Tóm tắt
Công tác tư vấn học tập trong phương thức đào tạo theo tín chỉ giúp sinh viên tự lập kế hoạch học tập và
xây dựng lộ trình học tập hợp lý. Còn dạy học tự định hướng là hoạt động dạy học dựa trên sự tự chủ
của người học trong việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch
học tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng trong việc tư vấn học tập. Trên cơ sở nhiệm vụ
của giảng viên cố vấn học tập, bài báo trình bày các giai đoạn cụ thể của tiến trình vận dụng dạy học tự
định hướng trong hoạt động tư vấn nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên và góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường hiệu quả hoạt động tư vấn học tập thông qua dạy học tự định hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015
51
Tăng cường hiệu quả hoạt động tư vấn học tập thông
qua dạy học tự định hướng
Strengthening the efficiency of academic advising by means of self-directed
teaching
ThS. Nguyễn Thị Cẩm Vân
Trường Đại học Sài Gòn
M.A. Nguyen Thi Cam Van
Sai Gon University
Tóm tắt
Công tác tư vấn học tập trong phương thức đào tạo theo tín chỉ giúp sinh viên tự lập kế hoạch học tập và
xây dựng lộ trình học tập hợp lý. Còn dạy học tự định hướng là hoạt động dạy học dựa trên sự tự chủ
của người học trong việc xác định mục tiêu học tập, thiết lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch
học tập. Do đó hoạt động này rất phù hợp để vận dụng trong việc tư vấn học tập. Trên cơ sở nhiệm vụ
của giảng viên cố vấn học tập, bài báo trình bày các giai đoạn cụ thể của tiến trình vận dụng dạy học tự
định hướng trong hoạt động tư vấn nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên và góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo.
Từ khóa: tư vấn học tập, tín chỉ, đào tạo theo tín chỉ, tự định hướng, dạy học tự định hướng
Abstract
The academic advising in the credit education is to help students prepare themselves their study plan
and develop a reasonable study route. While self-directed teaching bases on students’ high-leveled self-
control to define study goal, to establish and implement a study plan. Therefore, that method is quite
suitable to be applied in academic advising. Within the scope of a tutor’s duty, the article focuses on
specific steps of the route of applying self-directed teaching into academic advising to improve
students’ results and contribute to upgrade the teaching efficiency.
Key word: academic advising, credit, credit education, self-directed, self-directed teaching
1. Mở đầu
Hoạt động cố vấn học tập (CVHT) là
hoạt động đặc thù trong phương thức đào
tạo theo tín chỉ. Với phương thức đào tạo
theo tín chỉ, quy trình đào tạo hay thời
khóa biểu không quy định hay sắp xếp
đồng loạt cho toàn thể sinh viên. Mỗi sinh
viên được chủ động tích lũy dần các
môđun kiến thức theo năng lực, theo hoàn
cảnh của mình để hoàn tất khóa học, đạt
được văn bằng. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên
chủ động đăng ký khối lượng học tập phù
hợp với điều kiện riêng của mình và phù
hợp với quy định chung của trường. Sinh
viên được lựa chọn học phần, giảng viên,
giờ học, số lượng tín chỉ cần tích lũy trong
học kỳ để học theo kế hoạch riêng, thời
khóa biểu riêng phù hợp với nhu cầu và
52
điều kiện của mình. Như vậy mỗi sinh viên
phải tự quyết định phương hướng, kế
hoạch học tập cho bản thân. Đây là điều
không dễ đối với sinh viên, nhất là sinh
viên năm thứ nhất chưa quen với việc học
tập theo tín chỉ. Chính vì thế, lực lượng
giảng viên CVHT có nhiệm vụ tư vấn, giúp
đỡ cho sinh viên trong quá trình học tập tại
trường ĐH. Mà quan trọng nhất là giúp đỡ
sinh viên xây dựng và thực hiện kế hoạch
học tập cá nhân. Tuy nhiên, thực tế đào tạo
theo tín chỉ trong thời gian qua cho thấy
sinh viên mắc nhiều sai lầm khi đăng ký
môn học dẫn đến kết quả học tập kém. Bên
cạnh nguyên nhân do sinh viên chưa nắm
được quy trình học vụ trong đăng ký môn
học, chưa nắm được quy chế đào tạo; còn
có nguyên nhân do công tác CVHT chưa
hiệu quả dẫn đến sv đăng ký môn học chưa
đúng với sức học và điều kiện của bản
thân. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần phải
vận dụng những phương pháp phù hợp
trong hoạt động tư vấn học tập của giảng
viên CVHT nhằm giúp sinh viên thể hiện
sự tự chủ, tự xây dựng được lộ trinh học
tập phù hợp với năng lực, sở thích và điều
kiện riêng của bản thân.
Dạy học tự định hướng (DHTĐH) là
hoạt động dạy học dựa trên sự tự chủ của
người học trong việc xác định mục tiêu học
tập, thiết lập kế hoạch học tập và thực hiện
kế hoạch học tập. Do đó hoạt động này rất
phù hợp để vận dụng vào quá trình đào tạo
theo tín chỉ nói chung và công tác CVHT
nói riêng nhằm nâng cao kết quả học tập
của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động cố vấn học tập trong
phương thức đào tạo theo tín chỉ
Hiện nay mỗi trường đại học đều có
quy định khác nhau về nhiệm vụ của giảng
viên CVHT. Nhìn chung giảng viên CVHT
có 2 chức năng cơ bản:
- Tư vấn, trợ giúp sinh viên trong quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học, định
hướng nghề nghiệp;
- Quản lý sinh viên trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
- Cụ thể, với chức năng tư vấn, trợ
giúp sinh viên học tập thì nhiệm vụ của
giảng viên CVHT bao gồm [2]:
- Tổ chức, triển khai các quy chế, quy
định về học chế tín chỉ, quyền và nghĩa vụ
của sinh viên.
- Tư vấn cho sinh viên phương pháp
học ở bậc đại học, phương pháp nghiên
cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý
thông tin, tài liệu học tập.
- Hướng dẫn cho sinh viên hiểu biết về
chương trình đào tạo toàn khóa, chương trình
đào tạo chuyên ngành và cách lựa chọn các
học phần đăng ký ở các học kỳ;
- Tư vấn và hỗ trợ sinh viên xây dựng
kế hoạch học tập cá nhân, ra các quyết định
học tập hợp lý.
Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của
giảng viên CVHT là tư vấn, trợ giúp cho sinh
viên xây dựng kế hoạch học tập (lộ trình học
tập) hợp lý trong từng học kỳ, từng năm học
hay cả quá trình đào tạo. Việc lập kế hoạch
học tập của sinh viên phải phù hợp với:
- Nguyên tắc dân chủ hóa của phương
thức đào tạo theo tín chỉ và quan điểm dạy
học lấy người học làm trung tâm: phù hợp
với năng lực, điều kiện, nhu cầu và sở thích
của sinh viên.
- Quy chế đào tạo theo tín chỉ và quy
định của nhà trường: lưu ý những môn học
có thể học trước (học vượt); những môn học
cần học trước (điều kiện tiên quyết); những
môn đại cương, môn chung có thể học trong
các học kỳ phụ mà không ảnh hưởng đến
tiến độ học tập các môn chuyên ngành.v.v
53
- Kết quả học tập của cá nhân: lưu ý
môn học nào có kết quả yếu nên học lại để
cải thiện điểm, môn học nào chưa đạt bắt
buộc phải học lại
2.2. Hoạt động dạy học tự định hướng
Hoạt động DHTĐH, xuất phát từ
phương pháp học tập tự định hướng
(HTTĐH). Khái niệm về Học tập tự định
hướng (self-directed learning) đã được các
nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra và xây
dựng cơ sở lý luận từ khoảng 50 năm
trước. Các tác giả như: Cyril Houle nghiên
cứu động cơ học tập của những người
trưởng thành (1961), Allen Tough công bố
những dự án học tập dành cho người
trưởng thành (1971), Malcolm Knowles
xuất bản tác phẩm Học tập tự định hướng
(1975); đã góp phần xây dựng nền tảng lý
luận ban đầu cho HTTĐH [4]. Cho đến nay
với sự phát triển nhiều ý tưởng mới,
HTTĐH đã được quan tâm nghiên cứu và
ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là
tại Mỹ.
Có thể hiểu HTTĐH là quá trình học
tập theo phương hướng do người học tự
xác định từ nhu cầu học tập của chính
mình. Theo đó, từ nhu cầu, hứng thú và
điều kiện học tập của bản thân; người học
chủ động xác định phương hướng, chiến
lược học tập; xây dựng kế hoạch học tập;
thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả học
tập với sự trợ giúp của giáo viên. Nói cách
khác, quá trình HTTĐH là quá trình học
tập chủ động ở mức độ cao của người học
ngay từ giai đoạn đầu khi xác định phương
hướng, chiến lược cho việc học tập.
Thuật ngữ Dạy học tự định hướng được
sử dụng để phân biệt với hoạt động dạy học
theo sự định hướng của giáo viên. Bản chất
của hoạt động DHTĐH là tổ chức cho
người học thực hiện quá trình HTTĐH. Từ
ý nghĩa của khái niệm HTTĐH, có thể hiểu:
Dạy học tự định hướng là hoạt động
dạy học theo phương hướng do người học
tự xác định từ nhu cầu, năng lực và điều
kiện học tập của chính mình. Trong đó
người học chủ động xác định mục tiêu học
tập, xây dựng kế hoạch học tập và tự lực
thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự
điều phối của giáo viên để lĩnh hội tri thức.
Trong DHTĐH, người học trao đổi với
giáo viên để thiết kế chương trình học tập
nhằm đạt mục tiêu học tập của chính mình
và và đạt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Đồng thời, thông qua quá trình DHTĐH,
giáo viên giúp người học phát triển các kỹ
năng HTTĐH như: kỹ năng xác lập mục
tiêu, kỹ năng xây dựng kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ học tập, kỹ năng tự quản lý quá
trình học tập, kỹ năng tự giám sát v.v...
Trong dạy học giáo viên định hướng,
giáo viên:
Trong dạy học tự định hướng, giáo viên:
- Quyết định mục tiêu và nội dung bài
học sẽ giảng dạy.
- Quyết định mục tiêu dạy học
- Yêu cầu người học lập mục tiêu học tập.
Thỏa thuận với người học để lựa chọn nội
dung học tập nhằm đạt mục tiêu học tập của
người học và đạt mục tiêu dạy học của giáo
viên.
54
Trong dạy học giáo viên định hướng,
giáo viên:
Trong dạy học tự định hướng, giáo viên:
- Trình bày nội dung từng bài học.
- Dạy người học những kỹ năng và quy trình
lập kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ học tập để
lĩnh hội kiến thức
- Thiết lập các bài tập và các dự án học
tập
- Thỏa thuận với người học để đề xuất các bài
tập và dự án học tập.
- Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ
học tập của người học
- Hướng dẫn người học thực hiện các nhiệm
vụ học tập, tự giám sát và tự quản lý quá
trình học tập của chính mình
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
của người học
- Nhận xét sự tự đánh giá của ngưởi học về
kết quả thực hiện của họ.
- Đánh giá quá trình và kết quả của người học
Tiến trình chung của DHTĐH diễn ra qua các giai đoạn sau:
55
2.3. Vận dụng dạy học tự định hướng
trong hoạt động tư vấn học tập
Hoạt động tư vấn học tập được thực
hiện vào đầu khóa học và trong từng học
kỳ, từng năm học. Giảng viên CVHT có
thể vận dụng DHTĐH trong việc tư vấn
sinh viên về chiến lược học tập cho từng
mốc thời gian. Cụ thể việc vận dụng
DHTĐH trong các hoạt động tư vấn cho
sinh viên có thể thực hiện như sau:
Hoạt động tư vấn đầu khóa học
Giảng viên hướng dẫn sinh viên xác
định phương hướng học tập riêng cho bản
thân trong suốt quá trình đào tạo từ đó có
kế hoạch cụ thể cho quá trình học tập.
Hoạt động tư vấn trong từng học
kỳ, từng năm học: hoạt động này thường
diễn ra đầu học kỳ hay đầu năm học, khi
SV chuẩn bị đăng ký môn học.
Giảng viên hướng dẫn sinh viên xác
định phương hướng học tập cho từng học
kỳ, từng năm học tùy thuộc vào khả năng,
điều kiện của từng cá nhân. Dựa vào đó
sinh viên lập kế hoạch học tập cho học kỳ,
năm học và thực hiện theo kế hoạch. Hoạt
động tư vấn cho từng học kỳ, từng năm học
có các hoạt động tư vấn nhằm lập kế hoạch
học tập cho học kỳ, năm học; học tích lũy
tín chỉ; học cải thiện kết quả môn học; học
môn ngoài chương trình đào tạo (để lấy
văn bằng 2).
Nội dung cụ thể tiến trình DHTĐH
trong hoạt động tư vấn học tập bao gồm
các bước như sau:
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần
thiết: giảng viên thông báo cho sinh viên
những thông tin cần thiết để sinh viên có thể
lập kế hoạch học tập cho bản thân. Tùy theo
hoạt động tư vấn đầu khoá học hay tư vấn
đầu học kỳ, các thông tin này bao gồm:
+ Chuẩn đầu ra của chương trình đào
tạo: chuẩn đầu ra là cam kết của nhà trường
đối với xã hội về chất lượng đào tạo. Trong
chuẩn đầu ra chứa đựng các mục tiêu của
chương trình đào tạo một cách cụ thể và
chi tiết. Do đó SV cần nắm rõ chuẩn đầu ra
của ngành học để có hướng phấn đấu
phù hợp.
+ Chương trình đào tạo của ngành:
nội dung các khối kiến thức trong chương
trình đào tạo, các môn học tiên quyết, môn
học trước, môn học song hành
+ Kế hoạch đào tạo (lộ trình mẫu) cho
từng học kỳ và cho cả khoá học.
+ Sơ đồ cây chương trình đào tạo (sơ
đồ học thuật) thể hiện mối liên quan giữa
các môn học trong chương trình đào tạo.
+ Quy chế đào tạo về điều kiện tốt
nghiệp, điều kiện học vượt, học chậm tiến độ.
+ Quy định của trường về đăng ký
môn học, hủy môn học, đăng ký bổ sung.
v.v...
+ Quy định của trường về số tín chỉ
phải tích luỹ trong mỗi học kỳ, số điểm
trung bình mỗi học kỳ phải đạt.
- Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá khả
năng và điều kiện và nhu cầu học tập. Dựa
vào mục tiêu đào tạo của ngành hay
chuyên ngành cùng với tiến độ học tập của
bản thân, sinh viên tự đánh giá khả năng và
điều kiện của bản thân có thể đáp ứng mục
tiêu học tập cho từng giai đoạn, từng học
kỳ. Đồng thời xác định nhu cầu học tập
trong học kỳ đáp ứng theo quy định về số
tín chỉ tích luỹ và số điểm tích luỹ.
b. Xác định phương hướng
- Tìm hiểu và thống nhất phương
hướng học tập của sinh viên: giảng viên
tìm hiểu nhu cầu, năng lực, điều kiện học
tập của sinh viên để có cơ sở trao đổi với
sinh viên tìm phương hướng học tập
phù hợp.
- Hướng dẫn xác định mục tiêu học
56
tập: giảng viên hướng dẫn SV xác định
mục tiêu học tập (mục tiêu phấn đấu) của
bản thân bao gồm: mục tiêu gần, mục tiêu
xa. Việc yêu cầu sinh viên xác định mục
tiêu phấn đấu một cách cụ thể cũng nhằm
khơi dậy động cơ học tập, kích thích tính
tự giác, chủ động trong học tập của sinh
viên. Cụ thể ở giai đoạn này, sinh viên cần
xác định số tín chỉ cần đạt được, xác định
số lượng các môn học sẽ học trong học kỳ.
c. Lập kế hoạch dạy học
- Giảng viên lập kế hoạch tư vấn theo
phương hướng học tập của sinh viên: giảng
viên lập kế hoạch làm việc với sinh viên,
lấy thông tin cần thiết về sinh viên, điều
kiện học tập cũng như tiến độ học tập của
sinh viên để có kế hoạch tư vấn thích hợp.
Nếu là tư vấn đầu khóa học, giảng viên
cũng thông báo cho sinh viên biết lịch làm
việc hoặc lịch tư vấn cụ thể để sinh viên dễ
dàng tìm đến khi gặp vấn đề cần giảng viên
CVHT hỗ trợ.
- Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế
hoạch học tập cho học kỳ hoặc năm học:
giúp sinh viên xác định lộ trình học tập
riêng cho bản thân trong học kỳ, cho năm
học. Sinh viên dựa vào lộ trình mẫu mà nhà
trường đã công bố, dựa vào hoàn cảnh, khả
năng cũng như nhu cầu của mình để lập kế
hoạch học tập hợp lý.
- Giảng viên tư vấn và thống nhất với
sinh viên lộ trình học tập tối ưu. Việc xác
định các môn học cụ thể sẽ đăng ký học
phải phù hợp với năng lực và điều kiện học
tập của mỗi cá nhân sinh viên: không ít quá
dẫn đến không kịp tiến độ, nhưng cũng
không nhiều quá gây quá tải đối với sinh
viên. Cần lưu ý việc lựa chọn các môn học
phải đáp ứng điều kiện tiên quyết cho
những môn học xa hơn, phải phân bố đều
trong các khối kiến thức đã được quy định
trong chương trình đào tạo. Tránh việc quá
chú trọng vào các môn học chuyên ngành
mà bỏ quên các khối kiến thức đại cương,
kiến thức ngoại ngữ, kiến thức tin học.
v.v...
d. Thực hiện kế hoạch dạy học
- Hỗ trợ sinh viên đăng ký học phần
theo kế hoạch học tập (lộ trình học tập) đã
thống nhất với giảng viên CVHT. Khi việc
đăng ký học phần gặp trở ngại: lớp học
phần đã đủ sỉ số, lớp học phần có sỉ số quá
it không thể mở, lớp học phần bị trùng giờ
với các học phần khác. v.v... giảng viên
giúp sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập
và đăng ký bổ sung. Đây là bước quan
trọng rất cần sự tư vấn của giảng viên
CVHT để giúp các sinh viên điều chỉnh kế
hoạch học tập một cách hiệu quả nhất. Việc
điều chỉnh kế hoạch học tập của một học
kỳ sẽ dẫn đến thay đổi cả kế hoạch học tập
của năm học và kế hoạch toàn khóa của cá
nhân sinh viên. Do đó, kế hoạch học tập
cần được điều chỉnh thật hợp lý.
- Giám sát quá trình sinh viên thực
hiện theo kế hoạch học tập: theo dõi và tư
vấn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn hoặc
trở ngại trong quá trình sinh viên thực hiện
kế hoạch học tập theo thời khóa biểu của
cá nhân. Ở giai đoạn này, giảng viên cũng
hướng dẫn sinh viên tự giám sát và quản lý
quá trình học tập của bản thân.
Quá trình điều chỉnh kế hoạch học tập
chỉ diễn ra ở thời gian đầu của giai đoạn
thực hiện phương án dạy học. Sau khi sinh
viên đăng ký học phần thành công thì
giảng viên xác nhận kết quả và cập nhật kết
quả này để theo dõi quá trình thực hiện kế
hoạch học tập của sinh viên. Trong giai
đoạn này giảng viên thường xuyên theo dõi
để có thể đánh giá chính xác việc thực hiện
kế hoạch học tập của sinh viên. Tại nhiều
trường dại học, kế hoạch học tập của sinh
viên là cơ sở để bộ phận giáo vụ tổ chức
57
mở nhóm môn học trong học kỳ.
e. Đánh giá
- Đánh giá và hướng dẫn tự đánh giá
quá trình: đánh giá sự nỗ lực, tích cực
trong học tập các môn học.
- Đánh giá và hướng dẫn tự đánh giá
kết quả: thống kê kết quả các môn học đã
đạt được và so sánh với mục tiêu đặt ra
ban đầu.
Kết quả đánh giá này là căn cứ để sinh
viên lập kế hoạch học tập cho giai đoạn
kế tiếp.
3. Kết luận
DHTĐH là hoạt động dạy học theo
quan điểm dạy học hướng vào người học,
tôn trọng nhu cầu, sự khác biệt trong tư duy
và điều kiện của người học chứ không phải
áp đặt một khuôn mẫu nhất định cho tất cả.
Yếu tố này rất phù hợp với nguyên lý của
phương thức đào tạo theo tín chỉ. Do đó có
thể vận dụng DHTĐH vào những hoạt động
của giảng viên như: giảng dạy chuyên môn,
tư vấn học tập, hướng dẫn thực hiện khóa
luận hay nghiên cứu khoa học. v.v Trong
hoạt động CVHT, để có thể tư vấn cho sinh
viên xây dựng kế hoạch học tập phù hợp
với cá nhân sinh viên và phù hợp với mục
tiêu của chương trình đào tạo, giảng viên
CVHT phải nắm vững chương trình đào
tạo, có kinh nghiệm giảng dạy trong học
chế tín chỉ, nắm vững các quy chế, quy
định của nhà trường. Giảng viên CVHT
cần hoạt động tích cực, năng động, gần gũi
với sinh viên để nắm bắt được nhu cầu,
điều kiện, năng lực thực tế của sinh viên.
Từ đó mới có thể tư vấn cho sinh viên
những quyết định học tập hợp lý, góp phần
nâng cao hiệu quả đào tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào
tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Đại học Sài Gòn (2009), Quy định Cố vấn học
tập (Ban hành kèm theo Quyết định số
1799/QĐ-ĐHSG-ĐT ngày 01/09/2009 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn).
3. Lâm Quang Thiệp (05/2010), Về phương
pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập
trong hệ thống tín chỉ, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học toàn quốc: “Đổi mới phương pháp giảng
dạy đại học theo hệ thống tín chỉ”, Chuyên
san của Tạp chí Đại học Sài Gòn, tr.8 – 13.
4. Guglielmino L.M., Long H.B., Hiemstra R.,
(2004), “Historical Perspectives Series: Self-
Direction in Learning in the United States”,
International Journal of Self-directed
Learning, 1(1), (p.1).
Ngày nhận bài: 20/7/2015 Biên tập xong: 05/11/2015 Duyệt đăng: 10/11/2015