Truyền thông đại chúng, dù là truyền thông nhà nước hay tư nhân, đều đóng vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế nào. Chính truyền thông sẽ thể hiện sự ủng hộ hay chống đối những người đang điều hành chính phủ bằng việc nêu bật những thành công hay thất bại khi đưa ra những đánh giá tổng quan về nền công nghiệp, bằng việc có phản ánh nguyện vọng của người dân hay không, hay đơn thuần chỉ là đưa các tin tức về kinh tế
36 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tổng quan về nội dung và nguyên nhân của truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BƯỚC ĐẦU TIẾP CẬN: TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG
VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TRUYỀN THÔNG
Roumeen Islam.
Truyền thông đại chúng, dù là truyền thông nhà nước hay tư nhân, đều đóng vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế nào. Chính truyền thông sẽ thể hiện sự ủng hộ hay chống đối những người đang điều hành chính phủ bằng việc nêu bật những thành công hay thất bại khi đưa ra những đánh giá tổng quan về nền công nghiệp, bằng việc có phản ánh nguyện vọng của người dân hay không, hay đơn thuần chỉ là đưa các tin tức về kinh tế. Vì sự sống còn của mình, truyền thông đại chúng phụ thuộc vào cơ quan quản lý, vào những công ty thường xuyên trả tiền quảng cáo qua các phương tiện truyền thông và những khách hàng mà chúng phục vụ. Duy trì sự cân bằng giữa những nhóm lợi ích khác nhau là một nhiệm vụ khó khăn. Quyết định của ngành truyền thông không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của nó mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Cuốn sách này đề cập đến việc truyền thông có thể hỗ trợ phát triển kinh tế hay không và nếu có thì bằng cách nào.
Rõ ràng là với tư cách là những nguồn cung cấp thông tin quan trọng, truyền thông có xu hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế khi chúng thoả mãn được 3 điều kiện: truyền thông hoạt động độc lập, cung cấp thông tin có chất lượng, và có phạm vi ảnh hưởng rộng. Điều này xảy ra khi giảm bớt sự mất cân đối trong việc cung cấp thông tin như Joseph Stiglitz đề cập ở chương 2. Nếu truyền thông làm được như vậy thì nó có thể nâng cao trách nhiệm giải trình của cả những doanh nhân và chính phủ qua việc kiểm tra và xác định hình phạt song song với việc tăng quyền tự quyết của các khách hàng.
Cuốn sách này cung cấp rất nhiều ví dụ để chứng minh cho giá trị của những thông tin được truyền thông đại chúng cung cấp. Alexander Dyck và Luigi Zingales (chương 7) đã bàn về cách thức truyền thông gây áp lực đối với các nhà quản lí và điều hành buộc họ phải cộng tác, tránh tình trạng bị chỉ trích hay tẩy chay. Họ cũng cho biết rằng mới đây ở Malaysia, người ta đã tiến hành một cuộc điều tra chính thức nhằm tìm hiểu nhân tố nào trong một loạt các nhân tố được liệt kê sẵn đóng vai trò quan trọng nhất đối với họ khi phối hợp giữa việc quản lý, điều hành với việc quyết định đầu tư vào các công ty nhà nước. Những cuộc điều tra này cho thấy thực chất thì dư luận xã hội quan trọng hơn nhiều so với những cuộc tranh luận mang tính hàn lâm trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, việc phổ biến những thông tin đáng tin cậy có đúng lúc hay không lại chủ yếu phụ thuộc nỗ lực của các nhà hoạt động truyền thông. Nhiều chương trong cuốn sách này cung cấp những tài liệu về các cách thức, quy tắc trong lĩnh vực truyền thông ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và chỉ rõ những mô hình chính sách công và những điều kiện kinh tế cụ thể có thể gây cản trở cho truyền thông trong những nỗ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những nước kém phát triển.
Trước khi thảo luận về ba tiêu chí của truyền thông hiệu quả là tính độc lập, chất lượng và phạm vi ảnh hưởng, tôi muốn tập trung vào những hai vấn đề thích hợp với chủ đề của các chương trong cuốn sách này. Đầu tiên là mối quan hệ giữa tự do truyền thông và dân chủ. Một điều hiển nhiên là ở các nước dân chủ hơn thì báo chí cũng tự do hơn, như hình 1.1 đã mô tả, nhưng liệu tự do truyền thông sẽ thúc đẩy dân chủ hay những thuộc tính của nền dân chủ sẽ thúc đẩy tự do truyền thông? Rõ ràng tác động này xảy ra theo cả hai chiều và có những mức độ khác nhau của tự do truyền thông và dân chủ. Thậm chí so sánh giữa các quốc gia dân chủ với nhau thì mức độ tự do của truyền thông ở từng quốc gia cũng khác nhau, còn ở những quốc gia không thực sự dân chủ thì tự do của truyền thông cũng không giống nhau. Xin đơn cử một ví dụ là hai quốc gia dân chủ Nga và Mỹ có quan điểm khác nhau về truyền thông và nội hàm của tự do truyền thông. Thêm vào đó, trong cùng một loại hình dân chủ thì có những loại thông tin cụ thể có thể không điều chỉnh được, trong khi có những loại thông tin lại khác hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Chẳng hạn, thông tin kinh tế có thể khó điều chỉnh hơn so với những thông tin mang tính chính trị thuần tuý. Tự do báo chí cũng có liên quan đến thu nhập: ở những nước giàu hơn thì thông tin cũng có giá hơn, nhưng giá cả tin tức cũng có nhiều mức. Colombia, Bồ Đào Nha và Ukraina cùngcó những nguyên tắc dân chủ tương tự nhau, nhưng lại hoàn toàn khác nhau trong cách nhìn nhận về tự do báo chí.
Nguồn
Sự gia tăng tự do
Tự do báo chí
Sự gia tăng dân chủ
Thành tựu về dân chủ
Hình 1.1. Tự do báo chí và dân chủ
Vấn đề thứ hai tôi muốn nhấn mạnh đến là sự phù hợp giữa pháp luật và những biện pháp điều chỉnh để đảm bảo tự do, chất lượng và quy mô truyền thông. Trong nhiều tình huống, pháp luật chỉ có ảnh hưởng ở một chừng mực nhất định đến các lĩnh vực của truyền thông. Thêm vào đó, khi một luật nào đó được thông qua thì cũng không có gì đảm bảo rằng nó được thực thi và có hiệu quả. Điều này phần nào là do việc thực thi pháp luật khó khăn hơn rất nhiều so với việc thông qua nó.Cũng có những “lệ” bất thành văn mâu thuẫn với luật và làm giảm hiệu quả của luật. Ở nhiều quốc gia trên thế giới thì tính độc lập và tự do của truyền thông không chỉ được đảm bảo bởi pháp luật mà còn bởi văn hóa và tập tục xã hội. Vì vậy mà mặc dù ở Anh có một số hạn chế như Luật đảm bảo bí mật hành chính (cho tới năm 1989 ngay đến cả loại bánh chuẩn bị cho bộ trưởng cũng là bí mật) nhưng truyền thông của Anh vẫn được xếp hạng khá cao dù theo bất kì tiêu chí nào của tự do: Viện Tự do đã cho nước Anh 80 trên 100 điểm khi đánh giá về các tiêu chí của tự do truyền thông.
Những thay đổi trong tự do truyền thông chịu ảnh hưởng của những thay đổi về văn hóa và và kỳ vọng, giống như văn hoá và kỳ vọng xã hội có thể thay đổi bởi những thông tin được cung cấp qua các phương tiện truyền thông. Ở những quốc gia có ngành truyền thông lâu đời với bề dày về tính độc lập và các hãng truyền thông hoạt động tương đối tốt, các chính phủ độc đoán, chuyên quyền thường khó có thể duy trì lâu những quy định hạn chế theo luật pháp. Truyền thông non trẻ phải đối mặt với những thử thách lớn nhất. Ở những quốc gia khan hiếm tin tức hoặc tin tức bị giữ bí mật, có rất nhiều tác động chống lại truyền thông có thể kể ra ở đây là: (a) giá trị tiềm tàng của thông tin bị đánh giá không đúng hoặc hiểu không đầy đủ; (b) việc công chúng lĩnh hội thông tin một cách rời rạc là vô ích, cần phải kết nối các thông tin với nhau thì thông tin mới trở nên hữu ích; và (c) tình trạng tài chính yếu kém của truyền thông và tính hay dao động của khách hàng chính là điểm yếu của công nghiệp truyền thông. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể hi vọng là những yếu kém đó sẽ được cải thiện dần dần.
Điều này đã chỉ ra rằng hệ thống pháp quy là vô cùng quan trọng. Nhiều chính phủ đã căn cứ vào luật và hệ thống văn bản pháp quy để hợp pháp hóa việc chống lại truyền thông, đồng thời cũng là để bảo vệ các quyền của truyền thông. Nhiều nhà báo đã dùng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền được tiếp cận thông tin và quyền công bố thông tin trước công luận của mình. Đôi khi luật pháp trở nên quan trọng, bởi vì ngay cả khi chính phủ không cố tình che giấu thông tin thì thông tin cũng không tự nó bộc lộ. Thông tin chỉ trở nên có giá trị khi nó được biên tập. Luật pháp thúc đẩy sự tự do ngôn luận và thông tin có thể trở nên hữu ích hơn ngay cả khi tất cả các đảng phái không bị thuyết phục bởi tính xác đáng của nó. Việc ban hành luật chỉ đơn thuần là để hạn chế được những sai lầm và chỉ ra những kỳ vọng về những điều được phép làm và những điều không được phép, nhất là nếu bộ máy tư pháp hoạt động độc lập và có hiệu quả. Việc ban hành những văn bản luật khiến thông tin được công bố công khai trước công luận, đồng thời cũng tạo nên sự thay đổi đáng kể. Như Kavi Chongkittavorn giải thích trong chương 14, việc Thái Lan ban hành Luật tự do thông tin đã khuyến khích người dân yêu cầu chính phủ cung cấp thông tin - đó là những thay đổi và những hành động cần thiết đúng như mong đợi. Ngược lại, trong chương 17, Mark Chavunduka cũng đề cập đến việc chính phủ Zimbabwe ban hành một vài bộ luật nhằm hạn chế sự lên tiếng của báo giới. Theo Hisham Kassem trong chương 16 thì dù sao, việc cách tân các hãng truyền thông luôn theo hướng bám sát những luật lệ ràng buộc chúng..
Phần còn lại của bài tổng quan này tôi sẽ nhấn mạnh về 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến cách thức thể hiện của truyền thông đã được đề cập ở phần trên: tính độc lập,chất lượng và quy mô truyền thông(1) Một vài tài liệu cũng được tranh luận ở Ngân hàng thế giới (2001).
.
Tính độc lập và chất lượng của truyền thông
Tính độc lập chỉ khả năng của ngành truyền thông trong việc chuyển tải thông tin nó có được mà không sợ bị coi là hành động phi pháp. Nó cũng hàm ý rằng truyền thông không chịu sự kiểm sát của bất kì nhóm lợi ích nào mà vẫn có thể tiếp cận được những thông tin cần thiết. Không một phương tiện truyền thông nào có thể hoàn toàn độc lập: thậm chí ngay cả khi chính phủ không trực tiếp áp dụng hình phạt đối với những tin tức không được ưa chuộng, thì truyền thông vẫn có thể từ chối đăng tải những tin tức hấp dẫn. Stiglitz đề cập đến sự ràng buộc lẫn nhau giữa những người tiết lộ tin tức cho truyền thông và bản thân truyền thông. Người tiết lộ tin tức rất quan trọng, vì họ nắm những thông tin bí mật liên quan đến chính quyền, nhưng họ cũng khiến các quan chức chính phủ định hướng tin tức sao cho có lợi cho mình và ít gây hậu quả nhất.
Chất lượng của truyền thông là một phạm trù rất khó đánh giá hay mô tả. Ở đây truyền thông chất lượng cao được định nghĩa như là cơ hội và khả năng (nhiều hay ít) đưa tin một cách khách quan những thông tin chính trị, kinh tế, xã hội; là khả năng tiếp cận thông tin từ nhiều góc độ và khả năng chịu trách nhiệm về thông tin mà họ đăng tải; và là khả năng phân tích thông tin để chỉ ra được giá trị về cái mới và “tính chân thực” của nó. Trong chương 13, Gabriel García Márquez đã định nghĩa những tin “hay nhất” không phải lúc nào cũng là những tin có được đầu tiên, “mà thường là những tin mang tính thời sự.” Định nghĩa về tính khách quan của truyền thông, Edward Hermans (chương 4) đã chỉ ra rằng chìa khóa của chất lượng là “trước hết… phải thể hiện được sự đa dạng với các khía cạnh của vấn đề, tìm ra những sự thật không phải do áp lực chính trị, công bố một cách công bằng, không thiên vị; và thứ hai, phải quyết định được điều gì đáng để đưa lên mặt báo trên cơ sở phù hợp với những giá trị tin tức chứ không phải vì những vấn đề chính trị hay thành kiến mang tính ý thức hệ hoặc sự thoả hiệp nhằm đem lại lợi ích cho một mục đích nào đó hay những toan tính vì lợi ích kinh tế”.
Truyền thông độc lập hoặc là có thể tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, hoặc không có khả năng cung cấp những bài viết đáng tin cậy. Chúng có khả năng ảnh hưởng tới hành vi của đa số công chúng hoặc một nhóm người chủ chốt, và vì vậy, truyền thông có thể làm cho các vấn đề nóng bỏng tăng lên hay giảm trong công chúng, kéo theo sự ảnh hưởng đến phân chia lợi ích trong xã hội. Ảnh hưởng của loại hình này cần phải trở thành một đối tượng để kiểm nghiệm và duy trì sự cân bằng, như chúng tôi phân tích dưới đây. Truyền thông chất lượng cao có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới những khách hàng của thông tin: Dyck và Zingales cho biết: ở Hàn Quốc, đó là trường hợp tờ Thời báo tài chính có được tin tức từ một thành viên của công ty SK Telecom, nhờ đó đã làm tăng mức độ tin cậy đối với câu chuyện, tờ báo này có tiếng tăm hơn các tờ báo địa phương.
Có thể kể tên một số yếu tố quyết định tính độc lập của truyền thông là:
- Cơ cấu sở hữu truyền thông.
- Cơ cấu kinh tế của công nghiệp, điều kiện kinh tế và khả năng tài chính.
- Những luật lệ điều chỉnh việc tiếp cận thông tin, sản xuất tin, áp dụng vào công nghệ truyền thông và nội dung của nó.
- Những chính sách công nghiệp có liên quan đến truyền thông.
Những khái niệm về chất lượng và tính độc lập của truyền thông có quan hệ khăng khít với nhau. Chẳng hạn, chất lượng truyền thông phụ thuộc vào sự độc lập của truyền thông đối với những nguồn tài chính tập trung. Vì lý do này mà chúng mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra còn có thêm 2 nhân tố có liên quan đến chất lượng của truyền thông:
- Việc đào tạo và năng lực của nhà báo cũng như của những người quản lí các hãng truyền thông.
- Việc kiểm tra và duy trì sự cân bằng giữa các phóng viên và những người khác trong ngành công nghiệp truyền thông.
* Quyền sở hữu
Sở hữu truyền thông tức là có quyền kiểm soát việc phổ biến thông tin. Những người khởi xướng quan điểm quyền sở hữu truyền thông thuộc về nhà nước tranh cãi rằng bởi vì thông tin là một thứ hàng hóa công cộng, vì thế một khi nó đã được cung cấp cho một số ít khách hàng thì khó mà đảm bảo được rằng nó không đến với những người không trả tiền để có có được thông tin ấy – và những cá nhân sở hữu truyền thông có xu hướng cung cấp ít thông tin hơn so với mong đợi của xã hội. Họ cũng tranh luận rằng những người sở hữu công nghiệp truyền thông tư nhân rất mạo hiểm khi đề cập đến quan điểm của những nhóm người thiểu số trong xã hội(2) Bởi vì từ những lợi ích và tiềm năng phi tài chính rất lớn của việc sở hữu những phương tiện truyền thông mà cả những nhà sở hữu truyền thông tư nhân hay nhà nước đều có động cơ điều hành các hãng truyền thông thông qua việc tập trung sở hữu trong công nghiệp truyền thông.
, và quyền sở hữu nhà nước về truyền thông cũng cần thiết để định hướng cho công chúng về những chủ đề giáo dục hay kỳ vọng văn hóa, hoặc là những giá trị và để đảm bảo rằng những tin tức địa phương được phát bằng ngôn ngữ địa phương(3) Ở Hà Lan, luật năm 1998 yêu cầu truyền hình quốc gia phải đáp ứng tối thiểu 25% tin tức thời sự, 20% thông tin văn hóa, 5% tin tức về giáo dục. Nước Ý yêu cầu 50% tin tức phải là của châu Âu. Phần lớn lợi nhuận đóng góp cho sở hữu công cộng cũng có thể do sở hữu tư nhân và những quy tắc công cộng đóng góp.
.
Phe phản đối quyền sở hữu nhà nước về truyền thông đưa ra quan điểm cho rằng khi chính phủ điều hành hoạt động của truyền thông thì có thể truyền thông sẽ được sử dụng để vận động dân chúng và những thông tin được cung cấp sẽ bị bóp méo cho phù hợp với lợi ích của chính phủ đương nhiệm. Hơn nữa, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng các hãng kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước (và về mặt này thì có lẽ các hãng truyền thông cũng giống như các hãng kinh doanh khác) tỏ ra kém hiệu quả hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng thì truyền thông thuộc sở hữu nhà nước không phải là đối tượng cạnh tranh, vì vậy mối lo ngại về chất lượng sản phẩm kém và sự thiếu hiệu quả càng tăng lên. Một bài báo gần đây được phát trên đài phát thanh BBC (Kinh tế học 2002a) đã chỉ ra rằng sở hữu nhà nước khiến họ gặp khó khăn nhiều hơn và làm hạn chế sự tăng trưởng của các hãng truyền thông. Bài báo cũng cho thấy khi một khoản lợi nhuận lớn được chuyển tới đài BBC thì đài này sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh với các công ty tư nhân khác. Nó cũng cho rằng với tư cách là một công ty tư nhân, đài phát thanh BBC sẽ trở nên năng động hơn, và vì vậy có thể tăng thêm khả năng cạnh tranh với các hãng truyền thông toàn cầu.
Khi đối mặt với thực tế đang diễn ra ở các nước phát triển, người ta thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến cả hai phe trong cuộc tranh cãi này. Nhưng những vấn đề cố hữu trong việc quản lý hiệu quả các công ty thuộc sở hữu nhà nước lại khiến người ta có xu hướng thiên vị sở hữu tư nhân. Ở rất nhiều quốc gia, kể cả những hãng thông tấn “tự trị” cũng có những thời điểm gặp khó khăn trong việc duy trì quyền tự trị và hoạt động trong một lĩnh vực nào đó. Thực tế này rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Các hãng truyền thông có mối liên hệ gần gũi với các doanh nghiệp và chính phủ cũng đứng trước nguy cơ bóp méo thông tin. Hơn nữa, nếu chúng không phải cạnh tranh thì chúng có thể cũng phạm phải những sai lầm như các hãng truyền thông thuộc sở hữu nhà nước khi không chú ý thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như ở Ý, việc quyền kiểm soát ngành truyền thông nằm trong tay một số gia đình đã là đề tài gây tranh cãi kéo dài. Herman cho biết, ở những quốc gia mà xu hướng chính của truyền thông là sở hữu tư nhân và được các hãng quảng cáo tài trợ gần như hoàn toàn giống như ở Mỹ, các hãng quảng cáo thường liên kết với truyền thông ở tầm vĩ mô. Khi tán thành quan điểm cho rằng truyền thông mới có khuynh hướng quảng bá chính sách công, trong chương 6, David Stromberg cũng nhấn mạnh rằng việc phát các bản tin với nội dung này làm giảm sức mạnh của những nhóm khách hàng có lợi ích đặc biệt và nhóm thiểu số, đồng thời làm tăng cường sức mạnh chính trị của những nhóm đa số. Để đem lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất thì các bản tin phải được thiết kế để thoả mãn số đông khán giả.
Những nghiên cứu mới đây của Simeon Djankov, Calralee McLiesh, Tatiana Naova và Andreei Shleifer được trình bày trong chương 8 chỉ ra rằng quyền sở hữu của những hãng truyền thông đang có khuynh hướng tập trung hoá. Nhiều hãng thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay của các gia đình, và nói chung thì việc sở hữu tản mạn ít khi xảy ra. Hơn nữa, tỷ lệ các hãng truyền thông do chính phủ kiểm soát khá cao, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Tính trung bình ở các quốc gia này, nhà nước kiểm soát khoảng 30% của 5 loại báo hàng đầu và 60% của 5 đài truyền hình hàng đầu. Khán giả của các kênh truyền hình tư nhân ở Belgium, Pháp, Nhật Bản chiếm khoảng 56 đến 60% thị trường. Ở Úc, 83% khán giả xem các kênh truyền hình tư nhân, còn ở Canada là 66%. Ở rất nhiều nước công nghiệp, báo chí cũng thuộc sở hữu tư nhân. Ở những nước nghèo như Trung Quốc, Ai Cập và Malawi thì nhà nước kiểm soát toàn bộ đài truyền hình. Những nước nghèo hơn và những nước có chính phủ độc đoán, chuyên quyền thì nhà nước nắm quyền sở hữu truyền thông cao hơn. Djankov và những nhà nghiên cứu khác đã nhận ra rằng nhà nước càng kiểm soát truyền thông gắt gao bao nhiêu thì càng làm giảm bớt hiệu quả của truyền thông trong việc kiểm tra và duy trì sự cân bằng về hành vi trong xã hội, đồng thời cũng phủ nhận mối quan hệ gắn bó với kinh tế và thu nhập xã hội.
Để thúc đẩy tự do báo chí, ở nhiều nước như Hà Lan và Anh, người ta đã thành lập các hãng truyền thông độc lập hoặc tự trị và giao cho các hãng này nhiệm vụ sản xuất những chương trình mà các hãng truyền thông tư nhân không thực hiện, nhưng các hãng này không được phép hoạt động liên quan đến chính trị. Chẳng hạn, đài phát thanh BBC thuộc sở hữu nhà nước, các chương trình phát thanh của đài này cũng như tài chính đều do chính phủ cung cấp và phải chịu trách nhiệm trước chính phủ. Tuy nhiên, BBC có đặc trưng riêng là được thành lập với tư cách là một hãng truyền thông độc lập và được chính phủ bảo đảm tự do trong nội dung chương trình cũng như thời lượng phát sóng và trong việc quản lí hay những công việc nội bộ.
Về mặt lí thuyết, một hệ thống kiểm tra và bảo đảm sự cân bằng có thể được xây dựng trong thiết kế của những hãng truyền thông tự trị nhằm tránh cho các hãng này không phải chịu tác động từ phía nhà nước cũng như các doanh nghiệp, nhưng vấn đề là ở chỗ các hãng truyền thông tư nhân dù không “công khai” ra mặt nhưng họ vẫn tiếp tục cạnh tranh, điều này cũng có nghĩa là các hãng truyền thông nhà nước vẫn thích được bao cấp hơn. Một vấn đề khác là ở những nước không có hệ thống kiểm tra và duy trì sự cân bằng đủ mạnh thì tính độc lập của các hãng này có thể bị xói mòn theo thời gian. Vào năm 1981, chính phủ Zimbabwe đã thành lập một cơ quan có tên là Niềm tin truyền thông đại chúng – một cơ quan thuộc sở hữu nhà nước nhưng độc lập về chính trị - nhằm quản lý hoạt động báo chí ở Zimbabwe, và đây là công cụ duy nhất để quản lý báo chí. Chính phủ đã hai lần cách chức toàn bộ ban lãnh đạo cơ quan này vì đã cho phép đưa những tin tức không phù hợp, và hiện nay thì cơ quan này thường xuyên can thiệp vào việc quyết định đăng tải những loại tin tức nào.
Ở những nơi mà nhà nước không chi phối thị trường do thị trường tương đối nhỏ hẹp thì truyền thông tư nhân có khuynh hướng bị kiềm chế. Tuy nhiên để định nghĩa một cách thích đáng về thị trường không phải là điều đơn giản. Nếu báo chí và