Tài liệu 5 sự kiện quan trọng của đối ngoại Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây

Sau lễ kết nạp tại trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua các thỏa thuận và chính thức thông báo cho WTO. Có thể nói việc chính thức được trở thành thành viên của WTO là một thành công lịch sử của Việt Nam sau 11 năm đàm phán.

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu 5 sự kiện quan trọng của đối ngoại Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 SỰ KIỆN QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 TRỞ LẠI ĐÂY Bùi Huy Toàn Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Gia nhập WTO: Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Sau lễ kết nạp tại trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua các thỏa thuận và chính thức thông báo cho WTO. Có thể nói việc chính thức được trở thành thành viên của WTO là một thành công lịch sử của Việt Nam sau 11 năm đàm phán. Bước tiến đó sẽ vô cùng có lợi cho một nền kinh tế khá năng động như Việt Nam trong khu vực. Mặc dù trong cạnh tranh không thể tránh khỏi những sức ép lớn nhưng nó lại là động lực cho sự phát triển. Theo các chuyên gia, sau khi vào được WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước nhảy và trở thành điểm thu hút đầu tư của 149 quốc gia thành viên còn lại. Hãng tin Xinhua đồng tình với quan điểm cho rằng thế mạnh của Việt Nam là mức độ tăng trưởng và nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Mô hình đó rất giống với mô hình của Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO vào tháng 12-2001. Con đường thành công đó vốn dĩ là đặc điểm chung của khu vực kinh tế của Đông Nam Á và Việt Nam đã tiếp bước rất thành công. Xinhua cũng đưa ra dự báo thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ nhảy từ 32,7 tỷ USD vào năm 2005 lên mức trên 100 tỷ USD sau sự kiện này. Lâu nay khi nhìn vào khu vực Đông Nam Á, các nhà đầu tư thường hướng tới những “con rồng nhỏ” như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chính vì vậy, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh đầu tư của Việt Nam. Thêm vào đó, với những thành công bước đầu của việc cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam càng lợi thế. Stefan Buerkle - phụ trách Văn phòng Kinh tế Thái Lan - Đức lại cho rằng sức cạnh tranh của Việt Nam chưa cao hơn Thái Lan. Tuy nhiên, sự xuất hiện trong sân chơi WTO sẽ là nguồn kích thích, buộc các nước trong khu vực phải hòa theo sự cạnh tranh. Nhà kinh tế Jonathan Pincus thuộc chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) khẳng định: “Cuối cùng Việt Nam cũng trở thành một trong những nền kinh tế năng động và thực sự sẵn sàng giữ một vị trí xác đáng bên cạnh các nước láng giềng”. Tiến sĩ Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia đã nhận định, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là một trong những “bến đỗ an toàn của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài”. Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch mới đây đánh giá “những thay đổi ở Việt Nam thời gian qua thậm chí đã vượt lên trên cả những đánh giá lạc quan nhất”. Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã thông qua nhiều luật trên các lĩnh vực, như Luật Đầu tư, Luật Kế toán, Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... nhằm đưa luật của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO. 10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những con số biết nói ASEAN - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - ra đời đến nay vừa đúng 34 năm, Việt Nam gia nhập tổ chức này vừa đúng 10 năm (28.7.1995 - 28.7.2005). Thời gian chưa nhiều, nhưng ASEAN với diện tích gần 4,5 triệu km2, với gần 550 triệu dân, với GDP đạt gần 700 tỉ USD, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 550 tỉ USD (chiếm 78,5% GDP, bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD), đã trở thành một đối tác lớn về đầu tư, thương mại của Việt Nam, đồng thời vị thế của Việt Nam trong khu vực này đã được nâng lên rõ rệt. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam tính từ năm 1988 đến nay có 819 dự án, với số vốn đăng ký đạt gần 13 tỉ USD, bằng trên một phần năm tổng số, số vốn thực hiện đạt trên 5,2 tỉ USD. Những nước trong khu vực có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore trên 9 tỉ USD, Malaysia trên 1,6 tỉ, Thái Lan gần 1,6 tỉ, Philippines gần 0,3 tỉ, Indonesia trên 250 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1995 đạt chưa được 1 tỉ USD thì đến năm 2000 đạt trên 2,6 tỉ, năm 2004 đạt gần 3,8 tỉ; 5 tháng đầu năm 2005 tăng tới 46,4%. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam là Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Những mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN là dầu thô, gạo, điện tử và linh kiện, dệt may, thủy sản, lạc nhân, cà phê, cao su... Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng khá lớn làm cho nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường này khá cao: nếu năm 2000 nhập khẩu 4.449 triệu USD, nhập siêu 1.830 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu 69,9% thì năm 2004 các chỉ số tương ứng là 7.762 triệu USD, 3.977,6 triệu USD và 105,1%. Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN đã nâng lên rõ rệt. Ngoài việc đóng góp về chính trị, ngoại giao..., Việt Nam ngày càng giữ vị trí quan trọng về kinh tế đối với khu vực. Trong 687 tỉ USD GDP của toàn khu vực hiện nay, Việt Nam đã đóng góp trên 50 tỉ USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2004 đã đạt trên 554 USD, cao gần gấp đôi mức 282 USD của năm 1995. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2004 thuộc loại cao nhất khu vực và theo dự đoán của ADP, vị trí đó vẫn còn tiếp tục trong những năm tới, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ASEAN (năm 2005 là 5,4%, năm 2006 là 5,6%, năm 2007 là 5,9%...). Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 của Việt Nam đã đạt trên 320 USD, cao hơn nhiều so với mức của năm 1995 và đã vượt qua mức của Indonesia. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt khoảng 60%, đứng thứ 4 khu vực sau Singapore, Malaysia, Brunei, vượt qua Indonesia (đạt 29,3%), Philippines (đạt 45,1%), Thái Lan (đạt 56,1%)... Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam hiện đứng thứ 109 thế giới, cao hơn vị trí 111 của Indonesia - là nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhưng lại có tuổi thọ bình quân và các chỉ số giáo dục thấp hơn Việt Nam. Đóng góp của Việt Nam vào ASEAN không chỉ là sự đóng góp để nâng quy mô diện tích, quy mô dân số, quy mô GDP, quy mô xuất khẩu; cũng không chỉ là sự góp vào với khu vực về thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ; mà còn là một mô hình khối gồm những nước có chế độ chính trị khác nhau chung sống trong một ngôi nhà chung; còn là cầu nối giữa các nước còn lại của khu vực với Trung Quốc bao la với hơn 1,3 tỉ dân có mức sống còn thấp nên có nhu cầu đầy tiềm năng, lại là nền kinh tế chuyển đổi. Hơn nữa, tới đây khi Việt Nam gia nhập WTO, với vị trí thuận lợi về địa lý, thì Việt Nam còn là điểm đến của đầu tư, hàng hóa, khách du lịch - do dân số đông và có mức sống đang lên - là địa bàn để đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu đi khắp gần 150 nước thành viên WTO. Tất cả những con số trên như những minh chứng thuyết phục nhất để chúng ta cùng khẳng định rằng: gia nhập ASEAN là một bước ngoặt quan trọng, mở toang cánh cửa của những cơ hội to lớn, giúp Việt Nam khẳng định mình trên trường quốc tế, đồng thời đóng góp sức mình cho sự phát triển chung của thế giới. Thách thức nào Việt Nam phải đương đầu khi gia nhập AFTA? Việt Nam hiện nay đã trở thành một nước có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới về nhiều mặt hàng nông phẩm. Nhưng cũng vì lý do này mà VN càng sản xuất và xuất khẩu hàng nông phẩm càng làm giảm giá các mặt hàng nầy. Năm 2001, sản luợng các nông sản chính của VN đều tăng nhưng doanh thu xuất khẩu đều giảm mạnh. Chẳng hạn, sản lượng hạt tiêu tăng 56% nhưng doanh thu xuất khẩu giảm 39%. Các con số tương ứng của hạt điều là 20% tăng và 14% giảm, của cà phê là 24% tăng và 23% giảm. Kinh tế học phát triển gọi hiện tượng này là tăng trưởng mà bần cùng hoá. Mặt khác lao động dư thừa ở nông thôn và số người thất nghiệp đang tăng ở thành thị vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Hiện nay vẫn còn tới gần 70% lao động đang làm việc hoặc thất nghiệp tại nông thôn. Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày còn mở rộng, đương trở thành vấn đề xã hội đáng lo ngại. Từ nhận định này, ta thấy ngay rằng VN cần đẩy mạnh chiến lược công nghiệp hoá, nhất là công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hoá thực ra đã được nói đến từ lâu và được đưa vào đường lối phát triển lâu dài công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, hiện nay khu vực công nghiệp mới chỉ thu hút có hơn 10% lao động, xuất khẩu còn tập trung vào một vài ngành dùng lao động giản đơn như may mặc và giày dép. Đã đến lúc cần dồn hết sức lực vào việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Nhưng bối cảnh khu vực Á châu hiện nay rất phức tạp, nhiều thách thức. Chiến lược công nghiệp hoá của VN sẽ trực diện nhiều khó khăn hơn là 5, 10 năm trước. Hai yếu tố lớn tác động đến công nghiệp VN là sự lớn mạnh của TQ và sự hoàn thành khuôn khổ hợp tác AFTA. Về AFTA, các cam kết của VN đương được tiến hành. Cho đến giữa năm 2001, VN đã đưa gần 5000 dòng thuế (chiếm độ 80% tổng số các dòng thuế) vào danh mục các hàng sẽ được cắt giảm thuế (gọi là Inclusion List, IL) theo Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. Khoảng 65% trong số 5000 dòng thuế đó đã được cắt giảm xuống dưới 5% (khoảng 40% trong số 5000 dòng thuế đã giảm xuống 0%). Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 năm 2000, vào năm 2002 sẽ đưa thêm 510 dòng thuế và năm 2003 đưa thêm 716 dòng thuế vào IL. Mục tiêu là đến năm 2006, tất cả 6210 dòng thuế trong danh mục cắt giảm thuế sẽ có mức thuế dưới 5%. Cho đến nay, các hàng công nghiệp đuợc đưa vào danh mục giảm thuế trên nguyên tắc được chọn theo tiêu chuẩn không hoặc ít ảnh hưởng đến các ngành mới bắt đầu phát triển trong nước và đương được bảo hộ. Nhiều ngành đương được bảo hộ nầy hiện nay vẫn nằm trong danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List, TEL) ra khỏi khuôn khổ CEPT. Tuy nhiên trong danh mục IL cũng có nhiều ngành hiện đuơng được bảo hộ với thuế suất cao nhưng sẽ phải giảm xuống dưới 5% chậm nhất là năm 2006. Những mặt hàng trong TEL cũng sẽ phải được đưa vào IL để cắt giảm thuế từ năm 2003. Như vậy cho đến thời điểm hiện nay, những mặt hàng được tự do nhập khẩu trong khuôn khổ AFTA không ảnh hưởng gì đến các ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên trong 3,4 năm tới, chậm nhất là năm 2006, việc tiếp tục thực hiện các cam kết với AFTA sẽ có tác động lớn đến các ngành công nghiệp đương trên đường phát triển của VN. Ta thử bàn về sức cạnh tranh của một số mặt hàng tiêu biểu. Những mặt hàng nguyên ở trong TEL nhưng đuợc chuyển sang Il năm 2001 là thép xây dựng, chế phẩm kính, bộ phận và linh kiện TV, máy phát điện, v.v... Những ngành dự định chuyển từ TEL sang IL vào năm 2002 là máy giặt, tủ lạnh, đồng hồ, linh kiện đồng hồ, rượu vang, nước hoa, v.v...Năm 2003, những ngành chuyển từ TEL sang IL dự kiến sẽ là bia, rượu, xăng dầu, xe hơi, xe máy, phân bón, hoá chất, v.v... Hầu hết đây là những mặt hàng hiện đuơng sản xuất ở trong nước, trong đó một số do công ty có vốn nước ngoài sản xuất như xe hơi, xe máy và các loại đồ điện gia dụng. Thuế suất nhập khẩu của các mặt hàng nầy hiện nay khá cao, trên dưới 50%, đủ để bảo hộ với hàng nhập khẩu cùng loại. Dù vậy chênh lệch giá giữa hàng nhập và hàng sản xuất trong nước không lớn. Điều nầy cho thấy sau khi các cam kết AFTA được thực hiện hoàn toàn (năm 2006), các mặt hàng nầy khó giữ vững vị trí hiện nay trên thị trường quốc nội. Chẳng hạn vào đầu năm 2001, máy giặt cỡ 4KG giá bán của hàng sản xuất trong nước là 3,7 triệu đồng trong khi hàng nhập kể cả thuế là 3,8 triệu. Tủ lạnh cỡ 150L giá hàng quốc nội là 4,31 triệu và hàng nhập là 4,85 triệu đồng (theo Market & price, 2/1/2001). Những mặt hàng vừa kể, đặc biệt là đồ điện gia dụng, bộ phận xe hơi, linh kiện điện tử, hầu hết là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của Thái Lan, Malaysia,... Do đó, từ năm 2006, nhập khẩu của VN từ các nước nầy sẽ tăng đáng kể. Mặt khác, nhìn cơ cấu xuất khẩu hiện nay của VN sang các nước ASEAN ta thấy khả năng thâm nhập thị trường ASEAN của hàng công nghiệp VN quá yếu. Vào năm 2000, hàng nông lâm thuỷ sản và các nguyên liệu thô chiếm tới 70% tổng xuất khẩu của VN sang các nước nầy (riêng dầu thô chiếm tới 45%). Hàng công nghiệp xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu là bộ phận, linh kiện điện tử mà phần lớn là nhờ công ty Fujitsu xuất khẩu sang công ty con của họ ở Philippines, còn lại là quần áo, giầy dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Từ những phân tích trên đây, ta có thể thấy những thách thức mà VN sẽ đương đầu sau khi thực hiện hoàn toàn các cam kết với AFTA như sau: Thứ nhất là ảnh hưởng từ chiến lược tái cấu trúc của các công ty đa quốc gia. Như đã nói ở trên, nhiều mặt hàng công nghiệp hiện nay do các công ty có vốn nước ngoài sản xuất và được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu. Khi hàng rào quan thuế bị triệt hạ, các công ty đa quốc gia sẽ tập trung sản xuất tại những nước có phí tổn thấp nhất trong khu vực AFTA. Do đó, từ nay đến năm 2006, thách thức của VN là làm sao giữ chân các cơ sở sản xuất hiện có của các công ty đa quốc gia đồng thời tạo cơ hội để các công ty nầy đầu tư mới hoặc chuyển những cơ sở sản xuất ở các nước ASEAN khác sang VN. Thứ hai, trong số các xí nghiệp quốc doanh và công ty tư nhân trong nước cho đến nay hoạt động được chủ yếu là nhờ chính sách bảo hộ, sau năm 2006, nhiều doanh nghiệp có khả năng bị đẩy ra khỏi thị truờng. Nhà nước và xí nghiệp cần có đối sách gì từ bây giờ? Thứ ba, gia nhập AFTA chủ yếu là để mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, nhưng như đã thấy, hiện nay khả năng thâm nhập thị trường ASEAN của hàng công nghiệp VN quá yếu. Làm sao để mở rộng phân công hàng ngang (xuất và nhập đồng thời hàng công nghiệp) với các nướic ASEAN khác trong quá trình hội nhập? Trước khi bàn đến các đối sách của VN trước những thử thách nầy, ta thử đánh giá những thách thức từ phía Trung Quốc đối với chiến lược công nghiệp hoá của VN trong những năm tới. VIỆT NAM GIA NHẬP APEC: 7 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Binh Dương (gọi tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 tại Hội nghị Bộ trưởng Canberra (Australia) với 12 thành viên sáng lập bao gồm Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh quá trình liên kết và hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh, tự do hoá kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành xu hướng báo trùm, APEC ra đời như một sự đáp ứng đúng lúc đối với yêu cầu và lợi ích của các nền kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương vốn đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. Gia nhập ngôi nhà chung APEC từ ngày 14/11/1998, sau 7 năm tham gia, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào nhiều hoạt động hợp tác chung trong APEC với nhiều sáng kiến đã được các thành viên đánh giá cao, ủng hộ và thông qua, như: sáng kiến về lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, thúc đẩy đầu tư trong nội khối APEC, tham gia chương trình thẻ du lịch doanh nhân APEC (ABTC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân các nền kinh tế thành viên của APEC vào kinh doanh tại Việt Nam. Tham gia APEC, Việt Nam có điều kiện nâng cao thế và lực của mình thông qua việc tận dụng và phát huy các nguồn lực đến từ các nền kinh tế APEC. Là thành viên của APEC, Việt Nam có điều kiện tranh thủ những lợi ích thiết thực từ các hoạt động hợp tác chung trong khuôn khổ diễn đàn, đồng thời có thể mở rộng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế thành viên. Thông qua APEC, Việt Nam còn tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây cũng là một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 13 được tổ chức tại thành phố Busan, Hàn Quốc trong các ngày 18-19/11/2005. ASEM 5 - thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam năm 2004 Năm 2004 là năm thắng lợi rực rỡ của ngoại giao Việt Nam, trong đó, sự kiện đáng chú ý nhất là tổ chức tốt đẹp Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5). Thành công của ASEM 5 đã khẳng định đường lối tích cực hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 1. Cấp cao mở rộng đầu tiên 6h08 phút giờ Hà Nội ngày 7.10.2004, quốc kỳ của 13 thành viên mới là Campuchia, Cyprus, Czech, Estonia, Hungary, Lào, Latvia, Litva, Malta, Myanmar, Ba Lan, Slovakia, Slovenia đã được kéo lên tung bay trên bầu trời Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng lần đầu tiên của ASEM sau 8 năm kể từ khi ra đời. Trong bối cảnh thế giới trải qua nhiều biến động chính trị, kinh tế phức tạp, ASEM vẫn duy trì sức sống của mình. Và việc kết nạp thêm 13 thành viên tại Hà Nội là bước đột phá lịch sử, là minh chứng hùng hồn về sự thành công và hấp dẫn của tiến trình này. Giờ đây, ASEM đã có 39 thành viên, chiếm gần 40% dân số thế giới, 50% sản lượng toàn cầu.  "Việc mở rộng ASEM không chỉ có ý nghĩa về mặt không gian, mà mở ra một chân trời mới trong quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền lâu giữa hai châu lục" - Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh. 2. Vượt lên đối thoại, đi sâu vào hợp tác cụ thể Đúng như chủ đề đã đặt ra "Tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn", Hội nghị cấp cao Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ASEM: Đi sâu vào thực chất. Tại ASEM 5, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, các nhà lãnh đạo đã quyết tâm đưa ASEM vượt lên đối thoại để đi vào hợp tác thiết thực. Báo New Straits Times, Malaysia nhận xét: "Đã vượt qua rất xa cái chỗ "chỉ đến và nói", ASEM 5 trở thành hiện thân của một kênh nối mà hầu hết các thành viên đều cởi mở và sẵn sàng tìm biện pháp cụ thể để mở rộng hợp tác". Đúng như vậy, lần đầu tiên, cấp cao ASEM đã thông qua một văn kiện về kinh tế: "Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt chẽ hơn". Các nhà lãnh đạo muốn đưa vào trục chính những mục tiêu thương mại còn rải rác của ASEM nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho các nước. Chủ nhà Việt Nam đã rất khéo léo đề cao vai trò và tầm quan trọng của trụ cột kinh tế trong ASEM bằng cách tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu bên lề ASEM 5 và bố trí cuộc tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo các nước với đại diện giới doanh nghiệp hai khu vực để trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế. Bên cạnh việc rút ngắn khoảng cách vật chất giữa Đông và Tây, "Tuyên bố của ASEM về đối thoại giữa các nền văn minh" còn kêu gọi tăng cường trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. 3. ASEM 5 mang lại lợi ích thiết thực cho VN Sau thành công của ASEM 5, Việt Nam đã chứng tỏ cho thế giới thấy sự chủ động và tích cực của mình trong việc hội nhập với bên ngoài. Các nhà lãnh đạo từ 38 quốc gia đến Hà Nội, đã mang theo không chỉ tình cảm mà cả những thiện chí, dự án, kế hoạch để củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam. Rất nhiều các cuộc tiếp xúc song phương đã diễn ra tại ASEM 5, và nhân dịp này, Việt Nam đã ký kết 45 văn kiện hợp tác song phương với nhiều nước. Việt Nam cũng đã tận dụng triệt để cơ hội do ASEM 5 tạo ra để tổ chức Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên mà kết quả cụ thể của nó là góp phần giúp Việt Nam và EU hoàn tất tiến trình đàm phán Việt Nam gia nhập WTO.  ASEM 5 đã tạo ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế về môi trường an ninh cực kỳ ổn định và công tác tổ chức tuyệt vời của Việt Nam. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun ngay tại ASEM 5 đã lập tức chỉ đạo cho các quan chức ngoại giao của mình cử đoàn sang Việt Nam học tập kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn, sau ASEM 5, Việt Nam đã tạo được niềm tin và được ghi danh trên bản đồ toàn cầu như một địa điểm tổ chức hội nghị nổi tiếng. Năm 2006, mọi con mắt sẽ một lần nữa đổ về Việt Nam, địa chỉ đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Nhưng lần này, không phải vì tò mò, mà với niềm tin vững chắc về sự thành công. 4. Bản lĩnh Việt Nam Mặc dù ngay trước ASEM 5, vẫn có những ý kiến, dù là thiểu số, tỏ ra hoài nghi liệu chủ nhà Việt Nam có tạo được một hội nghị thực chất hay không. Những kết quả đã đạt được tại ASEM vừa qua đã thẳng thừng loại bỏ bất cứ mối nghi ngờ nào. Nếu nhìn vào bối cảnh vô cùng khó khăn trong quá trình chuẩn bị ASEM 5, có lúc tưởng chừng không thể tổ chức được hội nghị cấp cao Hà Nội, do những bất đồng giữa hai châu lục về vấn đề kết nạp thành viên, mới thấy được nỗ lực của nước chủ nhà, nước điều phối viên Châu Á - Việt Nam. Việt Nam vừa kiên quyết giữ nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vừa đưa ra những giả