Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh a) Khái niệm tư tưởng Khái niệm tư tưởng thường được hiểu theo hai nghĩa: - Ý kiến, ý tưởng, suy nghĩ mang tính nhất thời của một cá nhân hay một cộng đồng. - Một hệ thống quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu theo nghĩa thứ hai. b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức về tư tưởng Hồ chí Minh là cả một quá trình. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đến Đại hội IX (4/2001), Đảng đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh (Xem giáo trình). Dựa trên định hướng cơ bản của văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX về tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống đồ sộ, bao quát trên nhiều lĩnh của đời sống xã hội. Dưới đây là những nội dung liên quan đến những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt nam: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

doc46 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh a) Khái niệm tư tưởng Khái niệm tư tưởng thường được hiểu theo hai nghĩa: - Ý kiến, ý tưởng, suy nghĩ mang tính nhất thời của một cá nhân hay một cộng đồng. - Một hệ thống quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu theo nghĩa thứ hai. b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức về tư tưởng Hồ chí Minh là cả một quá trình. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đến Đại hội IX (4/2001), Đảng đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh (Xem giáo trình). Dựa trên định hướng cơ bản của văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX về tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống đồ sộ, bao quát trên nhiều lĩnh của đời sống xã hội. Dưới đây là những nội dung liên quan đến những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt nam: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Về dân chủ, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Tư tưởng hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức,... Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, các nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. 2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh a) Đối tượng nghiên cứu Hệ thống quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh gắn với quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. b) Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ chí Minh có nhiệm vụ đi sâu làm rõ các nội dung sau: - Cơ sở khách quan và chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. - Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. - Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các gia đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. - Các giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng lý luận cách mạng thế giới, thời đại. 3. Mối quan hệ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (xem Giáo trình). II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học. b) Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn. c) Quan điểm lịch sử - cụ thể d) Quan điểm toàn diện và hệ thống e) Quan điểm kế thừa và phát triển g) Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. 2. Các phương pháp cụ thể a) Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic b) Phương pháp liên nghành c) Các phương pháp khác (phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, văn bản học, điều tra điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử,v.v III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN (xem Giáo trình). Chương 1 CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh a) Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia như thế nào? (Là một quốc gia phong kiến độc lập với nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ). + Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ khi nào? Đến khi nào thì chúng áp đặt được ách thống trị trên đất nước ta? (Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau một thời gian kháng cự yếu ớt đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta). + Dưới ách thống trị của thực dân Pháp nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến như thế nào? (Từ nền kinh tế thuần phong kiến sang nền kinh tế tư bản thực dân mang một phần tính chất phong kiến; từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc (giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai); mâu thuẫn giai cấp (giữa nông dân với địa chủ, công nhân với tư sản,...), trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu). + Nhân dân Việt Nam đã chống lại ách thống trị của thực dân Pháp như thế nào? Các phong trào yêu nước chủ yếu diễn ra theo các hệ tư tưởng nào? Kể tên các phong trào yêu nước theo các hệ tư tưởng đó? (Với truyền thống yêu nước nồng nàn, ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã liên tục đứng lên chống lại bọn cướp nước và bè lũ bán nước; Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ yếu diễn ra theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản, tiêu biểu có phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế (theo hệ tư tưởng phong kiến), phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân (theo hệ tư tưởng tư sản),v.v..). + Điểm chung của các phong trào yêu nước này là gì? Tại sao các phong trào yêu nước này đều thất bại? (Các phong trào này đều thể hiện sự tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nhưng dều đi đều đi đến kết cục thất bại; Nguyên nhân thất bại là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, do khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo,v.v..). + Yêu cầu bức xúc mà lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra là gì? (Tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước; về giai cấp lãnh đạo cách mạng). b) Bối cảnh Thời đại (quốc tế) Nêu những đặc điểm lớn của thời đại tác động đến việc tìm và lựa chọn con đường cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? + Chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (sự chuyển biến này đã làm tăng thêm các mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa. + Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục. + Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi (thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới. + Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919 (Quốc tế cộng sản đã công khai ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa),v.v..). → Những điều kiện lịch sử cụ thể nêu trên đã tác động sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, tư tưởng của Người ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo; góp phần to lớn vào việc giải quyết những vấn đề mà cách mạng thế giới đặt ra. 2. Những tiền đề tư tưởng - lý luận a. Giá trị truyền thống Việt Nam * Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và dữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa như thế nào? Nêu những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh? (Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và dữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó, những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm: + Thứ nhất là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và dữ nước. + Thứ hai là truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn. + Thứ ba là truyền thống lạc quan, yêu đời. + Thứ tư là truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại). * Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động đến Hồ Chí Minh như thế nào? Có vị trí thế nào trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? (Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người. Đây là nguồn tư tưởng, lý luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh). b. Tinh hoa văn hóa nhân loại Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại nào tác động mạnh đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Hồ Chí Minh đã kế thừa những nguồn tư tưởng và văn hóa đó theo tinh thần nào? (Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại tác động lớn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là: tư tưởng và văn hóa phương Đông; tư tưởng và văn hóa phương Tây. Người đã kế thừa những nguồn tư tưởng và văn hóa đó theo tinh thần phê phán, tức là kế thừa những cái hay, cái tốt, có ích cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân; phê phán và loại bỏ những cái giở, cái xấu, có hại cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân). + Tư tưởng và văn hóa phương Đông. Nêu các nguồn tư tưởng và văn hóa phương Đông cơ bản tác động đế sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? (Các nguồn tư tưởng và văn hóa phương Đông cơ bản tác động đế sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: * Thứ nhất là Nho giáo. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực nào? Phê phán, lọc bỏ những yếu tố tiêu cực nào của Nho giáo? Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo. Đó là tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hòaĐồng thời, Người cũng phê phán, lọc bỏ những yếu tố tiêu cực của học thuyết này. Đó là tư tưởng phân biệt đẳng cấp, những giáo điều cực đoan về “tam cương”, “ngũ thường” * Thứ hai là phật giáo. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực nào? Phê phán, lọc bỏ những yếu tố tiêu cực nào của Phật giáo? Hồ Chí Minh chủ yếu khai thác ở nhà Phật tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác; nếp sống giản dị, thanh bạch, chăm lo làm điều thiệnBên cạnh đó, Người cũng phê phán tính chất duy tâm về mặt xã hội của Phật giáo * Ngoài Nho giáo và Phật giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu theo tinh thần phê phán nhiều tư tưởng văn hóa phương Đông khác như tư tưởng vô vi của lão tử, khiêm ái của Mặc Tử, pháp trị của Hàn Phi Tử, tam dân của Tôn Trung Sơn,...) + Tư tưởng và văn hóa phương Tây Nguồn tư tưởng văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng tới Hồ Chí Minh là gì? Người đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ nguồn tư tưởng văn hóa đó? (* Nguồn tư tưởng văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng tới Hồ Chí Minh là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Tư sản Pháp. Từ năm 13 tuổi Người đã biết đến và háo hức muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về tư tưởng tiến bộ này. Tư tưởng này đã được Người kế thừa và phát triển thành tư tưởng đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc thuộc địa). * Trong quá trình tìm đường cứu nước, qua các trung tâm văn minh châu Âu, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nhiều tư tưởng văn hóa phương Tây khác cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình, như: tư tưởng dân chủ; phong cách dân chủ; cách làm việc dân chủ; tinh thần giám nghĩ, giám làm, → Tư tưởng và văn hóa nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Chủ nghĩa Mác – Lênin: Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh + Nêu vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin trong kho tàng văn hóa nhân loại, cũng như trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? (Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nhưng là bộ phận tinh túy nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc nhất trong văn hóa nhân loại. Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh). + Tại sao nói chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn tư tưởng lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh? (Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn tư tưởng lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh vì: * Chỉ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. * Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng nên hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của mình về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. * Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại thành trí tuệ của bản thân; giúp Người phân tích và tổng kết đúng đắn thực tiễn trong nước và thế giới. Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề ra những chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam). → Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Nhân tố chủ quan - Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh có vai trò như thế nào trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Nói đến nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh là nói đến những yếu tố nào? (Điều kiện lịch sử - xã hội trong nước và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác – Lênin là những nguồn gốc khách quan của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng chúng phải thông qua sự tiếp biến của Hồ Chí Minh mới trở thành tư tưởng của Người. Như vậy, nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói đến nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh là nói đến năng lực và phẩm chất của Người). - Nêu những năng lực và phẩm chất tiêu biểu của Hồ Chí Minh? Những năng lực và phẩm chất này đã được rèn luyện và phát huy như thế nào? Chúng đã giúp ích gì cho Người trong việc xây dựng tư tưởng của mình? (+ Hồ Chí Minh là người có những năng lực đặc biệt. Đó là tư chất thông minh hơn người; tư duy độc lập, tự chủ; óc phê phán tinh tường, sáng suốt, + Người còn có những phẩm chất cá nhân hết sức tiêu biểu. Đó là tâm hồn của một nhà yêu nước lớn, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng sẵn sàng chịu đựng những hi sinh cao nhất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân; có niềm tin mãnh liệt vào nhân dân; có tác phong bình dị, chân tình, khiêm tốn, hòa mình với quần chúng, + Những năng lực và phẩm chất ấy đã được rèn luyện và phát huy trong suốt cuộc đời của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều nguồn tư tưởng và văn hóa khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Người đã tìm hiểu, phân tích, tổng hợp hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo cho cách mạng Việt Nam.) Kết luận: Nêu mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin? Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngược lại, một cách biện chứng, sau khi ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh đã đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đưa truyền thống văn hóa dân tộc, kho tàng văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển lên một tầm cao mới. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển, lớn mạnh của Đảng ta và cách mạng Việt Nam. 1. Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước Hồ Chí Minh sinh năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, có bố là ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan; từ nhỏ Người đã được kế thừa tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí vượt khó vươn lên của người cha, tấm lòng nhân ái, đức hi sinh của người mẹ,v.v.. Nghệ tĩnh - quê hương của Người là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, có ý chí vượt khó vươn lên điển hình của dân tộc. Đó cũng là nơi sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,v.v..; Những truyền thống nổi trội nêu trên của quê hương đã tác động sâu sắc đến Người, góp phần hình thành nên nhân cách lớn của Người Trong những năm từ 1890 đến 1911, Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước, tiếp thu quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn. Người đã lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng, những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta, những thất bại. Từ đó hình thành nên ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc, vốn văn hoá phong phú và chí hướng ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. 2. Thời kỳ từ 1911 - 1920: Tìm kiếm và xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến Pháp, tiếp đó, Người đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, sống và hoạt động với những người bị áp bức ở các thuộc địa, những người làm thuê ở các nước phương Tây, khảo sát cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu về Cách mạng Tháng Mười Nga. Tháng 7 năm 1920, Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Tác phẩm này đã giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tán thành việc Đảng Cộng sản Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này khẳng định: Người đã lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản, Người đã từ thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân trở thành một chiến sĩ cộng sản. 3. Thời kỳ từ 1920 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn trên địa bàn Pháp (1921 - 1923), Liên Xô (1923 - 1924), Trung Quốc (1924 - 1927), Thái Lan (1928 - 1929)Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản. Những công trình như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và những bài viết của Người trong thời kì này đã thể hiện những quan điểm lớn, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm đó như sau: - Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “diết
Tài liệu liên quan