Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cách mạng công nghiệp 4.0
đã và đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trong đó có Việt Nam. Cách mạng công
nghiệp 4.0 tác động đã và đang làm thay đổi sâu sắc quá trình phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng ấy đã tác động không nhỏ vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội và lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Giáo dục là một
lĩnh vực khá nhạy cảm, cũng chịu sự chi phối tất yếu từ những chuyển động xã hội và
cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp này. Trong khuôn khổ
bài viết tác giả trình bày vai trò của người giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0,
những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đến vai trò vị trí của người
giáo viên. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
trong các trường sư phạm hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ 4 ĐẾN ĐÀo TẠo GIÁo VIÊN
TRoNG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY
Phùng Thanh Hoa1
Ngô Thị Phương Anh2
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cách mạng công nghiệp 4.0
đã và đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trong đó có Việt Nam. Cách mạng công
nghiệp 4.0 tác động đã và đang làm thay đổi sâu sắc quá trình phát triển của nhiều
quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng ấy đã tác động không nhỏ vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội và lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Giáo dục là một
lĩnh vực khá nhạy cảm, cũng chịu sự chi phối tất yếu từ những chuyển động xã hội và
cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp này. Trong khuôn khổ
bài viết tác giả trình bày vai trò của người giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0,
những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đến vai trò vị trí của người
giáo viên. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
trong các trường sư phạm hiện nay.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng đào tạo, giáo viên, trường sư
phạm, sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Từ thế kỷ XIX loài người trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Tất cả
những cuộc cách mạng ấy đều để lại dấu ấn vô cùng to lớn làm tiền đề cho nhân loại
có sự phát triển nhảy vọt. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra
vào thế kỷ 18, khi những người công nhân sử dụng hơi nước và máy móc trong sản
xuất để thay cho sức người. Sau đó là điện ra đời, được sử dụng trong dây chuyên sản
xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn, là khởi nguồn của cuộc cách mạng thứ 2.
Vào những năm 1970 là khi máy tính ra đời, điều này tạo ra một loạt sự thay đổi trong
cách con người xử lý thông tin, tự động hoá bằng robot, đây chính là cuộc cách mạng
thứ 3. Hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn gọi là Cách mạng Công
nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đang diễn ra. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra môi
trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách
thức hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết nối vào những hệ
thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để điều khiển mà không
cần sự can thiệp của con người.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đã và đang làm thay đổi sâu sắc quá trình
1. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
2. Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên
13
PHùNG THANH HOA, NGô THị PHươNG ANH
phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục là một lĩnh vực khá nhạy cảm,
cũng chịu sự chi phối tất yếu từ những chuyển động xã hội và cũng bị ảnh hưởng mạnh
mẽ của quá trình trên. Trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các trường sư
phạm buộc phải thay đổi và một trong những thay đổi cốt yếu là nâng cao năng cao
chất lượng đào tạo giáo viên, bởi giáo viên là một trong những nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo
dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu được nhắc đến trong vài năm trở
lại đây, với tên thường gọi là Cách mạng 4.0 hay Industryie 4.0. Theo Gartner, Cách
mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm
“Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối
các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa
Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. [1, tr.10]
Nếu định nghĩa của Gartner còn khó hiểu thì Klaus Schwab, người sáng lập
và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về
Cách mạng Công nghiệp 4.0. Theo ông: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra
nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng
điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công
nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nối tiếp từ
định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực
chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ
thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối
- Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học,
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt
trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng
lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với Robot thế hệ mới,
máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và công nghệ Nano.
Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại
nhiều thách thức phải đối mặt. [1, tr15-16]
Như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự
kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh
học, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này đang làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội loài người, đặc biệt là đối với các lĩnh vực liên quan đến sử
dụng công nghệ. Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu tác động sâu sắc bởi trực
tiếp tạo ra nguồn nhân lực sống và làm việc trong thời đại công nghiệp 4.0. Cuộc cách
14
TáC ĐỘNG CỦA CuỘC CáCH MạNG CôNG NGHIỆP LẦN THỨ 4...
mạng số sẽ tác động đến mọi nhân tố của quá trình giáo dục mà mạnh mẽ nhất là môi
trường giáo dục, người dạy (người thầy), người học và phương pháp dạy học. Đặc biệt
vị thế và vai trò của người thầy đã có nhiều thay đổi so với những quan niệm truyền
thống.
2.2. Vai trò của giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0
Bước sang thế kỉ XXI, bức tranh toàn cảnh thế giới có sự thay đổi mạnh mẽ.
Không nằm ngoài quy luật ấy xã hội Việt Nam cũng đang từng ngày, từng giờ vận động
để phù hợp với quy luật của nó. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều có sự biến đổi và
đặc biệt giáo dục đang phải đương đầu với rất nhiều những thách thức khác nhau. Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương
thức giáo dục truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Khác với phương thức
đào tạo đại trà của các thế kỷ trước, cách mạng công nghiệp 4.0 chú trọng đến
phương thức đào tạo “cá thể”, “người học làm trung tâm”. Thông qua những
giao lưu quốc tế, các chương trình liên kết qua mạng lưới truyền thông, Internet,
các giáo trình kiến thức đảm bảo gần với quốc tế hơn. Chính vì vậy mà công việc
dạy học của giáo viên ngày nay khác trước nhiều
Với sự xuất hiện của công nghệ mới cung cấp lượng thông tin lớn, tốc độ truyền
tải nhanh chóng, phương pháp học tập đa dạng, cách thức sắp xếp và tìm kiếm khoa
học, tiến bộ trong thời đại 4.0, giáo viên lúc này không còn là người đơn thuần truyền
bá kiến thức nữa bởi người học bằng cái nhấp chuột đơn giản đã có thể truy cập thông
tin và nguồn lực bất tận trên ineternet. Vai trò của giáo viên có sự biến đổi từ người
truyền thụ kiến thức theo lối truyền thống sang vai trò mới với tư cách người xúc tác và
điều phối... người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập giúp người
học biết tự định hướng việc học của họ. Vai trò này không phải đến nay mới được đề
cập, tuy nhiên, trong kỷ nguyên số hoá, vai trò này càng trở nên quan trọng nếu người
giáo viên không muốn bị mất vị thế trong lớp học hoặc bị thay thế bởi những Robot
thông minh được lập trình sẵn một khối kiến thức khổng lồ. Người thầy phải trở thành
nhà quản lý, quản lý các công nghệ, quản lý các phương tiện có sẵn để dạy học, để
hướng dẫn và tổ chức cho người học tiếp cận lượng kiến thức hiệu quả nhất.
Trong cuộc cách mạng 4.0, những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị
ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo đại học. Do đó, người giáo viên của
cách mạng công nghiệp 4.0 phải là người am hiểu và sử dụng công nghệ cao. Vì vậy
mà họ cho phép bản thân họ và người học sử dụng công nghệ trong quá trình dạy và
học. Chính quá trình này, bản thân họ được tôi luyện, rèn giũa bắt kịp với xu thế phát
triển của khoa học công nghệ trong thời đại mới. Trong kỷ nguyên số hóa, sinh viên
khai thác nội dung bài giảng và làm việc bên ngoài bài giảng dưới dạng số hóa. Thì lúc
này, người thầy phải tìm ra các phương thức và cấu trúc hỗ trợ sinh viên phát triển các
kỹ năng học tương tác, học cộng tác và học độc lập với nhau để có thể lĩnh hội tri thức
một cách tối đa, đồng thời giúp người học biết cách tự học và tự đổi mới suốt đời. Với
15
PHùNG THANH HOA, NGô THị PHươNG ANH
tiêu chí “lấy người học làm trung tâm” thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục giúp cho giáo viên và học sinh tương tác tích cực hơn trong quá trình học tập.
Học sinh không chỉ thụ động nghe giảng “một chiều ” mà giờ đây những bài giảng
của giáo viên sẽ được kết nối với phương tiện như video, hình ảnh minh họa, tài liệu
bổ sung thông qua kết nối internet. Công nghệ thông tin tạo ra trải nghiệm để thúc đẩy
hứng thú của người học, người học không chỉ kết hợp giữa lí thuyết và thực tế, họ còn
tập trung hơn vào chương trình giảng dạy phong phú của giáo viên.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra bước ngoặt, những bài
giảng trong sách giáo khoa dần dần thay đổi với những bài giảng điện tử, sách giáo
khoa đồ họa 3D, những trò chơi giáo dục phát huy sức sáng tạo của học sinh đã thay
đổi cách thức dạy và học truyền thống, khiến sinh viên say mê và hứng thú với bài học.
Mặt khác, với lớp học thông minh, học sinh sử dụng điện thoại di động thông minh
và máy tính bảng để kết nối với các bài giảng điện tử, tìm kiếm và chia sẻ kiến thức,
tài liệ trực tuyến thông qua công cụ như Google Apps. Mặt khác, các công cụ quản lí
lớp học, khóa học như Google Classroom sẽ giúp giáo viên quản lí việc học và giao
bài tập cho sinh viên thuận lợi hơn. Xu hướng sử dụng công nghệ thông tin hiện nay
đòi hỏi một thế hệ học sinh có năng lực sáng tạo và năng lực tư duy, cần thiết phải có
khả năng làm việc độc lập, có tinh thần khởi nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học đã tận
dụng những ưu thế của công nghệ thông tin dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh,
ngoài thời gian nghe giảng trên lớp, về nhà có thể tham gia vào phòng học ảo với thầy
giáo ảo, thư viện ảo, bài tập chia sẻ nhanh chóng và lưu trữ an toàn trên đám mây như
Google Documents.để bổ trợ thêm kiến thức, rèn luyện khả năng làm việc nhóm,
tìm hiểu thông tin về yêu cầu của thị trường lao động, tạo ra những sản phẩm có tính
ứng dụng cao như điểu khiển thiết bị thông minh bằng tia hồng ngoại, hệ thống chăm
sóc cây tự động,Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sinh viên được học
trong môi trường mở và thoáng, do đó có cơ hội dễ tiếp cận được với nguồn kiến thức
đa dạng và toàn cầu, và tạo ra sự kết nối không chỉ giữa học sinh với nhau, học sinh
với người thầy mà còn của các trường đại học với nhau, tạo ra một hệ sinh thái học tập
phát triển toàn diện.
Như một quy luật tất yếu của cuộc sống, xã hội ngày hiện đại, phát triển thì yêu
cầu của người học đối với người thầy của mình cũng tăng lên. Người giáo viên trong
bối cảnh 4.0 không chỉ là người thuyết giáo mà còn là người quản lý hành vi xã hội và
tình cảm của người học, người bạn, người cố vấn thông thái cho người học để họ có
thể trở thành công dân phát triển cân đối toàn diện cả về thể chất và năng lực. Nhờ quá
trình này mà tình cảm thầy - trò ngày càng gắn kết, thầy hiểu, nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng của trò, biết trò “cần gì”, “muốn gì”, “ biết được những gì” trong học tập
và sinh hoạt, từ đó có những phương pháp giúp trò học tập đạt kết quả cao hơn. Nói
đến vai trò của người giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0 phải kể đến vai trò
16
TáC ĐỘNG CỦA CuỘC CáCH MạNG CôNG NGHIỆP LẦN THỨ 4...
người truyền cảm hứng học tập cho người học - Đây là một vai trò quan trọng, người
giáo viên với tư cách là người truyền cảm hứng, khơi gợi cảm hứng kết hợp với việc
ứng dụng công nghệ mới nhất vào quá trình học, giúp người học phát huy tối đa tính
sáng tạo, khả năng tương tác để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Một cách dạy, một cách học mới trong bối cảnh mới.
Có thể thấy rằng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế
chung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng không phải
là ngoại lệ. Cùng với sự biến đổi của xã hội, vị trí, vai trò người giáo viên có sự biến
đổi đáng kể. Sự sáng tạo, đổi mới của người giáo viên chính là nền tảng của giáo dục
trong bối cảnh mới.
2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên các
trường sư phạm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 các trường sư phạm buộc phải
thay đổi để phù hợp với xu thế mới, một trong những thay đổi mang tính chất bước
ngoặt là phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên bởi giáo viên - một trong những
nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục
muốn được nâng cao thì phải bắt đầu từ đào tạo đội ngũ giáo viên, đây chính là quy
luật tất yếu và là khâu then chốt để quá trình này đi đến thành công. Muốn làm được
điều này thì cần phải:
- Đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực gắn với thực tiễn phổ
thông: Tức là đào tạo dựa trên năng lực nhấn mạnh đến những cái mà người đã tốt
nghiệp có thể làm được ở trong môi trường làm việc thực. Để làm được điều này tại các
cơ sở đào tạo cần phải xây dựng khung chương trình đào tạo sinh viên theo hướng tiếp
cận năng lực, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực người học.
- Chương trình đào tạo: Cần cải tiến đổi mới, cập nhật, kết nối thực tiễn với
hàn lâm, tăng cường ngoại khoá. Các môn học cần được thay đổi lượng thời gian hợp
lý (giảm lý thuyết xuống còn 30% và tăng thực hành lên 70%).
- Chất lượng đào tạo: Cần nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên nghành
sư phạm. Sinh viên cần có tư duy khoa học, sáng tạo cao, chủ động trong học tập. Hơn
nữa cần có sự thắt chặt lại các khoa sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học không
phải sư phạm. Có như vậy chất lượng đầu ra của các Trường sư phạm sẽ được cải thiện
và giáo viên được đào tạo cho các trường phổ thông chất lượng được nâng lên và tiếp
cận công nghệ 4.0 cũng sẽ tốt hơn.
- Phương pháp giảng dạy: Cần thay đổi cách giảng dạy cũ, quá thiên về thuyết
giảng bằng phát huy vai trò chủ động tích cực của sinh viên, lấy sinh viên làm trung
tâm, khơi gợi, có hướng tự mày mò và tìm hiểu. Hỗ trợ các phương tiện giảng dạy và
học tập để thầy cô có thể truyền tải hết phần hồn và nội dung của bài học cho sinh viên.
17
PHùNG THANH HOA, NGô THị PHươNG ANH
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học: Trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 thì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là một
việc làm cần thiết, giáo trình, bài giảng, được chia sẻ rộng rãi từ đó nâng cao năng
lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt
khác, một số mô hình giảng viên dạy trực tuyến đã và sẽ được ứng dụng trong đào tạo
và bồi dưỡng giảng viên như Mô hình E-learning (đây là mô hình hệ thống quản lý qua
mạng); mô hình B-learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với
hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học); mô hình ứng dụng kỹ thuật hội
thảo truyền hình (là dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo từ xa, với sự xuất hiện của
hình ảnh và âm thanh từ một người đến những người còn lại); Mô hình 4.0 là mô hình
giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã
hội tri thức. Hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học hoạt động làm
tăng thêm sự lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến cho sinh viên, hướng tiếp cận,
cách tiếp cận trong học tập của sinh viên cũng được mở rộng.
- Khuyến khích tự học tập, tự bồi dưỡng công nghệ thông tin và ứng dụng
công nghệ thông tin trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục: Nghề giáo viên là
một nghề cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu để vươn đến những hiểu biết mới, cập
nhật những thành tựu khoa học hiện đại trong trong quá trình giảng dạy. Tự học, tự bồi
dưỡng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập sẽ
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nhà giáo tương lai, giúp họ lĩnh hội và tiếp
cận tri thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập để truyền cảm hứng cho hoạt động
học tập của sinh viên: Việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập
làm thay đổi lối mòn tư duy trong dạy và học hiện nay. Khối kiến thức nặng nề và
phương pháp giảng dạy truyền thống chú trọng đọc chép, nhồi nhét kiến thức sẽ được
thay thế bởi một phương pháp học tập mới gợi mở cho sinh viên tự tìm hiểu vấn đề,
tự suy nghĩ tự đánh giá, học tập không chỉ diễn ra trong không gian lớp học mà học có
thể diễn ra mọi lúc mọi nơi.
3. Kết luận
Thời đại 4.0 đặt ra bao nhiêu thách thức và cơ hội cho người trẻ là bấy nhiêu
thách thức và cơ hội cho người thầy. Thế nên, giáo viên trong thời đại 4.0 cần chủ động
mở rộng tầm nhìn, tư duy và phát triển bản thân, đây là những điều kiện tiên quyết để
đào tạo nên những công dân toàn cầu.
Sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ, đặt
ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học
phải đổi mới cho phù hợp đặc biệt là hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên trong tương lai tại các cơ sở giáo dục đại học. Mỗi nhà giáo ở thế kỉ XXI
cần hiểu rằng: sự thay đổi là sống còn và phải chấp nhận, chuẩn bị cho mình phát triển.
18
TáC ĐỘNG CỦA CuỘC CáCH MạNG CôNG NGHIỆP LẦN THỨ 4...
Không có cách nào tối ưu hơn việc chúng ta phải hiểu sâu sắc công việc của chính
mình để quyết định thành công của bản thân và xã hội trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢo
[1] Lentell (2003): “The Importance of the Tutor in Open and Distance Learning”, in
A. Tait & R. Mills (eds). Rethinking Learner Support in Distance Education, pp.
64–76. London: RoutledgeFalmer.
[2] Thông tin chuyên đề: “Giáo dục Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp
4.0”. Hà Nội 6/2017
[3] Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.”
Title: IMPACTS oF THE 4TH INDUSTRIAL REVoLUTIoN oN
TEACHER TRAINING IN UNIVERSITIES oF PEDAGoGY
PHuNG THANH HOA
University of Information Technology and Communication – TNU
NGO THI PHuONG ANH
Pedagogical College Thai Nguyen
Abstract: The 4th Industrial Revolution (or Industry 4.0) has been strongly
developing throughout the world, including Vietnam. It has been changing the
development of every country in the world, which creates big impacts on every aspect
of human lives and education is not an exception. Education is a quite sensitive field
under the influence of social changes and the 4th Industrial Revolution. The roles of
teachers in the Industry 4.0 and the impacts of this revolution on teachers’ roles will
be presented in this paper. Then some suggestions will be given to improve the quality
of teachers.
Keywords: the 4th Industrial Revolution, training quality, teachers, colleges of
education, pedagogical students.