Tóm tắt
Xã hội ngày nay đang hướng tới một xã hội mở, chính phủ mở, trong đó có
giáo dục mở. Nền tảng giáo dục mở là nền tảng cho một xã hội có nền giáo dục phát
triển, tạo cho người học có điều kiện tham gia học tập suốt đời, là mục tiêu cao cả
mà Tổ chức Liên hợp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) hướng tới,
qua đó các quốc gia xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục cho quốc gia mình. Để
hiểu thêm về nền tảng giáo dục mở và những đóng góp quan trọng của giáo dục mở
cho lĩnh vực đào tạo trực tuyến (hay đào tạo từ xa), bài viết cung cấp một số kiến
thức, hiểu biết về những vấn đề liên quan tới tính mở trong giáo dục, nhất là trong
giai đoạn phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, giai đoạn được cho là
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), đây cũng chính là tâm điểm của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên giáo dục mở (OER) và đào tạo trực tuyến (E-Learning), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (OER) VÀ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
(E-LEARNING)
ThS.NCS. Đào Thiện Quốc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Xã hội ngày nay đang hướng tới một xã hội mở, chính phủ mở, trong đó có
giáo dục mở. Nền tảng giáo dục mở là nền tảng cho một xã hội có nền giáo dục phát
triển, tạo cho người học có điều kiện tham gia học tập suốt đời, là mục tiêu cao cả
mà Tổ chức Liên hợp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO) hướng tới,
qua đó các quốc gia xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục cho quốc gia mình. Để
hiểu thêm về nền tảng giáo dục mở và những đóng góp quan trọng của giáo dục mở
cho lĩnh vực đào tạo trực tuyến (hay đào tạo từ xa), bài viết cung cấp một số kiến
thức, hiểu biết về những vấn đề liên quan tới tính mở trong giáo dục, nhất là trong
giai đoạn phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, giai đoạn được cho là
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), đây cũng chính là tâm điểm của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay.
Từ khóa: giáo dục mở; tài nguyên giáo dục mở; đào tạo trực tuyến; học từ xa;
Công nghiệp 4.0; Open Educational Resources, OER; E-Learing; Distance learning;
The Industrial Revolution 4.0; IR4
1. Mở đầu
Vào đầu thế kỷ XXI này, chúng ta thấy các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã đạt
được sự đồng thuận trong việc thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu tạo thuận lợi cho sự
tiến bộ xã hội, phát triển giáo dục, kinh tế. Các chương trình liên chính phủ toàn cầu
được giới thiệu vào đầu thế kỷ XXI gồm các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của
Liên hiệp quốc - UN-MDGs (United Nations Millennium Development Goals), Hội
nghị thượng đỉnh thế giới về Xã hội Thông tin - WSIS (World Summit on the
Information Society), Diễn đàn Điều hành Internet - IGF (Internet Governace Forum,
với những khái niệm Internet of Things - IoT, được cho là của tâm điểm cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Hội nghị quốc tế về tài nguyên giáo dục mở (OER) do
UNESCO tổ chức đã diễn ra được 2 lần (lần thứ nhất vào năm 2012, tại Pari, thủ đô
nước Pháp, mới đây nhất hội nghị lần 2 đã được tổ chức tại Slovenia (từ ngày 17 đến
20/9/2017), hội nghị đã đưa ra báo cáo với tựa đề: Tài nguyên giáo dục mở: Từ cam
kết đến hành động (Open Educational Resources: From Commitment to Action).
Điều đó cho thấy, thế giới đang quyết tâm hành động hướng tới xây dựng nên nền
tảng xã hội tri thức số, xã hội phẳng không có khoảng cách số và tri thức, có khả
năng truy cập mở ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội, như Phần mềm mã nguồn mở
96
(Open-source software - OSS), Truy cập mở (Open Access - OA), Dữ liệu mở (Open
Data - OD), Khoa học mở (Open science – OS). Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, có
Giáo dục mở (Open Education - OE), Nguồn giáo dục mở (Open Course Ware -
OCW), Tài nguyên Giáo dục mở (Open Educational Resources – OER), Khóa học
mở trực tuyến đại chúng (Massive open online course – MOOC). Tất cả những tính
mở trên, diễn ra trên nhiều lĩnh vực xã hội, nhất là trong giáo dục, đã tạo điều kiện
cho những người ít có điều kiện, hoặc không có điều kiện tham gia học tập trung, nay
hoàn toàn có thể tham gia học tập trực tuyến, với hệ đào tạo từ xa, tạo nên một xã hội
học tập, mang đến cơ hội học tập suốt đời cho người học.
2. Giáo dục mở
Có thể hiểu giáo dục mở (open education) là giáo dục trong đó các rào cản
không cần thiết trên con đường đến với giáo dục được gỡ bỏ. Hệ thống giáo dục
được phát triển đa dạng về phạm vi học tập, đáp ứng mọi nhu cầu khác biệt của
người học.
Năm 1969, sự ra đời của đại học mở ở Anh và tiếp đó hàng loạt các đại học
mở khác trên thế giới là bước đi đầu tiên của giáo dục mở, với việc dỡ bỏ các rào
cản trong chính sách và chỉ tiêu tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, giáo dục mở chỉ
thực sự có bước đột phá kể từ khi Học viện MIT (Mỹ) đưa lên mạng các học liệu
mở, từ đó hình thành khái niệm về nguồn tài nguyên giáo dục mở (Open
Educational Resources - OER).
3. Tài nguyên giáo dục mở (OER)
Tài nguyên giáo dục mở là bất cứ tài liệu giảng dạy, học tập và phương tiện
nghiên cứu nào trên bất cứ phương tiện nào đặt trong lĩnh vực công và được đăng tải
theo giấy phép mở cho phép người khác truy cập, sử dụng, thay đổi mục đích, sử
dụng lại và phân phối lại không hạn chế hoặc ít hạn chế (Atkins, Brown &
Hammond, 2007), việc sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật mở tăng cường tiềm năng
truy cập và sử dụng lại.
Tài nguyên giáo dục mở có thể gồm các khoá học /chương trình đầy đủ, tài liệu
của các môn học, các module, tài liệu hướng dẫn học sinh, bài giảng, sách giáo khoa,
các bài nghiên cứu, băng video, các công cụ và dụng cụ đánh giá, tài liệu tương tác
như mô phỏng, đóng vai, cơ sở dữ liệu, phần mềm, các ứng dụng (kể cả các ứng
dụng di động) và bất cứ tài liệu giáo dục hữu dụng nào, có thể chia sẻ được dưới hình
thức kỹ thuật số, cũng có thể in thành văn bản.
4. Đào tạo trực tuyến
Học trực tuyến (hay còn gọi là E-Learning) là phương thức học ảo thông qua
một máy vi tính, điện thoại thông minh kết nối mạng với một máy chủ cung cấp bài
97
giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học
trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền
băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở
rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến
(e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra
như các trường học khác.
Năm 2011, Đại học Standford đã mở Khóa học trực tuyến mở đại chúng
(Massive Open Online Courses, MOOC) miễn phí trên mạng, với sự giảng dạy trực
tiếp của giảng viên là các nhà khoa học thuộc các trường đại học danh tiếng, cho
hàng trăm nghìn người ở khắp nơi trên thế giới học. Gần đây, hai tổ chức giáo dục
cung cấp dịch vụ MOOC, cụ thể là Udacity và EdX (bao gồm các đại học Harvard,
MIT và Berkeley), đã thống nhất việc phối hợp với Công ty khảo thí Pearson, để tổ
chức các kỳ thi có giám sát tại 4000 trung tâm ở 170 quốc gia khác nhau, làm cơ sở
cấp chứng chỉ cho học viên MOOC, tiến tới cấp văn bằng như sinh viên chính khóa.
Vì vậy, MOOC được coi là một giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học, thu
hút sự tham gia của nhiều đại học lớn trên thế giới, sự kiện này cũng đánh dấu sự
bùng nổ của Tài nguyên giáo dục mở (OER).
5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần thứ tư)
xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013.
“Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội
tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
mang đến cái nhìn đơn giản hơn về cách mạng công nghiệp 4.0 như sau: “Cách mạng
công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách
mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
Nguồn: https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html
98
Cách mạng công nghiệp lần tư mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân
loại. Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2) ở Hà
Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra
nguy cơ mất lao động hàng loạt song sẽ mang tới nhiều ngành nghề mới, cơ hội mới.
Ông cũng nhấn mạnh: “Quan trọng là nắm bắt được cơ hội. Không chỉ có ngành nghề
mới, việc làm mới mà còn là phương thức cung cấp, tổ chức lao động mới”. Công nghệ
thông tin là nền tảng, là công cụ trực tiếp cho phương thức đào tạo từ xa, sự phát triển
của CMCN 4.0 là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển hệ đào tạo từ xa.
6. Tiềm năng thay đổi của tài nguyên giáo dục mở (OER) đối với đào tạo
đại học trực tuyến
Nhu cầu giáo dục đại học ngày càng tăng và những phát triển mạnh mẽ của cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra những thách thức đặc biệt cho
các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ nguồn lực khó khăn. Điều ngày đòi hỏi các
cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch một cách có hệ thống, cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là hệ đào tạo trực tuyến (đào tạo từ
xa), cụ thể cần:
• Phát triển và cải thiện chất lượng các khung chương trình và tài liệu học tập;
• Thường xuyên thiết kế các chương trình khoá học;
• Tổ chức các buổi giao lưu với sinh viên và các buổi hội thảo cho sinh viên;
• Có kế hoạch phát triển tài liệu dạy và học có chất lượng cao;
• Thiết kế các công cụ thẩm định hiệu quả cho các môi trường đa dạng; và
• Liên hệ, hợp tác với các công ty, tạo cơ sở thực tập và việc làm cho sinh viên.
Tài nguyên giáo dục mở có thể đóng góp đáng kể vào quá trình này, tuy nhiên,
tài nguyên giáo dục mở không tự động dẫn đến chất lượng, hiệu quả, mà còn phụ
thuộc vào nhiều quy định thủ tục đặt ra. Tiềm năng làm thay đổi giáo dục của Tài
nguyên giáo dục mở, đặc biệt đối với đào tạo trực tuyến còn phụ thuộc vào việc:
1. Cải thiện chất lượng tài liệu học tập thông qua các quy trình đánh giá của hội
đồng trường;
2. Tận dụng được lợi ích của việc điều chỉnh cá nhân hóa và địa phương hóa;
3. Nhấn mạnh đến tính chất mở và cải thiện chất lượng;
4. Xây dựng năng lực cho sự sáng tạo và sử dụng tài nguyên giáo dục mở để
phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên;
5. Phục vụ các nhu cầu đặc biệt của sinh viên;
6. Tối ưu hoá việc sử dụng nhân sự và ngân sách của các cơ sở;
7. Khuyến khích sinh viên lựa chọn và điều chỉnh tài nguyên giáo dục mở cho
phù hợp, nhằm làm cho sinh viên tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập;
8. Sử dụng tài liệu được xây dựng tại địa phương với sự xác thực cao.
99
Ngoài ra, tiềm năng thay đổi của Tài nguyên giáo dục mở còn bao gồm lợi ích
trong việc chia sẻ và cộng tác giữa các cơ sở, các quốc gia đã khai phá, sáng tạo
nguồn Tài nguyên giáo dục mở, tạo nên các mô hình giáo dục mới.
7. Những thách thức trong việc sử dụng tài nguyên giáo dục (OER) đối với
đào tạo trực tuyến (E-Learning)
Bên cạnh những lợi ích tiềm năng các ích lợi nêu trên, lợi ích của OER đối với
đào tạo trực tuyến cũng tiềm tàng những thách thức không nhỏ: (6), (7), (8)
• Nguồn tài nguyên, dễ xảy ra lộn xộn thông tin do học viên có thể tự tạo ra nội
dung của riêng họ (các bài viết, nhận xét). Hàng nghìn lời bình luận và câu hỏi
trên diễn đàn thảo luận cũng là thách thức đối với giảng viên trong việc trả lời hoặc
trao đổi với học viên.
• OER hay E-Learning đều đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về công nghệ,
sử dụng được các công cụ trực tuyến, hay nói cách khác là phải có “kỹ năng mạng” –
tham gia, tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng và tránh bị ngập bởi lượng thông
tin gần như là vô tận.
• Học viên phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực, nhất là khi họ muốn học với
tốc độ cao, cần có kỹ năng tự điều chỉnh, kiểm soát việc học của mình cũng như phải
đặt ra mục tiêu học tập cần đạt được.
• Thực sự khó khăn trong việc thay đổi cách thức giảng truyền thống, với
nguồn giáo trình truyền thống, không dễ gì thực hiện được bài giảng với giáo trình là
nguồn Tài nguyên giáo dục mở (OER), luôn luôn động, được cập nhật liên tục theo
thời gian thực (real-time), từ mọi người học cũng như người dạy ở khắp mọi nơi.
• Trong góc độ kinh tế, sự phát triển của OER, E-Learning có thể gây ảnh
hưởng tới các khóa học thông thường của các trường ĐH, nhất là các trường danh
tiếng có học phí cao.
• Khó khăn trong cách thức đánh giá hiệu quả của việc học tập và khả năng loại
bỏ gian lận xảy ra trong các kì thi.
8. OER Việt Nam
Những hoạt động về OER Việt Nam:
- Chương trình Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam được hỗ trợ bởi Vietnam
Foundation. Tiền thân của chương trình này là VOCW năm 2005, do Bộ Giáo dục
Đào tạo phối hợp với VEF và VAFC, đến năm 2008 đổi thành VOER. Hiện tại
VOER đã xây dựng được 22.171 tài liệu, 518 tuyển tập từ 8.372 tác giả.
- Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng cuốn tài liệu hướng dẫn
phát triển OER cho các trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên đến nay tài liệu này
chưa được chính thức xuất bản.
100
- Chương trình OER@University Roadshow 2016 do Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở (RDOT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, Khoa
Thông tin – Thư viện (FLIS) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội, Chương trình học liệu mở Viet Nam cùng với liên chi hội các
trường đại học phía Bắc (NALA) và phía Nam (VILASAL) phối hợp tổ chức giảng
dạy cho cán bộ thư viện và giảng viên của các trường đại học trong cả nước.
- Hội thảo khoa học về OER. Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với RDOT,
NALA VFOSSA và UNESCO tổ chức được 3 hội thảo quốc tế về OER trong 3 năm
liền (2015, 2016, 2017).
Một số khảo sát về OER Việt Nam
Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu (Đại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có gần 68% giảng viên và trên 50% cán bộ thư
viện cho rằng đã biết về sự tồn tại của OER trước khi có cuộc điều tra, trong khi con
số này của sinh viên là 34% (đồng ý và rất đồng ý với mệnh đề được hỏi). Đáng chú
ý, tuy có tới gần 60% giảng viên và trên 36% cán bộ thư viện đã có hiểu biết về vấn
đề này nhưng tỷ lệ người hiểu được vấn đề giấy phép sử dụng OER lại chưa cao
(40% giảng viên và 35,4% cán bộ thư viện tán thành và rất tán thành đã hiểu khái
niệm giấy phép sử dụng mở trước khi tham gia cuộc điều tra). Điều này lý giải cho
thực tế phát triển OER ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, dù nhu cầu và nhận thức
của các bên liên quan là rất đáng kể.
Ở khía cạnh trải nghiệm thực tế về OER, có một tỷ lệ không cao giảng viên và
cán bộ thư viện (sau khi nắm được khái niệm về OER của UNESCO cung cấp tại
bảng hỏi) cho rằng đã tham gia vào một số dự án liên quan đến OER. Trong số 178
giảng viên trả lời, có 19,2% tán thành và 3% tán thành câu hỏi cho rằng “Tôi đã tham
gia vào một số dự án có liên quan đến OER”, con số tương tự đối với cán bộ thư viện
lần lượt là 12,1% và 2,8% (trong tổng số 215 người trả lời). Điều này cho thấy sự sẵn
sàng tham gia và kinh nghiệm sẵn có của 2 đối tượng chính tạo ra OER là còn khá
hạn chế, đòi hỏi các kế hoạch truyền thông hiệu quả, các khóa bồi dưỡng nâng cao
nhận thức có tính hệ thống và tạo cơ hội trải nghiệm thực tế cho các bên liên quan.
Đối với sinh viên, do chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm sử dụng OER (dù có
nhu cầu và sự hiểu biết nhất định), nên cách hiểu về nội hàm OER của nhóm này
cũng chưa nhất quán. Có gần 45% ý kiến (trên tổng số 190 người trả lời) rất đồng ý
và đồng ý với ý kiến cho rằng tất cả những tài liệu truy cập mở (open access) và
miễn phí được coi là OER, gần 30% không có ý kiến đối với mệnh đề này, số còn lại
(trên 1/3 tổng số câu trả lời) phản đối với cách hiểu nêu trên. Như vậy, đây rõ ràng là
đối tượng cần được nâng cao nhận thức về OER và những vấn đề liên quan đến việc
sử dụng nguồn tài nguyên quan trọng này.
101
9. Một số đề xuất
Thực tế ở Việt Nam đã có OER, để có thể phát triển nhanh chóng và hiệu quả,
đưa việc sử dụng và sáng tạo OER vào trong thực tế giảng dạy đào tạo đại học từ xa
ở Việt Nam, cần:
1. Xây dựng một đề tài - dự án thí điểm về sử dụng OER cho đào tạo trực
tuyến trong một vài trường đại học, cả công lập và dân lập ở Việt Nam; và/hoặc.
2. Xây dựng một đề tài - dự án chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt
Nam dạng như các chương trình TESSA hoặc TESS-India với sự tham gia của một
vài trường đại học, cả công lập và dân lập .
3. Một đề tài - dự án kết hợp được cả 2 cách ở trên để có khả năng triển khai
có hiệu quả nhất về chi phí.
4. Sớm thành lập đơn vị - tổ chức Creative Commons Việt Nam.
10. Kết luận
OER có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho giáo dục, đặc biệt trong việc giảm
chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục, có khả năng huy động được cả các giáo
viên và sinh viên vào việc sáng tạo và sử dụng OER, chứ không chỉ đơn thuần là
những người sử dụng thụ động các tư liệu giáo dục.
Để có thể thành công trong việc sử dụng, sáng tạo, kết hợp và tái mục đích sử
dụng OER trong đào tạo trực tuyến, đòi hỏi các bên tham gia đóng góp phải có các
kỹ năng mới nhất định, nhất là lĩnh hội được các khía cạnh triết lý - các nguyên tắc,
pháp lý - hệ thống giấy phép - sở hữu trí tuệ, cũng như việc xây dựng các cộng đồng
và hệ sinh thái OER, giống như phong trào phát triển phần mềm tự do nguồn mở
(Free and open-source software (F/OSS, FOSS), từ đó có khả năng giải quyết tốt các
khía cạnh mà OER đặt ra cho chương trình đào tạo.
Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận tài nguyên giáo dục mở (OER) tương đối sớm
(2005), đã hình thành các cơ sở giáo dục mở, đi đầu là trường Đại học Mở Hà Nội.
Như vậy, có thể nói Việt Nam đã có những nền tảng nhất định cần thiết cho sự phát
triển phương thức đào tạo từ xa với nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER), vấn đề
còn lại là chúng ta thúc đẩy sự phát triển như thế nào, đưa vào sử dụng trong nhà nhà
trường ra sao, đúng như tinh thần của hội nghị quốc tế về OER do UNESCO tổ chức
vào tháng 9/2017 vừa qua là “Tài nguyên giáo dục mở: Từ cam kết đến hành động –
Open Educational Resources (OER): From Commitment to Action”, và ngay trong
tháng 10/2017, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã có cuộc
hội thảo quốc tế về OER lần ba tại Việt Nam, nhằm thảo luận về các vấn đề này.
Với tinh thần tích cực hướng tới nguồn tài nguyên giáo dục mở cho Việt Nam,
với những nỗ lực của cả hệ thống các tổ chức, cá nhân, hy vọng rằng việc chính thức
triển khai nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER) vào chương trình đào tạo ở Việt
Nam, đặc biệt là hệ đào tạo đại học từ xa sẽ sớm thành công, đúng hướng với cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục Việt Nam “mở” như thế nào? https://www.baomoi.com/giao-duc-viet-
nam-mo-nhu-the-nao/c/10250020.epi
2. A Basic Guide to Open Educational Resources (OER).
3. Giáo dục trực tuyến.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_tr%E1%BB%B1c_t
uy%E1%BA%BFn
4. Phó Thủ tướng: Nắm lấy cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0
https://news.zing.vn/pho-thu-tuong-nam-lay-co-hoi-tu-cach-mang-cong-nghiep-
40-post746308.html
5. Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html
6. Benefits and Chellenges of a MOOC
7. Yale partners with mooc platform Coursera
8. Argus leader
Massive-open-online-courses-creating-true-democratization-education-?nclick_check=1
9. Báo cáo khảo sát tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo quốc tế về OER lần thứ 2 tại Việt Nam với chủ đề: Đề xuất chính sách
thúc đẩy tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam. (9/2016).
giao-duc-mo-trong-giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam.htm