Sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản thường gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản dinh dưỡng. Cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan dinh dưỡng của cơ thể mẹ hoặc từ một phần của cơ thểmẹ. Có 2 hình thức sinh sản chính: sinh sản dinh dưỡng tự nhiên và sinh sản dinh dưỡng nhân tạo.
1.1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên
Là sự tái sinh một cách tự nhiên để phục hồi lại các cơ quan đã mất hoặc hình thành một cơ thể mới.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Sinh sản dinh dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh sản dinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)
Sinh sản dinh dưỡng là hình thức sinh sản thường gặp
ở cả thực vật bậc thấp
và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản dinh
dưỡng. Cơ thể mới được tạo
thành trực tiếp từ cơ quan dinh dưỡng của cơ thể mẹ
hoặc từ một phần của cơ thể
mẹ. Có 2 hình thức sinh sản chính: sinh sản dinh
dưỡng tự nhiên và sinh sản dinh
dưỡng nhân tạo.
1.1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên
Là sự tái sinh một cách tự nhiên để phục hồi lại các
cơ quan đã mất hoặc hình
thành một cơ thể mới.
Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên khá phổ biến ở thực vật
bậc thấp (tảo lục đơn
bào - Chlamydomonas, tảo Cát - Pinnularia... tăng số
lượng của tế bào bằng hình
thức phân bào không tơ). Đối với tảo đa bào
(spirogyra), sinh sản dinh dưỡng bằng
cách đứt khúc của thall hoặc của sợi tảo...).
Đối với thực vật bậc cao, hình thức sinh sản đinh
dưỡng tự nhiên khá phổ
biến, các cơ quan hoặc các cá thể mới có thể được
hình thành trực tiếp từ 1 đoạn rễ,
thân, lá...
86
Ví dụ: sinh sản bằng thân rễ (cỏ Tranh, Gừng...), sinh
sản bằng thân bò (Rau
má, Khoai lang...), sinh sản bằng thân hành (Hành,
Tỏi...), sinh sản bằng thân củ,
hoặc củ (Khoai tây, Khoai lang...), sinh sản bằng
đoạn thân (Sắn, Mía...), sinh sản
bằng lá (Sống đời...)...
1.2. Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo của thực vật
Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các
bộ phận của cơ quan
dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Có
nhiều hình thức sinh sản dinh
dưỡng nhân tạo: giâm cành, chiết cành, ghép cành...
a. Giâm cành
Là hình thức tách một cành ra khỏi cây mẹ, rồi cắm
xuống đất cho rễ phát triển
và mọc thành một cây mới, phương pháp này thường
được áp dụng đối với một số
cây trồng: Mía, Sắn, Khoai, Dâu tằm, Dâm bụt...
Trong thực tế, người ta thường dùng
các hóa chất kích thích sinh trưởng như indoe
axetic, naphtalen, axitpropionic,
indol buteric... để tăng khả năng ra rễ.
b. Chiết cành
Là hình thức sinh sản, tạo điều kiện cho cây con ra rễ
trên cây mẹ rồi mới
tách khỏi cây mẹ (chiết Cam, Chanh, Sapôchê...).
Hình thức sinh sản này giúp cho
việc nhân nhanh các giống cây trồng.
c. Ghép cành
Là hình thức lấy một chồi hoặc 1 cành của cây này
đem ghép lên gốc của cây
khác cùng chi hoặc cùng loài để cho cành đó vẫn tiếp
tục sống. Cành cây hoặc chồi
đem ghép được gọi là cành ghép, còn cây được ghép
gọi là gốc ghép. Đây là phép
lai vô tính đơn giản nhất có thể tận dụng được các ưu
điểm của gốc ghép và cành
ghép. Có nhiều phương pháp ghép khác nhau (ghép
áp, ghép nêm, ghép mắt, ghép
tiếp cành, ghép nối...). Phương pháp ghép cành được
áp dụng với một số cây ăn quả
và một số loài hoa và cây cảnh (ghép Khế, Cam,
Chanh, Hoa hồng...).
Hiện nay, người ta có thể áp dụng phương pháp nuôi
cấy mô tế bào thực vật
để nhân giống cây nhanh, hướng này đã và đang
mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
2. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản được
thực hiện bằng một tế
bào đặc biệt gọi là bào tử, bào tử được hình thành
trong túi bào tử, bào tử có thể
chuyển động được nhờ roi (động bào tử) nhưng cũng
có khi bất động (bất động bào
tử) và nhờ gió hoặc nước cuốn đi.
Về mặt cấu tạo, bào tử cũng có cấu tạo như các tế bào
bình thường: có màng
dày, nội chất phân hóa thành nhân, ty thể, lạp thể và
các chất dự trữ... nhưng số
lượng nhiễm sắc thể chỉ bằng 1/2 so với số lượng
nhiễm sắc thể ở các tế bào dinh
87
dưỡng, bởi vì bào tử được hình thành bằng con
đường phân chia giảm nhiễm từ tế
bào mẹ bào tử.
Hình thức sinh sản vô tình bằng bào tử thường gặp ở
Tảo, Nấm, Dương xỉ...
sinh sản vô tính chỉ khác sinh sản dinh dưỡng ở chỗ
đã có sự hình thành tế bào sinh
sản chuyên hóa.
3. Sinh sản hữu tính của thực vật
Sinh sản hữu tính là hình thức kết hợp giữa 2 tế bào
sinh sản có tính đực và
cái khác nhau và mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội gọi
là các giao tử để hình thành
nên hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, rồi phát
triển thành cơ thể mới. Căn
cứ vào kích thước và khả năng chuyển động của các
giao tử, người ta phân biệt các
hình thức sinh sản hữu tính sau đây:
a. Đẳng giao
Là sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái giống nhau về
kích thước và khả năng
chuyển động, đây là hình thức sinh sản hữu tính đơn
giản và thấp nhất và thường
gặp ở các loài tảo.
b. Dị giao
Hai giao tử có kích thước và khả năng chuyển động
khác nhau: giao tử đực có
kích thước nhỏ, chuyển động nhanh, giao tử cái có
kích thước lớn hơn nhưng
chuyển động chậm hơn. Hình thức sinh sản này
thường gặp ở một số loài tảo.
c. Noãn giao
Là hình thức sinh sản hữu tính, trong đó giao tử đực
có kích thước rất nhỏ,
khối lượng của nó chủ yếu là nhân, chất tế bào chỉ
còn là một lớp màng mỏng bào
xung quanh nhân. Phía đầu của giao tử đực, chất tế
bào kéo dài thành roi, giao tử
đực có khả năng di động rất nhanh và gọi là tinh
trùng, trong một vài trường hợp
giao tử đực không có roi và không di động được,
trong trường hợp đó ta gọi là các
tinh tử. Giao tử cái thường có kích thước lớn hơn và
không có khả năng chuyển
động, thường có dạng hình cầu, gọi là noãn cầu hoặc
noãn bào. Noãn cầu thường
chứa một nhân lớn và trong chất tế bào thường có
nhiều chất dự trữ.
Sinh sản hữu tính bằng hình thức noãn giao thường
gặp ở tất cả thực vật
bậc cao và một số ít thực vật bậc thấp, đây là hình
thức sinh sản tiến hóa nhất.
d. Ý nghĩa sinh học của quá trình sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là quá trình kết hợp của 2 yếu tố
khác nhau của 2 cơ thể
khác nhau và kết quả là hình thành nên hợp tử, mở
đầu cho một thế hệ mới (thế hệ
lưỡng bội). Cơ sở di truyền của hợp tử nhất định giàu
hơn so với mỗi giao tử riêng
biệt hay của mỗi bào tử. Vì vậy, thế hệ con cái sinh
ra trong sinh sản hữu tính sẽ
đa dạng hơn, dễ biến đổi thích nghi hơn, có sức sống
cao hơn so với các hình thức
88
sinh sản khác. Tính biến dị cá thể của nó biểu hiện rõ
ràng hơn, cho nên nó dễ tồn
tại trong những điều kiện khác nhau, bảo đảm thắng
lợi trong chọn lọc tự nhiên,
khu phân bố của loài có thể mở rộng và có thể xuất
hiện thêm những thứ (varietas)
mới. Tất cả những điều kiện ấy sẽ đảm bảo cho sự
tiến bộ sinh học của loài.
Như vậy, ý nghĩa sinh học chủ yếu của sinh sản hữu
tính là ''cải thiện'' chất
lượng và nâng cao khả năng sống của loài.