Tài liệu Nghề nuôi hầu ở Việt Nam

Nghề nuôi Hầu ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1950, trên đối tượng Hầu sông Crassostrea rivularis, do các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản đã thử nghiệm trên hệ thống sông Bạch Đằng thuộc vùng Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Yên Hưng ngày nay). Kết quả đạt sản lượng nuôi là 40 tấn, song do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc thí nghiệm nuôi Hầu bị gián đoạn.

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Nghề nuôi hầu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghề nuôi Hầu ở Việt Nam Nghề nuôi Hầu ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1950, trên đối tượng Hầu sông Crassostrea rivularis, do các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản đã thử nghiệm trên hệ thống sông Bạch Đằng thuộc vùng Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Yên Hưng ngày nay). Kết quả đạt sản lượng nuôi là 40 tấn, song do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc thí nghiệm nuôi Hầu bị gián đoạn. Tuy vậy, việc nuôi và khai thác Hầu cửa sông Crasostrea rivularis ở nước ta chỉ tập trung từ vùng biển từ Quảng Ninh đếnThừa Thiên - Huế với sản lượng hàng năm đạt từ 10.000 - 12.000 tấn/năm và chủ yếu ở ba vùng Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hoá với công nghệ nuôi chủ yếu lấy giống và phát triển tự nhiên (Nguyễn Hữu Phụng, 1999). Hiện nay, các vùng nuôi Hầu bao gồm: Quảng Ninh: Có khoảng hơn 300 bãi nuôi đặc sản, trong đó có bãi nuôi Hầu nằm trong địa phận Bãi Cháy, sông Chanh, Đá Bạc, Đầm Hà. Tổng sản lượng nuôi trung bình hàng năm đạt khoảng 300 tấn Hầu thương phẩm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là chợ địa phương, các nhà hàng, cung cấp cho khu du lịch và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nghệ An: Từ xa xưa, tại các cửa lạch (Lạch Quèn, Lạch Cờn) huyện Quỳnh Lưu, người dân đã biết lợi dụng các hòn đá kè sông, các cầu, cống ở địa phương để khai thác Hầu tự nhiên. Đối tượng khai thác chủ yếu là các loài Hầu cửa sông Crassostrea rivularis, kích cỡ khai thác khoảng 5 - 15 cm. Hơn thế nữa, tại vùng biển Cửa Lò, đang tiến hành nuôi Hầu C. gigas được nhập giống từ Úc với kích cỡ khoảng 1 - 1,5 cm, sau 2 tháng nuôi đạt kích thước 3 - 4 cm. Hiện nay, với sự trợ giúp của SUMA, dự án nuôi Hầu thương phẩm tại Quỳnh Lưu, bước đầu rất khả quan và có triển vọng lớn. TT Huế: Với lợi thế về địa hình, địa mạo vùng biển Miền Trung đã tạo lên một vùng có tiềm năng nuôi Hầu khá lớn. Với lợi thế đó, người dân đã biết sự dụng để nuôi và khai thác Hầu trong nhiều năm qua. Tại khu vực đầm Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đã phát triển nuôi Hầu, hàng năn đạt sản lượng tương đối, nhưng chúng phát triển rộ nhất từ những năm 1997 đến nay. Đến năm 1999 tổng diện tích nuôi Hầu trong vùng đã lên tới 12,97 ha đầm, với số hộ nuôi Hầu đã lên đến 103 hộ dân và đạt tổng sản lượng nuôi khoảng 171,3 tấn. Chỉ trong vòng 12 tháng nuôi, vùng đầm Lăng Cô đạt năng suất khoảng 13 tấn Hầu thương phẩm nguyên con/ha/năm. Phương pháp nuôi chủ yếu bằng các cọc xi măng, nuôi cọc gỗ, nuôi lồng, nuôi bằng lốp cao su và nuôi đá cuội. Khánh Hoà: Nuôi Hầu ở khu vực đầm Nha Phu đã được phát triển nhiều năm qua, nhưng do thị trường đầu ra không ổn định, giá thành sản phẩm luôn biến động, nhưng nhìn chung nuôi Hầu ở Nha Phu Khánh Hoà là rất có lãi. Những năm gần đây, các dự án nuôi Hầu ở khu vực Nha Trang đang có chiều hướng phát triển tốt nhất là khi trên thị trường có nhu cầu về động vật thân mềm ngày càng cao trong đó có đối tượng Hầu và đang phát triển nuôi ở vùng đầm Nha Phu. Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ yếu ở khu vực bán đảo Long Sơn thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu) được bắt đầu từ những năm 1990. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong các nhà hàng tại địa phương và một phần nhỏ được bán ở ngoài chợ. Giá trị sản phẩm luôn cao hơn giá thành và đại đa số hộ nuôi đều có lãi. Đầu năm 1999 xẩy ra một dịch hại môi trường gây ra được bắt nguồn từ Cần Giờ làm cho Hầu nuôi chết. Nhiều hộ do những năm trước đạt hiệu quả cao và có vốn tự có của gia đình đã đầu tư và khôi phục như toàn bộ, một số hộ mất trắng và không có tiền để trả vốn vay cho ngân hàng. Một số khôi phục lại nghề nuôi Hầu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nghề nuôi Hầu ở Cần Giờ được bắt đầu năm 1996 đến nay và được khởi nguồn từ hiện tượng Hầu xuất hiện ở ngoài tự nhiên thuộc vùng cửa sông ven biển huyện Cần Giờ, Hầu bám vào những gốc cây đước hay các tảng đá ven sông, các cột nhà khu vực có dân cư. Với đặc điểm này, người dân đã khai thác tự nhiên về nhằm cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và dần dần nó trở thành nguộn thực phẩn thứ yếu của họ. Điều kiện này đã dẫn đến người dân lợi dụng nguồn con giống tự nhiên, kết hợp với chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như chi phí sản xuất thấp. Thế nhưng hiệu quả kinh tế tương đối cao, do đó việc phát triển nuôi Hầu ở khu vực ngày càng phát triển. Tuy vậy, vào mùa khô năm 1999 hiện tượng Hầu chết hàng loạt (chết cục bộ) trên diện rộng đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi Hầu, thậm chí tỷ lệ hộ mất 100% là rất cao, cho nên nghề nuôi Hầu từ năm 1999 đến 2001 có chiều hướng giảm xuống. Song đầu tháng 1 năm 2002 nghề nuôi Hầu ở đây có chiều hướng khôi phục trở lại, và mang nhiều hứa hẹn nghề nuôi Hầu phát triên. Nhìn chung, nghề nuôi Hầu ở nước ta còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu thông tin khoa học - kỹ thuật và thị trường đầu ra cho sản phẩm, hay sản phẩm nuôi chưa đạt kích thước thương phẩm và không đủ số lượng lớn để xuất khẩu,... Do đó hiệu quả nuôi chưa cao, tính bền vững về môi trường còn thấp (trong việc bảo vệ nguồn lợi), tính bền vững về mặt xã hội còn kém. Công nghệ nuôi Hầu ở Việt Nam chủ yếu dựa theo phương thức nuôi quảng canh tự nhiên và kinh nghiệm; giống Hầu nuôi chủ yếu lấy từ ngoài tự nhiên dựa vào thuỷ triều và mùa vụ nên khâu chuẩn bị giống rất bị động. Do đó mức độ nuôi còn chịu ảnh hưởng của địch hại bởi các yếu tố hữu sinh và vô sinh chủ yếu là các hiện tượng bùng phát vi tảo độc gây hại, các sinh vật cạnh tranh vật bám và thức ăn (Sun, Điệp, Hải triều). Hình 34. Hầu nuôi cọc xi măng Hình 35. Bè nổi nuôi Hầu Ở nước ta phương pháp nuôi Hầu không được phong phú và đa dạng như các quốc gia có nghề nuôi Hầu phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Pháp và Canada,... Phương pháp nuôi ở Việt Nam trước những năm 70 của thế kỷ 20 chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến hơn trước nhiều từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc xi măng là chính. - Phương pháp nuôi Hầu bằng đá vùng cửa sông: Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tuỳ thuộc vào từng địa phương như đá bạc (đá vôi) làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô... Kích cỡ đá trung bình 2 - 4 kg/hòn và dao động từ 1 - 10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền/ghe rải đều trên bãi có Hầu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5 - 1,5 kg Hầu nguyên con/hòn đá (2 - 4 kg), tương đương với 0,105 - 0,175 kg trọng lượng thịt/kg hòn đá. - Phương pháp nuôi Hầu bằng cọc: Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre,... được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Kích cỡ cọc có chiều dài 2 m (chiều dài hữu dụng khoảng 1 - 1,5 m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng đầm phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô, Thừa Thiên Huế, khu vực huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2 - 6 kg Hầu nguyên con/cọc. - Phương pháp nuôi Hầu bằng lốp cao su: Nguyên liệu làm vật bám cho Hầu là các giá thể bằng lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thuỷ triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho Hầu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ Hầu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu vực Cần Giờ, các đầm phá thuộc ven biển Miền Trung. - Phương pháp nuôi Hầu bằng giàn: Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc bằng xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8 m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1 m. Trong tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5 - 7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4 - 5 m và giàn lớn có chiều dài 9 - 10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5 - 6 m được chôn sâu từ 1-2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó Hầu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn Hầu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Phương pháp nuôi Hầu trong các lồng treo trên giàn: Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hầu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 - 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4 m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ Hầu giống trung bình khoảng 5 kg Hầu (1,6 - 2,0 m2), kích cỡ giống khoảng 3 - 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg Hầu thương phẩm nguyên con/lồng. Có nghĩa là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi Hầu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các vùng thuộc đầm Lăng Cô. - Phương pháp nuôi Hầu bằng giàn phao treo các vật bám lơ lửng (long-line culture): Nguyên vật liệu làm phao chủ yếu là các thùng phi bằng nhựa có thể tích 30-300 lit; nguyên liệu làm giàn chủ yếu là các thanh gỗ cứng, cây tràm, dây gân, dây bẹ; nguyên vật liệu làm vật bám là các tấm lợp proximăng, gạch, ngói và các loại vật liệu khác. + Cấu tạo giàn phao: Giàn phao được làm dưới dạng lồng treo lơ lửng gồm thùng nhựa 30-300 lít, ống nhựa làm giàn, giây gân và dây bẹ. Mỗi dàn được đặt ít nhất 4 thùng nhựa và được đặt cách nhau 2- 4 m, tương đương với 8 m2 , phao được đặt nổi trên mặt nước, mỗi phao được nối với nhau bởi hệ thống dây chằng và các neo chôn sâu dưới đáy. + Cấu tạo các vật bám: Vật bám chủ yếu là các tấm proximăng được cắt thành từng tấm nhỏ có diện tích toàn bề mặt khoảng 200 - 450 cm2, trung bình đạt 313 cm2/tấm (rộng 10 - 15 cm và dài 20 - 30 cm/tấm). Các tấm được xâu qua các sợi dây thừng dài 0,25 - 03 m, trên mỗi dây treo 1 tấm, khoảng cách giữa các sợi trung bình từ 25 - 30 cm và tổng số vật bám cho một lồng là 240 - 260, tương ứng với tổng diện tích mặt bám của Hầu là 48.000 - 117.000 cm2/8 m2 mặt nước. Sau thời gian nuôi khoảng 12 tháng năng suất đạt khoảng 1,6 kg Hầu nguyên con/tấm (313 cm2), tương đương với 380 - 400 kg Hầu/8 m2 giàn hay 55 kg Hầu nội tạng/giàn. Phương pháp nuôi này chủ yếu phát triển nhiều ở vùng đảo Long Sơn thị xã Bà Rịa; xã Long Hoà, Thạnh An, Cần Thạnh huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh; khu vực vịnh Nha Phu Khánh Hoà và đang được nuôi thử nghiệm ở Kiên Giang. - Phương pháp nuôi Hầu bằng giàn treo các vật bám cố định: Phương pháp này được cấu tạo bởi những nguyên vật liệu như ở phương pháp nuôi Hầu bằng giàn treo các vật bám lơ lửng (loại trừ các thùng làm phao). Nhưng chỉ khác với phương pháp trên là các vật bám có kích thước khoảng 20 x 35 cm/vật bám (khoảng 850 cm2), sử dụng các cọc cắm chắc vào bãi nuôi. Với phương pháp nuôi này rất bất lợi cho việc chăm sóc hàng ngày, Hầu có thể bị phơi bãi trong thời gian dài, đặc biệt là lúc triều kiệt vào những lúc trời nắng nóng, nếu thời gian này kéo dài sẽ dẫn đến Hầu nuôi bị chết.