Tập bài giảng môn “lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin” chuyên ngành Triết Học

I. Đối tượng 1. Phạm trù, bản chất, tính chất, đặc điểm và sự phân kỳ chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1. Phạm trù “Chủ nghĩa Mác”, “chủ nghĩa Lênin”, “chủ nghĩa Mác-Lênin” Bản thân C.Mác (1818-1883) chưa nêu một định nghĩa nào về chủ nghĩa của mình. Sau khi C.Mác mất, Ph. Ăngghen (1820-1895) đề xuất chủ nghĩa Mác chỉ nên mang tên người sáng lập ra nó. Khoảng năm 1913, V.I.Lênin (1870-1924) định nghĩa: “chủ nghĩa C.Mác là hệ thống các quan điểm về học thuyết của Mác” . Cũng như C.Mác, bản thân V.I.Lênin chưa nêu một định nghĩa nào về chủ nghĩa của mình. Thuật ngữ “chủ nghĩa Lênin” trước tiên được các nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng ngay sau khi Lênin qua đời. Người đầu tiên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa V.I.Lênin” có lẽ là G.E. Dinôviep (1883-1936), mặc dù người đầu tiên bàn về tư tưởng của Lênin là L.Đ.Tơrốtxki (1879-1940). Người đánh giá chủ nghĩa V.I.Lênin sâu sắc là N.I.Bukharin (1888-1938), và đúng hơn cả là J.V. Xtalin (1879 - 1953). Trong tác phẩm Về những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Xtalin quan niệm: “Chủ nghĩa V.I.Lênin là chủ nghĩa C.Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản. Nói cho đúng hơn: chủ nghĩa V.I.Lênin là lý luận và sách lược về cách mạng vô sản nói chung, lý luận và sách lược chuyên chính vô sản nói riêng” .

doc283 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng môn “lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin” chuyên ngành Triết Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI KHOA TRIẾT PGS,TS NGUYỄN THANH TUẤN (Chủ biên) TẬP BÀI GIẢNG MÔN “LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC Hà Nội - 2011 Tập thể tác giả PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn, NCS Th.S Hoàng Văn Thắng (Bài 1) NCS, Th.S Hoàng Văn Thắng (Bài 2) PGS,TS Dương Văn Thịnh (Bài 3) NCS, Th.S Phan Hoàng Mai, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 4) TS Ngô Thị Phượng, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 5) PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 6 và 8) NCS, Th.S Trịnh Minh Thái, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 7) MỤC LỤC Trang Bài một: Đối tượng, phương pháp, chức năng nghiên cứu môn Lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin 4 Bài hai: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng 34 Bài ba: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học thuyết về chủ nghĩa duy vật lịch sử 66 Bài bốn: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học thuyết về kinh tế chính trị học dưới góc độ triết học 103 Bài năm: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học 141 Bài sáu: Khái quát quá trình đấu tranh với các trào lưu tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin 178 Bài bảy: Khái quát quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên thế giới 205 Bài tám: Khái quát quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam 243 - Nội dung ôn tập và thảo luận chung của môn 281 - Tài liệu tham khảo chính 282 BÀI MỘT ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. Đối tượng 1. Phạm trù, bản chất, tính chất, đặc điểm và sự phân kỳ chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1. Phạm trù “Chủ nghĩa Mác”, “chủ nghĩa Lênin”, “chủ nghĩa Mác-Lênin” Bản thân C.Mác (1818-1883) chưa nêu một định nghĩa nào về chủ nghĩa của mình. Sau khi C.Mác mất, Ph. Ăngghen (1820-1895) đề xuất chủ nghĩa Mác chỉ nên mang tên người sáng lập ra nó. Khoảng năm 1913, V.I.Lênin (1870-1924) định nghĩa: “chủ nghĩa C.Mác là hệ thống các quan điểm về học thuyết của Mác” V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.26, tr.59. . Cũng như C.Mác, bản thân V.I.Lênin chưa nêu một định nghĩa nào về chủ nghĩa của mình. Thuật ngữ “chủ nghĩa Lênin” trước tiên được các nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng ngay sau khi Lênin qua đời. Người đầu tiên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa V.I.Lênin” có lẽ là G.E. Dinôviep (1883-1936), mặc dù người đầu tiên bàn về tư tưởng của Lênin là L.Đ.Tơrốtxki (1879-1940). Người đánh giá chủ nghĩa V.I.Lênin sâu sắc là N.I.Bukharin (1888-1938), và đúng hơn cả là J.V. Xtalin (1879 - 1953). Trong tác phẩm Về những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Xtalin quan niệm: “Chủ nghĩa V.I.Lênin là chủ nghĩa C.Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản. Nói cho đúng hơn: chủ nghĩa V.I.Lênin là lý luận và sách lược về cách mạng vô sản nói chung, lý luận và sách lược chuyên chính vô sản nói riêng” J.V. Xtalin: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1969, t.6, tr.85. . Từ 1938, với việc xuất bản và phát hành rộng rãi cuốn Giáo trình sơ lược lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô (B) do Xtalin chủ biên, phạm trù chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng phổ biến trên thế giới, trước hết trong các đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Có nhiều cách định nghĩa về chủ nghĩa Mác - Lênin: - Từ giác độ phương pháp luận có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xây dựng nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. - Từ giác độ nội dung có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết của C.Mác, Ph.Ănggen và V.I.Lênin trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và cải biến xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Từ giác độ phát triển có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph.Ănggen, V.I.Lênin sáng lập và được nhiều người, nhiều đảng cộng sản và công nhân thuộc các quốc gia khác nhau, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau kế thừa, phát triển hết sức phong phú trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và cải biến xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa trên phạm vi dân tộc và quốc tế. - Từ giác độ hệ tư tưởng có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xây dựng; là hệ thống, quan điểm, học thuyết phổ biến về mọi sự phát triển trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy; là hệ thống quan điểm, học thuyết về những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản và quá trình chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi dân tộc và quốc tế. 1.2. Bản chất, tính chất và đặc điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Để xác định bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, trước tiên có thể hiểu: “Bản chất là tổng hợp tất cả các mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó ”, 2 Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp, Lê Hữu Tầng: Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987, tr.461 và 33. . Ngoài ra còn thuật ngữ “ tính chất ”: “là toàn bộ những đặc điểm vốn có của sự vật phụ thuộc vào cơ cấu bên trong và những mối liên hệ bên ngoài của sự vật ”2. Như vậy, không được đồng nhất tính chất với bản chất. Bản chất không phải là một cái gì trừu tượng, mà phải được thể hiện thông qua một số tính chất (thuộc tính) căn cốt. Từ những lập luận trên đây có thể quan niệm: Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin là tổng hòa tất cả các mặt, các mối liên hệ tất yếu bên trong quy định sự vận động và phát triển của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ra bằng những thuộc tính cơ bản; nhờ đó có thể phân biệt nó với các trào lưu tư tưởng- lý luận khác. Hiện nay bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ở hai thuộc tính khoa học và cách mạng - là xuất phát từ V.I.Lênin. Còn C.Mác, trong lời bạt viết cho quyển thứ nhất Bộ Tư bản, đã viết rằng, học thuyết của ông, “về căn bản là có tính phê phán và cách mạng”1 C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.36. . Tính phê phán về sau được V.I.Lênin giải thích là tính khoa học. Xét toàn diện, bản chất của chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ thể hiện ở hai tính chất căn cốt: phê phán (khoa học) và cách mạng, mà còn thể hiện ở tính nhân văn, giai cấp công nhân, và thực tiễn. Chủ nghĩa Mác- Lênin xuất phát từ con người hiện thực và hướng đến con người phát triển tự do, toàn diện, tức là xuất phát từ chủ nghĩa nhân văn; chính vì thế nó tập trung xuất phát vào giai cấp công nhân với tư cách là “lực lượng sản xuất quan trọng nhất” (V.I.Lênin) và là lực lượng cách mạng nhất nhằm không chỉ giải thích, mà quan trọng là cải biến thế giới, tức là hướng vào hoạt động thực tiễn. Tính phê phán tất nhiên diễn ra trên cơ sở khoa học, thực tiễn và nhắm vào thực tiễn đồng thời không xa lạ với thuộc tính nhân văn. Tính cách mạng, là công khai xác nhận nhiệm vụ phê phán để vạch trần tất cả các mâu thuẫn xã hội và tất cả các hình thức áp bức, bóc lột con người, trên lập trường giai cấp công nhân; là quan sát các diễn biến, chứng minh tính chất tạm thời của chúng và tính tất yếu của sự chuyển biến sang một hình thức khác bằng con đường phủ định và xây dựng. Cho nên, từ hai tính chất phê phán một cách khoa học và tính cách mạng có thể mở rộng thành các tính chất nhân văn, giai cấp công nhân, phê phán - khoa học, cách mạng và thực tiễn trong bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tổng hòa năm thuộc tính nhân văn, giai cấp công nhân, khoa học - phê phán, cách mạng và thực tiễn thông qua thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng thì tạo thành bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa C.Mác, chủ nghĩa Mác – Lênin, tính từ giữa thập niên 1840, vận động, phát triển cho đến nay đã hơn 160 năm với 3 giai đoạn ( 1840 - 1890; từ đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 1980; từ đầu thập niên 1990 đến nay ). Qua ba giai đoạn phát triển đó, nổi lên 4 đặc điểm sau đây của nó: - Là cuộc vận động, phát triển biện chứng giữa hệ thống lý luận và hoạt động thực tiễn giải thích – cải biến thực tế xã hội, nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng. - Vận động, phát triển thông qua phê phán và đấu tranh với các trào lưu tư tưởng - lý luận phi macxit. - Vận động, phát triển thông qua sự đa dạng có tính toàn cầu với nhiều trào lưu macxit khác nhau ở phương Tây và phương Đông. - Vận động, phát triển thông qua việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và phương pháp trong mỗi thời kỳ lịch sử. 1.3. Sự phân kỳ các giai đoạn hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác-Lênin Lênin, trong công trình Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác, xuất bản năm 1913, đã phân kỳ chủ nghĩa C.Mác thành 3 thời kỳ: - Thời kỳ thứ nhất: từ cách mạng năm 1848 đến Công xã Pari (1871). Theo Lênin, ở thời kỳ này, về cơ bản quan điểm, học thuyết của C.Mác không chiếm được địa vị thống trị. Nó chỉ là một trong rất nhiều phái hay trào lưu khác của chủ nghĩa xã hội. Những hình thức xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị là những hình thức về cơ bản giống chủ nghĩa dân túy ở nước Nga. Cách mạng năm 1848 đã giáng một đòn chí mạng vào tất cả những hình thức ầm ĩ, sặc sỡ và ồn ào đó của chủ nghĩa xã hội trước C.Mác. Đến cuối thời kỳ này, “chủ nghĩa xã hội trước C.Mác không còn nữa” V.I. Lênin: Toàn tập, sđd, t.23, tr.2. . - Thời kỳ thứ hai: từ Công xã Pari (1871) đến cách mạng Nga (1905). Trong phong trào công nhân Tây Âu thời kỳ này, quan điểm, học thuyết C.Mác đã thu được thắng lợi hoàn toàn và đang phát triển về bề rộng. Thắng lợi của chủ nghĩa C.Mác về mặt lý luận buộc kẻ thù của nó phải hóa trang thành những người mácxít. Biện chứng của lịch sử là như thế. Chủ nghĩa tự do tư sản bên trong đã thối nát, tìm cách sống lại dưới hình thức cơ hội xã hội chủ nghĩa V.I. Lênin: Toàn tập, sđd, t.23, tr.3. . - Thời kỳ thứ ba: từ cách mạng Nga (1905) đến khi V.I.Lênin viết tác phẩm Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác (1913); và theo V.I.Lênin (vào đầu năm 1913) thời kỳ này còn đang tiếp diễn. Sau này, vào thập niên 1920, các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô, như Dinôviep, Bukharin, khi phân tích, đánh giá về chủ nghĩa Lênin, mặc dù có sự khác nhau nhất định nhưng đều phân kỳ chủ nghĩa C.Mác thành ba giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất: từ thập niên 1840 đến thập niên 1890; do C.Mác và Ph.Ăngghen xác lập và xây dựng một cách hệ thống. - Giai đoạn thứ hai: từ thập niên 1890 đến 1914; chủ nghĩa C.Mác bị những lãnh tụ cơ hội của Quốc tế II xét lại hoặc giải thích theo kiểu cơ hội chủ nghĩa và chiết trung. - Giai đoạn thứ ba: từ khoảng 1915 trở đi; đây là giai đoạn chủ nghĩa Lênin, và từ đầu thập niên 1930 được xác định là chủ nghĩa Mác - Lênin. Gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, đã phân kỳ chủ nghĩa Mác thành 4 thời kỳ Xem Lịch sử chủ nghĩa Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, t.1, tr.52-58. : - Thời kỳ từ những năm 1840 đến cuối thế kỷ XIX: hình thành chủ nghĩa C.Mác. - Thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Mười Nga: thai nghén và chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại. - Thời kỳ từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến giữa thập kỷ 1950: sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trước tiên ở Nga, tiếp theo là một loạt các nước Đông Âu và châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc. - Thời kỳ từ giữa thập niên 1950 đến nay: xuất hiện làn sóng cải cách trong các nước xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa Mác - Lênin phải trăn trở tư duy sau sự phê phán tệ sùng bái cá nhân Xtalin; sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu và chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào. Việc phân kỳ lịch sử chủ nghĩa C.Mác của các học giả Trung Quốc, dĩ nhiên là dựa vào thành tựu phân kỳ lịch sử chủ nghĩa C.Mác của các nhà mácxít thế giới, đặc biệt quan điểm phân kỳ của V.I.Lênin. Nhưng theo chúng tôi, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thập niên 1980 thực sự có nhiều điểm chung, để có thể gắn kết ba thời kỳ (từ cuối thế kỷ XIX - Cách mạng Tháng Mười; Cách mạng Tháng Mười - giữa thập kỷ 1950; giữa thập kỷ 1950 đến nay). Các điểm chung đó là: sự thai nghén, hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin, cách mạng xã hội chủ nghĩa, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực với cải tổ và đổ vỡ ở Liên Xô, Đông Âu và cải cách, đổi mới ở Trung Quốc, Việt Nam, v.v... Vì thế có thể gộp 3 thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thập niên 1980 là một thời kỳ. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, đang thực sự mở đầu cho một thời kỳ mới của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện tác động của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa và lũng đoạn toàn cầu. Do đó, sự phân kỳ chủ nghĩa Mác - Lênin có thể được thực hiện như sau: - Thời kỳ thứ nhất: từ những năm 1840 đến những năm 1890; thời kỳ này gồm 2 giai đoạn: từ những năm 1840 đến Công xã Pari (1871); từ Công xã Pari đến những năm 1890. Đây là thời kỳ hình thành, truyền bá chủ nghĩa Mác, phát triển phong trào công nhân với thử nghiệm thiết lập chính quyền công nhân đầu tiên ở Pari (Pháp) vào năm 1871 trong điều kiện tác động chủ yếu của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. - Thời kỳ thứ hai: từ đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 1980; thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến khi V.I.Lênin mất (1924); từ giữa thập niên 1920 đến giữa thập niên 1950, tức là đến Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô (1956); và từ giữa thập niên 1950 đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Đây là thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin; phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó có cách mạng dân chủ - tư sản kiểu mới; xây dựng, phát triển, cải tổ - cải cách mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực trong điều kiện tác động của chủ nghĩa tư bản độc quyền - lũng đoạn nhà nước và quốc tế. - Thời kỳ thứ ba: từ đầu thập niên 1990 đến nay. Sau sự thoái trào vào những năm đầu thập niên 1990, chủ nghĩa C.Mác lại được quan tâm và phát triển. Nhiều đảng cộng sản không sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin; diễn ra sự phát triển đa dạng chủ nghĩa mác, ví dụ dưới hình thức “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác” ở Trung Quốc; xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế; sự hình thành con đường xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở Mỹ latinh; - trong điều kiện tác động của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa và lũng đoạn toàn cầu. Ba thời kỳ phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn thể hiện là một cuộc vận động giải thích - cải biến thế giới trên lập trường duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Từ khi xuất hiện chủ nghĩa C.Mác, và sau đó hình thành chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế giới hiện đại, nhưng vẫn có không ít đảng cộng sản và công nhân chỉ thừa nhận chủ nghĩa C.Mác là nền tảng tư tưởng. 2. Điều kiện cho việc hình thành, phát triển chủ nghĩa C.Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin 2.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nay 2.1.1. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp Đánh giá chung: Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, và với sự tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp, sức sản xuất được tạo nên đã lớn hơn và nhiều hơn sức sản xuất của tất cả các thời đại trước gộp lại; từ đó mở rộng thế lực của tư bản ra toàn thế giới. Khác với các thời cổ đại và trung đại, dưới chủ nghĩa tư bản, không phải các yếu tố tinh thần - tôn giáo, mà yếu tố vật chất mới ngày càng thể hiện rõ nét và đầy đủ tác động chi phối đối với đời sống xã hội. Đồng thời mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trong hình thái xã hội ngày càng rõ rệt, đặc biệt mối quan hệ tương hỗ giữa các lợi ích vật chất bộc lộ ra ngày càng đầy đủ. Thực tế này tạo điều kiện phân tích, khái quát một cách khoa học cơ sở vật chất của các hình thái xã hội và động lực phát triển của chúng. Thực tiễn phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp thông tin-tri thức hiện đại, đã bóc trần tính hoang đường của chủ nghĩa duy tâm, tính trực quan máy móc của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Một là, về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Ba yếu tố thúc đẩy chuyển từ công trường thủ công sang nền đại công nghiệp cơ khí: a) Sự hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu từ thế kỷ XVI-XVIII. b) Phát kiến địa lý lớn từ cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI; từ đó tạo nên nhu cầu buôn bán và thúc đẩy hình thành thị trường thế giới. c) Nhà nước tư bản “quét sạch” chướng ngại của xã hội phong kiến để thiết lập thể chế nhà nước pháp quyền. - Tiến trình: bắt đầu ở Anh từ những năm 60 thế kỷ XVIII với việc phát hiện máy hơi nước của J.Wat (1760), máy kéo sợi trong nghề dệt ( 1860 ); xuất hiện công nghiệp chế tạo máy từ đầu thế kỷ XIX . Sau đó cuộc cách mạng này diễn ra ở Pháp từ đầu thế kỷ XIX; ở Đức vào những năm 1830; v.v... - Đặc điểm chủ yếu: + Về lực lượng sản xuất xã hội, sản xuất đại cơ khí thay thế lao động thủ công quy mô nhỏ, phân tán với ba đặc trưng: a) Nền sản xuất được tiến hành thông qua việc đổi mới kỹ thuật. Tức là nó dựa vào tri thức khoa học, chứ không phải dựa vào kinh nghiệm, dựa vào máy cơ khí chứ không phải dựa vào lao động cơ bắp của con người. b) Nền sản xuất được xã hội hóa khá nhanh ở châu Âu, Bắc Mỹ, được biểu hiện ở phân công và hiệp tác lao động, tập trung và tích tụ sản xuất; từ đó sáp nhập nhiều thị trường địa phương nhỏ hẹp, phân tán thành thị trườn thống nhất tại một số quốc gia tiên tiến; hình thành một số trung tâm công nghiệp và đô thị lớn. Con người có thể phát huy tới mức cao năng lực nhận thức và cải biến thế giới. c) Chế độ công xưởng với đặc trưng hệ thống cơ khí, chế độ tư hữu, lao động làm thuê và cạnh tranh tự do, đã giành được địa vị thống trị. + Về quan hệ sản xuất, làm tiêu tan các quan hệ đẳng cấp, thiêng liêng, trì trệ; con người rốt cuộc đều buộc phải nhìn nhận những điều kiện sinh hoạt và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo. Sự thay đổi nhanh chóng trong quan hệ xã hội đã đem lại cơ sở khách quan cho việc phê phán quan niệm duy tâm siêu hình; từ đó hình thành quan điểm phát triển biện chứng duy vật. Hai là, về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai - Các yếu tố thúc đẩy chuyển từ nền đại công nghiệp cơ khí sang nền kinh tế tri thức: a) Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thúc đẩy thông tin, tri thức trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt. b) Khu vực kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng ngang bằng và ngày càng cao hơn khu vực sản xuất công nghiệp. c) Các quá trình toàn cầu hóa, trước tiên trong sản xuất kinh tế, diễn ra ngày càng mạnh và sâu. -Tiến trình: Bắt đầu từ Mỹ với việc chế tạo máy tính điện tử đầu tiên vào cuối những năm 1940 và phát minh internet vào những năm 1970. - Đặc điểm chủ yếu: + Về lực lượng sản xuất xã hội, hình thành các tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp quốc, G8, G20, EU, ASEAN, IMF, WB,...), kể cả một số hình thức sở hữu quốc tế, như đồng EURO, các công ty xuyên quốc gia,...Thông tin tri thức trở thành dạng tư liệu sản xuất đặc biệt rất khó bị hạn chế bởi biên giới quốc gia; và nổi lên vai trò ngày càng lớn của các sản phẩm phi vật thể trong quá trình “ba hóa” - số hóa, tin hóa, mạng hóa. Nền sản xuất trước đây chỉ gồm hai nhánh: sản xuất tư liệu sản xuất, và tư liệu tiêu dùng; còn ngày nay thêm nhánh thứ ba là tái sản xuất các chủ thể lao động chất xám, nhánh này ngày càng giữ vai trò động lực cho cả nền sản xuất xã hội. Sự chuyển biến từ quốc tế hóa trong lĩnh vực trao đổi sang quốc tế hóa sản xuất. Rất nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu mà các linh kiện, bộ phận hợp thành của nó được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trước khi được lắp ráp tổng thành tại một quốc gia và được tiêu thụ trên thị trường thế giới. + Về quan hệ sản xuất: tầng lớp công nhân (làm công ăn lương) có tri thức, tức “công nhân tri thức” (Ph.Ăngghen, 1893), hay tầng lớp t