Tài liệu ôn tập Luật đại cương
Cấu thành QHPL: 1. Chủ thể QHPL: là để chỉ các bên tham gia QHPL nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ do luật quy định. _Mỗi chủ thể có thể là 1 người, 1 tập hợp người có tổ chức nhân danh cá nhân mình hay cả tổ chức tham gia QHPL. _Điều kiện để trở thành chủ thể QHPL đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể. _Năng lực chủ thể gồm: + Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể hưởng các quyền và nghĩa vụ do luật quy định. + Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng chính hành vi của mình xác lập. Vd: khi xin việc các công ty yêu cầu tốt nghiệp ĐH, ngành, năm kinh nghiệm, yêu cầu đó chính là đòi hỏi về NLHV. _Phân loại: a) Pháp nhân: là tên dùng để chỉ 1 tổ chức gồm nhiều người tham gia QHPL, tổ chức được công nhận với tư cách là chủ thể trong QHPL. _Điều kiện: + Thành lập hợp pháp có cơ cấu bộ máy thống nhất chỉ phù hợp với yêu cầu pháp luật, có tài sản riêng và có quyền nhân danh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. + Một cá nhân không bao giờ là cá nhân. + Không phải tổ chức nào cũng là pháp nhân. VD: ĐHKT là pháp nhân, nhưng lớp học không phải là pháp nhân. _Phân loại: + Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang. + Tổ chức chính trị - xã hội. + Tổ chức kinh tế. + Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. + Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. + Các tổ chức khác đảm bảo điều kiện luật định. b) Thể nhân: là tên dùng để chỉ 1 cá nhân, cá nhân đó được công nhận với tư cách là chủ thể trong QHPL (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch). _ Thể nhân luôn có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, giữa chúng có 1 ranh giới rõ rệt.