Mục đích khóa học:
Hiểu và có thể nhận diện được vấn đề của trẻ thông qua các biểu hiện tâm lý
Mục tiêu khóa học:
Khi kết thúc buổi học, học viên có thể :
Hiểu được tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn
Giúp học viên có thể nhận diện được các vấn đề của trẻ
Tìm ra phương cách hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của trẻ
25 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý trẻ em có hoàn cảnh khó khănThS Nguyễn Ngọc Lâm2008MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊUMục đích khóa học: Hiểu và có thể nhận diện được vấn đề của trẻ thông qua các biểu hiện tâm lýMục tiêu khóa học: Khi kết thúc buổi học, học viên có thể :Hiểu được tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh khó khănGiúp học viên có thể nhận diện được các vấn đề của trẻTìm ra phương cách hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của trẻNỘI DUNGKhái niệm Hoàn cảnh khó khănCác yếu tố gây khó khănCác dạng trẻ trong HCKKCác ảnh hưởng của sự lạm dụngCác đặc điểm tâm lý của Trẻ trong HCKKTâm trạng của trẻ trong HCKKKết luận1. Khái niệm Hoàn cảnh khó khănPhức tạp và do nhiều nguyên nhânHoàn cảnh gây tổn thương trẻ hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị tổn thương.Khi có sự tương phản quá lớn giũa thực trạng và những mong đợi hợp lý của trẻ.Các yếu tố tiêu cực : bị bỏ bê, thiếu ăn, bệnh tật, thất học, bị lạm dụngbị hành hạ về mặt thể xác và tinh thần.Không đủ các yếu tố tích cực : Yêu thương, cơ hội..1. Khái niệm Hoàn cảnh khó khănKhái niệm khó khăn : Mức độ khó khăn nào mới gây sự chú ý của quần chúng để được bảo vệ, can thiệp. Thường không có sẳn tài nguyên hỗ trợ, chỉ khi nào một số lớn trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì mới được huy động.2. Các yếu tố gây “khó khăn”Thiếu ăn thiếu mặcThiếu chổ trú thânThiếu sự chăm sóc y tếThiếu tình thương và quan tâm hỗ trợThiếu cơ hội học hành, vui chơi, giải tríNgười có trách nhiệm thiếu kiến thức về nhu cầu của trẻNgười có trách nhiệm thiếu phương tiện đáp ứng nhu cầu của trẻThiếu sự bảo vệQuá nhiều cám dỗ và thử tháchQuá nhiều trách nhiệm trước tuổi.2. Các yếu tố gây “khó khăn”Các nguyên nhân gây ra hoàn cảnh khó khăn.Thiên tai, chiến tranhNguyên nhân không do đột biến, từng bước một, tạo sự thử thách sức chịu đựng của trẻ, bề ngoài không nhìn thấy sự tác động. Nếu mạng lưới hỗ trợ của công đồng yếu kém thì không ai thấy và không ai chịu trách nhiệm. Chỉ khi nào có trường hợp thương tâm, gây xúc động cho dư luận xã hội thì xã hội mới quan tâm đến.Nghèo đóiCha mẹ có vấn đề : cơ chế giận cá chém thớt.3. Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.Trẻ mồ côiTrẻ em đường phốTrẻ khuyết tậtTrẻ nghiện ma túyTrẻ mại dâmTrẻ làm trái pháp luậtTrẻ lao độngTrẻ bị bỏ rơi, bị bạo hànhTrẻ bị nhiểm chất độc màu da cam.Trẻ tị nạnCác dạng hoàn cảnh khó khăn ít được đề cập đến : Trẻ có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ Trẻ bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng Trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại. Trẻ không được đi học.3. Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.(Điều 3, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)3. Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.Ðiều 40. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)4. Ảnh hưởng của sự lạm dụngẢnh hưởng sự bỏ bê đối với trẻ em đã được tập trung chú ý trong nhiều nghiên cứu. Nhiều trẻ em chịu nguy cơ bỏ bê xuất thân từ môi trường kinh tế xã hội thấp và kém may mắn hoặc các nhóm thiểu số bị thiệt thòi về văn hóa. Các em khác đến từ những gia đình loạn chức năng ở đó có những vấn đề tâm lý, lạm dụng ma túy và/hoặc rượu chè hoặc có những vấn đề về tài chánh. Sự bỏ bê có thể dẫn tới những vấn đề về hành vi, chuyên cần kém, điểm học tập thấp và nói chung là thành đạt yếu. Trẻ em bị bỏ bê cho thấy mối nguy cơ cao có triệu chứng sau này trong đời bị rối loạn nhân cách có tính chống xã hội.4. Ảnh hưởng của sự lạm dụngCác cha mẹ lạm dụng thân thể có đặc điểm chung là không nhận trách nhiệm về hành vi của họ, đổ tội cho con, không nhất quán nói một đàng làm một nẻo, dùng quyền lực đối với con cái, không tin cậy các con, ích kỷ, và quá quan tâm tới nhu cầu của chính họ. Các trẻ em bị lạm dụng thân thể từ nhỏ và chịu đựng sự lạm dụng đó kéo dài tới tuổi trẻ em thường phải ứng với sự lạm dụng đó bằng một trong hai cách. Các em có thể bộc lộ cảm nghĩ bằng hành động theo lối chống xã hội với mức độ gây hấn cao, hoặc giữ lại các cảm nghĩ ở trong lòng với hậu quả là phát triển tính trầm cảm và nảy sinh ý tưởng tự tử. Các em giấu cảm nghĩ bên trong cũng có thể thu mình và cắt đứt các giao tiếp xã hội chính thức của trẻ em và bị loại bỏ để rơi vào các nhóm bạn cùng lứa tuổi tách rời khỏi xã hội (Schmidt, 1991).4. Ảnh hưởng của sự lạm dụngCác nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài về lạm dụng tình dục trẻ em cho thấy rằng, khi lớn lên, các nạn nhân của sự lạm dụng ấy có mức độ cao về những vấn đề thuộc sức khỏe tâm thần, kể cả trầm cảm, rối loạn lo lắng, lạm dụng ma túy, loạn chức năng tình dục và những khó khăn trong giao tiếp với người khác. Garnefski và Diekstra (1996) lưu ý rằng các em trai bị lạm dụng tình dục bị xúc động rất nhiều và có những vấn đề về hành vi, bao gồm hành vi tự tử nhiều hơn là các nạn nhân nữ. Nghiên cứu của các vị ấy cho thấy hậu quả của sự lạm dụng tình dục đối với các bé trai tệ hại và phức tạp hơn đối với các bé gái. Bé gái vị thành niên bị lạm dụng tình dục thường có mặc cảm tự ti hoặc chán ghét nữ tính và tình dục của mình. Rõ ràng là bị lạm dụng tình dục tuổi thiếu nhi và xáo trộn về hình ảnh thân thể là có liên quan với nhau. 4. Ảnh hưởng của sự lạm dụngGiống như nạn lạm dụng tình dục mà nạn nhân có thể trở thành người lạm dụng, các em phải nhận chịu, hoặc chứng kiến, cảnh bạo lực trong gia đình có vẻ chính mình cũng trở thành hung bạo. 5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn5.1. Niềm tin huỷ hoại Các trẻ em thường có một số niềm tin đưa các em tới chỗ cư xử hoặc suy nghĩ, theo những hướng có hại cho các em. TS Albert Ellis, người sáng lập phép trị liệu lý trí tình cảm, hiện nay được mọi người biết đến như là phép trị liệu hành vi lý trí tình cảm (REBT=Rational Emotive Behavior Therapy- 1955) phép trị liệu này kéo sự chú ý tới yêu cầu là các nhà tham vấn thách thức điều mà ông mô tả thân chủ là “những niềm tin vô lý” của thân chủ.Lý thuyết này đôi khi được mô tả theo khung ABC :A : là sự kiện tác động (Activating event)B : là niềm tin (Belief) chi phối phản ứng đối với sự kiệnC : là hậu quả (Consequence) của phản ứng5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khănNhững niềm tin tự hủy hoại khớp với các loại sau đây :Những niềm tin “phải, buộc phải”: phải làm những điều người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân. Những niềm tin gây thảm họa: không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa)Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ hoặc phủ nhận. “Mọi người luôn luôn chỉ trích em”Những niềm tin không khoan dung người khác: niềm tin cho rằng người khác vốn hư hèn, xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt tới kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ.Những niềm tin đổ lỗi: kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi, và muốn ai khác phải thay đổi. Những niềm tin nhận thức tiêu cực về bản thân: “Em khó ưa, em là người xấu”, niềm tin bị loại5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn5.2. Sự ứng phó với trầm cảmTrầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ ràng với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩa tiêu cực. Những ý nghĩa này có thể bao gồm cái nhìn tiêu cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai.Trẻ em ứng phó với chứng trầm cảm bằng rất nhiều cách. Một số trẻ em có thể trốn chạy khỏi gia đình. Một số, đặc biệt là các em trai, biểu lộ cảm nghĩ bằng những hành vi hướng ngoại và có thể hành động quá khích. Các em gái thường biểu lộ sự trầm cảm theo cách hướng nội, băn khoăn và/hoặc trở nên lo lắng.5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khănTrẻ em trải qua rối loạn lo lắng có thể cho thấy các triệu chứng nôn nóng, bất an, phiền muộn, mất ngủ, kém tập trung, đi tiểu thường, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng cơ bắp hoặc dễ bị mệt. 5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn5.3. Mặc cảm có tội, tự trách mình : Trẻ hổ thẹn vì những gì đã xảy đến cho mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được.5.4. Giận dữ và có ác cảm : Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt.5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn5.5. Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này.5.6. Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng.5. Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn5.7. Không nói thật : Vì trẻ ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe.6. Tâm trạng của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.Trẻ trong hoàn cảnh khó khăn thường biểu lộ các tâm trạng như sau :Mất đi sự ham thích và sinh lực : Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chổ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả sinh lực.Ít tập trung và nhiều bức rứt : Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng. Đôi khi căng thẳng quá, trẻ trở nên hết sức năng động, bức rứt : chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên và có thái độ gàn dỡ, dễ bị kích động.Hung hăng và phá phách : Trẻ dễ đâm ra hung hăng, phá phách khi có cảm xúc mạnh. Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hải. Trẻ bắt chước những hành vi hung hăng vì trẻ đã từng là nạn nhân của những hành vi bạo lực.6. Tâm trạng của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã từng bị người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những trẻ mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai.Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu.Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng của mình. Trẻ có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng. Kết luận Hiểu được những đặc điểm tâm lý của trẻ có hoàn cảnh khó khăn và các nguyên nhân đưa đến hoàn cảnh đó sẽ giúp chúng ta trong việc hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ, giúp trẻ thay đổi tích cực để dễ dàng hội nhập và phát triển một cách bình thường trong cuộc sống bình thường. Cám ơn các bạn đã cùng tham gia phân tích vấn đề