Cá mú thuộc loại cá nước mặn, sống ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới. Tập trung nhiều loài ở vùng biển
Thái Bình Dương. Nước ta có tới 30 loài cá mú, trong đó có 7 loài được ưa chuộng vì có giá trị cao,
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là: cá mú vạch (E. brunneus), cá mú chấm tổ ong (E. merra), cá mú đỏ
(Epinephelus akaara), cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus), cá mú cáo (E. megachir), cá mú đen (E.
heeberi), cá mú mỡ (E. tauvina)
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu kỹ thuật nuôi trồng các loại thuỷ hải sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 1
Ñinh Baù Ninh
Kĩ thuật nuôi cá mú
Cá mú thuộc loại cá nước mặn, sống ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới. Tập trung nhiều loài ở vùng biển
Thái Bình Dương. Nước ta có tới 30 loài cá mú, trong đó có 7 loài được ưa chuộng vì có giá trị cao,
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là: cá mú vạch (E. brunneus), cá mú chấm tổ ong (E. merra), cá mú đỏ
(Epinephelus akaara), cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus), cá mú cáo (E. megachir), cá mú đen (E.
heeberi), cá mú mỡ (E. tauvina).
Cá mú (cá song) thuộc nhóm cá dữ, ăn mồi động vật, thường săn mồi ở nơi yên tĩnh, khi thiếu mồi,
có thể con lớn ăn con bé. Cá mú đẻ trứng, cá con mới nở ra ăn động vật phù du, cá lớn cỡ từ 8-
12cm, ăn động vật sống như cá con, tôm, tép..., cá mú rất ít khi ăn mồi đã chết và mồi chìm ở đáy.
Nguồn cá mú giống hiện được bắt trong tự nhiên vào mùa cá đẻ ở phía Bắc, vào tháng 5-7, các tỉnh
miền Trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khi bắt cá giống về, người ta ương cá nhân tạo đến
cỡ cá chừng 8-12cm mới xuất bán. Giá cá giống từ 5.000 - 8.000 đ/kg, nuôi 6-8 tháng đạt 0.5-0,8
kg/con, giá cá mú thịt từ 70.000 - 80.000 đ/kg, nguồn cá mú hiện được xuất khẩu rất tốt. Tuy cá
mú thịt rất ngon, hiền, nhưng do chưa hạ được giá thành nên thị trường trong nước chỉ chủ yếu ăn
cá đánh bắt tự nhiên, chứ chưa sử dụng đại trà loại cá mú nuôi. Mong rằng, trong tương lai gần,
nghề nuôi cá mú (cá song), sẽ phát triển mạnh, hạ được giá thành, để trở thành mặt hàng phổ biến
trong và ngoài nước.
Kỹ thuật nuôi cá mú thịt bằng lồng tre
Chọn vị trí đặt lồng nuôi: Chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá, ít gió bão, sóng êm nhẹ. Nhiệt độ nước
từ 20oC trở lên, độ mặn bảo đảm dao động từ 10-33%o (phần ngàn). Nguồn nước trong sạch, tránh
vùng bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, nhiễm dầu... Mực nước duy trì tối thiểu phải đạt từ 1-2m
(khi triều xuống thấp). Ngoài ra, còn phải chú ý chọn điểm nuôi dễ quan sát, theo dõi, bảo vệ và
thuận tiện cho quá trình chăm sóc. Độ sâu tối đa từ 2,5-3m, lưu tốc từ 0,2-0,4 m/giây.
Thiết kế lồng nuôi: Có thể nuôi cá mú bằng lồng lưới, lồng tre, nhưng để dễ thực hiện và tiết kiệm
đầu tư cũng như tận dụng nguồn tre có sẵn địa phương, nên dùng lồng tre để nuôi cá này.
Dùng nan tre dày 1-1,5cm, rộng 3-4cm, dài 1,5-2m (tùy theo độ sâu nơi đặt lồng mà xác định chiều
dài thích hợp nhất). Lồng nuôi được thiết kế theo hình tròn có đường kính 2,5-3m, cao 1,5-2m. Xung
quanh, ta bện cước từ 2-4 đường, đường giữa, dùng tre tốt uốn dẻo ràng quanh, có thiết kế tay cầm
để di chuyển. Chú ý dùng cước loại có đường kính 0,18-0,2cm. Nắp lồng cũng có thể làm bằng tre
hoặc lưới cước, thiết kế 1 cửa có kích cỡ 60-60 cm hoặc 70-70 cm để có thể ra vào kiểm tra bên
trong lồng. Đáy lồng cũng làm bằng sạp tre đan khít.
Lồng được treo trên 4 cọc được đóng xuống nền đáy theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, lồng cách
đáy 0,4 - 0,5m và cao hơn mặt nước 0,3 - 0,5m.
Chọn cá giống nuôi thịt: Chọn cá nuôi có kích cỡ từ 8-12cm, lanh lẹ, khỏe mạnh, không bị sây sát, dị
tật, màu sắc đặc trưng của giống cá muốn nuôi.
Mật độ nuôi: Thường từng địa phương nuôi có điều kiện nguồn nước, nhiệt độ khác nhau, ngoài ra,
có nơi nuôi cá mú ghép với một số loại cá khác thì mật độ cũng khác. Ơở vùng nước tốt, đủ thức ăn,
nguồn nước có nhiệt độ thấp, mật độ thả dày hơn từ 40-50 con/m3, còn thường các nơi nuôi, trung
bình mật độ thả từ 15-35 con/m3. Có thể thả nuôi thêm các loại cá khác chung lồng như cá dìa, cá
hồng...
Cần chú ý là thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cần xử lý các giống bằng dung dịch thuốc
xanh Malachite (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) với liều lượng 5-10 gr/m3
nước, tắm trong 20-25 phút trước khi thả cá vào lồng nuôi.
Chăm sóc, quản lý:
Thức ăn của cá mú là các loại thủy, hải sản sống. Ta có thể dùng các loại thức ăn sau đây: nhuyễn
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 2
Ñinh Baù Ninh
thể tươi, cua, ghẹ, cá vụn các loại, thịt các loại này còn tươi, đem băm nhỏ vừa đủ miệng cá táp.
Tập cho cá ăn: Những ngày đầu ta để cá đói, sau đó, thả thức ăn từ từ vào, giả như thức ăn là sinh
vật sống hoạt động và cá sẽ táp mồi, và cứ làm như thế sau một thời gian ngắn, khi thấy cá quen vị
mồi rồi, có thể làm thao tác nhanh hơn, tuy nhiên, cần tránh thức ăn bỏ vào nhiều và nhanh quá, cá
ăn không kịp sẽ rơi xuống đáy lồng là cá mú sẽ không ăn.
Một ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, khi cho cá ăn nên rải đều thức ăn ra, tránh tụ tập
một chỗ.
Lượng thức ăn thường chiếm từ 5-10% trọng lượng cá nuôi trong lồng.
Thường thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước và dòng chảy thay đổi nhiều, cá ít ăn lại, thành
thử, những ngày mưa bão, chỉ cho cá ăn 1 lần và giảm trọng lượng thức ăn lại từ 1/4 - 1/2 lượng
thức ăn ngày thường.
Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, khoảng 3-5 ngày cọ rửa, vệ sinh các nan tre, hoặc lưới một lần,
tháo gỡ các vật cản, rác rưởi bám vào lồng, làm cho lồng thông thoáng, cá ít bị bệnh vặt, mặc dù cá
mú rất ít khi bệnh.
Theo dõi thức ăn hàng ngày dư thừa ra sao, để điều chỉnh liều lượng lại cho thích hợp, dọn dẹp thức
ăn rơi xuống đáy và vệ sinh đáy lồng.
Hàng tháng phải kiểm tra, theo dõi để kịp thời lựa cá lớn trội tách ra nuôi riêng, để tránh trường hợp
cá lớn ăn cá bé hoặc cá lớn cắn cá nhỏ hơn, làm sây sát và có thể chết. Ngoài ra, nếu có điều kiện ta
dùng mái chèo khuấy nước trong lồng vào những ngày khí áp thấp để cá có đầy đủ không khí mà
không bị ngộp, sinh ra kém ăn hoặc chết.
Thu hoạch: Nuôi trong lồng thì thu hoạch rất dễ dàng. Nuôi 6-8 tháng, cá đạt trung bình từ 0,5 - 0,8
kg/con là có thể thu hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là canh thời gian nuôi sao cho trước mùa lạnh là
thu hoạch xong, vì khi nhiệt độ Ê 18oC cá ngừng ăn, không lớn, đối với các vùng nuôi ở phía Bắc và
miền Trung bộ, còn các nơi khác, ít lạnh, thì không quan trọng.
Hiện nay, nghề nuôi cá mú đang là nghề đạt hiệu quả cao và có xu hướng được ngư dân quan tâm
nhiều. Hộ anh Lê Văn Thành ở Long Phước, thị xã Sông Cầu - Phú Yên, vừa qua nuôi 600 con, đầu tư
tất cả 13.400.000đ bán 420kg x 75.000 đ/kg = 31.500.000đ, lãi 18.100.000đ.
KS. Huỳnh Văn Dũng (Web Binhthuan)
Các bệnh thông thường ở cá mú
1. Virus:
Là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước của
vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây bệnh
bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. Ở cá mú có 2 loại virus được báo cáo là virus
gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus…
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách: Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi sử
dụng. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất
dinh dưỡng cho cá.
2. Bệnh do vi khuẩn
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 3
Ñinh Baù Ninh
Trong môi trường nuôi có thể thấy vi khuẩn bám vào lưới, sống với cây cỏ và động vật
trong môi trường nuôi. Kết với các phân tử trong nước. Dạng phiêu sinh hoặc nổi tự do
trên mặt nước.
Cơ quan bị lây nhiễm: Vây và đuôi, thân, mắt.
Dấu hiệu: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u. Màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có
xuất huyết hoặc không. Cá chết ở đáy.
Vi khuẩn bị nhiễm bệnh cho cá khi: Mật độ nuôi quá cao, chất lượng dinh dưỡng và
nước kém. Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi
khuẩn xâm nhập. Ô nhiễm chất hữu cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển. Cá bị
thương.
Phòng ngừa: Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi. Duy trì
sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật
bám trên lưới. Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt.
Xử lý: Tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. Tắm cá nhanh bằng dung
dịch formalin và iodine.
3. Các bệnh do nấm:
Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng lượng
bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ…
Phòng ngừa: Tránh làm cá bị thương, chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm khỏi
hệ thống nuôi. Không cho cá thức ăn bẩn và hư. Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo.
4. Bệnh do ký sinh trùng:
Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang và thân.
Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí. Mang có màu lợt. Màu sắc
của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung.
Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử. Cá chết nhiều nếu không được điều trị.
Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng, hàm lượng 0,5ppm trong 3 – 5 ngày, sục khí
mạnh. Thay nước và hóa chất hàng ngày hoặc tắm cho cá bằng Formalin, hàm lượng
200ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá vào bể nước sạch 2 lần trong 3 giờ xử lý
cá.
5. Trùng lông tơ:
Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Ký sinh trên da
cá.
Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá
Các dấu hiệu của bệnh: Xuất hiện các chấm trắng trên da cá. Cá cọ mình vào các vật
cứng khi bơi. Trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 4
Ñinh Baù Ninh
Điều trị: Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí
mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước có 25ppm
Formalin (25ml Formalin trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử
lý và hóa chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng 3
ngày.
6. Sán lá ở da:
Là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể, có chiều dài 2 – 6mm.
Cơ quan bị nhiễm: Bên ngoài cơ thể, mắt.
Điều trị: Tắm cá trong nước ngọt 10 – 30 phút hoặc tắm cá trong dung dịch oxy già
150ppm, trong 10 – 30 phút, sục khí mạnh. Ngoài ra còn chú ý sán lá ở mang và giun
tròn gây hại.
NNVN, 4/6/2004 (Theo tài liệu của TTPT nghề cá Đông Nam Á)
Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi thuỷ sản
KỸ THUẬT NUÔI CÁ SONG (CÁ MÚ)
(XEM THÊM: CÁ MÚ)
I. GIỚI THIỆU
Cá song thuộc loài cá vùng nước ấm, phân bố ở biển nhiệt đới, á nhiệt đới, phân bố rất
ít ở vùng ôn đới. Vùng biển Thái Bình Dương có tới 37 loài, Trung Quốc có 31 loài, Nhật
Bản có 25 loài, Đài Loan có 27 loài, Hồng Kông có 17 loài.
Ở nước ta cá song (còn gọi là cá mú) có trên 30 loài (theo Viện Hải Dương Học Nha
Trang), trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là:
1. Cá song đỏ Epinephelus akaara
2. Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus
3. Cá song vạch E. brunneus
4. Cá song chấm tổ ong E. merra
5. Cá song mỡ E. tauvina
6. Cá song đen E. heeberi
7. Cá song cáo E. megachir
- Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo.
- Vùng biển miền Trung có cá song đỏ.
- Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ.
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 5
Ñinh Baù Ninh
Cá song thường sống ở các hốc đá, các áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn đá
san hô, thường ở độ sâu từ 10 - 30m, chịu đựng được độ mặn rộng từ 11 - 41‰.
Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 28oC thích hợp nhất là từ 25-28oC, ở nhiệt độ 18oC
cá bắt đầu ít ăn, ở nhiệt độ 15oC, cá gần như ngưng hoạt động.
Cá song thuộc nhóm cá dữ ăn mồi động vật. Thường rình bắt mồi ở nơi yên tĩnh. Cá
song tranh ăn dữ dội, con lớn lấn át con bé, khi đói thiếu mồi ăn, chúng ăn lẫn nhau.
Đặc tính này thể hiện ngay ở giai đoạn cá con, vì vậy trong quá trình nuôi phải thường
xuyên san cỡ đồng đều nuôi riêng.
Cá song đẻ trứng nổi, có hạt dầu ở trong. Mùa đẻ của cá song vùng phía Bắc vào
tháng 5,7. Vùng miền Trung vào tháng 12,3. Cá song thuộc nhóm cá chuyển giới tính
đực cái, khi còn nhỏ đều là cá cái, khi lớn đều là cá đực như cá song mỡ, cá dưới 50cm
đều là cá cái, khi đạt 70cm trở lên chuyển thành cá đực.
Cá song mới nở ăn động vật phù du. Cá lớn ăn tôm, cá con. Cá thường rình bắt mồi
sống, không ăn mồi chết, không ăn mồi chìm ở đáy. Nuôi trong lồng thường cho ăn
thức ăn hồn hợp. Dùng thịt nhuyễn thể, thịt cá, cua tươi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ để
cho ăn.
Nguồn cá song giống được khai thác từ tự nhiên. Với cá cỡ nhỏ từ 1-2cm gọi là “cá hạt
dưa”. Ương nuôi lên giống 8-12cm nuôi trong 8-10 tháng đạt cỡ trên 500g thì xuất
bán.
II. ƯƠNG NUÔI CÁ SONG GIỐNG
Cá song giống cỡ 9-12cm bắt trong tự nhiên đưa vào lồng nuôi thành cá thịt thương
phẩm thường là quy cỡ không đều, số giống gom không tập trung, thời vụ thả giống
kéo dài. Mặt khác, quá trình khai thác vận chuyển cá thường bị sây sát. Trong những
năm gần đây, ngư dân miền Trung đã có kinh nghiệm gom cá song nhỏ, “cá hạt dưa”
cỡ 1-2cm để ương thành cá giống lớn, cung cấp số lượng giống nhiều, tập trung đúng
thời vụ, cá đồng cỡ, khoẻ mạnh cho các lồng nuôi cá thịt.
1. Ương cá giống trong ao:
* Địa điểm làm ao: Chọn vùng bãi triều đáy là cát bùn, nước có độ mặn từ 10‰ trở
lên, có điều kiện thay nước thuận lợi để làm ao.
* Diện tích ao: Từ 100-500m2, mực nước sâu từ 1-1,5m. Tuỳ theo nguồn giống thu
được thường xuyên ít hay nhiều để xác định diện tích ao.
* Cống ao: Ao có cống lấy và tháo nước để thường xuyên có thể thay nước. Phía
trước cống đào sâu hơn đáy ao từ 25-33cm với diện tích bằng 1/10 - 1/15 diện tích đáy
để khi tháo nước thu hoạch cá sẽ tập trung ở đây.
* Vệ sinh ao, bón lót: Bón lót: 100m2 ao, dùng 7-15kg vôi để diệt cá tạp, sinh vật có
hại và cải tạo nền đáy ao, ao chua có thể dùng nhiều vôi hơn. Để khi thả cá xuống ao
cá có mồi ăn ngay, tẩy vôi được một ngày sau lấy nước vào ao (20-30 cm), bón lót
phân chuồng cứ 100m2 ao bón 30-40kg phân hữu cơ, sau đó dâng dần mức nước lên,
3 ngày sau thả cá.
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 6
Ñinh Baù Ninh
* Mật độ thả: 30-50 con/m2
* Cho ăn, chăm sóc, quản lý: Sau khi bón lót, hàng tuần bón thúc một lần phân
chuồng với lượng 10-15kg/100m2. Hàng ngày cho ăn thức ăn thịt nhuyễn thể, cá tươi,
tôm tươi nghiền nhuyễn, có thể vớt ruốt tươi rửa sạch cho ăn. Ngày cho ăn 3-4 lần,
lượng cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cá, cần theo dõi: sức ăn của cá, thời tiết để điều
chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Khi cho ăn vãi từ từ, hạn chế thức ăn chìm xuống đáy,
cho ăn ở 2-3 điểm.
Hàng ngày thay khoảng 20-30% nước ao. Theo dõi hoạt động của cá.
* Thu hoạch: Ương được 2-3 tháng cá đạt cỡ 9-12cm bắt đầu thu. Lúc đầu có thể
thả bóng, lờ, ống nhựa để thu tỉa, sau đó rút nước thu ở khu tập trung.
2. Ương giống trong lồng:
* Chọn vùng ương: chọn vùng ven bờ eo, vịnh, đầm áng khuất gió, sóng nhẹ, yên
tĩnh, nguồn nước không bị ô nhiễm, điều kiện chăm sóc quản lý thuận tiện.
Độ mặn của nước dao động từ 10‰ trở lên.
Độ sâu nơi đặt lồng khi triều kiệt là 2m. Nhiệt độ nước từ 20oC trở lên, thích hợp nhất
là 25-28oC.
* Thiết kế lồng nuôi: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 8-10cm, dài 4-4,5m làm cọc
đống sâu xuống nền đáy theo hình chữ nhật hoặc hình vuông. Mỗi cọc cách nhau 1-2m.
Đóng cọc đứng xong đóng nẹp ngang để giữ cho khung cọc vững chắc.
Dùng lưới nylon sợi thô (1-2mm) không có gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá.
Cỡ cá (cm) Kích thước mắt lưới (2a=cm)
2-5 0,5
6-15 1,0
16-30 2,0
31-50 5,0
Trên 50 8,0
Lưới may thành giai, cột cố định trong khung gỗ. Mặt trên của giai có nắp bằng lưới
mắt thưa. Đáy giai may 2 lớp lưới. Chiều cao của giai 2m khi cố định giai vào cọc phải
cách đáy ít nhất 40cm, phần ngập trong nước là 1,5m, phần cao hơn mặt nước 0,5m.
Diện tích lồng có thể làm to nhỏ tuỳ theo nguồn giống thường xuyên gom được.
Thường làm kích cỡ lồng: (4 x 2 x 2); (3 x 1,5 x 2); (10 x 5 x2) Hoặc: (2 x 2 x 2); (3 x
3 x 3).
* Mật độ thả: 50-70 con/m3
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 7
Ñinh Baù Ninh
Thường thả cá giống vào tháng 12,1 và 2. Trước lúc thả giống thường tắm cho cá
bằng thuốc xanh malaxit (Malachite green) với nồng độ 5-10 ppm (thuốc này đã bị cấm
sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) trong 5-10 phút.
* Cho ăn, chăm sóc, quản lý: Dùng thịt nhuyễn thể, cá, tôm tươi nghiền nhuyễn cho
ăn, có thể vớt ruốc, tép tươi rửa sạch cho ăn.
Ngày cho ăn 3-4 lần, lượng cho ăn bằng 5-10% trọng lượng cá. Cần theo dõi sức ăn
của cá, theo dõi thời tiết để điều chỉnh lượng cho ăn hàng ngày, khi cho ăn vãi từ từ,
hạn chế thức ăn chìm xuống đáy, cho ăn ở 2-3 chỗ trong lồng.
Ương được 15-20 ngày phải phân cỡ san cá một lần.
* Thời gian ương:
Ương khoảng 1,5-2 tháng sau cá đạt 8-10cm thì thu hoạch.
III. NUÔI CÁ SONG THỊT TRONG LỒNG
1. Chọn vùng nuôi:
Chọn các vùng eo, vịnh, đầm, phá khuất gió, sóng nhẹ. Nước độ mặn dao động từ 10-
33‰, nhiệt độ nước từ 20oC trở lên. Mức nước sâu khi triều kiệt là 1-2m, nguồn nước
trong sạch không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu... để nuôi.
2. Thiết kế lồng nuôi:
a. Lồng lưới cố định:
Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 10 -15cm, dài 4 - 4,5m đóng cọc xuống nền đáy nền
đáy theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, tuỳ theo diện tích nuôi. Mỗi cọc cách nhau từ
1-2m sau khi đóng cọc, đóng các nẹp gỗ ngang để giữ cố định các cọc. Dùng lưới nylon
sợi thô 1-2mm, mắt lưới 2a = 2-8cm may thành giai. Đáy giai có hai lớp lưới để bảo vệ.
Nắp giai là lưới thưa và có cửa ra vào để kiểm tra.
Giai được cố định trong khung gỗ bởi các dây giềng ở các góc. Đáy giai cách nền đáy
40-60cm, phần ngập trong nước là 1,5m, phần cao hơn mặt nước là 0,5m. Mỗi giai có
thể tích 30-70m3.
b. Lồng lưới trên bè:
Kết cấu lồng nuôi yêu cầu như đối với lồng lưới cố định. Về kích cỡ, lồng nuôi cá giống,
thường là 2 x 2 x 2m hoặc 3 x 3 x 3m. Kích cỡ lồng nuôi cá thịt thường là 3 x 3 x 3m
hoặc 4 x 4 x 3m.
- Cấu trúc bè nuôi:
(1) Khung bè: Là gỗ ván xẻ chịu nước thuộc nhóm gỗ 2 hoặc 3. Ván xẻ dài khoảng
8m, rộng 0,20m, dày 1,2 - 1,5cm. Ván gỗ ghép nối với nhau bằng bu lông 10 -12cm,
12 thanh xà ghép lại thì được một ô lồng gồm 4 lồng lưới (hình 1a, b). Nhiều ô lồng
ghép lại thành bè.
TAØI LIEÄU KYÕ THUAÄT NUOÂI TROÀNG CAÙC LOAÏI THUYÛ HAÛI SAÛN
CJ Vina Agri Co., LTD Trang: 8
Ñinh Baù Ninh
(2) Phao: Khung bè được nâng nổi lên trên mặt nước nhờ hệ thống phao. Phao là
thùng nhựa hoặc phao xốp.
Phao 200 lít dùng 5-7 chiếc cho một ô lồng. Phao xốp 80 x 60 x 50cm có sức nổi
250kg. Phao buộc dưới gỗ ván
(3) Neo: 4 góc bè có neo cố định (25-50kg/cái), dùng dây nylon Æ = 25-30mm để
neo bè.
Trên bè dành một diện tích nhất định làm kho chứa (thức ăn, lưới cụ, máy bơm...), nhà
làm việc (kiểm tra môi trường, dịch bệnh, theo dõi thời tiết...) và lán bảo vệ.
Bè nuôi cá biển như một xí nghiệp nuôi thu nhỏ đồng thời có thể di chuyển, tổ chức
nuôi ở vùng nước sâu, nuôi nhiều loài cá, nuôi nhuyễn thể (trai cấy ngọc).
c. Lồng tre:
Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế có kinh nghiệm làm lồng bằng
tre là nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Giá thành làm lồng hạ. Nan tre dày
1cm, rộng 3-4cm, dài 1,5-2m tuỳ theo độ sâu nơi đặt lồng, chiều cao của nan có thể từ
1,5-2m.
Lồng làm theo hình tròn có đường kính 2,5-2,8m, cao 1,5m. Các nan tre bện cước Æ =
0,18cm, nan cách nan 1,2cm, mỗi đường bện cách nhau 20cm, gồm 3 đường bện, đáy
lồng là sạp tre đan khít.
Nắp lồng là một cửa rộng kích thước 60 x 60cm để ra vào kiểm tra bên trong.
Có nơi làm lồng theo hình bầu dục, lồng cao 0,9-1,8m. Đáy lồng là sạp tre, nắp lồng
bằng lưới. Với lồng cao 1,8m thì phân nửa dưới lồng bằng tre cao 90cm, phần trên là
lưới cao 90cm. Chính giữa nắp lưới ở trên có một ống nhựa để thả thức ăn vào lồng,
không làm cửa.
+ Vị trí đặt lồng:
Đặt lồng nơi có dòng chảy nhẹ, có lưu tốc 0,2-0,4m/giây, mức nước sâu 2,5m. Nước
sạch không bị ô nhiễm bởi nước thải công nghiệp, hoá chất độc hại.
Lồng được treo trên 4 cọc, cách đáy 0,4-0,5m, cách mặt nước 0,3-0,4m.
3. Vận chuyển giống:
a. Xử lý cá trước khi vận chuyển:
* Xả hơi trong bong bóng cá: Cá song giống khai thác ở độ sâu khoảng 8m nước. Vì