Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra

. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về thanh tra và pháp luật về thanh tra ở VN và một số nước trên thế giới để làm cơ sở phương pháp luận cho học viên tiếp tục nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra trong các lĩnh v ực QLNN cũng như xu hướng phát triển của nó trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập ở VN Yêu cầu: Kết thúc môn h ọc, người học phải: - Về kiến thức: n ắm vững được những tri thức khoa học về: - Về kỹ năng: người h ọc có được các kỹ năng: + Phân tích, đánh giá, nhận diện bản chất và những mối liên hệ cơ bản của thanh tra trong ho ạt động tổ chức quyền lực NN ở VN

pdf186 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng lý luận và pháp luật về thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẬP BÀI GIẢNG LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHỦ BIÊN: PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN TS. PHAN THỊ THANH THỦY THS. NGUYỄN THỊ ANH THƯ THS. ĐINH VĂN MINH THS. BÙI THỊ HUỆ THS. BÙI THỊ THANH THÚY GV. NGUYỄN THỊ THỤC HÀ NỘI, 02/2011 2 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO CỬ NHÂN HÀNH CHÍNH (HỆ CHÍNH QUY VÀ HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: Cung cấp cho người học những kiến thức lý luận về thanh tra và pháp luật về thanh tra ở VN và một số nước trên thế giới để làm cơ sở phương pháp luận cho học viên tiếp tục nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra trong các lĩnh vực QLNN cũng như xu hướng phát triển của nó trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập ở VN Yêu cầu: Kết thúc môn học, người học phải: - Về kiến thức: nắm vững được những tri thức khoa học về: - Về kỹ năng: người học có được các kỹ năng: + Phân tích, đánh giá, nhận diện bản chất và những mối liên hệ cơ bản của thanh tra trong hoạt động tổ chức quyền lực NN ở VN; + Giải quyết những vấn đề có tính lý luận ở tầm vĩ mô về phân công, phân cấp trong việc thực hiện quyền lực NN giữa các cơ quan trong BMNN các cấp trong đó có HTTTNN; + Vận dụng các kiến thức đã học để làm rõ chức năng, vai trò và xu hướng phát triển của thanh tra trong điều kiện hiện nay. - Về thái độ, tư tưởng: người học có + Thái độ, tư tưởng, quan điểm duy vật biện chứng về thanh tra và cách thức tổ chức và hoạt động đặc thù của ngành thanh tra trong BMNN ở VN. + Nâng cao ý thức pháp luật của người học; + Chủ động nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của thanh tra trong QLHCNN trên các lĩnh vực của ĐSXH. B. THỜI LƯỢNG 1. Tổng thời gian: 3 đvht (45 tiết) 2. Thời gian thuyết trình lý thuyết: 35 tiết 3 3. Thời gian thảo luận, làm bài tập tình huống (nếu có), làm việc nhóm trên lớp có sự hướng dẫn của giảng viên: 9 tiết 4. Thời gian kiểm tra học trình: 1 tiết C. PHÂN BỔ THỜI GIAN Chương 1 NHƯNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA Chương 3 HỆ THỐNG THANH TRA VIỆT NAM Chương 4 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT THANH TRA Chương 5 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra. Chủ nhiệm đề tài: Quách Lê Thanh, Tổng Thanh tra Chính phủ, Hà Nội tháng 5/ 2006 ; 2. Mô hình tổ chức cơ quan thanh tra qua các thời kỳ (trích từ cuốn 60 năm thanh tra Việt Nam – con số và sự kiện, tạp chí Thanh tra, Hà Nội 2005; 3. Báo cáo tổng quan: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của các nước trên thế giới. Chủ nhiệm: Trần Đức Lượng; chủ biên: Nguyễn Văn Kim, Hà Nội tháng 10/ 2001. 4. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2004: PGS.TS Bùi Xuân Đức, tạp chí Quản lý Nhà nước (72 VB) 6. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng XHCN: Tạp chí thông tin khoa học thanh tra và chống tham nhũng. 4 7. “Lịch sử và truyền thống ngành thanh tra Việt Nam”: Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu. Đề tài khoa học cấp bộ ; chủ nhiệm: TS. Vũ Phạm Quyết Thắng - Hà Nội Tháng 12/2005. 8. Luật Thanh tra 2004, 2010 và các văn bản hướng dẫn 9. Luật Phòng, chống tham nhũng 10. Luật Khiếu nại, tố cáo 11. Một số tài liệu khác do giảng viên cung cấp 5 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA 1 Khái niệm và đặc điểm của thanh tra a Khái niệm b Đặc điểm của thanh tra 2 Vai trò và ý nghĩa của công tác thanh tra a Vai trò của thanh tra b Ý nghĩa của thanh tra 3 Hình thức và phương pháp thanh tra a Hình thức thanh tra b Phương pháp thanh tra 4 Công cụ thanh tra a Văn bản pháp luật b Kế hoạch thanh tra c Hồ sơ, tài liệu về vụ việc d Biên bản, mẫu văn bản trong quá trình thực hiện thanh tra 5 Mối quan hệ và sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát II HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra 2 Các giai đoạn trong hoạt động thanh tra a Chuẩn bị thanh tra b Tổ chức thực hiện thanh tra c Kết thúc thanh tra III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1 Mục đích và yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra a Mục đích đánh giá kết quả hoạt động thanh tra b Yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra 2 Căn cứ đánh giá kết quả hoạt động thanh tra a Mục đích của hoạt động thanh tra b Yêu cầu của hoạt động thanh tra c Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra 6 d Thời hạn của hoạt động thanh tra đ Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra e Quy định của pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra 3 Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra a Về ưu điểm, nhược điểm b Về chất lượng c Về hiệu quả d Về tác động IV SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1 Cơ sở pháp lý cho việc tham gia của các tổ chức xã hội, phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động thanh tra 2 Phương pháp, hình thức huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động thanh tra 3 Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với các các cơ quan truyền thông trong quá trình thực hiện công tác thanh tra CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔN G TÁC THANH TRA I NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra a Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác thanh tra b Mục đích của công tác thanh tra 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân a Tư tưởng Hồ Chí Minh về người khiếu nại và việc khiếu nại b Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo c Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý nghĩa, vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu. a Tư tưởng Hồ Chủ tịch về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu b Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chỉ đạo công tác phòng, chống tham ô, lãng phí 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu cầu đối với cán bộ thanh tra a Cán bộ thanh tra phải có năng lực, kinh nghiệm và uy tín 7 b Cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải gương mẫu c Cán bộ thanh tra phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn II HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ THANH TRA VIÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1 Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra 2 Học tập, vận dụng các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu 4 Học tập, vận dụng các yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG THANH TRA VIỆT NAM I HỆ THỐNG CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC 1 Khái niệm và đặc điểm a Khái niệm b Đặc điểm 2 Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước 3 Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước a Thanh tra Chính phủ b Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ ( gọi chung là Thanh tra Bộ) c Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) d Thanh tra sở đ Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là thanh tra huyện) 8 II CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH 1 Khái niệm 2 Tổ chức và hoạt động III THANH TRA NHÂN DÂN 1 Khái niệm 2 Nhiệm vụ, quyền hạn a Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân b Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân 3 Tổ chức và hoạt động a Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn b Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước IV THANH TRA VIÊN 1 Khái niệm 2 Tiêu chuẩn của thanh tra viên a Tiêu chuẩn chung của thanh tra viên b Tiêu chuẩn cụ thể của từng ngành thanh tra 3 Trách nhiệm của thanh tra viên 4 Đạo đức thanh tra a Khái niệm và đặc điểm b Vai trò của đạo đức thanh tra c Tiêu chuẩn đạo đức thanh tra viên CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT THANH TRA Ở VIỆT NAM I SƠ LƯỢC VỀ PHÁP LUẬT THANH TRA Ở VIỆT NAM TRƯỚC 1945 II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT THANH TRA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 9 1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 a Giai đoạn từ 1945 đến 1954 b. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 2 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1989 3 Giai đoạn từ 1990 đến 2003 4 Giai đoạn từ 2004 đến nay a Luật Thanh tra 2004 b Luật Thanh tra 2010 Chương 5 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1 Thanh tra Quốc hội trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước 2 Thanh tra, giám sát hành chính a Về cơ cấu tổ chức b Về chức năng, nhiệm vụ c Quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính d Về hoạt động của cơ quan Thanh tra và giám sát hành chính 3 Thanh tra chuyên ngành a Về tổ chức của Thanh tra chuyên ngành b Chức năng, nhiệm vụ c Quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành d Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành II HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1 Hoạt động của Thanh tra Thụy Điển 10 a Cơ quan thanh tra Thụy Điển b Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Quốc hội 2 Hoạt động của Thanh tra Đan Mạch a Cơ quan Thanh tra Quốc hội b Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Quốc hội 3 Hoạt động của Thanh tra Trung Quốc a Cơ quan giám sát và giám sát viên b Về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan giám sát hành chính c Quyền hạn của cơ quan giám sát 4 Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Hàn Quốc (BAI): a Cơ quan thanh tra của Hàn Quốc b Phạm vi và nhiệm vụ hoạt động của Thanh tra Hàn quốc 5 Tổ chức và hoạt động của thanh tra Philippin a Về tổ chức cơ quan Thanh tra Philippin b Về thẩm quyền thanh tra của cơ quan Thanh tra 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA 1. Khái niệm và đặc điểm của thanh tra a. Khái niệm Theo tiếng Latinh, thanh tra có nghĩa là "nhìn vào bên trong", chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định; Theo Từ điển tiếng Việt, "Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp"; Theo Từ điển pháp luật Anh- Việt, thanh tra là "sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra"; Theo Từ điển Luật học, thanh tra "là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định". Với những nghĩa trên đây, thanh tra bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với qui định. Ngoài ra, thanh tra còn được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra do cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. 12 Bộ máy tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của thanh tra nhà nước sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương 3. b. Đặc điểm của thanh tra * Tính quyền lực nhà nước Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy - phục tùng - một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước. Quyền lực nhà nước, trên thực tế luôn thuộc về một tổ chức nhất định, không thể có quyền lực nếu không gắn với một tổ chức cụ thể. Nói về quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra. Đối với các quốc gia trên thế giới, chủ thể tiến hành thanh tra luôn là cơ quan nhà nước, dù mô hình tổ chức thanh tra có khác nhau. Vì vậy, thanh tra phải được nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý, bởi theo Lênin, thanh tra mà thiếu quyền lực là thanh tra suông. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra được thể hiện ở những mặt sau đây: - Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra về những vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý; - Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật; - Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hoá ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra; phương thức tiến hành thanh tra; xử lý kết quả thanh tra; trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra cũng như trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực. Hoạt động thanh tra đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ tính quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, có như vậy mới phát huy hiệu quả của thanh tra. * Tính khách quan Bản chất của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công 13 dân. Vì thế, hoạt động thanh tra phải mang tính khách quan. Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra đều dựa trên cơ sở pháp luật và phải tuân theo pháp luật. Pháp luật về nguyên nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền (ý chí nhà nước). Nhà nước đặt ra pháp luật và pháp luật là công cụ để nhà nước thực hiện quản lý xã hội. Theo đó, mọi hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và hoạt động của thanh tra nói riêng đều phải dựa trên cơ sở pháp luật, bởi nếu hoạt động thanh tra mà không dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước. * Tính độc lập tương đối Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách. Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sự phối kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Điều này được thể hiện ở chỗ, các tổ chức thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật qui định. Trên cơ sở kết quả thanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các qui định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình. Tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối bởi vì, hoạt động thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, phải đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, khách quan, lịch sử, cụ thể. Tính độc lập của hoạt động thanh tra cũng khác với tính độc lập trong xét xử của toà án bởi vì: - Thanh tra xem xét mọi việc không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà còn căn cứ vào tính hợp lý; Trong khi đó hoạt động xét xử của toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. - Không phải mọi hoạt động thanh tra đều mang tính tài phán; còn hoạt động của toà án đều mang tính chất tài phán (xét xử). - Trong hoạt động thanh tra, về nguyên tắc, người có quyền quyết định cuối cùng trong việc xử lý kết quả thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Còn trong hoạt động xét xử, người có thẩm quyền quyết định cuối cùng là Hội đồng xét xử. * Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước 14 Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý. Hơn nữa, với tư cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Về vấn đề này, Lênin đã viết: "Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai". Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (thể hiện ở việc xác định đường lối, chủ trương, qui định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra; sử dụng các kết quả, thông tin từ phía các cơ quan thanh tra). Hơn nữa, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh thanh tra chỉ là phương tiện, công cụ để quản lý nhà nước. Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Nhờ có thanh tra mà mục đích của quản lý được đảm bảo. Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra. Hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước. 2. Vai trò và ý nghĩa của công tác thanh tra a. Vai trò của thanh tra Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuối cùng trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Qua thanh tra để có các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có thanh tra. Quản lý nhà nước mà không có thanh tra sẽ dẫn tới quan liêu và xa rời thực tiễn. Thanh tra làm cho chu trình quản lý nhà nước được khép kín, các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc xem xét, đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đối tượng bị quản lý, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể. Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứ hoạt động quản lý của Nhà nước nào. Để thực 15 hiện đ
Tài liệu liên quan