1. Mở đầu
Với diện tích rộng trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích nước ta), chỉ có trên
42 triệu dân (xấp xỉ bằng một nửa dân số Việt Nam), địa hình đồi núi chiếm phần
lớn diện tích đất nước, Colombia có nhiều vùng nông thôn dân cư rất thưa thớt. Tại
những nơi đó có những điểm trường chỉ tập trung được khoảng 30 học sinh độ tuổi
từ lớp mầm non đến lớp 5 trong phạm vi cách trường đến 1-2 giờ đi bộ. Như vậy,
một giáo viên cùng một lúc phải dạy cho các em học sinh ở nhiều trình độ (lớp) khác
nhau. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu so sánh (Angela W. Little (ed.); Patrick
J. McEwan, 1998; George Psacharopoulos, Carlos Rojas, Eduardo Velez 1992). về
kết quả học tập của các em học sinh các vùng nông thôn và thành thị của Colombia
cho thấy kiến thức và kĩ năng của các em học sinh vùng nông thôn lại cao hơn ở
thành thị. Kết quả khác thường này có được là do Colombia đã áp dụng mô hình
trường học mới Escuela Nueva (sau đây sẽ được viết tắt là EN).
EN là mô hình trường học mới được áp dụng ở Colombia từ cuối thập kỉ 70
của thế kỉ trước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu
học đặc biệt là ở trường học có các lớp ghép.
Làm thế nào để một giáo viên có thể dạy học một cách hiệu quả cùng một lúc
cho các em học sinh ở nhiều trình độ khác nhau? Huy động khả năng tự học, khả
năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các em học sinh, hay cách dạy học lấy người
học và vật chất làm trung tâm (Pridmore, P. 2008) là một giải pháp được áp dụng
ở mô hình trường học này. Một công cụ quan trọng và hữu hiệu cho giải pháp đó
chính là tài liệu dạy học “Ba trong một” của mô hình trường học EN.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dạy học của mô hình trường học mới ở Colombia - Một giải pháp hữu hiệu cho việc dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 121-128
TÀI LIỆU DẠY HỌC CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
Ở COLOMBIA - MỘT GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHO VIỆC DẠY HỌC
THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
Nguyễn Thị Thấn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Với diện tích rộng trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích nước ta), chỉ có trên
42 triệu dân (xấp xỉ bằng một nửa dân số Việt Nam), địa hình đồi núi chiếm phần
lớn diện tích đất nước, Colombia có nhiều vùng nông thôn dân cư rất thưa thớt. Tại
những nơi đó có những điểm trường chỉ tập trung được khoảng 30 học sinh độ tuổi
từ lớp mầm non đến lớp 5 trong phạm vi cách trường đến 1-2 giờ đi bộ. Như vậy,
một giáo viên cùng một lúc phải dạy cho các em học sinh ở nhiều trình độ (lớp) khác
nhau. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu so sánh (Angela W. Little (ed.); Patrick
J. McEwan, 1998; George Psacharopoulos, Carlos Rojas, Eduardo Velez 1992)... về
kết quả học tập của các em học sinh các vùng nông thôn và thành thị của Colombia
cho thấy kiến thức và kĩ năng của các em học sinh vùng nông thôn lại cao hơn ở
thành thị. Kết quả khác thường này có được là do Colombia đã áp dụng mô hình
trường học mới Escuela Nueva (sau đây sẽ được viết tắt là EN).
EN là mô hình trường học mới được áp dụng ở Colombia từ cuối thập kỉ 70
của thế kỉ trước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu
học đặc biệt là ở trường học có các lớp ghép.
Làm thế nào để một giáo viên có thể dạy học một cách hiệu quả cùng một lúc
cho các em học sinh ở nhiều trình độ khác nhau? Huy động khả năng tự học, khả
năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các em học sinh, hay cách dạy học lấy người
học và vật chất làm trung tâm (Pridmore, P. 2008) là một giải pháp được áp dụng
ở mô hình trường học này. Một công cụ quan trọng và hữu hiệu cho giải pháp đó
chính là tài liệu dạy học “Ba trong một” của mô hình trường học EN.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tài liệu dạy học “Ba trong một” là gì?
Được gọi là “Ba trong một” vì tài liệu dạy học của EN có ít nhất 3 chức năng
sau: là sách giáo khoa của học sinh, là tài liệu hướng dẫn giáo viên và cũng là vở
121
Nguyễn Thị Thấn
bài tập của học sinh. Nội dung từng môn học được cấu trúc thành các mô đun, mỗi
mô đun bao gồm một số chủ đề, mỗi chủ đề bao gồm một số bài học. Các bài học
đều có cấu trúc chung gồm các hoạt động học tập sau đây:
A. Các hoạt động cơ bản.
B. Các hoạt động thực hành.
C. Các hoạt động ứng dụng.
Dưới đây là cấu trúc của từng loại hoạt động nêu trên và minh họa qua một
bài học cụ thể.
Các hoạt động cơ bản thường bao gồm:
- Hoạt động gây hứng thú học tập cho học sinh. Chẳng hạn như: một ví dụ,
một minh họa vui nhộn, một câu hỏi, chủ đề gây hứng thú...
Hình 1. Miêu tả điều sẽ xảy ra với hai bạn
Ví dụ trong Bài 16, Khoa học lớp 3: Chúng ta có thể quan tâm đến cơ thể
của mình như thế nào? Yêu cầu học sinh quan sát Hình 1 theo nhóm và thực hiện
nhiệm vụ: a. Miêu tả điều gì sẽ xảy ra với bạn ở bên trái; b. Miêu tả điều gì sẽ xảy
ra với bạn ở bên phải.
- Hoạt động với những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến kiến thức mới.
Ví dụ: Cũng trong bài khoa học nêu trên, yêu cầu học sinh: nói về cảm giác
của mình khi bị ốm, nhớ lại tên căn bệnh mà học sinh đã trải qua, nói về nguyên
nhân mà họ đã bị ốm, sau đó viết 5 việc làm có thể phòng ngừa bệnh tật và cho
vào Hộp thư góp ý của lớp.
- Hoạt động để học sinh khám phá, trao đổi thông tin, kiến thức theo nhóm
liên quan đến nội dung học tập.
Ví dụ: Học sinh cùng hát bài hát về các việc làm giữ vệ sinh thân thể như rửa
tay, đánh răng, chải đầu, uống sữa... và bổ sung thêm hai việc làm khác.
- Hoạt động tự xây dựng kiến thức của học sinh. Đây là hoạt động trọng tâm,
bao gồm một loạt bước được thiết kế bằng các nội dung đơn giản, gắn liền với tình
hình thực tế, thân thuộc với học sinh. Các tình huống có vấn đề thường được đưa
ra để các em học sinh giải quyết ở hoạt động này.
122
Tài liệu dạy học của mô hình trường học mới ở Colombia...
Ví dụ: Học sinh nói về thói quen của con người: Tại sao mọi người trên thế
giới đều phải đánh răng và tắm giặt hàng ngày?; làm sao để biết một người nào đó
khỏe mạnh và hạnh phúc?
- Hoạt động củng cố kiến thức. Hoạt động này thường tiến hành thông qua
câu chuyện hoặc trò chơi để củng cố những kiến thức học sinh đã tự xây dựng và
trau dồi thái độ, giá trị liên quan đến nội dung học tập.
Ví dụ: Học sinh cùng đọc một câu chuyện về bệnh cảm, cúm (giáo viên theo
dõi hoạt động của học sinh).
Các hoạt động thực hành:
Mục tiêu cơ bản của các hoạt động này là để củng cố kiến thức đã học thông
qua việc thực hành và hình thành kĩ năng. Học sinh được hành động áp dụng các
kiến thức, thái độ và giá trị đã lĩnh hội được. Các hoạt động cá nhân thường được
tổ chức giúp giáo viên kiểm chứng xem học sinh có tiếp thu được kiến thức đã học
hay không.
Ví dụ: Cũng trong bài khoa học nêu trên, học sinh quan sát tranh và trả lời
theo nhóm các câu hỏi: Vì sao các bạn trong hình vẽ lại rửa tay bằng xà phòng; sử
dụng bàn chải để đánh răng? Sử dụng nước sạch để rửa tay? Rửa hoa quả trước
khi ăn?... Sau đó học sinh tìm trong thư viện của lớp để phát hiện ra những bệnh
có thể mắc phải do ăn rau quả chưa rửa sạch, lưu ý về 3 vật có thể tìm thấy ở rau
trước khi rửa và ghi những phát hiện này vào vở. Ở đây học sinh cũng làm các bài
tập đánh dấu vào các việc làm đã cho xem có lợi hay có hại cho sức khỏe. Sau đó
học sinh đọc một đoạn văn (có sự giám sát của giáo viên) về vai trò của răng và
làm thí nghiệm: cho răng vào cốc nước đường hoặc nước hoa quả ngọt khác, theo
dõi sau 1 tuần và 2 tuần và ghi chép vào bảng gồm các cột “mầu sắc”, “có lỗ hay
không?”, “có điểm ố không?”, “kích thước của răng có thay đổi không?” sau đó cùng
trao đổi trong nhóm. Cuối cùng học sinh làm bài tập cá nhân: Ghi vào vở những
điều đã học được từ thí nghiệm, cách giữ vệ sinh răng miệng, viết vào tờ giấy cam
kết giữ vệ sinh cá nhân và cho vào Hộp thư cam kết của lớp.
Các hoạt động áp dụng:
Đây là các hoạt động tạo điều kiện cho các em học sinh áp dụng kiến thức
được học vào các tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày ở gia đình và cộng
đồng. Hoạt động này làm cho việc học tập của học sinh trở nên thiết thực đối với
cuộc sống ở gia đình và cộng đồng, ngoài ra giúp học sinh được củng cố và mở rộng
kiến thức thông qua việc tiếp xúc với các nguồn tư liệu khác nhau, với gia đình,
cộng đồng để giải quyết các tình huống và khó khăn gặp phải khi thực hiện các dự
án đơn giản như: nghiên cứu môi trường xung quanh, trừ kiến cho cây cà phê (Hình
2), lọc nước (Hình 3)...
123
Nguyễn Thị Thấn
Hình 2. Trừ Kiến cho Cây cà phê Hình 3. Lọc nước
Ví dụ: Trong bài học trên, học sinh về nhà hỏi những người lớn trong gia đình
về những bệnh mà họ thường gặp; những loại thuốc mà họ đã dùng; nói chuyện với
gia đình về những thói quen giữ vệ sinh ở nhà và tình nguyện dạy cho em bé về
những thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vẽ một bức tranh cổ động để động viên em bé
đánh răng và chọn thức ăn phù hợp.
Như vậy tài liệu dạy học của EN chính là sách giáo khoa hay sách dành cho
học sinh. Dựa vào tài liệu này giáo viên cũng có thể dễ dàng chuẩn bị cho bài dạy,
mà thực ra là cho việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp. Hơn nữa, trong tài liệu
có một hệ thống phong phú các câu hỏi, bài tập thực hành, bài tập vận dụng vào
thực tế yêu cầu học sinh phải thực hiện. Như vậy có thể nói, tài liệu dạy học của
EN vừa là sách giáo khoa vừa là sách giáo viên và cũng là sách bài tập cho học sinh.
Chỉ khác là học sinh không viết trực tiếp vào sách vì sách còn được dùng chung cho
các bạn trong nhóm và cho nhiều năm sau.
2.2. Học sinh tự học với tài liệu dạy học “Ba trong một” như
thế nào?
Mỗi học sinh của EN khi đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và
kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần chờ đến sự nhắc nhở của giáo
viên. Vì các hoạt động học tập trong các bài học đều giống nhau và đã được chỉ dẫn
cụ thể và chi tiết trong tài liệu. Ngoài ra, trong mỗi phòng học của mô hình EN đều
có treo 10 bước học tập (cùng với những lưu ý) được trình bày trên một giấy khổ
lớn có kích thước đến 2m x 1m, đảm bảo để các em học sinh ngồi ở các vị trí khác
nhau trong lớp đều có thể nhìn thấy rõ ràng (Hình 4). Mười bước đó là:
1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả
nhóm.
2. Khi học em viết tên bài học, em viết vào Bảng đo tiến độ (Hình 5) (lưu ý không
được viết vào sách).
124
Tài liệu dạy học của mô hình trường học mới ở Colombia...
3. Em đọc tên bài và xem mục tiêu của
bài là gì và viết vào vở (à mình nhớ
phải làm gì rồi!)
4. Em bắt đầu hoạt động cơ bản (nhớ
xem phải làm việc cá nhân hay theo
nhóm).
5. Em gọi thầy, cô giáo. Em được ghi
vào Bảng đo tiến độ.
6. Chúng em bắt đầu hoạt động thực
hành. Chúng em sửa cho nhau, luận
phiên nhau để đọc... (lưu ý không làm
ảnh hưởng đến nhóm khác).
7. Chúng em bắt đầu hoạt động ứng
dụng gắn liền với gia đình và địa
phương.
8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô
giáo.
9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh
giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý
về đánh giá của thầy, cô giáo).
10. Em đã học xong bài mới hoặc em
phải học lại phần nào?
Hình 4. Mười bước của bài học
2.3. Với tài liệu dạy học của EN giáo viên có thể dạy học phân
hóa như thế nào?
Hình 5. Bảng đo tiến độ học tập
Như chúng ta đã biết, dạy
học phân hóa là một quan điểm
dạy học dựa vào những khác biệt
về năng lực, sở thích, các điều kiện
học tập. . . của học sinh nhằm đảm
bảo thực hiện tốt các mục đích dạy
học đối với tất cả học sinh, đồng
thời khuyến khích phát triển tối đa
và tối ưu những khả năng của cá
nhân. Như vậy với tài liệu dạy học
“Ba trong một” giáo viên có thể
dạy học phân hóa như thế nào?
125
Nguyễn Thị Thấn
- Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình.
Với tài liệu “Ba trong một” của mô hình EN, các em học sinh học tập chủ yếu
dựa vào những chỉ dẫn cá nhân. Các chỉ dẫn này nhằm kết hợp cả quá trình và nội
dung học tập và đưa ra các đánh giá liên tục để điều khiển việc học tập (Pridmore,
2008). Một học sinh chỉ được chuyển sang mức độ tiếp theo khi học sinh đó đã đạt
được mức thông thạo trình độ hiện tại. Qua quan sát thực tế cho thấy, tuy học
sinh làm việc một các riêng lẻ theo chỉ dẫn và theo sức học của mình nhưng các em
thường được ngồi theo nhóm nhỏ để tăng cường cơ hội hợp tác với nhau (Hình 6).
Hình 6. Học sinh học tập theo nhóm
- Học sinh được học tập theo tiến độ phù hợp với hoàn cảnh của riêng mình.
Một ưu điểm quan trọng của mô hình này là nó trợ giúp việc học tập cho các
em học sinh không có điều kiện đến trường đều đặn do phải giúp gia đình vào các
thời vụ hoặc khi gặp khó khăn. Khi trở lại trường, các em có thể tiếp tục việc học
tập bằng cách làm việc với sách hướng dẫn. Với tài liệu này cũng hạn chế được hiện
tượng lưu ban hay bỏ học ở học sinh.
- Học sinh tích cực, chủ động thực hiện những nhiệm vụ và các em được ý thức
rất cụ thể.
Với tài liệu dạy học và bảng hướng dẫn các bước học tập, các em học sinh có
khả năng tự học rất cao, chủ động và tích cực thực hiện những nhiệm vụ mà các
em được ý thức rất cụ thể. Các em hoàn toàn được làm chủ tiến độ học tập của
mình. Các em học sinh thực hiện yêu cầu một cách chậm chạp hơn hoặc có nhiều
vướng mắc với tài liệu dạy học hơn có thể được trợ giúp của các bạn trong nhóm
và giáo viên. Với các em có thể thực hiện nhanh chóng các nhiệm vụ giáo viên có
thể yêu cầu em hướng dẫn cho các bạn cùng nhóm (lớp) và các bạn lớp dưới hoặc
126
Tài liệu dạy học của mô hình trường học mới ở Colombia...
gợi ý thêm để các em có thể làm những bài tập áp dụng, các dự án phức tạp hơn.
- Học sinh có nhiều cơ hội để được giáo viên chỉ dẫn thêm khi cần thiết.
Đối với giáo viên, do tài liệu dạy học đã có những chỉ dẫn cụ thể cho các em
nên việc giảng giải dài dòng, yêu cầu học sinh làm việc nhóm, hay cá nhân, quan
sát hay thảo luận... sẽ không còn cần thiết. Vì vậy, giáo viên sẽ có nhiều thời gian
để hướng dẫn các nhóm và cá nhân học sinh. Hay nói cách khác với tài liệu dạy học
vai trò của giáo viên thực sự được thay đổi. Ở đây giáo viên đúng là người hướng
dẫn, người trợ giúp thậm chí là “bạn học” của học sinh.
Ngoài ra, với tài liệu này giáo viên cũng dễ dàng chuẩn bị bài dạy. Thời gian
chuẩn bị bài chủ yếu của giáo viên tập trung vào những nội dung mà có thể trở
thành tình huống có vấn đề với học sinh, vào những vấn đề mà học sinh có thể sẽ
yêu cầu hướng dẫn thêm, tìm những tài liệu dạy học liên quan để bổ sung vào góc
học tập hay thư viện của lớp học và bổ sung thêm những thông tin tạo điều kiện
để giáo viên được đào sâu, mở rộng kiến thức góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn đáp ứng ngày càng nhiều cho việc hướng dẫn, trợ giúp cho học sinh. Việc dạy
học theo Tài liệu dạy học “Ba trong một” tạo ra nhu cầu chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm dạy học giữa các giáo viên ở các trường khác nhau. Các Trung tâm bồi
dưỡng (Microcenter) giáo viên được sinh hoạt đều đặn hàng tháng với tinh thần
tình nguyện tham gia của các giáo viên EN. Nói cách khác, tài liệu dạy học không
chỉ giúp cho học sinh mà ngay cả giáo viên có khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên
môn. Việc làm này cuối cùng cũng là để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học
sinh khác nhau.
Không chỉ có tác dụng trong dạy học phân hóa, Tài liệu dạy học “Ba trong
một” còn giảm được sự cồng kềnh của tài liệu dạy học thông thường bao gồm: sách
giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập và nhiều tài liệu tham khảo khác. Hơn nữa do
chỉ có một tài liệu dạy học duy nhất nên dễ bảo đảm sự dân chủ, bình đẳng không
chỉ trong học sinh mà ngay cả giữa giáo viên với học sinh.
3. Kết luận
Mô hình EN được xuất hiện từ nhu cầu dạy học ở các lớp ghép, song với ưu
điểm vượt trội của mình so với mô hình trường học truyền thống đặc biệt là tài liệu
dạy học “Ba trong một”, mô hình này đang bắt đầu được áp dụng một cách hiệu quả
cả ở các lớp đơn, ở các trường thành thị của Colombia. Cho đến nay, nhiều nước
thuộc châu Mĩ La tinh, ở châu Á có Philippin và sắp tới là Ấn Độ cũng áp dụng mô
hình này.
Ở nước ta, việc dạy học theo lớp ghép đã được tồn tại từ lâu. Đã có nhiều
nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả dạy học ở các lớp này. Tuy nhiên các nghiên
cứu đó chủ yếu tập trung vào các thủ thuật hay biện pháp dạy học của giáo viên.
127
Nguyễn Thị Thấn
Phương pháp dạy học của giáo viên là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên với điều kiện một giáo viên phải đứng trên lớp với nhiều nhóm học sinh
có trình độ khác nhau như ở lớp ghép, thì tài liệu để học sinh có thể tự học trong
phần lớn thời gian trên lớp lại mang tính chất quyết định. Một tài liệu dạy học mà
dựa vào đó, bằng cách làm việc cá nhân hay theo nhóm, học sinh có thể giải quyết
được các yêu cầu học tập khác nhau như tài liệu “Ba trong một” của Colombia, sẽ
mang lại hiệu quả dạy học cao hơn sách giáo khoa thông thường vì không cần sự
hướng dẫn trực tiếp của giáo viên thì học sinh khó có thể tự học.
Tài liệu dạy học nêu trên có thể áp dụng hiệu quả ở nước ta và không chỉ ở
các lớp ghép nơi dân cư thưa thớt, điều kiện khó khăn mà ngay cả lớp đơn, nơi dân
cư đông đúc và có những thuận lợi về cơ sở vật chất trường học. Với tài liệu này,
chúng ta không chỉ phát huy khả năng tự học, thích ứng với năng lực cũng như điều
kiện học tập của học sinh mà phát huy cả tính tích cực, chủ động sáng tạo trong
học tập – những mục tiêu quan trọng mà giáo dục Việt Nam đang hướng tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Angela W. Little (ed.) Education for all and Multigrade teaching: Chalenges
and opportunities. Springer.
[2] Ernesto Schiefelbein, 1991. In search of the school of the XXI century is
the Colobian Escuela Nueva the right pathfinder?. Unesco/Unicef.
[3] George Psacharopoulos, Carlos Rojas, Eduardo Velez, 1992. Achivement
Evaluation of Colombia’s Escuela Nueva is multigrade the answer?. The World
Bank. Techical department latin America and the Caribbean Region.
[4] Patrick J. McEwan, 1998. The effectiveness of multigrade schools in Colom-
bia. International Journal of Educational Development. Vol.18. No. 6, pp. 435-452.
ABSTRACT
Learning materials of New School model in Colombia
Effective solutions for differential teaching and learning
This paper aims to introduce the learning materials of a new school model
in Colombia. Here we present the “three-in-one” learning material. This material is
an effective tool for differential teaching and learning. Because with this material
students can learn by their own ability, speed, rate of progress and situation. Stu-
dents will become more active and take initiative in doing learning duties that they
know well and concretely. Also students will have more opportunities and time to
be guided by the teachers.
128