Tận dụng vỏ và hạt nhãn để trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tóm tắt Vỏ và hạt nhãn là nguồn phế phụ phẩm trong quá trình tiêu thụ. Theo thống kê, 20% nguồn phế phụ phẩm này được sử dụng làm phân bón, số còn lại có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng được quy trình tận dụng nguồn phế phụ phẩm từ vỏ và hạt nhãn để trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) nhằm thu sinh khối giàu protein làm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Kết quả cho thấy vỏ và hạt nhãn có hàm lượng tinh bột cao 24,16% là nguồn cơ chất thích hợp cho trồng nấm sò. Khi vỏ và hạt nhãn phối trộn với các thành phần nước 65,77%, cám gạo 4,68% và trấu 1,16% sau đó tiến hành trồng và ươm sợi nấm sò trong 24 ngày sẽ thu được sinh khối nấm với hàm lượng protein cao 8,78%.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tận dụng vỏ và hạt nhãn để trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Tận dụng vỏ và hạt nhãn để trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) làm nguyên liệu sản xuất thức ĕn chĕn nuôi Using longan peel and seed by-products for cultivation of oyster mushroom (Pleurotus ostreatus)-a source of protein for animal feed Tĕng Thị Phụng Email: tangphungcntp@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 2/4/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/6/2019 Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019 Tóm tắt Vỏ và hạt nhãn là nguồn phế phụ phẩm trong quá trình tiêu thụ. Theo thống kê, 20% nguồn phế phụ phẩm này được sử dụng làm phân bón, số còn lại có thể là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng được quy trình tận dụng nguồn phế phụ phẩm từ vỏ và hạt nhãn để trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) nhằm thu sinh khối giàu protein làm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ĕn chĕn nuôi. Kết quả cho thấy vỏ và hạt nhãn có hàm lượng tinh bột cao 24,16% là nguồn cơ chất thích hợp cho trồng nấm sò. Khi vỏ và hạt nhãn phối trộn với các thành phần nước 65,77%, cám gạo 4,68% và trấu 1,16% sau đó tiến hành trồng và ươm sợi nấm sò trong 24 ngày sẽ thu được sinh khối nấm với hàm lượng protein cao 8,78%. Từ khóa: Nấm sò Pleurotus ostreatus; phế phụ phẩm; vỏ và hạt nhãn; thức ĕn chĕn nuôi. Abstract Peel and seed of longan are by products for human consumption. According to statistics, 20% of these by-products has been used as fertilizer. Another part of them is able to cause environmental pollution. Therefore, the aim of this study is to develop a process for using longan peel and seed by-products in order to cultivate oyster mushrooms (Pleurotus ostreatus). This gains protein rich biomass as a source of animal feed. The results showed that the longan peel and seed containing high concentration of 24.16% starch. So they are the suitable substrate source for oyster mushroom cultivation. First, the longan peel and seed were mixed with water components of 65.77%, 4.68% of rice bran, and the 1.16% of rice husk. This mixture was then used to cultivate oyster mushroom for 24 days that produces mushroom biomass with 8.78% of protein content. Keywords: Oyster mushroom (Pleurotus ostreatus); by-product; logan peel and seed; animal feed. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Nhãn được xem là một loại quả truyền thống của Việt Nam. Loại cây này được trồng ở các tỉnh Hưng Yên, Sơn La, Tiền Giang, Bến Tre, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê nĕm 2018 [1], sản lượng nhãn cả nước đạt 541,4 nghìn tấn, tính riêng tại Hưng Yên sản lượng nhãn đạt khoảng 41,5 nghìn tấn, trong đó 60% là bán quả tươi còn lại chế biến long nhãn khô. Hạt nhãn chiếm khoảng 29÷35% khối lượng quả. Tuy nhiên, phần lớn chúng được xem là vật liệu phế thải từ các nhà máy sản xuất, mỗi nĕm số lượng loại bỏ lên tới hàng nghìn tấn, khoảng 20% khối lượng được dùng để sản xuất phân bón, 80% còn lại được coi là phế phẩm công nghiệp và chưa được xử lý. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ và hạt hạt nhãn chứa hàm lượng cao các hợp chất polysaccharide, polyphenolic và các axit. Đặc biệt trong hạt nhãn có chứa tới 32,68% là tinh bột [1]. Nấm là loại cây giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là nấm sò với hàm lượng protein khá cao chiếm 28,52% tổng hàm lượng chất khô trong mẫu nấm, Người phản biện: 1.TS. Bùi Vĕn Ngọc 2. PGS.TS. Đỗ Thị Bích Thủy LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 87Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 lại dễ trồng [7]. Nấm thường mọc ở nơi ẩm ướt, phân hủy chất hữu cơ đặc biệt cơ chất chủ yếu là polysaccharide. Vì vậy, trồng nấm sò có thể được xem là một cách hiệu quả để xử lý phế phụ phẩm từ vỏ và hạt nhãn nhằm thu nhận sinh khối có giá trị dinh dưỡng cao ứng dụng trong ngành chĕn nuôi được coi là nghiên cứu có ý nghĩa. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng sử dụng trong nghiên cứu này là: - Vỏ và hạt nhãn khô được thu nhận tại Hưng Yên. - Giống nấm sò Pleurotus ostreatus được cung cấp tại Viện Di truyền nông nghiệp. Địa chỉ: Km 2 - đường Phạm Vĕn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Quy trình trồng nấm từ vỏ và hạt nhãn Vỏ và hạt nhãn → Nghiền nhỏ → Phối trộn → Đóng túi → Thanh trùng → Để nguội → Cấy giống → Ươm sợi → Thu sinh khối nấm. Hình 1. Quy trình trồng nấm thu sinh khối giàu protein Vỏ và hạt nhãn đã sấy khô bảo quản nơi khô ráo để sử dụng dần. Nguyên liệu sau khi sấy khô được nghiền nhỏ đến kích thước khoảng1÷3 mm. Nguyên liệu sau khi nghiền được phối trộn với cám gạo và trấu với tỷ lệ thích hợp thì được phun ẩm bằng nước vôi trong có pH = 12÷13 đến độ ẩm thích hợp. Sau khi ủ 3 ngày, hỗn hợp môi trường điều chỉnh pH bằng bột CaCO 3 đến pH = 6, sau đó đưa đi đóng trong túi nilon chịu nhiệt với khối lượng 1 kg/túi. Các túi môi trường được đưa đi thanh trùng ở nhiệt độ 121oC trong 30 phút. Sau khi thanh trùng các túi môi trường được để nguội và cấy giống nấm với lượng giống 2% khối lượng cơ chất. Nấm sau khi được cấy được treo trên các giàn, các túi treo cách nhau 5÷7 cm, nuôi trong điều kiện nhiệt độ thường, phun ẩm ngày 3 lần sáng, trưa và chiều tối. Theo dõi hàm lượng protein của sinh khối nấm để đưa ra quy trình nuôi cấy nấm thích hợp [5, 6]. 2.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu thành phần môi trường nuôi cấy Nghiên cứu sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt để tối ưu với yếu tố được theo dõi ảnh hưởng là độ ẩm cơ chất, cám gạo, trấu với hàm mục tiêu là protein tổng số. Tỷ lệ hàm lượng nước, cám gạo và trấu được tính so với vỏ và hạt nhãn. Sau 20 ngày xác định hàm lượng protein để lựa chọn tỷ lệ thành phần môi trường cho giá thể nấm. Bảng 1. Bảng thiết kế thực nghiệm Nhân tố Nhân tố gốc (x) Biến mã hóa (X) -1 0 1 Cám gạo (%) x 1 3 4 5 Trấu (%) x 2 1 1,5 2 Nước (%) x 3 60 65 70 Ma trận quy hoạch thực nghiệm thể hiện trên bảng 2. Bảng 2. Ma trận quy hoạch thực nghiệm Số TN Biến chuẩn Biến thực Trấu (%)X 1 X 2 X 3 Nước (%) Cám gạo (%) 1 -1 -1 -1 60 3 1 2 1 -1 -1 70 3 1 3 -1 1 -1 60 5 1 4 1 1 -1 70 5 1 5 -1 -1 1 60 3 2 6 1 -1 1 70 3 2 7 -1 1 1 60 5 2 8 1 1 1 70 5 2 9 -1,682 0 0 56,591 4 1,5 10 1,682 0 0 73,409 4 1,5 11 0 -1,682 0 65 2,318 1,5 12 0 1,682 0 65 5,682 1,5 13 0 0 -1,682 65 4 0,659 14 0 0 1,682 65 4 2,341 15 0 0 0 65 4 1,5 16 0 0 0 65 4 1,5 17 0 0 0 65 4 1,5 2.2.3. Nghiên cứu thời gian thu sinh khối Để nghiên cứu thời gian thu sinh khối nấm thí nghiệm được bố trí như sau: nguyên liệu được phối trộn theo kết quả nghiên cứu mục 2.2.2, sau đó tiếp tục tiến hành theo quy trình hình 1 và nuôi trong các khoảng thời gian 18, 20, 22, 24 và 26 ngày. Tiến hành lấy mẫu phân tích hàm lượng protein để lựa chọn thời gian nuôi cấy thích hợp [8]. 2.2.4. Các phương pháp phân tích - Tinh bột: định lượng theo phương pháp thủy phân bằng axit [4]. - Cellulose: định lượng dựa trên nguyên tắc cellulose bền với axit mạnh và kiềm mạnh [4]. - Độ ẩm: sấy đến khối lượng không đổi [4]. - Định lượng lipid bằng phương pháp Soxhlet [4]. - Protein: định lượng bằng phương pháp Bradford (Bradford, 1976) [4, 9]. 88 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 - Xử lý mẫu: Cân 2 g mẫu đã nghiền nhỏ hòa tan trong 5 ml dung dịch đệm phosphate (pH=7,6), sau đó mẫu được đưa đi li tâm lạnh ở 8000 vòng trong 20 phút. Mẫu sau khi ly tâm được tách định lượng bằng dung dịch đệm phosphate lên 5 ml và bảo quản trong tủ lạnh ở 4oC để dùng dần trong các thí nghiệm. - Tiến hành: hút 30 µl dung dịch mẫu, thêm vào 70 µl nước cất và 2,9 ml dung dịch Coosmassic Brillaint Blue được tổng thể tích là 3 ml. Để hỗn hợp 5 phút ở nhiệt độ phòng và tiến hành đo mật độ quang tại bước sóng 595 nm. Nồng độ đo được có đơn vị là µg/ml. - Xây dựng đường chuẩn: lấy cân 1 mg albumin bằng cân phân tích, pha trong 1 ml nước cất, lắc đều cho tan và giữ ở -20oC. Khi dùng pha loãng ra 100 lần, được dung dịch có nồng độ 10 µg/ml. Làm tương tự như mẫu phân tích sau đó xây dựng đường chuẩn và xác định được phương trình hồi quy. - Tính hàm lượng protein trong mẫu: Từ phương trình hồi quy tuyến tính được a µg/ml protein trong mẫu ( ) 5 3 1000 100 25 % 2 1000 30 a a ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ = ⋅ 2.2.5. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Design Expert 11.0 để thiết kế thí nghiệm quy hoạch thực nghiệm và phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân tích một số thành phần hóa học 3.1.1. Trong vỏ và hạt nhãn Xác định thành phần tinh bột, cellulose, lipid, protein và ẩm trong vỏ và hạt nhãn khô cho kết quả trong bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định một số thành phần hóa học trong vỏ và hạt nhãn khô TT Thành phần Hàm lượng 1 Tinh bột (% CK) 24,16 2 Cellulose (% CK) 65,86 3 Độ ẩm (%) 14,34 4 Lipid (% CK) 0,7 5 Protein (% CK) 2,41 Từ kết quả bảng 3 cho thấy độ ẩm của vỏ và hạt nhãn khô tương đối thấp, do đó thuận lợi cho quá trình bảo quản. Bởi nhãn là sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ, do đó nguyên liệu vỏ và hạt nhãn cần được bảo quản trong kho để thuận lợi cho quá trình trồng nấm. Cellulose là cơ chất cho nấm sò phát triển. Kết quả phân tích cho thấy vỏ và hạt nhãn có chứa hàm lượng cellulose cao 65,86%, do đó cho thấy nguyên liệu lựa chọn phù hợp cho quá trình trồng nấm. Ngoài ra, trong vỏ và hạt nhãn chứa hàm lượng tinh bột cao, do đó không cần bổ sung tinh bột từ cám ngô, chỉ cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng và khoáng chất từ cám gạo, khi phối trộn đồng thời với lượng tinh bột này của nguyên liệu cần bổ sung trấu giúp cho cơ chất trồng nấm được xốp hơn. 3.1.2. Trong cám gạo Kết quả phân tích thành phần hóa học cám gạo được thể hiện trên bảng 4. Bảng 4. Kết quả xác định một số thành phần hóa học trong cám gạo TT Thành phần Hàm lượng 1 Tinh bột (%CK) 23,21 2 Cellulose (%CK) 7,12 3 Độ ẩm (%) 11,87 4 Lipid (%CK) 14,45 5 Protein (%CK) 15,10 Kết quả bảng 4 cho thấy cám gạo có chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt là giàu tinh bột và protein. Đây là thành phần quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho nấm sò phát triển. 3.2. Thành phần môi trường nuôi cấy Từ thiết kế thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ các thành phần nguyên liệu cho nuôi sinh khối nấm sò, chúng ta thu được kết quả trong bảng 5. Nhập số liệu thí nghiệm ở bảng 5 vào phần mềm Design-Experts 11.0 (mục Central Composite). Design-Experts hiển thị các phương trình hồi quy thực nghiệm biểu diễn ảnh hưởng đồng thời của ba yếu tố độ ẩm, tỷ lệ cám và trấu đều ảnh hưởng đến hàm lượng protein của sinh khối nấm. Bảng 5. Kết quả xác định độ ẩm, tỷ lệ cám gạo và trấu so với khối lượng vỏ và hạt nhãn Số TN Biến chuẩn Biến thực Hàm lượng protein (%)X 1 X 2 X 3 Nước (%) Cám gạo (%) Trấu (%) 1 -1 -1 -1 60 3 1 6,25 2 1 -1 -1 70 3 1 6,55 3 -1 1 -1 60 5 1 7,22 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 89Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Số TN Biến chuẩn Biến thực Hàm lượng protein (%)X 1 X 2 X 3 Nước (%) Cám gạo (%) Trấu (%) 4 1 1 -1 70 5 1 7,68 5 -1 -1 1 60 3 2 6,08 6 1 -1 1 70 3 2 6,31 7 -1 1 1 60 5 2 7,22 8 1 1 1 70 5 2 7,56 9 -1,682 0 0 56,591 4 1,5 6,12 10 1,682 0 0 73,409 4 1,5 5,82 11 0 -1,682 0 65 2,318 1,5 6,56 12 0 1,682 0 65 5,682 1,5 8,22 13 0 0 -1,682 65 4 0,659 8,02 14 0 0 1,682 65 4 2,341 7,53 15 0 0 0 65 4 1,5 8,47 16 0 0 0 65 4 1,5 8,46 17 0 0 0 65 4 1,5 8,49 Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ ẩm, tỷ lệ cám và trấu đến hàm lượng protein Bảng 5. (Tiếp theo) Phương trình hồi quy: Y = 8,48 + 0,06X 1 + 0,533X 2 -0,099X 3 + 0,034X 1 X2 -0,024X 2 X 3 +0,036X 1 X 3 -0,907X 1 2-0,405X 2 2- 0,269X 3 2, R 2 2 = 0,979. Từ đồ thị hình 2 và phương trình hồi quy ta thấy cả ba yếu tố tỷ lệ nước, tỷ lệ cám và trấu đều ảnh hưởng đến hàm lượng protein của sinh khối nấm. Với tỷ lệ nước càng lớn làm cho giá thể nuôi trồng quá ẩm dễ nhiễm các sinh vật gây hại, nấm kém phát triển. Nếu tỷ lệ nước quá thấp, giá thể khô tuy các sinh vật gây hại ít gây ảnh hưởng nhưng cũng lại làm cho nấm sò phát triển chậm sinh tổng hợp protein thấp. Cám gạo là nguồn cung cấp các thành phần dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ cho nấm phát triển, đặc biệt là thành phần khoáng chất và các vitamin. Tuy nhiên, giá thành của cám gạo thường cao gây ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. Chính vì vậy, lựa chọn hàm lượng cám gạo vừa đủ nhưng vẫn giúp nấm sò phát triển sinh tổng hợp protein cao nhất là mục đích của quá trình. Trấu tuy không cung cấp dinh dưỡng tốt cho nấm sò phát triển nhưng góp phần không nhỏ cho giá thể của nấm có độ xốp tốt, đặc biệt trong môi trường giàu tinh bột bắt buộc phải bổ sung thêm hàm lượng trấu. Tuy nhiên, nếu bổ sung hàm lượng trấu quá thấp không đạt được độ xốp của giá thể nhưng bổ sung thêm trấu quá nhiều làm giá thể không đủ dinh dưỡng cho nấm phát triển. Vì vậy, cần lựa chọn hàm lượng trấu bổ sung hợp lý. Chọn mức độ quan trọng của các mục tiêu là 5+, kết quả tối ưu thu được: tỷ lệ nước 65,77%, tỷ lệ cám gạo 4,68% và tỷ lệ trấu 1,16%. Ở giá trị tối ưu, hàm lượng protein trong cơ chất thu được là 8,58%. 90 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Hình 3. Giá trị mong đợi của hàm mục tiêu Để kiểm chứng sự chính xác của mô hình xây dựng so với thực nghiệm, nhóm tác giả lấy giá trị tối ưu thu được để trồng nấm thu sinh khối. Hàm lượng protein thu được của sinh khối là 8,60. Như vậy có sự phù hợp cao giữa mô hình xây dựng với thực nghiệm. Điều đó cho phép có thể sử dụng mô hình này để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng nước, tỷ lệ cám gạo và trấu (X 1 , X2, X3) đến hàm lượng protein của sinh khối nấm. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Mai Hương Trà và cộng sự thì hàm lượng cám gạo thích hợp cho nấm sò vàng là 4÷6% [2]. Trên cơ sở đó lựa tỷ lệ thành phần giá thể nuôi trồng nấm sò như sau: tỷ lệ nước 65,77%, tỷ lệ cám gạo 4,68% và tỷ lệ trấu 1,16% cho quy trình đề xuất. Sau khi xây dựng được công thức phối trộn của môi trường trồng nấm: - Vỏ và hạt nhãn: 100% - Nước: 65,77% - Cám gạo: 4,68% - Trấu 1,16% Từ công thức trên kết hợp với bảng 3 và bảng 4 về thành phần hóa học có trong vỏ, hạt nhãn và cám gạo ta xác định được hàm lượng protein trong giá thể trồng nấm như sau: Hàm lượng protein=15,1 4,68 100 2,41 1,82% 171,61 ⋅ + ⋅ = Trong đó: 171,61 là tổng phần trĕm các thành phần trong môi trường. Trong cám chứa 15,1% protein; trong vỏ và hạt nhãn chứa 2,41% protein; trong trấu gần như không chứa protein. 3.3. Thời gian nuôi cấy Kết quả nghiên cứu thời gian nuôi nấm theo bố trí mục 2.2.3 thu được kết quả trên bảng 6. Bảng 6. Kết quả nghiên cứu thời gian nuôi nấm TT Thời gian (ngày) Hàm lượng protein (%) 1 18 8,21±0,02 2 20 8,58±0,05 3 22 8,67±0,05 4 24 8,78±0,07 5 26 8,80±0,02 Kết quả khi xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 cho thấy hàm lượng protein các ngày từ 18 đến 24 ngày có sự khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05, còn ngày 26 và ngày 24 không có sự khác nhau về hàm lượng protein ở mức ý nghĩa. Kết quả này cho thấy khi thời gian nuôi cấy càng dài, hàm lượng protein tĕng, tuy nhiên khi sợi nấm mọc lan hết giá thể chuẩn bị hình thành quả thể thì hàm lượng protein không tĕng nữa. Như vậy, có thể thấy trong thời gian đầu nấm sò phát triển sử dụng dinh dưỡng từ cơ chất tĕng sinh khối tích lũy protein, sau khi tích lũy đủ nấm sò chuẩn bị sử dụng dinh dưỡng tích lũy được hình thành quả thể. Hàm lượng protein sau đó trong giá thể sẽ giảm đi. Vì vậy, sau 24 ngày có thể thu giá thể giàu protein của nấm sò để làm nguyên liệu sản xuất thức ĕn chĕn nuôi. Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Vĩnh Thúc khi theo dõi sự phát triển của hệ sợi nấm sò nâu khi lan kín bịch phôi trên các giá thể khác nhau cho thấy với mùn cưa là 24 ngày, bã mía là 27 ngày, rơm 30 ngày, và vụn dừa 28 ngày thì kết quả tương đồng với thời gian khi sử dụng vỏ và hạt nhãn [3]. Với quy trình sản xuất trên sinh khối thu được theo kết quả bảng 6 cho thấy hàm lượng protein thu được là 8,78%. Hàm lượng protein ban đầu trong giá thể trồng nấm là 0,59% bổ sung làm nguồn dinh dưỡng để nấm sinh trưởng và tĕng sinh khối, do đó chứng tỏ hàm lượng protein mà nấm sò sinh ra trong quá trình tĕng sinh là 6,96%. Trong các nghiên cứu gần đây chưa có nghiên cứu nào xác định hàm lượng protein trong sinh khối nuôi trồng nấm sò, tuy nhiên theo nghiên cứu của Tsegaye và cộng sự (2017) cho thấy khi trồng nấm sò trên giá thể bổ sung bã cà phê thu được hàm lượng nấm cao nhất 790 g nấm tươi/1 kg giá thể khô, trong đó nhóm tác giải Kumela D. Tolera và Solomon Abera (2017) cho thấy khi phân tích mẫu nấm sò tươi chưa qua xử lý, hàm lượng protein chiếm 28,52% chất khô. Nếu độ ẩm của nấm sò tươi trung bình 85%, như vậy hàm lượng protein khi thu quả thể nấm ta thu được là [7,8]: 790 15 28 52 100 3,38% 100 100 1000 ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ = ⋅ ⋅ Như vậy, một phần lớn lượng protein còn lại trong giá thể sau khi thu quả thể nấm chưa được tận LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 91Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 dụng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có ý nghĩa rất lớn. 3.4. Đề xuất quy trình nuôi cấy Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đề xuất quy trình trồng nấm sò từ phế, phụ phẩm vỏ và hạt nhãn trên sơ đồ hình 4. Vỏ và hạt nhãn → Nghiền nhỏ → Phối trộn → Đóng túi → Thanh trùng → Để nguội → Cấy giống → Ươm sợi → Thu sinh khối nấm. Hình 4. Quy trình trồng nấm thu sinh khối giàu protein Vỏ và hạt nhãn đã sấy khô nghiền nhỏ đến kích thước khoảng 1÷3 mm. Nguyên liệu sau khi nghiền được phối trộn với tỷ lệ nước 65,77%, tỷ lệ cám gạo 4,68% và tỷ lệ trấu 1,16% trong đó nước được hòa với vôi để có pH=12÷13. Sau khi ủ 3 ngày, hỗn hợp môi trường điều chỉnh pH bằng bột CaCO 3 đến pH=6, sau đó đưa đi đóng trong túi nilon chịu nhiệt với khối lượng 1 kg/túi. Các túi môi trường được đưa đi thanh trùng ở nhiệt độ 1210C trong 30 phút. Sau khi thanh trùng, các túi môi trường được để nguội và cấy giống nấm với lượng giống 2% khối lượng cơ chất. Nấm sau khi được cấy được treo trên các giàn, các túi treo cách nhau 5÷7 cm, nuôi trong điều kiện nhiệt độ thường phun ẩm ngày 3 lần sáng, trưa và chiều tối đến 24 ngày thì thu sinh khối, sấy khô dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ĕn chĕn nuôi. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vỏ và hạt nhãn là nguồn nguyên liệu thích hợp cho quá trình trồng nấm sò. Vỏ và hạt nhãn sau khi nghiền được trộn với các thành phần nước 65,77%, cám gạo 4,68% và trấu 1,16% để làm giá thể trồng nấm sò theo theo quy trình đề xuất. Nấm sau khi cấy được nuôi trong 24 ngày trong điều kiện thích hợp thu được sinh khối nấm có hàm lượng protein cao 8,78% sử dụng tốt cho sản xuất thức ĕn chĕn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Hồng Giang, Trà Thị Ngọc (2015), Khảo sát quá trình thủy phân tinh bột của một số loại hạt và củ, Luận vĕn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ. [2] Nguyễn Thị Thơm, Mai Hương Trà, Nguyễn Thành Hưng (2018), Nghiên cứu trồng nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus bằng phụ phẩm nông nghiệp,Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859- 1612, Số 01(45): trang 138-148. [3] Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Ngọc Minh (2015), So sánh một số loại cơ chất tiềm nĕng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor- caju) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chı́ Khoa học Trường Đai học Cần Thơ. Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học 39, trang 36-43. [4] Nguyễn Vĕn Mùi (2007), Thực hành hóa sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Asmamaw Tesfaw, Abebe Tadesse, Gebre Kiros (Jan-Feb, 201
Tài liệu liên quan