Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006của Ngân hàng Thếgiới, khảnăng
tiếp cận vốn hạn chếlà một rào cản lớn cho đầu tưvà kinh doanh tại
Việt Nam. Đểtrởnên hấp dẫn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội,
với vịthếlà thủ đô đồng thời là thành phốlớn thứhai của Việt Nam, cần
phải cải thiện khảnăng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thông qua kênh tài trợ
chính thức.
Vềmật độcác tổchức tài chính, rõ ràng Hà Nội có lợi thếtrong việc phát triển
hệthống tài chính chính thức bởi Hà Nội là nơi đặt trụsởchính của hầu hết các
tổchức tài chính quan trọng, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân
hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng thương mại cổphần. Hơn nữa, hạ
tầng cho các giao dịch tài chính chẳng hạn nhưviễn thông, mạng lưới thông tin
và hệthống thanh toán tại Hà Nội là tương đối phát triển. Vì vậy có thểthấy rằng
khu vực tài chính của Hà Nội là phát triển hơn so với các tỉnh và thành phốkhác
của Việt Nam ngoại trừTp.HCM.
30 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài trợ vốn cho đầu tư
và kinh doanh tại Hà Nội
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
Chương 4 Tài trợ cho đầu tư
và kinh doanh tại Hà Nội
Phạm Văn Hùng
Diễn đàn Phát triển Việt Nam và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 của Ngân hàng Thế giới, khả năng
tiếp cận vốn hạn chế là một rào cản lớn cho đầu tư và kinh doanh tại
Việt Nam. Để trở nên hấp dẫn hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội,
với vị thế là thủ đô đồng thời là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, cần
phải cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thông qua kênh tài trợ
chính thức.
Về mật độ các tổ chức tài chính, rõ ràng Hà Nội có lợi thế trong việc phát triển
hệ thống tài chính chính thức bởi Hà Nội là nơi đặt trụ sở chính của hầu hết các
tổ chức tài chính quan trọng, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân
hàng thương mại nhà nước, và các ngân hàng thương mại cổ phần. Hơn nữa, hạ
tầng cho các giao dịch tài chính chẳng hạn như viễn thông, mạng lưới thông tin
và hệ thống thanh toán tại Hà Nội là tương đối phát triển. Vì vậy có thể thấy rằng
khu vực tài chính của Hà Nội là phát triển hơn so với các tỉnh và thành phố khác
của Việt Nam ngoại trừ Tp.HCM.
Trong thời gian gần đây, Hà Nội đã đạt được sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực
tài chính chỉ trong một thời gian tương đối ngắn. Tỷ trọng tài sản tài chính ngày
càng cao, tín dụng ngân hàng đang gia tăng và khối lượng tiền gửi ngân hàng
ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp dường như
tăng nhanh hơn khả năng cung ứng do sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp
mới cũng như việc mở rộng quy mô của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Và
kết quả là, nguồn lực tài chính chính thức tài trợ cho doanh nghiệp không đủ và
121
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
đây tiếp tục trở thành là một trong những vấn đề bức xúc cho các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương này nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng giữa cung và cầu về vốn ngân
hàng trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai khía cạnh của đầu
tư và tài trợ vốn cho đầu tư và doanh nghiệp: (i) khả năng của các doanh nghiệp
trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết cho đầu tư; và (ii) hiệu quả của việc phân
bổ vốn được thực hiện thông qua khu vực tài chính. Chúng tôi xem xét cả hai
mặt cung và mặt cầu của việc tài trợ vốn, bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu
sử dụng vốn và các ngân hàng với tư cách là những đơn vị cung ứng vốn. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi dựa chủ yếu vào những điều tra được thực hiện từ
tháng 8 đến tháng 11 năm 2005. Do thời gian và nguồn lực tài chính có hạn, quy
mô mẫu điều tra tương đối nhỏ. Đã có 81 doanh nghiệp trả lời trong 150 phiếu
điều tra được gửi đi, với tỷ lệ trả lời là 54%. Có 18 ngân hàng thương mại được
điều tra và đã trả lời. Tuy nhiên, kết luận của chúng tôi là tương đối rõ ràng và
cũng giống với kết quả của một số điều tra khác. Một số nghiên cứu gần đây sẽ
được trích dẫn, khi cần thiết, để chứng minh cho những kết luận cơ bản của
chúng tôi.
1. Tổng quan về hệ thống tài chính Hà Nội
Các giao dịch tài chính tại Hà Nội đã phát triển đáng kể trong những năm gần
đây, mặc dù vấn đề quyền sở hữu vẫn chưa rõ ràng và toà án kinh tế về cơ bản
vẫn thụ động. Tại Hà Nội, tính đến tháng 12 năm 2005, có 5 ngân hàng thương
mại nhà nước đang hoạt động với 41 chi nhánh cấp 1; 28 ngân hàng cổ phần và
chi nhánh ngân hàng cổ phần; 5 ngân hàng liên doanh; 13 chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; và 12 quỹ tín dụng (Bảng 1). Hiện nay, ở Hà Nội cũng có 64 văn
phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 4 công ty tài chính; và 5 công ty cho thuê
tài chính. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam và chính quyền Hà Nội đang phát triển
thị trường chứng khoán tại thành phố này. Hệ thống tài chính chính thức của
Hà Nội bao gồm chủ yếu là các ngân hàng, và tiếp cận vốn chính thức đồng
nghĩa với tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Vì lý do đó, nên phạm vi của nghiên
cứu này được hạn chế trong giới hạn của tài trợ vốn từ khu vực ngân hàng.
122
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
Bảng 1: Số lượng các tổ chức tài chính chính thức tại Hà Nội
1995 2000 2005
Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước 18 23 41
Ngân hàng cổ phần 14 14 28
Ngân hàng liên doanh 4 5 5
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 11 12 13
Quỹ tín dụng 12 12 12
Công ty tài chính và cho thuê tài chính 9 9 9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội, 2005
Chú thích: Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước ở đây chỉ tính đến các chi nhánh
cấp một. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tính đến tháng 12 năm 2005 có 11
chi nhánh ngân hàng Công Thương, 16 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 1 chi nhánh ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 11 chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, 2 chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương đang hoạt
động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mặc dù có sự gia tăng các ngân hàng và tổ chức tài chính mới trong khoảng thời
gian 10 năm qua, Hà Nội vẫn còn là một thành phố có hệ thống ngân hàng kém
phát triển. Đóng góp của khu vực tài chính và ngân hàng trong GDP của Hà Nội
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của khu vực này. Năm 2004, đóng góp
của khu vực tài chính và ngân hàng trong GDP của Hà Nội chỉ là 3,5%. Mức
đóng góp này có thể là bình thường so với các nền kinh tế đang phát triển khác
nhưng Hà Nội với tư cách là thủ đô của Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người
khoảng 1500 USD, và trong mục tiêu phát triển của Hà Nội đến năm 2010 phấn
đấu xây dựng Hà Nội trở thành một trung tâm tài chính tiền tệ của Việt Nam, thì
mức đóng góp 3,5% trong GDP là quá nhỏ và không đáng kể.
123
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Bảng 2: Đóng góp của khu vực tài chính và ngân hàng
trong GDP của Hà Nội
(Đơn vị: Tỷ VND đối với các tiêu chí khác sẽ có ghi chú riêng)
2000 2001 2002 2003 2004
GDP của Hà Nội 31.513 35.717 41.944 49.090 55.996
Giá trị gia tăng của khu vực tài
chính và ngân hàng tại Hà Nội 1.222 1.299 1.589 1.785 1.934
Đóng góp của khu vực tài chính
và ngân hàng trong GDP 3.9% 3.6% 3.8% 3.6% 3.5%
Dòng lưu chuyển tiền tệ qua hệ
thống ngân hàng và kho bạc 59.956 69.746 112.623 158.822 278.501
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội, Niên giám Thống kê Hà Nội, 2004
Dẫu cho các giao dịch kinh tế tại Hà Nội (và tại Việt Nam nói chung) phổ biến là
bằng tiền mặt, tình hình đã được cải thiện trong thời gian gần đây với sự phát
triển của hệ thống ngân hàng. Dòng lưu chuyển tiền tệ qua hệ thống ngân hàng
và kho bạc tăng mạnh. Lòng tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng đang dần
dần được cải thiện. Theo Cục Thống kê Hà Nội, quy mô vốn huy động qua hệ
thống ngân hàng Hà Nội chiếm tới 40% tổng vốn huy động toàn hệ thống ngân
hàng Việt Nam và xấp xỉ chiếm 25% GDP của toàn quốc năm 2004. Tuy nhiên,
năm 1994 hệ thống ngân hàng của Hà Nội đã huy động được 37% tổng vốn cung
ứng từ hệ thống ngân hàng Việt Nam nên có thể nói rằng vị trí hệ thống ngân
hàng Hà Nội dù quan trọng nhưng cũng tương đối ổn định trong suốt thập kỷ
qua. Hà Nội cần cố gắng hơn nữa để thúc đẩy việc huy động vốn nhằm đáp ứng
mục tiêu trở thành trung tâm tài chính tiền tệ của Việt Nam.
124
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
Hình 1: Tín dụng ngân hàng tại Hà Nội
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội, 2005
Tổng mức tín dụng ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tăng mạnh. Năm 2005, tín
dụng ngân hàng đạt 177% GDP của Hà Nội, và 96,8% các khoản tín dụng này là
tài trợ cho các doanh nghiệp. Đây là mức thậm chí còn cao hơn so với
Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc hoặc Malaysia (hình 2). Mặc dầu khối
lượng gia tăng đáng kể nhưng chất lượng tín dụng ngân hàng vẫn còn là vấn đề
do chính sách ưu ái cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và năng lực hạn chế
của các ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro. Về khía cạnh huy động vốn, tốc độ
tăng trưởng vốn huy động trong 5 năm vừa qua bình quân là 21,2%. Từ đó,
chúng ta có thể khẳng định rằng lòng tin của dân cư vào hệ thống ngân hàng và
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng đã được cải thiện.
125
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Hình 2: Tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp
(Theo tỷ lệ phần trăm so với GDP quốc gia hoặc vùng lãnh thổ)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội;
và Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 7, (81)/2005
Một vấn đề khác liên quan đến hệ thống ngân hàng Hà Nội đó là tín dụng ngân
hàng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn ngân hàng mặc dù có sự gia
tăng mạnh mẽ của nguồn tiền gửi. Chẳng hạn, năm 2004, tổng mức vốn huy
động của hệ thống ngân hàng Hà Nội là 173.646 tỷ VND trong khi tổng mức cho
vay là 93.710 tỷ VND. Có nghĩa là ngân hàng mới chỉ cho vay được 54% vốn
huy động. Điều này cũng là bình thường với việc ngân hàng chỉ cho vay được
một phần vốn huy động, tuy nhiên điểm đáng lưu ý ở đây là phần vốn còn lại
không tài trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn đã được dành để cho vay tại các
tỉnh, thành phố khác. Điều này chỉ ra vấn đề từ phía cung ứng vốn bởi trong khi
nhu cầu được tài trợ vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gia tăng với tốc
độ nhanh.
126
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
Bảng 3: Vốn huy động và tài trợ của hệ thống ngân hàng Hà Nội
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn huy động
(tỷ VND) 74.484 98.160 122.051 147.145 173.646 192.012
Vốn cho vay (tỷ
VND) 39.745 45.850 58.387 74.399 93.710 106.285
Vay ngắn hạn
(%) 60,8 59,9 55,5 53,5 56,1 55,9
Vay dài hạn (%) 39,2 40,1 44,5 46,5 43,9 44,1
Vốn cho vay/
Vốn huy động
(%)
53,4 46,7 47,8 50,6 54,0 55,4
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội
và tính toán của tác giả
Bên cạnh khu vực ngân hàng, hoạt động đầu tư và kinh doanh yêu cầu nhiều dịch
vụ tài chính đa dạng như cho thuê tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài
chính và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ngoài thị trường bảo hiểm nở rộ
trong thời gian gần đây, các dịch vụ tài chính vẫn còn kém phát triển. Trung tâm
giao dịch chứng khoán Hà Nội đã mở cửa vận hành từ tháng 3 năm 2005 với
mục tiêu niêm yết các doanh nghiệp vừa và nhỏ31. Tuy nhiên, trung tâm giao
dịch chứng khoán thứ 2 của cả nước này hiện mới chỉ trong giai đoạn đầu của sự
phát triển (trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên được đặt tại Tp.HCM). Sự
đóng góp của thị trường chứng khoán Hà Nội đối với đầu tư và kinh doanh còn
hạn chế với việc chỉ có chứng khoán của 9 doanh nghiệp được giao dịch tại đây
tính đến tháng 12 năm 2005. Tình trạng này cho thấy một thực tế rằng, trên nhiều
khía cạnh, Hà Nội vẫn còn là một thành phố có nền kinh tế kém phát triển với hệ
thống tài chính còn sơ khai. Nhiều hạn chế vẫn tồn tại trong việc tiếp cận nguồn
tài trợ vốn chính thức, việc sử dụng vốn vẫn còn kém hiệu quả, không công bằng
31 Doanh nghiệp có vốn điều lệ ít nhất 5 tỷ VND với tối thiểu 50 cổ đông và có năm gần
nhất làm ăn có lãi.
127
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
trong chia sẻ rủi ro giữa các đối tác kinh doanh, lòng tin vào hệ thống ngân hàng,
và sự ủng hộ cho việc phát triển các dịch vụ tài chính đa dạng.
2. Điều tra doanh nghiệp
Để phân tích khả năng tiếp cận nguồn tài trợ vốn chính thức của các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra các doanh
nghiệp. Trong toàn bộ mẫu điều tra, 85 phần trăm được thực hiện gián tiếp qua
phiếu điều tra. 15% còn lại thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp để có những thông
tin chi tiết cho những vấn đề quan trọng. Bảng 4 cho biết thông tin về loại hình
doanh nghiệp và số doanh nghiệp được điều tra.
Bảng 4: Các doanh nghiệp được điều tra theo sở hữu
Số lượng Tỷ lệ
Doanh nghiệp nhà nước 18 22,2%
Doanh nghiệp FDI 7 8,6%
Công ty trách nhiệm hữu hạn 27 33,4%
Công ty cổ phần 18 22,2%
Doanh nghiệp tư nhân 3 3,7%
Hộ kinh doanh 8 9,9%
Tổng cộng 81 100,0%
Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm 22,2% trong khi doanh nghiệp dân
doanh với nhiều hình thái sở hữu chiếm 77,8% còn lại, bao gồm cả doanh nghiệp
FDI chiếm 8,6% toàn bộ các doanh nghiệp điều tra.
128
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
Cơ cấu tài trợ vốn của doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy 16 phần trăm các doanh nghiệp được điều tra trả lời là
vốn hoạt động của họ hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu. 84% còn lại số doanh nghiệp
được hỏi có sự tài trợ vốn từ bên ngoài. Tỷ lệ này là cao hơn một chút so với
mức bình quân của toàn quốc với mức 80% (MPDF, 2005).
Đối với tiếp cận vốn ngân hàng, 59 phần trăm doanh nghiệp được điều tra trả lời
rằng họ có vay vốn ngân hàng còn 41 phần trăm còn lại trả lời rằng họ không thể
hoặc không vay vốn ngân hàng. Một lần nữa, Hà Nội lại tốt hơn nhiều tỉnh và
thành phố khác về khía cạnh này. Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng của
Hà Nội cao hơn Huế (55,6%), Hải Phòng (41,5%), Hà Tây (44,5%), Thanh Hoá
(37,5%), và Nam Định (20,9%).
Hình 3: Tài trợ vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội
Nguồn: Điều tra của tác giả. Kết quả cộng dồn cao hơn 100% bởi câu trả lời
có nhiều lựa chọn, ngoại trừ cho trường hợp “tự tài trợ”.
Tỷ lệ các doanh nghiệp được tài trợ từ các tổ chức tài chính phi chính thức,
chẳng hạn như người cho vay tiền, các nhóm tương hỗ dưới dạng hụi hoặc họ,
hiệu cầm đồ, cho vay giữa họ hàng hoặc bạn bè là tương đối cao với 42%. Điều
này thể hiện hai điểm. Thứ nhất là chi phí sử dụng vốn và rủi ro tín dụng là quá
cao do những vấn đề vốn có từ phía người đi vay. Thứ hai là các tổ chức tài
chính chính thức kém phát triển cho nên thậm chí những người đi vay đủ điều
kiện cũng không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Một số doanh nghiệp phản hồi rằng
doanh nghiệp của họ được tài trợ một phần từ tín dụng thương mại. Tuy nhiên,
129
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
tỷ lệ tài trợ từ các tổ chức tài chính phi chính thức tại Hà Nội thấp hơn nhiều tỉnh
và thành phố khác, chẳng hạn Huế (66,6%), Hải Phòng (65,6%), Hà Tây
(47,6%), Thanh Hoá (62,5%), và Nam Định (47,9%).Trên khía cạnh tiếp cận vốn
ngân hàng, khu vực tài chính của Hà Nội kém phát triển theo tiêu chuẩn tuyệt đối
nhưng lại tương đối phát triển so với các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam.
Hình 4: Sự phát triển khu vực tài chính tại một số tỉnh và thành phố
Nguồn: Điều tra của VDF, 2005; Admind J. Malesky (2004), Nghiên cứu về sự phát triển
của khu vực kinh tế tư nhân tại các tỉnh và thành phố phát triển hơn tại Việt nam, IFC,
Diễn đàn kinh tế tư nhân số 18
Tài trợ khởi nghiệp
Khi các doanh nghiệp mới được thành lập, họ thường chủ yếu dựa vào tích luỹ
của chủ doanh nghiệp và từ gia đình, người thân, bè bạn. Rất ít các doanh nghiệp
mới vay vốn ngân hàng. Tất cả 5 doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong điều tra
của chúng tôi trả lời rằng họ không vay vốn từ ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng
thương mại được phép cung cấp tín dụng không cần thế chấp cho các doanh
nghiệp tư nhân, tuy nhiên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có hai năm liên tục
làm ăn có lãi. Quy định này đã hạn chế các doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận
vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp mới thường đối mặt với các vấn đề hoặc là
130
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
hạn chế về tài sản thế chấp hoặc là chưa có lịch sử quan hệ với các tổ chức tài
chính.
Tổng quát hơn, theo Kanichiro Suzuki và Michael Lacktorin (1998), sự phát
triển của hầu hết các doanh nghiệp được bắt đầu với “giai đoạn phôi thai”, trong
đó một doanh nghiệp có thể chỉ mới bước qua giới hạn của một ý tưởng với cơ
cấu tổ chức hoạt động và địa vị pháp lý sơ khai. Nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư
chủ yếu là từ những nguời sáng lập và các thành viên trong gia đình. Có thể có
sự góp vốn cổ phần từ bạn bè. Tại giai đoạn tiếp theo “giai đoạn tăng trưởng”,
doanh nghiệp đã phát triển hơn về mặt tổ chức và tiến hành sản xuất ra sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ. Doanh nghiệp thậm chí có thể bắt đầu thu lợi nhuận và
có sự bổ sung vốn chủ sở hữu từ kết quả kinh doanh. Tín dụng thương mại và sự
quản lý hiệu quả các khoản phải thu có thể làm tăng nguồn lực hoạt động của
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không tiếp cận vốn ngân hàng khi nó chưa đạt được mức độ tăng
trưởng ổn định. Các ngân hàng thương mại thận trọng và sẽ không cho vay cho
đến khi doanh nghiệp có báo cáo tài chính tốt và có đủ tài sản thế chấp hoặc sự
bảo lãnh tin cậy. Tại “giai đoạn tăng trưởng ổn định” và tiếp theo là “giai đoạn
tăng trưởng sau”, tài trợ vốn dựa trên tài sản và tài trợ thuê mua cũng có thể được
sử dụng để tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp.
Với thực trạng của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng, công cuộc đổi
mới vẫn tiếp tục được tiến hành và nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập
gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Doanh Nghiệp được thực thi vào năm 2000. Vì
vậy, hạn chế về khả năng tiếp cận vốn ngân hàng là việc bình thường. Tuy nhiên,
một khung khổ chính sách hợp lý phải được thiết lập nhằm thúc đẩy sự phát triển
của các doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp sau.
Khả năng tiếp cận vốn ngân hàng: Đánh giá từ phía doanh nghiệp
75,3 phần trăm các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng có sự khó khăn với
các mức độ khác nhau trong việc tiếp cận vốn ngân hàng (tính cho tất cả các
doanh nghiệp điều tra ngoài các doanh nghiệp trả lời là “không khó”. Trong đó,
39,5 phần trăm trả lời rằng “khó” hoặc “rất khó” tiếp cận vốn ngân hàng.
131
Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội
Nếu mức độ khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng được tính điểm từ 1 đến 5,
với mức độ “không khó” là 1 điểm còn “rất khó” là 5 điểm, thì điểm bình quân
của Hà Nội là 3, đứng ở mức độ trung bình về mức độ khó tiếp cận vốn ngân
hàng.
Hình 5: Đánh giá của doanh nghiệp về khả năng tiếp cận vốn ngân hàng
Nguồn: Điều tra của VDF, 2005
Mức độ khó trong tiếp cận vốn ngân hàng phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân thường gặp vấn đề khi tiếp cận vốn ngân hàng.
Trong số các doanh nghiệp trả lời rằng tiếp cận vốn ngân hàng là “khó” hoặc “rất
khó”, 71,9 phần trăm trong số này là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần. Tỷ lệ các công ty trách nhiệm hữu hạn trả lời rằng tiếp cận vốn ngân
hàng “khó” hoặc “rất khó” là 40,74%, và tỷ lệ các công ty cổ phần được hỏi trả
lời như vậy còn ở mức cao hơn với 61,1% (Hình 6). Các hộ gia đình cũng là
nhóm gặp khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Bốn trong số tám doanh hộ
gia đình được hỏi trả lời rằng “khó” hoặc “rất khó” trong việc vay vốn ngân
hàng. Phần nhiều trong số họ thậm chi còn chưa từng làm thủ tục vay vốn ngân
hàng. Trong điều tra của chúng tôi, chỉ có 1 hộ gia đình trả lời rằng họ đã vay
vốn ngân hàng.
Ngược lại, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI cho rằng không khó tiếp
cận vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính chính thức. Trong số các doanh
132
Tài trợ vốn cho đầu tư và kinh doanh tại Hà Nội
nghiệp trả lời là dễ tiếp cận vốn ngân hàng, 45% là doanh nghiệp nhà nước. Chỉ
có 22,2% doanh nghiệp nhà nước trả lời rằng vay vốn từ ngân hàng là “khó”
hoặc “rất khó” (Hình 6). Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô
lớn thì không hề có bất cứ khó khăn gì trong việc vay vốn ngân hàng. Đối với
doanh nghiệp FDI, 42,8% doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ không gặp khó
khăn khi vay vốn ngân hàng. Chỉ có 14,3% trả lời rằng tiếp cận vốn ngân hàng
“khó”. Không có doanh nghiệp FDI nào cho rằng tiếp cận vốn ngân hàng là “rất
khó”. Doanh nghiệp FDI trong điều tra của chúng tôi trả lời rằng “khó” là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, cho
đến gần đây thì lĩnh vực dịch vụ vẫn là khu vực ít được khuyến khích đầu tư đặc
biệt là đối với đầu tư nước ngoài. Vì vậy, khó khăn có thể xảy ra đối với doanh
nghiệp này khi tiếp cận với ngân hàng trong nước.
Hình 6: Mức độ khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng theo ngành
0% 20% 40% 60% 80% 100