Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tếvềsởhữu trí tuệnhưng
không một văn kiện nào đềcập đến một định nghĩa vềcụm từnày, có chăng thì cũng chỉ
liệt kê ra các phạm trù của sởhữu trí tuệmột cách khái quát. Công ước thành lập Tổchức
Sởhữu trí tuệthếgiới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967
Điều 2 (viii) quy định rằng sởhữu trí tuệbao gồm các quyền đối với :
‘(1) các tác phẩm văn học, nghệthuật và khoa học;
(2) chương trình biểu diễn của các nghệsỹbiểu diễn, các bản ghi âm và chương
trình phát thanh, truyền hình;
(3) sáng chếtrong tất cảcác lĩnh vực hoạt động của con người
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London
Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)
Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp
Bài 1. Các khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ
1. Sở hữu trí tuệ là gì?
Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng
không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ
liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát. Công ước thành lập Tổ chức
Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967
Điều 2 (viii) quy định rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với :
‘(1) các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;
(2) chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và chương
trình phát thanh, truyền hình;
(3) sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người;
(4) các phát minh khoa học;
(5) kiểu dáng công nghiệp;
(6) nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương
mại;
(7) bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.’
Kể từ khi thông qua Công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm,
bao gồm quyền đối với giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và
thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn
về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong Phần II của Hiệp định TRIPS với danh
nghĩa là các đối tượng của Hiệp định này, cụ thể là: quyền tác giả và quyền liên quan,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn và thông tin bí mật.
Sở hữu trí tuệ thường được chia làm hai nhánh, cụ thể là: sở hữu công nghiệp và
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Trong danh mục các quyền nêu tại
Điều 2(viii) của Công ước WIPO nêu trên, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả thuộc các mục (1) và (2). Các đối tượng còn lại thuộc nhóm quyền sở hữu công
nghiệp.
2. Các phạm trù của sở hữu trí tuệ
2.1. Quyền tác giả và quyền liên quan
Luật quyền tác giả quy định sự bảo hộ và khai thác hình thức thể hiện các ý
tưởng được thể hiện dưới dạng vật chất. Ban đầu, đối tượng của bảo hộ quyền tác giả
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3
là các ấn phẩm văn học hoặc nghệ thuật. Do sự phát triển của công nghệ sao chụp, sự
bảo hộ đã được mở rộng đến các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, tranh và cả các tác phẩm ba
chiều như các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc, các bức ảnh và các tác phẩm điện ảnh.
Gần đây, sự bảo hộ quyền tác giả còn được mở rộng tới chương trình máy tính và sưu
tập dữ liệu, những đối tượng được coi như là các tác phẩm văn học hoặc các bộ sưu
tập các tác phẩm văn học.
Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có quyền
ngăn cấm (loại trừ) người khác khai thác tác phẩm nếu không có sự cho phép. Những
hành vi đòi hỏi cần có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thường là: sao chép
hoặc nhân bản tác phẩm; trình diễn tác phẩm nơi công cộng; làm bản ghi âm tác phẩm,
dựng thành tác phẩm điện ảnh; phát sóng tác phẩm thông qua sóng điện từ hoặc thông
qua mạng lưới cáp; và dịch hoặc phóng tác tác phẩm.
Ngoài những quyền nêu trên, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học
và nghệ thuật còn thừa nhận một số «quyền nhân thân». Những quyền này gồm quyền
được đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền chống lại mọi sự xuyên tạc, cắt xén hoặc
sự thay đổi bất kỳ khác, hoặc những hành động khác gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân này thường gắn liền với tác giả, kể cả trong
trường hợp một số quyền kinh tế nêu trên đã được chuyển giao. Quyền nhân thân có
thể sẽ trở nên phù hợp khi bên nhận nhượng quyền kinh doanh tiến hành sửa đổi tài
liệu được bên nhượng quyền kinh doanh cung cấp.
Có ba loại quyền liên quan đến quyền tác giả. Đó là, quyền của nghệ sĩ biểu
diễn đối với chương trình biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, và quyền của
các tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát thanh và truyền hình.
Trong trường hợp nhượng quyền kinh doanh, quyền tác giả bảo hộ các tài liệu
hướng dẫn hoạt động kinh doanh, tài liệu quảng cáo và một số tài liệu khác được bên
nhượng quyền cung cấp. Trong các hoạt động nhượng quyền, các vấn đề về quyền liên
quan có thể nảy sinh khi các bản nhạc được sử dụng trong cơ sở kinh doanh nhượng
quyền.
2.2. Nhãn hiệu
Giống như quyền tác giả, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, hầu hết các nước
đều ban hành luật về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp này với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Ban đầu, nhãn hiệu
được bảo hộ đối với việc sử dụng liên quan đến hàng hóa, nhưng trong những năm gần
đây thì nhãn hiệu cũng được sử dụng đối với dịch vụ. Một số nước cũng quy định
đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể được sử dụng
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
bởi một nhóm hay một tổ chức để phân biệt các đặc trưng của sản phẩm được nhóm
hay tổ chức đó sử dụng. Nhãn hiệu chứng nhận có thể có chức năng giống như nhãn
hiệu tập thể, nhưng có thêm một đặc điểm khác là những người sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận đó phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa hoặc dịch vụ.
Đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu phải liệt kê các hàng hóa mang nhãn hiệu sẽ
đăng ký. Luật nhãn hiệu thường quy định phân loại hàng hóa để phục vụ việc đăng ký.
Một số nước quy định mỗi đơn đăng ký chỉ được đăng ký cho một nhóm hàng hóa,
trong khi đó tại một số nước thì chỉ cần một đơn có thể yêu cầu đăng ký cho nhiều
nhóm hàng hóa. Hầu hết các nước phân nhóm hàng hóa và dịch vụ nhằm phục vụ việc
đăng ký dựa theo Thỏa ước NICE về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ để đăng
ký nhãn hiệu.
Cuối cùng, người nộp đơn phải nộp một hoặc một số khoản phí cho việc đăng
ký nhãn hiệu. Phí nộp đơn có thể được quy định nộp một lần, bao gồm tổng cộng các
loại phí hoặc nộp làm nhiều lần (phí nộp đơn, phí phân loại, phí thẩm định, phí đăng
ký, v.v.).
Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định để khẳng định sự phù hợp với các yêu
cầu về hình thức cũng như yêu cầu nội dung về tính phân biệt. Việc thẩm định còn
được thực hiện để kiểm tra về khả năng xung đột với các quyền có trước. Sau khi công
bố đơn, có thủ tục phản đối được dành cho bên thứ ba, theo đó họ có thể phản đối
đăng ký nhãn hiệu, thường là căn cứ vào các quyền có trước hoặc sự tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.
Nếu được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trong thời hạn 10 năm và
có thể gia hạn. Đăng ký nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực nếu không được yêu cầu gia hạn.
Cũng có thể yêu cầu loại bỏ (đăng ký) nhãn hiệu khi việc sử dụng trở nên mang
tính mô tả hoặc khi nhãn hiệu trở thành tên gọi chung của hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví
dụ, nhãn hiệu ‘Vaseline’ và ‘Gramophone’ là hai ví dụ điển hình về các trường hợp
nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của loại hàng hóa sử dụng nhãn hiệu đó.
Chủ nhãn hiệu đăng ký cũng có độc quyền chuyển giao (chuyển nhượng) nhãn
hiệu và khai thác nhãn hiệu thông qua hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mang
nhãn hiệu và cấp li-xăng hoặc nhượng quyền thương mại cho người khác sử dụng
nhãn hiệu.
Trong trường hợp có sự tương tự giữa các nhãn hiệu liên quan đến các hàng
hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc khi hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự liên quan đến các
nhãn hiệu trùng được sử dụng, chắc chắn có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng. Thông thường, việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn được tiến hành tương tự
như việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn phục vụ mục đích (trong quá trình thẩm
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5
định đơn) đăng ký nhãn hiệu. Về mặt nguyên tắc, hàng hoá được coi là tương tự nếu
trong trường hợp được chào bán dưới một nhãn hiệu trùng, thì người tiêu dùng sẽ có
khả năng tin là hàng hoá đó có cùng một nguồn gốc. Tất cả các tình huống phải được
tính đến , bao gồm bản chất của hàng hóa, mục đích sử dụng và các kênh tiêu thụ hàng
hoá, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ thông thường của hàng hoá và địa điểm thường bán
hàng hoá có liên quan.
Hầu hết các luật nhãn hiệu đều quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không
được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền là hành vi xâm phạm độc quyền đối với nhãn
hiệu. Sự không đồng ý được khẳng định bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu bị đơn dựa
vào một li-xăng cụ thể hoặc sự cho phép khác để sử dụng nhãn hiệu thì bị đơn phải
chịu trách nhiệm chứng minh sự đồng ý đó.
Khi chủ nhãn hiệu đã đưa sản phẩm mang nhãn hiệu ra thị trường, họ không có
quyền phản đối việc bán tiếp sản phẩm đó trong quá trình thương mại. Đây là bản chất
của cái gọi là nguyên tắc về khai thác hết quyền đối với nhãn hiệu. Một số quốc gia
không cho phép phản đối việc nhập khẩu song song các sản phẩm đã được chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép đưa ra thị trường nước
ngoài. Các quốc gia khác thì cho phép phản đối nhập khẩu song song, cụ thể là thông
qua việc áp dụng nguyên tắc lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu chủ nhãn hiệu không gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và cụ thể hơn là
không nộp lệ phí gia hạn, nhãn hiệu sẽ bị loại ra khỏi đăng bạ. Các cơ quan đăng ký
thường cho phép một khoảng thời gian ân hạn cho việc thanh toán lệ phí gia hạn (tức
là cho phép nộp chậm lệ phí trong một thời hạn nhất định) (thường phải trả thêm một
khoản tiền).
2.3. Chỉ dẫn địa lý
Là một dạng đặc biệt của nhãn hiệu, được xác định với danh nghĩa là đối tượng
của một hệ thống bảo hộ riêng, là những dấu hiệu xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ
có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương cụ thể. Chỉ dẫn nhầm lẫn
hoặc mang tính lừa dối về nguồn gốc có thể bị xử lý. Tên gọi xuất xứ hàng hoá là một
dấu hiệu chỉ dẫn – ngoài mục đích chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hoá – về địa
điểm xuất xứ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến đặc trưng hoặc chất lượng của
sản phẩm. Ví dụ, đất trồng và thời tiết tác động đến vùng sản xuất rượu vang, như
vùng Burgundy hay Champagne, có thể được chứng minh trong việc sản xuất ra một
loại rượu vang có chất lượng đặc biệt và như vậy có thể là lừa dối nếu cho phép các
nhà sản xuất khác sử dụng các tên gọi xuất xứ đó.
2.4. Thông tin bí mật (bí mật kinh doanh)
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6
Để được bảo hộ dưới dạng thông tin bí mật, thông tin đó: (i) nhất thiết phải có
tính bí mật (tức là, đó không thể là thông tin mà công chúng đã biết); (ii) bắt buộc
người biết được thông tin đó trong những hoàn cảnh nhất định phải có nghĩa vụ bảo
mật (ví dụ, trường hợp một người được thông báo rằng thông tin mà họ được truyền
đạt là thông tin bí mật), hoặc khi mà mối quan hệ của các bên có tính bí mật (ví dụ,
quan hệ giữa khách hàng và luật sư) hoặc (iii) đã được sử dụng để gây thiệt hại cho
bên thông báo thông tin đó.
2.5. Sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế là một đặc ân pháp lý được chính phủ cấp cho tác giả
sáng chế và những người khác được chuyển giao quyền từ tác giả sáng chế đó trong
một thời hạn nhất định để ngăn cấm (loại trừ) những người khác sản xuất, sử dụng
hoặc bán sản phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc sử dụng phương pháp
hoặc quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế. Độc quyền sáng chế được cấp theo
luật dưới dạng quyền của người nộp đơn đăng ký và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy
định của pháp luật. Sự bảo hộ được bảo đảm bởi việc đăng ký bằng độc quyền sáng
chế được giới hạn trong một thời hạn nhất định, thường là 20 năm. Khi kết thúc thời
hạn bảo hộ, sáng chế đã được cấp bằng độc quyền đó thuộc về công chúng (có nghĩa
là tất cả mọi người đều có thể khai thác sáng chế đó).
Sáng chế thường được định nghĩa là một ý tưởng cho phép giải quyết một vấn
đề trong một lĩnh vực kỹ thuật. Người nộp đơn đăng ký sáng chế thường là tác giả
sáng chế hoặc người thừa kế của tác giả sáng chế. Để được cấp bằng độc quyền sáng
chế, phải nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho cơ quan sở hữu công
nghiệp có liên quan. Đơn sẽ bao gồm, ngoài những yêu cầu khác, một bản mô tả sáng
chế, kèm theo các hình vẽ được đề cập trong bản mô tả và các điểm yêu cầu bảo hộ
sáng chế. Bản mô tả phải bộc lộ sáng chế một cách rõ ràng, đầy đủ và hoàn chỉnh để
người bất kỳ có kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được
sáng chế. Phần bộc lộ sáng chế phải thể hiện sáng chế trong bối cảnh các giải pháp kỹ
thuật đã biết. Vì để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải đưa ra được một giải
pháp mới cho một vấn đề kỹ thuật, do đó bản mô tả phải đặt sáng chế trong nền tảng
kỹ thuật cơ sở. Chức năng của phần yêu cầu bảo hộ là để xác định phạm vi bảo hộ.
Để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải đưa ra một giải pháp mới cho một
vấn đề kỹ thuật, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được
coi là có tính mới nếu chưa được biết đến hoặc chưa được bộc lộ cho người khác trước
ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền đối với sáng chế đó. Điều đó có nghĩa là
sáng chế phải không trùng với một giải pháp kỹ thuật đã biết. Giải pháp kỹ thuật đã
biết thường là những đối tượng đã bộc lộ công khai, ở mọi nơi trên thế giới dưới hình
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7
thức công bố ở dạng hữu hình hoặc bằng lời tuỳ theo pháp luật quốc gia hoặc dưới
hình thức sử dụng bằng cách bất kỳ trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền
sáng chế.
Một sáng chế được coi là có ‘trình độ sáng tạo’ nếu căn cứ vào tình trạng kỹ
thuật, sáng chế đó không hiển nhiên đối với một người có kỹ năng trung bình trong
lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác, sáng chế phải là một cải tiến sáng tạo dựa
trên những kiến thức đã có. Yêu cầu sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp nhằm
loại trừ việc bảo hộ độc quyền sáng chế đối với các sáng chế mang tính lý thuyết thuần
tuý mà không thể thực hiện được trong thực tiễn. Khái niệm khả năng áp dụng phải
mang tính ‘công nghiệp’ hàm ý quy mô thương mại của việc áp dụng sáng chế. Cũng
nằm trong khái niệm ‘công nghiệp’ là các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp và các
hoạt động khai khoáng.
Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế được thẩm định bởi một cơ quan
đăng ký để bảo đảm rằng đơn đó đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức. Sau đó, đơn
này có thể được chuyển sang thủ tục thẩm định nội dung. Ví dụ, cơ quan có thẩm
quyền đăng ký có thể tiến hành tra cứu các tư liệu sáng chế của các nước khác và các
tạp chí kỹ thuật quan trọng và các ấn phẩm khác để bảo đảm rằng sáng chế của người
nộp đơn chưa được bộc lộ từ trước. Một số quốc gia cho phép cấp bằng độc quyền
sáng chế đối với các sáng chế chỉ bị bộc lộ một phần trong giải pháp kỹ thuật đã biết.
Một số quốc gia hạn chế giải pháp kỹ thuật đã biết có liên quan ở các đối tượng bị bộc
lộ trong nước hoặc ở việc sử dụng trước hoặc bộc lộ trước bằng lời.
Đơn có thể được công bố hoặc công khai hoá cho công chúng xem xét trước
khi cấp bằng độc quyền sáng chế. Bên thứ ba có thể có cơ hội phản đối việc cấp bằng
độc quyền sáng chế. Sau khi thẩm định đơn về mặt hình thức và nội dung và sau khi
xem xét mọi ý kiến phản đối, cơ quan có thẩm quyền đăng ký sẽ quyết định cấp hoặc
không cấp bằng độc quyền sáng chế. Sự kiện cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được
công bố trên công báo.
Tại một số quốc gia, không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ. Với lý do
vì lợi ích quốc gia, một số nước từ chối việc bảo hộ độc quyền sáng chế đối với các
sáng chế liên quan tới nông nghiệp, lương thực, dược phẩm, công nghệ hạt nhân và
công nghệ máy tính. Vì việc bảo hộ độc quyền sáng chế chỉ mở rộng đến các sáng chế
có bản chất kỹ thuật, do đó nói chung các tiến bộ liên quan đến kinh doanh, bao gồm
các phương pháp kỹ thuật về tài chính và kế toán, cũng như các phương pháp điều trị
y khoa, giống cây trồng và giống vật nuôi đều không được bảo hộ độc quyền sáng chế.
Điều này không xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi mà độc quyền sáng chế được dành cho cả các ý
tưởng kinh doanh, bao gồm các ý tưởng nhượng quyền kinh doanh.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
2.6. Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là các yếu tố mang tính trang trí và thẩm mỹ của một
vật phẩm hữu dụng . Luật mẫu của WIPO về kiểu dáng công nghiệp dành cho các
nước đang phát triển định nghĩa « kiểu dáng công nghiệp » là ‘sự kết hợp bất kỳ các
đường nét hay màu sắc của hình dạng ba chiều bất kỳ...(mà) tạo ra hình dáng bên
ngoài đặc biệt cho một sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp và có thể được sử
dụng làm mẫu cho sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp’. Giống như bằng độc
quyền sáng chế, hầu hết các quốc gia yêu cầu tính mới hay tính độc đáo (hoặc tính
nguyên gốc). Tiêu chuẩn về tính mới rất khác nhau, từ tính mới thế giới cho đến tính
mới trong nước. Một vấn đề khó khăn trong viêc bảo hộ các kiểu dáng là xác định
phạm vi mà một kiểu dáng phải khác biệt với một kiểu dáng có trước để được coi là
có tính mới. Những thay đổi mang tính tiểu tiết thường là không đủ. Việc kiểm tra
thỏa đáng thường là xác định kiểu dáng được yêu cầu bảo hộ có mới theo quan điểm
chủ quan với ý nghĩa là kiểu dáng đó không phải là một sự mô phỏng các kiểu dáng
mà nhà sáng tạo đã biết. Đặc điểm then chốt của khả năng áp dụng công nghiệp là
kiểu dáng đó có thể được sử dụng hàng loạt ở quy mô thương mại hay không. Do đó,
các tác phẩm nghệ thuật thủ công không thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
và bảo hộ theo luật bản quyền sẽ thích hợp hơn.
Một vấn đề quan trọng đang được tranh cãi liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp theo Hiệp định TRIPS là khả năng mở rộng phạm vi bảo hộ cho các kiểu
dáng mang tính « chức năng », ví dụ, các kiểu dáng của các phụ tùng xe máy.
Kiểu dáng công nghiệp thường được bảo hộ để ngăn cản sự sao chép hay bắt
chước trái phép trong thời gian khoảng 10 năm.
2.7. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thiết kế bố trí hoặc cấu trúc của mạch tích hợp bán dẫn – được in lại hoặc bố
trí trong một vi mạch trong quá trình sản xuất vi mạch đó – được một số nước bảo hộ
như một đối tượng sở hữu trí tuệ riêng biệt. Các quy định về hình thức bảo hộ này
được quy định trong Hiệp ước về sở hữu trí tuệ liên quan tới mạch tích hợp được
thông qua tại Washington D.C ngày 26 tháng 5 năm 1989. Mặc dù Hiệp ước này
không được các nước khởi xướng Hiệp ước phê chuẩn nhưng hiện nay việc bảo hộ
thiết kế bố trí đã được quy định trong Hiệp định TRIPS.
Thiết kế bố trí được bảo hộ để chống lại các hành vi sao chép hoặc bắt chước
trái phép, trừ các thiết kế có được do sử dụng kỹ thuật phân tích ngược. Thời hạn bảo
hộ cũng khác nhau, từ 8 năm theo Hiệp định Washington đến 10 năm tùy thuộc vào
mô hình của Hoa kỳ hay mô hình của Nhật Bản.
2.8. Quyền đối với công nghệ sinh học và giống cây trồng
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
9
Sáng chế về công nghệ sinh học, đặc biệt qua thực tiễn của kỹ thuật di truyền,
ngày càng trở nên quan trọng đối với nông nghiệp và điều trị bệnh tật. Trong lịch sử,
câu hỏi về khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho các thực thể ‘sống’ đã đi đến
một nhánh pháp lý riêng liên quan đến khả năng cấp