PHẦN MỞ ðẦU
1. Giới thiệu khái quát môn học
Các quy ñịnh về an sinh xã hội ñã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận
về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới ñược chú trọng trong những năm gần
ñây.
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn ñề an sinh xã hội trở nên rất
quan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng ñể tất cả thành viên trong
xã hội ñều ñược tương trợ, giúp ñỡ ở mức ñộ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập.
Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trình
ñào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường ñại học ñều có môn học Luật an sinh xã hội.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất
và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: ñối tượng ñiều chỉnh, phương pháp ñiều chỉnh,
và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; ñồng thời trang bị cho sinh
viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế ñộ, chính sách về
bảo trợ xã hội hiện hành.
3. Yêu cầu môn học
ðây là môn học chuyên ngành, do ñó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này
phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật.
4. Cấu trúc môn học
Môn học Luật an sinh xã hội có 4 chương, cụ thể:
• Chương 1: Khái niệm Luật an sinh xã hội
• Chương 2: Bảo hiểm xã hội
• Chương 3: Bảo hiểm y tế
• Chương 4: Bảo trợ xã hội.
57 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn học tập Luật an sinh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật
Có thể dùng cho các trường: ñại học
Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa
án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành
chính Việt Nam.
ðã xuất bản in chưa: chưa
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
________________________________________________
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên
Cần Thơ, tháng 5 năm 2012
2
PHẦN MỞ ðẦU
1. Giới thiệu khái quát môn học
Các quy ñịnh về an sinh xã hội ñã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận
về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới ñược chú trọng trong những năm gần
ñây.
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn ñề an sinh xã hội trở nên rất
quan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng ñể tất cả thành viên trong
xã hội ñều ñược tương trợ, giúp ñỡ ở mức ñộ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập.
Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trình
ñào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường ñại học ñều có môn học Luật an sinh xã hội.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất
và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: ñối tượng ñiều chỉnh, phương pháp ñiều chỉnh,
và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; ñồng thời trang bị cho sinh
viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế ñộ, chính sách về
bảo trợ xã hội hiện hành.
3. Yêu cầu môn học
ðây là môn học chuyên ngành, do ñó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này
phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật.
4. Cấu trúc môn học
Môn học Luật an sinh xã hội có 4 chương, cụ thể:
• Chương 1: Khái niệm Luật an sinh xã hội
• Chương 2: Bảo hiểm xã hội
• Chương 3: Bảo hiểm y tế
• Chương 4: Bảo trợ xã hội.
3
CHƯƠNG 1:
KHÁI NIỆM LUẬT AN SINH XÃ HỘI
I - ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ðIỀU CHỈNH CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1 - ðối tượng ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội
ðối tượng ñiều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng
loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau ñược các quy phạm của ngành luật ấy ñiều
chỉnh.
ðối tượng ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình
thành trong lĩnh vực an sinh xã hội.
An sinh xã hội là một vấn ñề phức tạp có nội dung rất rộng và phong phú, là một
khái niệm mở nên có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau ñây:
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu ñãi xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau ñây:
1. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
2. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
3. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;
2 - Phương pháp ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội
Cùng với ñối tượng ñiều chỉnh, phương pháp ñiều chỉnh là căn cứ ñể phân biệt
các ngành luật, ñồng thời ñể khẳng ñịnh tính ñộc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp
ñiều chỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua
pháp luật sử dụng chúng ñể ñiều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm
quan hệ xã hội theo những trật tự nhất ñịnh ñể chúng phát triển theo những hướng ñịnh
trước. Phương pháp ñiều chỉnh của mỗi ngành luật ñược xác ñịnh trên cơ sở ñặc ñiểm,
tính chất của ñối tượng ñiều chỉnh của ngành luật ñó.
Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật an sinh xã hội ñiều chỉnh,
Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong ñó có hai phương pháp chủ yếu
thường dung là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi.
a - Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở việc sử dụng quyền uy và phục tùng.
Cơ sở của phương pháp mệnh lệnh trước hết nằm ngay trong chức năng xã hội
của nhà nước. Là ñại diện và thay mặt cho toàn xã hội, nhà nước ñứng ra tổ chức và
quản lý mọi mặt ñời sống xã hội, trong ñó có vấn ñề an sinh xã hội. Bằng công cụ pháp
luật, nhà nước biến các chính sách xã hội của mình thành các quyền, nghĩa vụ, trách
4
nhiệm của các bên tham gia và bảo ñảm thực hiện chúng. Chẳng hạn như, trong lĩnh
vực bảo hiểm xã hội, phương pháp mệnh lệnh ñược thể hiện rõ trong việc quy ñịnh loại
hình bảo hiểm xã hội bắt buộc.
b - Phương pháp tùy nghi
Phương pháp tùy nghi thể hiện ở chỗ, nhà nước ñể cho các bên tham gia quan hệ
tự lựa chọn cách thức xử sự của mình, miễn sao không trái với quy ñịnh bắt buộc.
Cơ sở của phương pháp này trước hết nằm ngay trong tính chất, ñặc ñiểm của
các quan hệ là ñối tượng ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội. Cứu trợ xã hội, sự trợ giúp
và ñền ñáp bên cạnh trách nhiệm của nhà nước, còn là sự tùy tâm của các nhân, hoặc
tùy thuộc vào khả năng của cộng ñồng, cũng như của chính nhà nước. Chính tính chất
tùy tâm, tùy khả năng này là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tùy nghi. Chẳng hạn
như, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bên cạnh loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, pháp
luật cũng quy ñịnh loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Qua tìm hiểu ñối tượng ñiều chỉnh và phương pháp ñiều chỉnh của Luật an sinh
xã hội, có thể ñịnh nghĩa: Luật an sinh xã hội Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành ñiều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực tổ
chức và thực hiện việc trợ giúp ñối với các thành viên của xã hội trong trường hợp rủi
ro, hiểm nghèo nhằm giảm bớt những khó khăn, bất hạnh, góp phần ñảm bảo cho xã
hội tồn tại và phát triển an toàn, bền vững, công bằng và tiến bộ.
II - CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Các nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những nguyên lý, tư tưởng chủ ñạo
chi phối toàn bộ ngành luật ñó. Nội dung của các nguyên tắc này thể hiện quan ñiểm,
ñường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, của mỗi nhà nước.
Nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội là những tư tưởng chủ ñạo xuyên
suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật an sinh xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản của Luật an sinh xã hội bao gồm:
1. Nguyên tắc mọi thành viên trong xã hội ñều có quyền ñược hưởng an sinh xã hội;
2. Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý vấn ñề an sinh xã hội;
3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội;
4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc hưởng thụ theo ñóng góp và nguyên
tắc lấy số ñông bù số ít;
5. Nguyên tắc ña dạng hóa, xã hội hóa các hoạt ñộng an sinh xã hội.
Câu hỏi
1) Nêu ñối tượng ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội?
2) Nêu phương pháp ñiều chỉnh của Luật an sinh xã hội?
Tài liệu tham khảo
1) Giáo trình Luật an sinh xã hội của Trường ðại học Luật Hà Nội – NXB. Tư
pháp - Năm 2007.
5
CHƯƠNG 2:
BẢO HIỂM XÃ HỘI
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần ñầu tiên chính thức ñược sử dụng làm tiêu ñề cho
một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ). Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một ñạo luật ñược thông qua tại
New Zealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật
ngữ này ñược dùng trong Hiến chương ðại Tây Dương (the Atlantic Charter of 1941).
Tổ chức Lao ñộng quốc tế (ILO-viết tắt của International Labour Organization)
nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, ñây là mốc quan trọng ghi nhận
giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn ñạt ñơn giản nhưng phản ánh ñược
nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao ñộng trên toàn thế giới.
Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” ñược hiểu không giống nhau giữa các nước về mức ñộ
phạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì thuật ngữ này ñược hiểu với nghĩa
là sự bảo ñảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình
của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên.
Nói cách khác, nó góp phần giúp các thành viên trong xã hội và gia ñình khắc phục sự
suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập thực tế do ốm ñau, thai sản, tai nạn lao ñộng, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hư trí, và tử tuất; ñồng thời cung cấp về dịch vụ y tế, trợ cấp
gia ñình có con nhỏ.
Dưới góc ñộ pháp lý, bảo hiểm xã hội là sự bảo ñảm thay thế hoặc bù ñắp một phần
thu nhập của người lao ñộng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm ñau, thai sản, tai
nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao ñộng hoặc chết, trên cơ sở
ñóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (khoản 1 ðiều 3 Luật BHXH năm 2006)
Cần phân biệt bảo hiểm xã hội với một số khái niệm có nội dung gần với nó như:
bảo hiểm thương mại, an sinh xã hội, cứu tế xã hội v.v. . . Khái niệm an sinh xã hội có
phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm xã hội, những chế ñịnh cơ bản của hệ thống an toàn
xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, trợ cấp gia ñình, trợ cấp do các quỹ
công cộng tài trợ, quỹ dự phòng và sự bảo vệ ñược giới chủ và các tổ chức xã hội cung
cấp. Còn bảo hiểm thương mại chủ yếu mang tính chất tự nguyện, quan hệ bảo hiểm
xuất hiện trên cơ sở hợp ñồng bảo hiểm, phạm vi ñối tượng tham gia bảo hiểm nhà
nước rộng hơn so với bảo hiểm xã hội (gồm mọi cá nhân, tổ chức), mức hưởng bảo
hiểm ñược ñề xuất trên cơ sở mức tham gia bảo hiểm và hậu quả xảy ra.
2. Mục ñích của Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) có mục tiêu rộng hơn sự phòng ngừa hay trợ giúp vật
chất trong những trường hợp cần thiết, mà nó còn là sự ñáp ứng những nhu cầu, những
mong ước của loài người muốn ñược bảo ñảm an toàn trong cuộc sống theo nghĩa rộng
nhất.
Mục ñích chủ yếu của BHXH là tạo cho mọi cá nhân và gia ñình họ một niềm tin
vững chức rằng mức sống và ñiều kiện sống của họ, trong một chừng mực có thể,
không bị suy giảm ñáng kể bởi bất kỳ hậu quả kinh tế hay xã hội nào.
6
Bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm việc ñáp ứng những nhu cầu phát sinh khi lâm
vào tình trạng khó khăn túng thiếu, mà trước hết nó nhằm phòng ngừa những rủi ro có
thể xảy ra, ñồng thời giúp ñỡ cho cá nhân và gia ñình có ñược sự tự ñiều chỉnh tốt nhất
có thể ñược khi họ ñối mặt với sự ñau ốm, tàn tật và những hoàn cảnh khó khăn khác
không thể ngăn ngừa ñược. Vì vậy, BHXH yêu cầu không chỉ tiền mặt, mà còn là
những dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế với một phạm vi rộng lớn.
BHXH hoạt ñộng và phát triển bởi vì nó phản ánh ñược nhu cầu của toàn thể nhân
loại. Mọi ngưòi trong mọi thời ñại lịch sử không ngoại trừ ai ñều ñối mặt với những
ñiều không may xảy ñến trong cuộc sống như tình trạng thất nghiệp, ốm ñau, tai nạn
lao ñộng, sự tàn tật, cái chết và tuổi già. Bởi vậy, BHXH là một chương trình bản mẫu
thiết kế nhằm khắc phục và hạn chế những ñiều không may mắn ñó.
Khoản 1 ðiều 140 Bộ luật Lao ñộng nước ta ñã nêu rõ: Nhà nước quy ñịnh chính
sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo ñảm vật chất,
chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn ñịnh ñời sống cho người lao ñộng và gia
ñình trong các trường hợp người lao ñộng ốm ñau, thai sản, hết tuổi lao ñộng, chết, bị
tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.
3. Những ñặc trưng của bảo hiểm xã hội
Hệ thống bảo hiểm xã hội ở các nước khác nhau có nhiều ñiểm khác biệt nhau, tuy
vậy ñều có những nét chung sau :
- Tài chính của bảo hiểm xã hội là do sự ñóng góp của hai bên là người lao ñộng và
người sử dụng lao ñộng, ngoài ra còn có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước.
-Về nguyên tắc việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc trừ một số ngoại lệ.
- Số tiền ñược các bên ñóng góp ñược tập hợp thành một loại quỹ riêng dùng ñể chi
trả trợ cấp nhưng chỉ chi ñối với những trường hợp cần bảo hiểm xã hội, số tiền nhàn
rỗi ñược ñầu tư ñể làm tăng thêm nguồn quỹ.
4. Các nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội ñược tính trên cơ sở mức ñóng, thời gian ñóng bảo
hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức ñóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ñược tính trên cơ sở tiền
lương, tiền công của người lao ñộng. Mức ñóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ñược
tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao ñộng lựa chọn nhưng mức thu nhập này
không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
3. Người lao ñộng vừa có thời gian ñóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian
ñóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ñược hưởng chế ñộ hưu trí và chế ñộ tử tuất trên cơ
sở thời gian ñã ñóng bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội ñược quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, ñược
sử dụng ñúng mục ñích, ñược hạch toán ñộc lập theo các quỹ thành phần của bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải ñơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo ñảm kịp thời
và ñầy ñủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội
7
Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội (còn gọi là thành viên tham gia quan hệ bảo
hiểm xã hội) bao gồm: bên thực hiện bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm và bên ñược bảo
hiểm.
- Bên thực hiện bảo hiểm
Bên thực hiện bảo hiểm là quan bảo hiểm xã hội do Nhà nước thành lập. Hệ thống
cơ quan bảo hiểm xã hội ñược thành lập thống nhất từ trung ương ñến ñịa phương.
Hoạt ñộng của cơ quan bảo hiểm xã hội ñược Nhà nước giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Cơ
quan bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện bảo hiểm xã
hội ñối với người lao ñộng theo quy ñịnh của pháp luật, ñồng thời chịu trách nhiệm về
vật chất ñối với người ñược bảo hiểm khi họ hội ñủ ñiều kiện ñược hưởng bảo hiểm xã
hội.
- Bên tham gia bảo hiểm xã hội
Bên tham gia bảo hiểm xã hội theo quy ñịnh của pháp luật là người sử dụng lao
ñộng, người lao ñộng, và trong một chừng mực nào ñó là Nhà nước. Bên tham gia bảo
hiểm xã hội có nghĩa vụ ñóng góp phí bảo hiểm xã hội ñể bảo hiểm cho mình hoặc cho
người khác ñược bảo hiểm xã hội.
- Bên ñược bảo hiểm xã hội
Bên ñược bảo hiểm xã hội là người lao ñộng hoặc thành viên gia ñình họ khi hội ñủ
các ñiều kiện bảo hiểm xã hội theo quy ñịnh của pháp luật.
Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. ðiều này
thể hiện ở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên ñược ñặt trong mối quan hệ
thống nhất với nhau.
6- ðối tượng áp dụng chế ñộ bảo hiểm xã hội
Theo quy ñịnh của pháp luật lao ñộng nước ta, ñối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội
gồm:
* ðối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
1. Người lao ñộng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp ñồng lao ñộng không xác ñịnh thời hạn, hợp ñồng lao ñộng
có thời hạn từ ñủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân ñội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ
yếu hưởng lương như ñối với quân ñội nhân dân, công an nhân dân;
ñ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân ñội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục
vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước ñó ñã ñóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
2. Người sử dụng lao ñộng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà
nước, ñơn vị sự nghiệp, ñơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
8
xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt ñộng trên lãnh thổ
Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao ñộng.
* ðối với bảo hiểm thất nghiệp:
1. Người lao ñộng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo
hợp ñồng lao ñộng hoặc hợp ñồng làm việc mà các hợp ñồng này không xác ñịnh
thời hạn hoặc xác ñịnh thời hạn từ ñủ mười hai tháng ñến ba mươi sáu tháng với
người sử dụng lao ñộng có sử dụng từ mười lao ñộng trở lên.
2. Người sử dụng lao ñộng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao ñộng
tham gia BHXH bắt buộc nhưng chỉ áp dụng ñối với trường hợp có sử dụng từ mười
lao ñộng trở lên.
* ðối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong ñộ tuổi
lao ñộng, không thuộc ñối tượng áp dụng chế ñộ BHXH bắt buộc.
7. Các loại hình bảo hiểm xã hội
Ở nước ta có ba loại hình bảo hiểm xã hội là: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
a - Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế ñộ sau ñây:
(1) Ốm ñau;
(2) Thai sản;
(3) Tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp;
(4) Hưu trí;
(5) Tử tuất.
b - Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế ñộ sau ñây:
(1) Hưu trí;
(2) Tử tuất.
c - Loại hình bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế ñộ sau ñây:
(1) Trợ cấp thất nghiệp;
(2) Hỗ trợ học nghề;
(3) Hỗ trợ tìm việc làm.
II- QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội là một loại quỹ tiền tệ tập trung ñược dồn tích dần dần từ sự
ñóng góp của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội, ñược dùng ñể chi cho các chế
ñộ bảo hiểm xã hội theo quy ñịnh của pháp luật.
9
Trong nền kinh tế hàng hóa, trách nhiệm tham gia ñóng góp bảo hiểm xã hội dựa
trên mối quan hệ lao ñộng. sự ñóng góp ñược chia cho cả người lao ñộng và người sử
dụng lao ñộng. Việc tham gia bảo hiểm xã hội không phải là sự phân chia rủi ro như
tham gia bảo hiểm thương mại mà là vấn ñề lợi ích của cả hai phía. ðối với người sử
dụng lao ñộng thì việc ñóng góp một phần bảo hiểm xã hội sẽ tránh ñược thiệt hại lớn
về kinh tế khi xảy ra rủi ro ñối với người lao ñộng. Còn người lao ñộng khi tham gia
ñóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cho mình là thực hiện nghĩa vụ trực tiếp trước
những rủi ro xảy ra ñối với bản thân. Do vậy, thực chất của mối quan hệ giữa hai chủ
thể trong quan hệ bảo hiểm xã hội là mối quan hệ về lợi ích.
* Hiện tại có các quỹ thành phần sau:
(1). Quỹ ốm ñau và thai sản.
(2). Quỹ tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp.
(3). Quỹ hưu trí và tử tuất.
* Quỹ bảo hiểm xã hội ñược hình thành từ các nguồn sau ñây:
a) ðối với BHXH bắt buộc
a1)Nguồn hình thành quỹ
Gồm có 5 nguồn chủ yếu sau ñây:
1. Người sử dụng lao ñộng ñóng theo quy ñịnh sau ñây:
Hằng tháng, người sử dụng lao ñộng ñóng trên quỹ tiền lương, tiền công ñóng bảo
hiểm xã hội của người lao ñộng như sau:
a) 3% vào quỹ ốm ñau và thai sản; trong ñó người sử dụng lao ñộng giữ lại 2% ñể trả
kịp thời cho người lao ñộng ñủ ñiều kiện hưởng chế ñộ và thực hiện quyết toán hằng
quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở ñi, cứ hai năm một lần ñóng thêm
1% cho ñến khi ñạt mức ñóng là 14%.
Riêng người sử dụng lao ñộng thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức ñóng hằng
tháng theo quy ñịnh như ñối với người lao ñộng khác như nêu ở ñoạn trên; phương
thức ñóng ñược thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Còn ñối với người lao ñộng là hạ sĩ quan, binh sĩ quân ñội nhân dân và hạ sĩ quan,
chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn thì hằng tháng, người sử dụng lao ñộng
ñóng trên mức lương tối thiểu chung như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở ñi, cứ hai năm một lần ñóng thêm
2% cho ñến khi ñạt mức ñóng là 22