực để đánh giá việc thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến dòng chảy trong sông. Các kết quả thủy lực sẽ được phân tích cụ thể về sự thay đổi mực nước trong những năm tới. Tương quan giữa sử dụng đất vào mực nước trong sông cũng được tính toán để đánh giá rõ nét hơn những quan hệ mật thiết của mặt bằng sử dụng đất đến mực nước sông. 2. CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH Trong nghiên cứu này sử dụng hai công cụ chính để đánh giá: (i) Phần mềm phân tích ảnh vệ tinh: Để nhận biết được sự thay đổi mặt bằng cơ cấu sử dụng đất trong khu vực, việc phân tích ảnh vệ tinh được thực hiện với các ảnh vệ tinh từ năm 1973 -2015; (i) Phần mềm mô hình thủy lực: sử dụng mô hình thủy lực một chiều kết hợp với 2 chiều để tính toán sự thay đổi mực nước trong sông khi có sự thay đổi mặt bằng xây dựng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự thay đổi mặt bằng trên vùng hạ lưu sông Đồng Nai a. Kết quả nghiên cứu về thay đổi mặt bằng sử dụng đất dựa trên tài liệu thu thập của các tỉnh Theo số liệu sử dụng đất thu thập tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An trong vùng nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2013 (thời kỳ mực nước trong khu vực gia tăng đột biến) cho thấy cơ cấu sử TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 246 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM dụng đất cho các ngành đã thay đổi khá nhiều trong những năm gần đây. Diện tích đất ở cho thấy tổng diện tích đất ở trong các tỉnh khoảng 47.700 ha vào năm 2000, tăng lên khoảng 61.700 ha vào năm 2007 (tăng 29,3% so với năm 2000) và tăng lên 86.700 ha vào năm 2013 (tăng 81,7% so với năm 2000). Số liệu này cho thấy qua 14 năm mà diện tích đất xây dựng đã tăng lên gần gấp đôi so với trước đây. Đối với diện tích đất mặt nước thống kê cũng cho thấy, diện tích đất mặt nước trong khu vực vào khoảng 167.300 ha vào năm 2000, đến năm 2007 giảm còn 140.800 ha (giảm 18,8% so với năm 2013) và giảm còn 126.500 ha vào năm 2013 (giảm 32,2% so với năm 2013). Như vậy, diện tích mặt nước cũng giảm đáng kể so với trước đây. Hình 1. Thay đổi diện tích sử dụng đất ở tại các tỉnh b. Kết quả nghiên cứu về thay đổi mặt bằng sử dụng đất dựa trên tài liệu phân tích ảnh vệ tinh Hình 2. Thay đổi diện cơ cấu sử dụng đất xây dựng chính từ năm 1973 - 2015 Để làm rõ tác động của sử dụng đất đến chế độ mực nước trong sông, các kết quả phân tích ảnh vệ tinh đã được thực hiện trong nghiên cứu. Các kết quả phân tích TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 247 trong các năm 1973, 1989, 2000, 2010 và 2015. Kết quả cho thấy, diện tích đất xây dựng (bao gồm đất ở, đất giao thông, xây dựng, thủy lợi, cơ sở hạ tầng) tăng lên khá lớn, tổng diện tích đất trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai khoảng 164.700 ha vào năm 1973, tăng lên khoảng 136.900 ha vào năm 1989 (tăng 30,8% so với năm 1973) tăng lên 152.500 ha vào năm 2000 (tăng 45,7% so với năm 1973), tăng lên 235.900 ha vào năm 2010 (tăng 125,4% so với năm 1973) và tăng lên 288.300 ha vào năm 2015 (tăng 155,5% so với năm 1973). Số liệu này cho thấy qua 42 năm mà diện tích đất xây dựng đã tăng lên gấp ba so với trước đây. Nếu xét từ năm 2000 đến nay, tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng tăng nhanh chóng, trải qua 15 năm mà diện tích đất xây dựng đã tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Hình 3. Hiện trạng lớp phủ qua các năm phân tích từ ảnh vệ tinh c. Nhận xét chung Quá trình thu thập tài liệu về sử dụng đất của địa phương cũng như việc phân tích ảnh vệ tinh cho kết quả khá tương đồng. Diện tích đất ở tăng lên nhanh chóng trong 15 năm trở lại đây. Theo thu thập tài liệu thống kê của địa phương cho thấy diện tích đất ở tăng 81,7 % tính từ năm 2000 đến năm 2013. Phân tích ảnh vệ tinh cho thấy tổng diện tích đất xây dựng trong khu vực hạ lưu sông Đồng Nai cũng tăng lên khoảng 89% tính từ năm 2000 đến năm 2015. Sự thay đổi này làm cho mực nước sông sẽ biến động, ảnh hưởng đến mực nước đỉnh triều trong sông. Sản phẩm các bản đồ này sẽ là cơ sở để TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 248 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM thiết lập các ô chứa trong sơ đồ thủy lực nhằm đánh giá dòng chảy qua những thời kỳ khác nhau. 3.2. Thay đổi mực nước trong sông a. Kết quả dựa trên phân tích mực nước sông Phân tích các số liệu lớn nhất năm từ năm 1980 đến nay của các trạm thủy văn cho thấy tất cả các trạm đều có mực nước gia tăng. Độ gia tăng mực nước lớn nhất tháng vẫn ở mức rất cao (Vũng Tàu tăng 0,53 cm; Nhà Bè tăng 0,84 cm; Phú An tăng 0,96 cm; Thủ Dầu tăng 0,54 cm; Biên Hòa tăng 1,74 cm; Bến Lức tăng 1,65 cm). Mực nước gia tăng lớn nhất là tại trạm thủy văn Biên Hòa (tăng 1,74 cm/năm) do tốc độ đô thị hóa vùng này khá cao và tại khu vực này mực nước chịu tác động của hồ Trị An, đặc biệt là sau khi hồ Trị An đi vào hoạt động từ năm 1988 và hồ Thác Mơ từ năm 1994. Mực nước tại trạm Phú An cũng có xu hướng gia tăng mạnh (tăng 0,96 cm/năm) do tại khu vực này trong những năm gần đây đã thực hiện khá nhiều hoạt động san lấp mặt bằng làm mất các khu trũng chứa nước. Mực nước tại Thủ Dầu Một cũng có xu hướng tăng chậm do khu vực này ít có các hoạt động làm thay đổi lòng dẫn. Các dự án đê bao khu dân cư và bảo vệ đất nông nghiệp hiện nay mới được hoàn thành, do vậy trong thời gian tới khả năng mực nước khu vực này sẽ bị ảnh hưởng. Mực nước tại Vũng Tàu có xu hướng tăng chậm nhất, mức độ gia tăng tùy thuộc vào biến đổi khí hậu. Tác động của thủy văn tại đây sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ mực nước trong khu vực. Bảng 1. Gia tăng mực nước các trạm thủy văn từ năm 1980-2015 Trạm Giai đoạn 1980-2015 1980-1999 2000-2015 Chênh lệch Mực nước lớn nhất năm (cm) Vũng Tàu 0,45 0,94 0,11 -0,83 Nhà Bè 1,03 0,4 1,59 1,19 Phú An 1,21 0,42 1,86 1,44 Thủ Dầu 1,02 0,15 2,26 2,11 Biên Hòa 1,56 1,64 0,12 -1,52 Bến Lức 1,52 1,41 0,52 -0,89 Mực nước lớn nhất tháng 5 (cm) Vũng Tàu 0,26 0,5 -0,34 -0,84 Nhà Bè 0,91 0,42 1,25 0,83 Phú An 1,02 0,35 1,41 1,06 Thủ Dầu 0,62 0,1 1,37 1,27 Biên Hòa 2,55 3,57 1,41 -2,16 Bến Lức 1,08 0,96 1,19 0,23 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 249 Những thay đổi về hình thái lòng dẫn và bãi ngập đã làm cho việc dự báo mực nước tại những khu vực bị sai lệch đáng kể. Ngay trong đợt triều cường ngày 20/10/2013, mực nước trạm Phú An được dự báo là 1,58 nhưng mực nước thực đo đã đạt 1,68 và mực nước Vũng Tàu lúc này không cao (+1,21), gió chướng trong đợt này không có nhưng đã gây ra mực nước cao lịch sử, gây ngập trên diện rộng. Để nhận biết sự gia tăng mực nước rõ nhất, bằng số liệu thực đo, liệt số liệu đo tại Thủ Dầu Một cho thấy từ năm 2009 đến nay mực nước tại đây đã gia tăng trên 25 cm. Điều này trùng với việc đã xây dựng xong khu vực đê bao ven sông Sài Gòn và xây dựng xong hệ thống thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu. Hình 4. Gia tăng mực nước lớn nhất năm Thủ Dầu Một trong những năm gần đây Có thể thấy rằng, độ gia tăng mực nước trên sông khi địa hình lòng dẫn và việc hoành triệt các bãi ngập là không thể tránh khỏi. Cần phải có những nghiên cứu thấu đáo, cảnh báo việc gia tăng mực nước để phục vụ việc nghiên cứu, thiết kế, quản lý và vận hành. Với việc xác định tương quan giữa việc làm mất các bãi ngập triều thông qua các công cụ tính toán có thể xác định được mực nước sông tại một vị trí nào đó sẽ biến động theo thời gian. Giúp cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan tư vấn, quản lý có thể đề xuất các giải pháp thích ứng. b. Kết quả tính toán mô hình thử nghiệm Để minh chứng cho việc tác động của các bãi ngập, các khu chứa triều đề chế độ dòng chảy, mô hình thử nghiệm đơn giản được đưa ra mô phỏng. Mô hình thử nghiệm bao gồm 2 nhánh sông với mặt cắt sông được mô tả gần giống với 2 sông Sài Gòn và Đồng Nai. Mực nước triều được lấy tại Vũng Tàu, lưu lượng thượng lưu được lấy tại mỗi biên là 500 m3/s. Dạng địa hình mô phỏng không có ô chứa triều và có ô chứa triều với 4 bãi ngập bố trí ven sông, kết nối với bãi ngập là dạng kết nối bên (không tham gia tuyền tải lưu lượng, chỉ tham gia vào trữ nước). Các kịch bản tính toán được xây dựng như sau: - HT: Chưa có bãi ngập - KBABCD: Có các bãi ngập TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 250 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM - KBA: Có bãi ngập A - KBB: Có bãi ngập B - KBB50%: Có bãi ngập B nhưng giảm diện tích bãi ngập 50% - KBB50%: Có bãi ngập B nhưng giảm diện tích bãi ngập 25% Kết quả tính toán cho thấy, khi có các bãi ngập, mực nước đỉnh triều giảm đi so với kịch bản không có bãi, mực nước chân triều có xu hướng tăng cao. Như vậy, biên độ triều có xu hướng thu hẹp lại. Hình 5. Thay đổi địa hình các kịch bản tính Hình 6. Thay đổi mực nước trong trường hợp có và không có tất cả các bãi ngập Tổng lượng dòng chảy cửa sông hầu như không thay đổi, tuy nhiên có sự lệch pha và thay đổi lưu lượng đỉnh triều tại cửa sông. Khi có các bãi ngập, lưu lượng lớn nhất có xu hướng tăng và lưu lượng đỉnh thứ hai có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy rằng, khi có các bãi ngập, lưu lượng lớn nhất ngày có xu hướng tăng lên. Như vậy, có thể thấy rằng, bãi ngập tác động mạnh đến mực nước sông vùng ảnh hưởng triều. Chúng sẽ làm co hẹp biên độ triều lại tạo điều kiện cho hạ thấp mực nước đỉnh triều. Với lưu lượng trên sông và vùng cửa sông, khi có bãi ngập, phần diện tích thoáng có thể chứa nước làm giảm mực nước nhưng lại có xu thế hút thêm lưu lượng từ TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 251 ngoài biển, điều này chứng tỏ các bãi ngập sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng đỉnh triều cửa sông. Hình 7. Thay đổi lưu lượng trong trường hợp có và không có bãi ngập Hình 8. Thay đổi mực nước lớn nhất và nhỏ nhất khi diện tích bãi ngập B thay đổi Hình 9. Mức độ giảm mực nước lớn nhất khi diện tích bãi ngập B thay đổi so với chưa có bãi Để đánh giá vị trí và diện tích bãi ngập tác động thế nào đến mực nước trên sông. Bãi ngập B được đưa vào mô phỏng với các diện tích khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy, ảnh hưởng của vị trí bãi ngập tới mực nước sẽ giảm dần từ phía thượng lưu ra đến biển trong trường hợp lưu lượng thượng lưu lớn. Trong trường hợp lũ thượng TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 252 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM lưu nhỏ, ảnh hưởng của vị trí bãi ngập sẽ tác động mạnh nhất vào mực nước tại đúng vị trí bãi và giảm dần về hạ lưu, về thượng lưu mức độ giảm nhưng không nhiều. Dựa vào độ giảm mực nước và diện tích bãi ngập thay đổi, có thể xây dựng được đường quan hệ về mức độ giảm mực nước và diện tích của bãi ngập. Đây cũng là quan hệ để có thể đánh giá chung cho việc thay đổi mặt bằng của toàn bộ hạ lưu sông Đồng Nai tác động đến mực nước hoặc đánh giá thay đổi mặt bằng tại một vị trí nào đó đến mực nước lớn nhất trên sông. Hình 10. Quan hệ mức độ giảm mực nước lớn nhất khi diện tích bãi ngập B thay đổi Qua tính toán cũng cho thấy những bãi ngập càng gần biển thì mức độ tác động để hạ thấp mực nước đỉnh triều sẽ yếu hơn những bãi ngập dần lên thượng lưu sông do lưu lượng vùng cửa sông lớn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các bãi ngập xa biển sẽ có tác động rộng hơn cho cả hạ lưu sông. c. Kết quả dựa trên tính toán mô hình cho hạ lưu sông Đồng Nai Để tính toán sự thay đổi mặt bằng địa hình tác động đến chế độ mực nước sông, trong bài báo này đề cập đến việc sử dụng các loại mặt bằng theo phân tích ảnh vệ tinh. Những cao trình đất thấp khi chưa xây dựng mặt bằng trong những năm trước đây do không có tài liệu nên địa hình được lấy theo tài liệu hiện nay được lấy theo cao độ của khu vực trũng thấp lân cận để xây dựng nên địa hình cho toàn khu vực. Kết quả tính toán cho thấy, mức độ gia tăng mực nước tại các trạm thủy văn rất đáng kể. Kết quả khẳng định việc gia tăng mực nước trong hệ thống do thay đổi mặt bằng xây dựng giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu. Tại Thủ Dầu Một, mức độ gia tăng lớn hơn cả. Tại Nhà Bè, mức độ gia tăng ít hơn do tác động của mực nước triều ngoài biển. Nếu xét với một biên thủy văn không thay đổi theo suốt các trường hợp tính (biên lưu lượng tại Dầu Tiếng, Phước Hòa, Trị An và Cần Đăng với tần suất 10%, biên triều tại Vũng Tàu ứng với tần suất 10%, tính toán trong trường hợp không có mưa) và thay đổi mặt bằng địa hình từ năm 1980 đến năm 2015. Kết quả tính toán cho thấy, mực nước tại Phú An có thể gia tăng 1 cm trong giai đoạn 1980-1990; gia tăng 7 cm trong TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 253 giai đoạn 1980-2000; gia tăng 25 cm trong giai đoạn 1980-2010; gia tăng 37 cm trong giai đoạn 1980-2015 và với phát triển không gian đô thị đến năm 2025 mực nước có thể gia tăng thêm 22 cm so với năm 2015. Điều này chứng tỏ, mực nước biến động mạnh khi thay đổi mặt bằng sử dụng đất trong khu vực. Hình 11. Quan hệ mức độ gia tăng mực nước lớn nhất khi cơ cấu sử dụng đất thay đổi d. Nhận xét chung Mô hình thử nghiệm cho thấy, tác động của các bãi ngập đến mực nước sông là rất lớn. Mực nước trong sông không những phụ thuộc vào quy mô bãi ngập mà còn phụ thuộc vào vị trí bãi ngập. Mức độ tác động của bãi ngập theo không gian và thời gian cũng đã được thể hiện trong mô hình thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu các mực nước thực đo và mô hình thử nghiệm sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu chi tiết cho toàn bộ khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Một số tính toán cho mô hình thực tế cũng đã được mô phỏng. Kết quả cũng chứng tỏ rằng, sự gia tăng mực nước sông vùng hạ lưu sông Đồng Nai phụ thuộc rất lớn vào mặt bằng các khu trũng. 4. KẾT LUẬN Mặt bằng địa hình thay đổi nhanh chóng trong những năm qua thể hiện qua việc thống kê hiện trạng sử dụng đất các năm, phân tích ảnh vệ tinh cho toàn khu vực. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong từng khu vực, làm tiền đề cho việc nghiên cứu tác động của chúng đến chế độ dòng chảy trong sông. Những con số đất xây dựng tăng thêm gấp 3 lần tính từ năm 1973 đến năm 2015 cho thấy sự biến chuyển mạnh mẽ của cơ cấu sử dụng đất trong khu vực. Phân tích kỹ hơn đối với mực nước sông trong hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai, mực nước các trạm thủy văn gia tăng mạnh tại những khu vực thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm mất các chức năng điều tiết triều tại các vùng trũng. Đặc biệt, các khu vực được lên đê bao bảo vệ làm mực nước gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề thay đổi mặt bằng mà chưa chú trọng nhiều đến chế độ thủy lực trong sông. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 254 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Một câu hỏi được đặt ra là mực nước sông còn gia tăng lên bao nhiêu nữa, các nhà nghiên cứu, tư vấn đã tính toán theo đúng quy trình quy phạm, nhưng đã lường trước được những gì trong vấn đề thay đổi mực nước trong sông. Câu trả lời có lẽ chỉ là xu hướng mà chưa có con số cụ thể. Một số dự án lớn đã được triển khai xây dựng như việc thiết kế các hệ thống thoát nước, xây dựng các đường giao thông liệu đã đủ cao trình thiết kế. Rõ ràng, cần phải có những nghiên cứu tính toán cụ thể để ứng phó với vấn đề này. Để minh chứng cho việc tác động của mặt bằng đến chế độ mực nước, mô hình thử nghiệm đơn giản được đưa vào mô phỏng. Kết quả cho thấy, tác động rõ nét trong việc có và không có bãi ngập. Khi có bãi ngập lớn, biên độ triều