Tài liệu Chế độ hưu trí Việt Nam

Hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ của hệ thống BHXH, được quy định tại Mục 4 chương III Luật BHXH từ Điều 49 đến Điều 62, bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu; về điều kiện và mức hưởng BHXH một lần; về bảo lưu thời gian đóng BHXH

doc21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chế độ hưu trí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1. Khái niệm. Hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong 5 chế độ của hệ thống BHXH, được quy định tại Mục 4 chương III Luật BHXH từ Điều 49 đến Điều 62, bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu  hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu; về điều kiện và mức hưởng BHXH một lần; về bảo lưu thời gian đóng BHXH; và mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần; về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH và tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng. Theo nghĩa chung nhất thì Chế độ hưu trí được hiểu là “chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa”. Còn dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động. Với quy định trong Luật BHXH, về cơ bản chế độ hưu trí đảm bảo tính kế thừa của các quy định trước đây và không có những thay đổi lớn như: Điều kiện về tuổi được nghỉ hưu (cả đối với trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động), mức lương hưu hàng tháng. Do vậy, chế độ hưu trí nhìn chung đảm bảo tương quan về lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau khi thực hiện Luật BHXH, không tạo nên sự chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu có cùng tuổi nghỉ hưu, cùng điều kiện làm việc và cùng thời gian đóng BHXH, đảm bảo công bằng trong hưởng thụ. Tầm quan trọng của BH hưu trí. a. Khía cạnh xã hội Trong hệ thống BHXH bảo hiểm hưu trí là chế độ dành cho những người không còn tham gia quan hệ lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu được bởi bất cứ người lao động nào cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu của họ là nguồn thu nhập chính của họ lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ BHXH. Sở dĩ, chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vị trí quan trọng vì đó không chỉ là vấn đề quan tâm của người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm mà còn do hầu hết mọi người tham gia đều là đối tượng của bảo hiểm hưu trí. Nếu như các chế độ BHXH chỉ áp dụng cho một số đối tượng lao động nhất định như chế độ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp chỉ áp dụng đối với những người bị tai nạn lao động hoặc bị mắc bệnh nghề nghiệp. Chế độ hưu trí áp dụng cho hầu hết những đối tượng tham gia BHXH ngoại trừ trường hợp họ không may mắn chết khi làm việc còn lại những người tham gia BHXH khi hết tuổi đều được hưởng. theo Dự báo Dân số của Liên hợp quốc (2002) về dân số Việt Nam đến năm 2050, tỷ lệ người già (trên 60 tuổi) sẽ chiếm khoảng 25% dân số và tỷ lệ phụ thuộc của dân số già là 42% Hơn nữa phần lớn phí đóng vào BHXH đều dành cho việc chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí. Trong số 20% quỹ lương mà người lao động và người sử dụng lao động đóng góp vào BHXH thì có tới 16% dành cho chế độ hưu trí và tử tuất trong đó chủ yếu dành cho chế độ hưu trí. Trong thời gian tới tỷ lệ hưu trí tử tuất tiếp tục tăng chiếm khoảng 22%tổng số lương. Hơn nữa thời gian hưởng chế độ này thường lâu dài nên nó ảnh hưởng đến người lao động nhiều hơn so với các chế độ BHXH khác. Vì thế chế độ bảo hiểm hưu trí đã góp phần cùng với chế độ BHXH khác tạo nên ý nghĩa của BHXH nói chung trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý. Đối với người lao động là kết quả tích luỹ trong suốt quá trình làm việc, sau khi về hưu họ thấy yên tâm trong cuộc sống là chỗ dựa tinh thần giúp họ không thấy mặc cảm là gánh nặng cho gia đình và xã hội. b. Khía cạnh pháp lý Tổ chức lao động quốc tê (ILO) đã thông qua Công ước số 102 năm 1952 quy định những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội trong đó khuyến nghị các quốc gia thành viên phải thực hiện ít nhất 3 trong 9 chế độ được quy định trong công ước, trong đó có chế độ bảo hiểm hưu trí. Điều này chứng tỏ bảo hiểm hưu trí luôn được ILO, chính phủ các nước cũng như người lao động hết sức quan tâm. Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp sau này đều khẳng định quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động- TBXH đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Đặc biệt, khi Bộ luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, trong đó có một chương (Chương XII) quy định về bảo hiểm xã hội Chính phủ cũng đã ra Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đặc biệt là từ khi luật BHXH 2006 được ban hành nó không chỉ đánh dấu một mốc mới về công tác lập pháp trong lĩnh vực BHXH mà còn cải thiện chế độ hưu trí theo hướng công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế tiến tới giai đoạn phát triển ổn định và bền vững. Nguyên tắc của chế độ bảo hiểm hưu trí. Chế độ bảo hiểm hưu trí là một trong những chế độ của BHXH nên cũng tuân theo các nguyên tắc chung của BHXH(Điều 5 Luật BHXH ) “1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. 3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội” Ngoài ra chế độ bảo hiểm hưu trí còn tuân theo các nguyên tắc riêng biệt: Nguyên tắc phân biệt hợp lý chế độ bảo hiểm hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. Nguyên tắc ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định như người lao động hành nghề có tính chất nặng nhọc độc hại, làm việc ở vùng xã xôi hẻo lánh, làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng… Phân loại. + Theo hình thức tham gia: có hai hình thức người lao động tham gia là BH bắt buộc và BH tự nguyện. Chế độ hưu trí là một chế độ BHXH theo đó việc áp dụng nó là bắt buộc đối với tất cả những người lao động làm việc theo hợp đồng dài han, HĐ lao động có thời hạn từ trên 3 tháng, và các đối tượng khác được quy định cụ thể tại điều 2 LBHXH; còn một số đối tượng khác có thể áp dụng loại hình BH tự nguyện. + Theo hình thức hưởng: Việc hưởng chế độ hưu trí hiện nay được thể hiện dưới các hình thức, đó là hưởng lương hưu hàng tháng với mức lương đây đủ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn và hưởng hưu trí một lần. Đối tượng tham gia. 1.5.1 BH hưu trí bắt buộc: Theo quy định tại điều 2 Luật BHXH 2006, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động và người sử dụng lao động + Về phía người lao động, thì đó là những đối tượng tham gia QHLĐ ký HĐ lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, cán bộ công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…. + Về phía người sử dụng lao động: đó là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, CT-XH, các cơ quan tổ chức khác và các cá nhân khác có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động… 1.5.2. BH hưu trí tự nguyện Các đối tượng tham gia BH hưu trí tự nguyện là những người lao động khác không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 2 luật BHXH. 1.6 Quỹ BH hưu trí * Quỹ BH hưu trí bắt buộc Nguồn hình thành quỹ là từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Theo quy định của luật BHXH thì mức đóng góp và phương thức đóng góp như sau: Người lao động hàng tháng đóng góp 5% tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí, tử tuất, từ 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm vào 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Người sử dụng lao động đóng 11% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ 2010 trở đi, thì cứ hai năm mỗi lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. Đối với Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn thì mức đóng là 16% vào quỹ hưu trí tử tuất, đến 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức 22%. * Quỹ BH tự nguyện Nguồn hình thành quỹ BH tự nguyện khác với quỹ BH bắt buộc là không có sự tham gia của người sử dụng lao động. Mức đóng của người lao động vào quỹ BH tự nguyện là hàng tháng đóng 16%mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng , từ 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ. Thông thường để được hưởng một chế độ bảo hiểm xã hội người hưởng bảo hiểm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Tuỳ từng chế độ bảo hiểm cụ thể mà điều kiện hưởng khác nhau nhưng nhìn chung đều căn cứ vào mức đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí, điều kiện quan trọng để người lao động được hưởng bảo hiểm chính là thời gian đóng và tuổi đời. Do vậy, phải đến một mức độ tuổi và có một khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhất định người lao động mới được nghỉ hưu và hưởng trợ cấp. Về nguyên tắc, chế độ bảo hiểm hưu trí là chế độ bảo hiểm dành cho những người đã già không còn tham gia quan hệ lao động nữa, vì vậy, chỉ đến khi hết tuổi lao động người lao động mới đựơc hưởng chế độ này. Trên thế giới, tuỳ điều kiện kinh tế xã hội cũng như tập quán của từng nước mà độ tuổi về hưu của ngừơi lao động đựơc quy định ở các quốc gia khác nhau. Ngay tại một quốc gia ở các thời kỳ khác nhau cũng có những quy định khác nhau về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội. A. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ BẮT BUỘC 1. Chế độ hưu trí hàng tháng. Chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều kiện chung để được hưởng chế độ hưu trí là: đối với lao động nam đủ 60 tuổi, lao động đủ 55 tuổi và có thời đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Tuổi nghỉ hưu này được giảm tối đa 5 tuổi, cụ thể là 55 tuổi đến 60 tuổi đối với lao động nam, 50 tuổi đến 55 tuổi đối với lao động nữ trong các trường hợp người lao động đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại; có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. Đối với những người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân được giảm 5 năm tuổi đời so với những người lao động ở khu vực dân sự.( Điều 50 Luật BHXH ). Ở Mỹ, độ tuổi nghỉ hưu ở cả hai giới là 65 tuổi, ở Anh độ tuổi nghỉ hưu của nam là 65 và nữ là 60 tuổi, ở Nhật tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Hiện nay do tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên nên một số đất nước đang có xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động hoặc áp dụng chế độ hưu trí mền dẻo với các biện pháp không chính thức khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc và nghỉ hưu muộn hơn. Về cơ bản những quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi nghỉ hưu là tương đồng với pháp luật của các nước trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế ở khu vực sản xuất kinh doanh, người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại. tuy tuổi nghỉ hưu đã giảm xong nhiều người lao động vẫn khó thể tiếp tục làm việc đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật. Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng tính trên cơ sở thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương của tiền lương tháng làm cơ sở đóng BHXH. Trước đây quỹ BHXH do ngân sách nhà nước tài trợ nhưng bây giờ quy BHXH được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy mà cách tính mức hưởng bảo hiểm phải dựa vào các yếu tố nêu trên. Điều 52 Luật BHXH quy định mức bảo hiểm cao nhất bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm nhằm đảm bảo sự công bằng giữa lao động nữ và lao động nam khi về hưu bởi lao động nữ về hưu sớm hơn lao động nam 5 năm. Do vậy, lao động nữ đủ 5 tuổi và đủ 25 năm đóng BHXH cũng sẽ được hưởng mức lương hàng tháng tối đa như lao động nam 60 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Với mức hưởng bảo hiểm hưu trí hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc mức hưởng BHXH không đựơc cao hơn tiền lương khi người lao động đang làm việc nhưng cũng không thấp hơn mức BHXH tối thiểu. Ví dụ: Ngày 20/7/2008 Ông A 60 tuổi, làm việc ở doanh nghiệp nhà nước B từ năm 1985, ông đã tham gia đóng BHXH đầy đủ trong suốt quá trình làm việc cho đến nay, giả sử mức lương bình quân tháng của ông là 1,5 triệu đồng. Hỏi chế độ bảo hiểm hưu trí của ông được giải quyết như thế nào? Theo điều 50 và 52 Luật BHXH và các quy định của Thông tư 03/2007/BLĐTBXH thì ông A đủ tuổi để hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí(đối với nam là 60 tuổi) và ông đã có thời gian đóng bảo hiểm là 23 năm(theo quy định chỉ cần có thời gian đóng bảo hiểm đủ 20 năm trở lên) vậy nên ông A sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Mức lương hưu hàng tháng ông A được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương(BQTL) đóng BHXH tương ứng với 15năm đóng BHXH và sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm thì tính thêm 2% đối với nam. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng ông A nhận đựơc là 15năm đầu tính bằng 45% Từ năm thứ 16 đến năm thứ 23 là 8 năm, tính thêm 8 x 2 %= 16% Như vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông A là 45% + 16%= 61% Mức BQTL là 1.500.000đ Tiền lương hưu hàng tháng ông A nhận được là 61% x 1.500.000=1.050.000đ. 1.2. Chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn: Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên và có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. . Ví dụ: Ông M làm việc trong điều kiện bình thường, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng. - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M được tính bằng 55%; - Ông M nghỉ việc hưởng lương hưu khi 50 tuổi 3 tháng, như vậy tuổi nghỉ hưu của ông M được tính là 51 tuổi, ông M nghỉ hưu trước tuổi 60 là 9 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm 9%; - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông M là 55% - 9% = 46%. 2. Chế độ bảo hiểm hưu trí một lần. Theo pháp luật quy định, đối với người lao động khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời hoặc thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả hai để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì tùy trường hợp mà họ được hưởng trợ cấp một lần, được chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu cho đến khi đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng BHXH của người lao động mà còn căn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ. Những trường hợp được hưởng hưu trí một lần được quy định tại điều 55 Luật BHXH, Điều 30 Nghị Định 152/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2007/TT BLĐTBXH. Mức bảo hiểm hưu trí một lần được tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 1,5 tháng mức tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Bà D đến nay đã đủ 55 tuổi, tham gia đóng bảo hiểm xã hiểm 17 năm, mức lương trung bình của bà là 2 triệu. Theo quy định pháp luật, bà D đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội nên bà sẽ được hưởng trợ cấp một lần như sau 17 năm x 1.5 x 2 triệu = 51 triệu. 3. Các quyền lợi khác của người lao động hưởng lương hưu hàng tháng Theo quy định của pháp luật hiện hành, Người lao động có thời gian đóng BHXH trên 25 năm đối với nữ và trên 30 năm đối với lao động nam, ngoài lương hưu hàng tháng, khi nghỉ hưu còn được hưởng thêm trợ cấp một lần. Cụ thể là từ năm 26 trở đi đối với nữ và từ năm thứ 31 đối với nam, cứ mỗi năm đóng BHXH, người lao động được nhận bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Đây là một biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia BH đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. vì trên thực tế, có nhiều có thời gian đóng bảo hiểm rất dài, trong khi đó pháp luật lại khống chế mức tối đa được hưởng là 75%, tương đương với khoảng 25 năm đóng BH đối với lao động nữ và 30 năm đối với lao động nam. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số quyền lợi khác về y tế, tử tuât…theo quy định của pháp luật *** Lưu ý: Đối với người tham gia BH hưu trí là những người thuộc lực lượng công an nhân dân, quân nhân, những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như công an nhân dân, quân nhân thì có chế độ chính sách riêng theo các quy định tại các NĐ: 68/2007, TT 148/2007, TT 130/2007, TT 01/2008… Nhìn chung các đối tượng này có cách tính lương khác và có nhiều ưu đãi hơn so với người lao động làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực khác, theo chế độ chính sách của nhà nước, cho nên việc tham gia BH của các đối tượng này được hưỡng dẫn cụ thể tại các thông tư của Bộ Quốc phòng cũng như các TT liên tịch. Ví dụ về tuổi đời để hưởng lương hưu trí, các đối tượng này thường được giảm 5 năm so vơi người lao động bình thường, hoặc dựa vào số năm công tác trong ngành đề làm căn cứ tình chế độ hưu trí B. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN . Chế độ hưu trí tự nguyện là chế độ mà người lao động được hưởng khi họ tham gia đóng BHXH tự nguyện- loại hình BH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Về cơ bản, chế độ hưu trí tự nguyện hoàn toàn giống với chế độ bắt buộc. Tuy nhiên sự khác nhau căn bản giữa hai chế độ này thể hiện ở các khía cạnh sau: Đối tượng tham gia Nếu như Đối tượng tham gia đóng BH bắt buộc là hầu hết người lao động tham gia LĐ với hợp đồng không xác định thời hạn, HĐ với thời hạn tù 3 tháng trở lên, các sĩ quan, quân nhân… (như quy định tại điều 2, khoản 1) Thì đối tượng tham gia BH tự nguyện là những trường hợp tại điều 2, khoản 5 Luật BHXH, điều 2 NĐ 190/2007, gồm: + Người lao động làm việc theo HĐ dưới 3 tháng + Cán bộ không chuyên trách cấp xã + Người lao động tự tạo việc làm + Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận BHXH một lần + Các đối tượng tự nguyện khác Đặc điểm căn bản ở đây là tất cả các đối tượng tự mình tham gia không có sự ép buộc từ phía luật pháp, phù hợp với thu nhập thực tế của bản thân Cách tính lương hưu Khác với chế độ BH bắt buộc, việc tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH phụ thuộc vào cách thức trả lương, còn chế độ BH tự nguyện thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính cho toàn bộ thời gian : (Mức bq thu nhập tháng đóng BHXH= Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH/ Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện). THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP. 1. Bất cập 1.1 Bất cập trong đóng BH hưu trí trong tổng thể Chế độ BHXH nói chung: Thực chất, Bảo hiểm hưu trí là một bộ phận không thể tách rời ra trong hệ thống BHXH, cho nên xem xét việc thu và chi quỹ BH hưu trí luôn gắn
Tài liệu liên quan