Đã có nhiều chuyên khảo đồ sộ, sâu sắc về tín ngưỡng Thành Hoàng làng Việt như của Nguyễn Văn Khoan (1930), Nguyễn Văn Huyên (1996), Nguyễn Duy Hinh (1996), Trịnh Cao Tưởng (2005)., nhưng nói chung, đa phần tập trung nghiên cứu ở vùng châu thổ Bắc bộ. Điều đáng chú ý ở đây là trong một xã hội “đất chật người đông” dễ thường có nguy cơ nổ ra mâu thuẩn gay gắt bất cứ lúc nào, ngôi đình với tín ngưỡng Thành Hoàng nổi trội đã trở thành một định chế quan trọng bậc nhất trong đời sống làng xã, trên mọi phương diện, cả hành chính lẫn tâm linh, hội hè., như một nhận định nhấn mạnh tới khía cạnh này:
Những trung tâm bất di bất dịch và cũng sinh động nhất của tình đoàn kết làng xã là cái đình. Mỗi làng có một cái đình là trung tâm sinh hoạt tập thể của cộng đồng, và là nơi đặt bàn thờ vị thần che chở cho làng. Chính đấy là nơi tổ chức các cuộc hội họp của chức dịch, giải quyết các vấn đề hành chính hay tư pháp trong làng. Chính đấy là nơi diễn ra các cuộc tế lễ, là nơi, tóm lại, thực hiện mọi hành động tạo thành đời sống của xã hội Việt Nam. Thành Hoàng tiêu biểu rõ rệt cho tổng số các kỷ niệm chung, các nguyện vọng chung. Thành Hoàng là hiện thân của quy tắc, tục lệ, đạo đức và đồng thời, sự thưởng phạt. Chính Thành Hoàng trừng trị hay ban thưởng tuỳ theo người ta vi phạm hay chấp hành các luật của thần. Rút cục, Thành Hoàng tiêu biểu cho uy quyền cao siêu có nguồn gốc, có sức mạnh ở chính xã hội. Hơn nữa, Thành Hoàng là sợi dây liên kết tất cả mọi người trong cộng đồng. Thần làm cho họ thành một khối, một thứ nhân cách đạo lý mà tất cả các mục đích chủ yếu đều được thấy trong mỗi cá nhân. Vậy ta không được tách rời việc nghiên cứu sự thờ cúng ở làng khỏi việc thờ Thành Hoàng, khỏi cái khung của làng xã Việt Nam. [.] một làng được xây dựng, một hội được thành lập, tức khắc được đặt dưới sự bảo trợ tinh thần của một thần hay của một nhân vật được thần hóa, một biểu tượng đối với người có chữ nghĩa và mối đe dọa đối với kẻ ngu si, để buộc tất cả phải chấp nhận một kỷ luật, một cách cư xử tập thể, phải chấp hành các luật lệ đã được nhất trí ban bố trước mặt vị thần có trách nhiệm để mắt đến việc đó. Như vậy là, để bảo vệ lợi ích của tập thể, người ta tự đặt mình dưới sự bảo trợ của một vị thần đã có thành tích đột xuất do những hành động đạo đức hay một vị thần tính khí thất thường, hoặc độc ác. nhưng các thần đó, vì vai trò linh thiêng và đặc biệt mà dân làng yêu cầu ở họ, đã tiêu biểu cho uy quyền trọng tài và công lý (Nguyễn Văn Huyên, 1996: II: 613-614).
Còn Thành Hoàng làng Việt miền Trung, như ở Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa được xem xét, nhìn nhận một cách thấu đáo, ngoại trừ một số khảo cứu mang tính liệt kê, thông tin tư liệu. Với một tâm thế tìm hiểu về tín ngưỡng Thành Hoàng miền Bắc như vậy, người ta sẽ dễ có cảm giác hụt hẫng khi xem xét vấn đề ở miền Trung bởi sự mờ nhạt đến mức mơ hồ của một đối tượng thờ cúng có bề dày đáng nể trong lịch sử Việt Nam. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành hoàng hay Thổ thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAØNH HOAØNG HAY THOÅ THAÀN ?
(NHÌN TÖØ LAØNG VIEÄT MIEÀN TRUNG)
TRÁÖN ÂÇNH HÀÒNG(*) Phân Viện Nghiên cứu VHTT tại Huế.
1. Đặt vấn đề
Đã có nhiều chuyên khảo đồ sộ, sâu sắc về tín ngưỡng Thành Hoàng làng Việt như của Nguyễn Văn Khoan (1930), Nguyễn Văn Huyên (1996), Nguyễn Duy Hinh (1996), Trịnh Cao Tưởng (2005)..., nhưng nói chung, đa phần tập trung nghiên cứu ở vùng châu thổ Bắc bộ. Điều đáng chú ý ở đây là trong một xã hội “đất chật người đông” dễ thường có nguy cơ nổ ra mâu thuẩn gay gắt bất cứ lúc nào, ngôi đình với tín ngưỡng Thành Hoàng nổi trội đã trở thành một định chế quan trọng bậc nhất trong đời sống làng xã, trên mọi phương diện, cả hành chính lẫn tâm linh, hội hè..., như một nhận định nhấn mạnh tới khía cạnh này:
Những trung tâm bất di bất dịch và cũng sinh động nhất của tình đoàn kết làng xã là cái đình. Mỗi làng có một cái đình là trung tâm sinh hoạt tập thể của cộng đồng, và là nơi đặt bàn thờ vị thần che chở cho làng. Chính đấy là nơi tổ chức các cuộc hội họp của chức dịch, giải quyết các vấn đề hành chính hay tư pháp trong làng. Chính đấy là nơi diễn ra các cuộc tế lễ, là nơi, tóm lại, thực hiện mọi hành động tạo thành đời sống của xã hội Việt Nam. Thành Hoàng tiêu biểu rõ rệt cho tổng số các kỷ niệm chung, các nguyện vọng chung. Thành Hoàng là hiện thân của quy tắc, tục lệ, đạo đức và đồng thời, sự thưởng phạt. Chính Thành Hoàng trừng trị hay ban thưởng tuỳ theo người ta vi phạm hay chấp hành các luật của thần. Rút cục, Thành Hoàng tiêu biểu cho uy quyền cao siêu có nguồn gốc, có sức mạnh ở chính xã hội. Hơn nữa, Thành Hoàng là sợi dây liên kết tất cả mọi người trong cộng đồng. Thần làm cho họ thành một khối, một thứ nhân cách đạo lý mà tất cả các mục đích chủ yếu đều được thấy trong mỗi cá nhân. Vậy ta không được tách rời việc nghiên cứu sự thờ cúng ở làng khỏi việc thờ Thành Hoàng, khỏi cái khung của làng xã Việt Nam. [...] một làng được xây dựng, một hội được thành lập, tức khắc được đặt dưới sự bảo trợ tinh thần của một thần hay của một nhân vật được thần hóa, một biểu tượng đối với người có chữ nghĩa và mối đe dọa đối với kẻ ngu si, để buộc tất cả phải chấp nhận một kỷ luật, một cách cư xử tập thể, phải chấp hành các luật lệ đã được nhất trí ban bố trước mặt vị thần có trách nhiệm để mắt đến việc đó. Như vậy là, để bảo vệ lợi ích của tập thể, người ta tự đặt mình dưới sự bảo trợ của một vị thần đã có thành tích đột xuất do những hành động đạo đức hay một vị thần tính khí thất thường, hoặc độc ác... nhưng các thần đó, vì vai trò linh thiêng và đặc biệt mà dân làng yêu cầu ở họ, đã tiêu biểu cho uy quyền trọng tài và công lý (Nguyễn Văn Huyên, 1996: II: 613-614).
Còn Thành Hoàng làng Việt miền Trung, như ở Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa được xem xét, nhìn nhận một cách thấu đáo, ngoại trừ một số khảo cứu mang tính liệt kê, thông tin tư liệu. Với một tâm thế tìm hiểu về tín ngưỡng Thành Hoàng miền Bắc như vậy, người ta sẽ dễ có cảm giác hụt hẫng khi xem xét vấn đề ở miền Trung bởi sự mờ nhạt đến mức mơ hồ của một đối tượng thờ cúng có bề dày đáng nể trong lịch sử Việt Nam. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?
2. Thành Hoàng là ai?
Theo các nghiên cứu ở trên thì chân dung Thành Hoàng làng xã Bắc bộ rất phong phú và đa dạng mà trong diễn trình lịch sử phát triển làng xã hàng nghìn năm, dấu ấn mở đất lập làng gắn liền với các bậc khai canh khai khẩn đã trở nên quá xa và dần ổn định mang tính biểu tượng, tích hợp thành tín ngưỡng Thành Hoàng. Đó có thể là những thiên thần (Tản Viên, Phù Đổng), những nhân vật lịch sử có công lớn với nước (Lý Ông Trọng, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo...) và có khi, lại là một người đang sống, một ông quan to, hay một nhân vật có thế lực, đã có công với làng và được dân làng thẳng tay thay thế cho vị Thành Hoàng cũ đã không che chở được cho họ... (Nguyễn Văn Huyên, 1996: II: 614).
Nét riêng trong tìm hiểu vấn đề Thành Hoàng làng Việt miền Trung trong tương quan với vấn đề ở miền Bắc, suy cho cùng, cũng phát xuất từ chính đặc trưng lịch sử - văn hóa của một vùng đất non trẻ trên con đường đi về phương Nam của người Việt. Trong các đối tượng được làng xã thờ tự, thường phổ biến hiện tượng vinh danh một cách trọng thể bằng việc liệt kê chi tiết từng tước hiệu được phong tặng qua các triều đại phong kiến đối với các vị thần linh có hành trạng rõ ràng, gần gũi với đời sống người dân. Nhưng với các vị Thành Hoàng lại là một điều đáng lưu ý: ngoài một số rất ít có danh xưng, tước hiệu rõ ràng, còn lại hầu hết được ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu, qua kết quả điền dã thực tế của chúng tôi từ các nguồn tư liệu văn tế, bài vị, hay sắc phong, là Bổn thổ Thành Hoàng, hay Bổn Cảnh/Xã Thành Hoàng. Đó là “những hình tượng biểu trưng..., chẳng khác mấy một dạng địa thần của từng làng” bởi nó hoàn toàn khác với miền Bắc:
Trong lúc phần lớn làng xã Việt ở đất Bắc do định cư quá lâu dài, thời gian đã làm phai mờ hình ảnh các vị khai canh mà chỉ còn tồn tại khá bền vững thần vị Thành Hoàng. Thành Hoàng ở Đàng Ngoài không ít chân dung đại diện cho thế lực triều đình ở làng xã, thường là nhân vật lịch sử có thực hoặc được huyền thoại hóa; cũng có thể là những người có công với dân làng, hoặc thậm chí là những đối tượng có quyền lực ảnh hưởng đến sự an nguy của cộng đồng (Nguyễn Hữu Thông, 2003b: 27),
Vai trò của các bậc tiền nhân khai canh khai khẩn được đặc biệt ghi nhận trong mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa trên một vùng đất mới, theo chúng tôi, chính là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời của tín ngưỡng Thành Hoàng “rất miền Trung” như vậy, với một “Bổn Cảnh/ Thổ/ Xứ/ Xã Thành Hoàng” đầy tính phiếm xưng, tồn tại phổ biến trong đời sống làng xã. Đi kèm với nó, là sự hiện diện của miếu Thành Hoàng, và đương nhiên, qui mô, tính chất cũng vừa phải, nhường chỗ cho miếu/ tín ngưỡng Khai canh/ Khai khẩn, như một nét đặc trưng.
Trong quá trình phát triển cộng đồng, làng gốc có miếu Khai canh thì không có ở làng ngọn; nhưng với miếu Thành Hoàng thì vẫn có thể có ở cả hai nơi, như ở phe Nhì của Lai Trung và phe Trung của Phong Lai(**) Làng Lai Trung, Phong Lai và Bác Vọng đều thuộc huyện Quảng Điền, TT Huế.
. Từ đó có thể thấy rằng chức năng của Thành Hoàng có nhiều nét tương đồng, tựa một dạng thổ thần vậy.
Miếu Thành Hoàng có qui mô khiêm tốn, tọa lạc trên một vùng “lùm lòi” rậm rạp ở rẻo đất sát truông rú cuối xóm Thủy Nịu - giáp thôn Trằm Ngang (Quảng Điền, TT Huế), hướng ra sông. Hiện nay, đó cũng chỉ như là một am nhỏ được làng xuân thu nhị kỳ cúng tế và được định danh thành vùng Am. Tình trạng đó cũng tương tự như ở nhiều nơi mà chúng tôi có dịp tiếp cận. Một ghi chép đầu thế kỷ XX ghi nhận ở làng Bác Vọng(**): Thành Hoàng, theo cách nghĩ của người dân, là vị thần bảo vệ và mang lại sự thuần mỹ của cộng đồng, sự giàu có của làng, như dân gian thường nói: Dân an vật phú, có nhờ ơn Thành Hoàng phù hộ. Miếu Thành Hoàng được xây nhưng không hề có cột. Làng làm lễ tại đây trong ba ngày đầu năm, rằm tháng giêng và tết Ðoan Ngọ. Người ta dâng cúng một con gà trống, đĩa xôi và bộ áo vàng mã (Chapuis, A.,1932: 392-393).
Khi tìm hiểu văn hóa làng xã, dần dần, chúng tôi nhận thấy có sự gần gũi, liên quan mật thiết giữa những lễ thức, tín ngưỡng tưởng chừng như đơn lẻ, như cúng đất - Thành Hoàng và cô hồn. Câu hỏi đó theo suốt và để giải quyết, chúng tôi mạnh dạn đưa ra giả thiết: Dấu ấn rõ nét trong thế ứng xử của cộng đồng cư dân làng xã đối với cương vực từng có chủ là sự hiện diện của miếu “Bổn Cảnh /Thổ/ Xứ/ Xã Thành Hoàng”, tương tự như một phần ý nghĩa của Cô đàn, trong vai trò vị thần bảo bọc ngôi làng. Chính vì chỉ mang chất duy danh, nên đối tượng này thường mơ hồ về hành trạng, công đức và do vậy, cũng khó có thể xác định, phân biệt được tính chất, là thiên thần, nhiên thần hay nhân thần, mà ở khía cạnh khác của tín ngưỡng Thành Hoàng, có thể dễ dàng nhận thấy.
Qua sắc phong, bài vị hay văn tế, thật khó có thể xác định được tính chất thần vị của Bổn thổ Thành hoàng. Có khi ở gian giữa của đình, lại được thiết trí song song hai bài vị, một cho Thành Hoàng và một cho các bậc Tiên Hiền: trường hợp đình làng Phú Xuân ở Huế và điều đáng lưu ý là danh xưng đậm tính phiếm chỉ, tôn xưng: Hoàng Thái Sơ Khai Tịch Bổn Thổ Lý Xã Thành Hoàng Thánh Đức Thần Công, phong tặng Dực Bảo Trung Hưng tôn thần vị (Lê Nguyễn Lưu, 2006: II: 340). Thành Hoàng làng Niêm Phò (Quảng Điền, TT Huế) theo sắc phong 18/3/Khải Định 2 là Bổn Thổ Đương Cảnh Thành Hoàng, trước phong Đôn Ngưng Dực bảo trung hưng tôn thần, tức là Thổ thần, Hạ đẳng. Bổn thổ Thành Hoàng làng Tường Vân (Quảng Trị) từ Hạ đẳng về sau được gia tặng Bảo an Chánh trực Hậu thiệu Đôn Ngưng Dực bảo Trung hưng Tĩnh Hậu Trung đẳng thần. Do vậy mới có nhận xét rằng “Hầu như các làng ở An Nam đều thờ chung một vị thần mặc dù không có mối quan hệ nào giữa các làng này với nhau”, khi mà “Tên thần được thay đổi tùy theo cách gọi của người dân: Nơi này người ta gọi là Vương Cảnh Thần Hoàng, Bổn Thổ Thần Hoàng; nơi khác gọi là Bổn Xã Thần Hoàng... Người ta cũng khẳng định với tôi rằng Thần Hoàng ở làng cũng giống như Thổ Công ở nhà” (Thần tích thần sắc). Đó là những căn cứ quan trọng để xác định tính chất của thần vị bởi thời Nguyễn, triều đình phân định rất rõ bằng mĩ tự đối với thiên thần, thổ thần, sơn thần, thủy thần, dương thần hay âm thần theo ba cấp Thượng - Trung - Hạ đẳng, như lệ định năm Tự Đức III (Nội các triều Nguyễn, 1993: VIII: 187):
Phân cấp
Tính chất
Thượng đẳng
thần
Trung đẳng
thần
Hạ đẳng
thần
Thiên thần
Túy mục
Linh thủy
Thuần chính
Thổ thần
Hàm quang
Tĩnh hậu
Ðôn ngưng
Sơn thần
Tuấn tĩnh
Củng bạt
Tứ ngực
Thủy thần
Hoành hợp
Nông nhuận
Trừng trạm
Dương thần
Trác vĩ
Quang ý
Ðoan túc
Âm thần
Trang huy
Trai thục
Nhan uyển
Ngoài đa phần là “Bổn Cảnh/ Thổ/ Xứ/ Xã Thành Hoàng”, có thể thấy được tính chất của các Thành Hoàng còn lại: Thiên thần, Nhiên thần, hoặc Nhân thần. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế trên địa bàn nhiều làng xã cho thấy rất hiếm trường hợp Thành Hoàng là Thiên thần, Nhiên thần, rồi thứ đến là Nhân thần. Ngoài vị Bảo an Chánh trực Hậu thiệu Đôn Ngưng Dực bảo Trung hưng Tĩnh Hậu Trung đẳng thần, làng Tường Vân còn thờ Ðương Cảnh Thành Hoàng Lôi Chấn, gia tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Ðôn Ngưng Tôn thần, mà theo truyền thuyết, là một người chết hiển linh do bị sét đánh. Tuy nhiên, vấn đề xem ra cũng không ổn bởi với tước hiệu Đôn Ngưng, rõ ràng là Thổ thần, Hạ đẳng.
Nhưng điểm chúng tôi thấy rất đặc biệt ở các vị Thiên thần, Nhân thần, lại có liên quan đến vấn đề giao lưu, tiếp biến giữa cộng đồng cư dân Việt với các yếu tố văn hóa bản địa tiền trú. Thậm chí trong sự hiếm hoi ấy, chúng tôi chưa thấy được một trường hợp Thành Hoàng là Nhiên thần tại các làng xã trên địa bàn, như ở làng Phường Sơn (nay thuộc xã Triệu Sơn, Triệu Phong, Quảng Trị): thờ thần Đá. Trong nghiên cứu này cũng đề cập đến một trường hợp rất đáng lưu ý: Miễu Thần đá Phường Sơn, thờ một bức tượng Chàm nhưng bị vỡ bàn tay phải. Dân gian truyền tụng rằng một người đánh cá trong làng khi buông lưới, gặp pho tượng nhưng không thể nhấc lên nổi bèn khấn xin thần phù hộ, sẽ thờ phụng thần chu đáo. Anh ta mang về nhà, xây một am nhỏ trong vườn để thờ cúng, nhờ đó, nhanh chóng phát đạt. Nhưng rồi sự việc lan truyền ra bên ngoài và dân làng xin được chính thức thờ tự Thần để cùng nhau được hưởng ân huệ. Rồi thì câu chuyện lại tiếp tục và đến lúc làng An Lưu cận cư ghen tị, liền trộm bức tượng về thờ nhưng đến đoạn ranh giới giữa hai làng, bỗng nhiên bức tượng kêu hô người Phường Sơn ra cứu. Người làng An Lưu liền vứt bức tượng vào một lùm cây rồi bỏ chạy, sau đó làng Phường Sơn lại mang về thờ. Tuy nhiên, Thần lại báo qua “cô đồng” rằng làng bên cũng có lòng thành nên từ nay, cũng cho phép họ nhưng chỉ được thờ vọng. Câu chuyện tương tự khi hỏi một người dân làng An Lưu, chỉ khác là đã có sự thay đổi sở hữu chủ đầu tiên. Từ đó, ông đưa ra giả thiết rằng những người Phường Sơn từ Bắc bộ di cư đến, ở gần người Mọi nhưng lại xa các khu vực canh tác thuận lợi vì họ đã cư trú từ trước và “khư khư dành riêng những địa điểm tốt nhất, và chắc chắn là những đám ruộng tốt nhất”. Dần dần về sau, đã diễn ra quá trình tranh chấp mà cộng đồng bản địa do yếm thế, chỉ còn được thờ vọng mà thôi. (L. Cadière, 1905).
Còn chuyện Thành Hoàng là thiên thần, có thể nói là rất hiếm hoi và cũng rất điển hình, như trường hợp Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở Hải Cát (Hương Thọ, Hương Trà, TT Huế). Ở đây, sự tác động và ảnh hưởng qua lại nhiều chiều giữa làng và nhà nước, giữa lễ nghi làng xã và trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Hòn Chén, dần dần, đã có sự chuyển hóa từ một vị Thành Hoàng Bổn cảnh phiếm xưng như bao làng xã khác, đến lúc công nhận trở lại Thánh Mẫu Thiên Y A Na thành Thành Hoàng của làng(1) Có lẽ còn có nhiều trường hợp tương tự ở miền Trung cần được kiểm chứng bởi tài liệu văn bản cũng như thực địa. Như trường hợp thành hoàng làng Đắc Nhơn (Ninh Thuận) là Lạc Viên Dương Thần (Lác Phan Dương Thần - văn tế): vua Po Klông Girai (Đình Hy, 2007: 36).
. Quá trình này diễn ra từ đầu thế kỷ XX, bởi ở đây từng có một sắc phong Bổn thổ Thành Hoàng, năm Thành Thái thứ II (1890):
Sắc Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Hải Cát xã, phụng sự Bổn Thổ Thành Hoàng chi thần, nhẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh miến niệm thần hưu trứ phong vị Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Chi Thần. Chuẩn y cựu phụng sự thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. (Sắc cho xã Hải Cát, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ Bổn Thổ Thành Hoàng Chi Thần, hiển rõ linh ứng, từ trước tới nay, chưa được phong tặng. Nay vâng theo mệnh lớn, vợi nghĩ về sự che chở của thần nên phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Chi Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở trợ giúp dân ta (Nguyễn Hữu Thông [Ch.b], 2006: 272).
Từ đó, điểm lưu ý trong lễ Thu tế của làng là nghi thức cung nghinh Mẫu - Thành Hoàng từ điện Hòn Chén về đình làng hôm trước, và rước Mẫu hồi loan hôm sau: “Người ta rước một cách thật long trọng nữ thần Thiên Y A Na cùng những vật dụng của thần về đến đình Hải Cát, vùng đất mà thần được coi là thần hoàng làng”, bởi “Theo truyền thuyết, Thiên Y A Na là thành hoàng làng Hải Cát. Tuy nhiên, thần lại muốn có một ngôi đền lớn trên núi Ngọc Trản, thuộc phạm vi của làng. Bà đã rời đình làng Hải Cát và chỉ về đó mỗi năm một lần, vào mùa thu, để nhận lễ của con dân được bà bảo trợ” (Trần Văn Toàn, 1969: 4, 12; Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Trần Đình Hằng…, 2006).
Giai thoại về thần đá Phường Sơn ở Quảng Trị cũng có nhiều nét tương đồng trong giai thoại thờ thần đá ở Thừa Thiên Huế. Đền Thai Dương Phu nhân ở Thuận An nổi tiếng linh ứng, thần được phong tặng tước hiệu Thai Dương Linh Thạch Đoan Thục Nhu Thuận Trinh Ý Từ Tế Ý Đức Cẩn Hạnh Phu Nhân. Tương tự là Kỳ Thạch Phu nhân ở Thanh Phước(2) Đền ở xã Thai Dương, hằng năm đến tế vào ngày Quí tháng 2, sau khi tế xã tắc và ngày Thượng Quí tháng 8. Tương truyền ngày trước có ngư dân tên Bố, một đêm mưa gió tối om đến tận nửa đêm thì trời tạnh, thình lình thấy bên bờ có hòn đá kỳ dị, liền ôm vô một hồi rồi ngủ quên, mộng thấy một phu nhân tuyệt đẹp đến nói rằng: Ta đây là Thai Dương phu nhân, ngươi là kẻ phàm phu, sao được khinh lờn ta như thế, phải tránh đi cho mau!. Bố giật mình thức dậy, biết là hòn đá thần, bèn khấn: Trong đá này như có thần, xin phù hội cho con được nghề cá. Từ đó, nghề chài lưới nhờ vậy càng phát đạt. Bố bèn cất đền tranh ở bến sông phụng thờ. Về sau đền rất linh ứng, có ghe buôn người Nhật đi qua, bảo trong đá có ngọc bèn lấy búa đập phá, đột nhiên ngã lăn ra, lại thêm sóng yên biển lặng mà ghe thuyền bị lật úp, chết cả, ngôi đền càng thêm linh ứng. Thời chúa Nguyễn thường sai quan đến cầu đảo, rất linh nghiệm, gia phong tước, trùng tu ngôi đền, đặt lệ quốc tế. Năm Gia Long 10 (1811), cho làm đền bằng gạch ngói, Minh Mạng nguyên niên trùng tu, lại hiệp tự với miếu Hội đồng.
Đền Kỳ thạch phu nhân ở Thanh Phước (Quảng Điền, TT Huế). Tục truyền xưa có ngư phủ thường đánh lưới trên sông. Một ngày, lưới nặng không cất lên được, bơi ra xem thì bị đá chặn, gắng mãi không dỡ nổi, bèn bủa lưới nơi khác. Đêm đến, mộng thấy một bà già đến bảo: Ta là thần, ngươi đem ta lên bờ, ta sẽ phù hộ. Hôm sau, ông rủ người bạn lội xuống sông khiêng lên hai hòn đá vuông to bằng chiếc chiếu, sắc xanh hơi trắng, mặt đá chạm hình thân người mặt thú, 20 cái tay, 4 cái chân. Các ngư phủ kinh hãi, cho là Thần vật, khiêng để chỗ vắng, làm đền tranh phụng tự. Từ đó, nghề cá của ông đắc lợi và càng linh ứng. Buổi đầu, bản triều phong tước Kỳ Thạch Phu Nhân chi thần, mỗi khi cầu đảo đều rất ứng nghiệm. Có năm đại hạn, vua sai quan đến cầu đảo mãi vẫn không được, bèn sai dời hai hòn đá đến chỗ bến sông. Tối hôm ấy, gió mưa rầm rộ, hôm sau biến mất một viên đá, bèn sai mang trở lại đền cũ (QSQ triều Nguyễn, 1961: 79-81).
. Chúng tôi cũng tìm thấy ở làng Diên Đại (Phú Xuân, Thừa Thiên Huế), Thai Dương Phu nhân mà tên dân gian chính là Bà Dàng, được tôn vinh làm Thành Hoàng mà theo truyền thuyết dân gian, đó là một nữ thần nửa người nửa tiên, là người đã có công trong việc khai hoang, lập ấp, xây dựng làng xóm. Tưởng nhớ đến công đức của bà, vua Gia Long đã dựng cho bà một ngôi đền. Từ thời Minh Mạng và các đời vua về sau, triều đình sắc phong là Thái Dương phu nhân, gia tặng, Trinh Tịnh Trợ Thuận Hiệu Linh Linh Ý Tú Khiết, Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thượng Ðẳng Thần.
Thành Hoàng là nhân thần, lại liên quan đến hai trường hợp: (1). Các bậc Khai canh, về sau được tôn xưng Thành Hoàng, được triều đình phong tặng; (2). Các nhân vật lịch sử mà truyền tích có liên quan trực tiếp tới lịch sử lập làng.
Ở làng La Chữ (Hương Trà, TT Huế), cả vị Thành Hoàng và Khai canh đều có tước vị giống nhau - Hà Quí công, hay Hà Đại lang tôn thần. Chúng tôi càng tin chắc rằng vấn đề ở đây thuộc trường hợp đầu tiên khi mà chúc văn cũng như dân gian truyền tụng xưa nay, cả hai ông đều được giỗ chung một ngày. Dạng thức này cũng được thấy ở Thuận An (Phú Vang) với ngài Trương Quí công (Trương Thiều); Ngô Quí công (Ngô Thù) ở Phù Bài (Hương Thủy), Đặng Quốc công (Đặng Tất) ở các làng Tiên Nộn, Thanh Tiên (Phú Vang)(3) Ông cùng Lê Trại là Tiền khai khẩn nhị vị đại lang. Ở làng Phù Bài hiện lưu giữ đơn của làng xin phong sắc cho bổn thổ Ngô Quí công năm Minh Mạng V (1824).
.v.v... Đặc biệt, ở làng Thế Lại Thượng (Huế) còn có một ngôi miếu Thành Hoàng và cũng là miếu Khai canh, thờ ngài Hồ Đại tướng quân với bài vị ghi là Bản xã Đương cảnh Thành Hoàng Vũ Duệ Hồ Đại tướng quân tôn thần, mà có tác giả cho rằng đó chính là Hồ Long, từng được nhắc đến trong Ô châu cận lục, hiện vẫn còn lăng mộ tại xã Quảng Thành (Quảng Điền) và dân làng vẫn về đây tế tự, tảo mộ vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm (Lê Nguyễn Lưu, 2006: II: 311).
Mở rộng địa bàn khảo sát, càng có thêm nhiều trường hợp minh họa rõ nét: Lạng Động hầu ở làng Lệ Sơn (Quảng Bình), hay Thành Hoàng làng Đại Hào (Quảng Trị) chính là ngài Khai canh Thông Lộc hầu, một vị tướng Lê triều Nam chinh, bỏ mình trên lưng ngựa.v.v...(4) Ðây là một motif khá phổ biến đối với các vị khai canh khai khẩn có nguồn gốc binh nghiệp ở làng xã miền Trung: chết trên mình ngựa do trọng thương, hoặc bị chém gần đứt đầu, gặp đứa trẻ chăn trâu, hay người phụ nữ hái rau muống..., (nói là như vậy thì không thể sống được), mới chịu ngã ngựa: trường hợp Ngài Lê Ðại lang tôn thần - Khai canh làng Như Lệ (Hải Lăng, Quảng Trị); Ðặng Quốc công (Ðặng Tất) - Thành hoàng làng Thế Vinh (Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) v.v...
. Do vậy mà lăng mộ cũng như truyền tích của Thành Hoàng xưa nay được lưu dấu rất rõ nét. Thêm vào đó, chi tiết rất quan trọng là sự khẳng định qua hình thức ban cấp sắc phong của nhà nước phong kiến.
Một chỉ dụ năm Minh Mạng II (1821) nêu rõ từ đây, các thần hiệu hạng trên được ban tặng ba mỹ tự Thượng đẳng thần; hạng giữa tặng hai mỹ tự Trung đẳng thần và hạng dưới tặng một mỹ tự Chi thần. Năm Minh Mạng V (1824), các sắc phong lúc ban tặng nếu có chữ Thành Hoàng, phải được viết thành Thành Hoàng chi thần (Nội các triều Nguyễn, 1993, VIII: 175 - 176).
Qui chế Thành Hoàng năm Thiệu Trị VII đã phân định vị thứ Thành Hoàng trong cả nước, với ba cấp độ: "Thành hoàn