Thanh toán quốc tế

1. NGOẠI TỆ Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thịtrường quốc tế 2. NGOẠI HỐI Là khái niệm chung chỉcác phương tiện có thểdùng đểtiến hành thanh toán giữa các quốc gia.Quy định về ngoại hối bao gồm: Ngoại tệ Phương tiện thanh toán có giá bằng ngoại tệ Các loại giấy tờcó giá bằng tiền ngoại tệ Vàng VND

pdf49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phần I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I. CÁC KHÁI NIỆM 1. NGOI T Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế 2. NGOI HI Là khái niệm chung chỉ các phương tiện có thể dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia..Quy định về ngoại hối bao gồm:  Ngoại tệ  Phương tiện thanh toán có giá bằng ngoại tệ  Các loại giấy tờ có giá bằng tiền ngoại tệ  Vàng  VND 3. T GIÁ HI ĐOÁI Theo Paul Samuelson: “ Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền một nước này lấy tiền của một nước khác. Ví dụ: Một người Việt Nam có 17,8 triệu đồng Việt Nam chuẩn bị đi du lịch sang Mỹ đến Ngân Hàng Á Châu để mua tiền đô la Mỹ. NH bán cho anh ta một lượng USD là 1000 $. Ta có 1 USD = 17.800.000 / 1000 = 178000 VND => Như vậy giá của 1USD được thể hiện bằng 17800 VND II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. TÊN VÀ KÝ HIU TIN T  Về tên gọi : Mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng  Ký hiệu tiền tệ: gồm ba chữ, trong đó hai chữ đầu thể hiện tên quốc gia, một chữ cuối phản ánh tên gọi tiền tệ của quốc gia đó  Ví dụ: Ký hiệu tiền tệ Đồng tiền GBP Bảng Anh CHF Franc Thuỵ sỹ USD Đô la Mỹ 2. CÁC THUT NG LIÊN QUAN Đ N T GIÁ HI ĐOÁI  Khi nói đến tỷ giá thường thể hiện là một cặp đồng tiền Ví dụ: USD = 18750 SGD USD : Đồng tiền hàng hoá SGD : Đồng tiền định giá o Đồng tiền hàng hoá còn gọi là đồng tiền cơ sở hay đồng tiền yết giá: biểu hiện giá của mình qua đơn vị tiền tệ khác. o Đồng tiền định giá còn gọi là đồng tiền đối ứng: Phản ánh giá của một đồng tiền khác  Cách viết: theo thông lệ quốc tế, khi yết giá đặt đồng tiền hàng hoá trước và đồng tiền định giá sau dấu phân cách Ví dụ : USD/VND  Công bố tỷ giá 2 chiều Ví dụ : ACB công bố tỷ giá USD/VND = 17840/17850 o Tỷ giá mua – Bid rate : NH mua vào đồng tiền yết giá: 1USD = 17840 VND o Tỷ giá bán : Ask (offer) rate: NH bán đồng tiền yết giá: 1USD = 17850 VND o Spread : Spread = Ask rate – Bid rate = LN trước thuế của NH 3. CÁCH Đ C T GIÁ Ví dụ : EUR/USD = 1,4722/1,4725  Chữ số đứng trước dấu phẩy: đọc hàng đơn vị tiền tệ  2 chữ số đầu tiên sau dấu phẩy: đọc là “số”  2 chữ số kế tiếp: đọc là điểm  Đọc là : “ Tỷ giá EUR – USD bằng một phẩy bốn mươi bảy số, hai mươi hai đến hai mươi lăm số “ 2 4. PHƯ NG PHÁP Y T GIÁ:  Yết giá trực tiếp ( Direct quotation) : 1 đơn vị ngoại tệ có thể được đổi lấy một số lượng nội tệ : 1 đơn vị ngoại tệ = X đơn vị nội tệ Ví dụ : Tại Tokyo: USD/JPY 112.56 Tại HCM : USD/VND 17840 Tại Singapore : USD/SGD 14560  Yết giá gián tiếp ( Indirect quotation) 1 đơn vị nội tệ có thể đổi lấy một lượng ngoại tệ: 1 đơn vị nội tệ = X đơn vị ngoại tệ Ví dụ: Tại London: GBP/USD 1.5789 Tại New York: USD/JPY 112.34 Tại New York: USD/SGD 1.4567 III. TỶ GIÁ CHÉO 1. KHÁI NIM Tỷ giá chéo là tỷ giá một cặp đồng tiền được tính toán dựa vào đồng tiền thứ ba. 2. VÌ SAO PH I XÁC ĐNH T GIÁ CHÉO  Tỷ giá tất cả các ngoại tệ không được yết tại các ngân hàng hoặc trên thị trường ngoại hối  Thường yết tỷ giá các ngoại tệ có số lượng giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường quốc tế. 3. CÁCH TÍNH T GIÁ Quy ước  BID rate = tỷ giá NH mua ngoại tệ từ KH = tỷ giá KH bán ngoại tệ cho NH = ASKc  ASK rate = tỷ giá NH bán ngoại tệ cho KH = tỷ giá KH mua ngoại tệ từ NH = BIDc a. Xác định tỷ giá chéo của 2 tiền tệ ở vị trí đồng tiền định giá Ví dụ : Tại HCM, ACB công bố tỷ giá như sau: USD/VND = 16350/16450, USD/JPY = 109,55/111,05 Trường hợp 1: DN xuất khẩu thuỷ sản sang Tokyo, thu về 1 triệu JPY. DN bán JPY lấy VND để thanh toán các khoản chi phí cho công ty theo tỷ giá nào? Xác định giá bán JPY ASKc JPY/VND = ? CÔNG THỨC TỔNG QUÁT JPY/VND = USD/VND : USD/JPY ASKc JPY/VND = BIDUSD/VND : ASKUSD/JPY ASKc = BID/ASK KH NH JPY bán USD bán USD mua USD bán VND bán TỶ GIÁ CỦA NH 1USD = 111,05 JPY 1USD = 16350VND 111,05 JPY =16350VND JPY/VND =16350/111,05 1 JPY = 147,23 VND 3 Ví dụ : Tại HCM, ACB công bố tỷ giá như sau: USD/VND = 16350/16450 USD/JPY = 109,55/111,05 Trường hợp 2 : DN nhập khẩu đồ điện tử từ Nhật, cần thanh toán hợp đồng trị giá 1 triệu JPY. DN cần trả cho ACB bao nhiêu VND để mua được 1 triệu JPY thanh toán cho đối tác Nhật Xác định giá mua JPY BIDc JPY/VND =? CÔNG THỨC TỔNG QUÁT JPY/VND = USD/VND : USD/JPY BIDc JPY/VND = ASKUSD/VND : BIDUSD/JPY BIDc = ASK/BID b. Xác đnh t giá ca 2 tin t  v trí đng tin yt giá Tại HCM, ACB công bố tỷ giá USD/VND = 17840/17850 EUR/VND = 26763/27051 Lập luận như trên, ta có: ASKcEUR/USD = BIDEUR/VND : ASKUSD/VND = 26763 : 17850 = 1,4993 BIDcEUR/USD = ASKEUR/VND : BIDUSD/VND = 27051 : 17840 = 1,5163 CÔNG THỨC TỔNG QUÁT EUR/USD = EUR/VND : USD/VND ASKc = BID : ASK BIDc =ASK : BID c. Xác đnh t giá hai đng tin yt giá khác nhau Tại HCM, Ngân hàng yết giá: USD/VND = 17840/178450 GBP/USD = 1,8930/1,8940 Lập luận tương tự, ta có: ASKcGBP/VND = BIDGBP/USD X BIDUSD/VND = 1,8930 x 17840 = 33771,12 BIDcGBP/VND = ASKGBP/USD X ASKUSD/VND = 1,8940 x 178450 =337984,3 CÔNG THỨC TỔNG QUÁT GBP/VND = GBP/USD X USD/VND ASKcGBP/VND = BIDGBP/USD X BID USD/VND ASKc = BID X BID BIDcGBP/VND =ASKGBP/USD X ASKGPB/VND BIDc = ASK X ASK KH NH VND bán USD bán JPY mua USD bán JPY bán TỶ GIÁ CỦA NH 1USD = 16450 VND 1USD = 109,55 JPY 109,55 JPY =16450VND JPY/VND =16450/109,55 1 JPY = 150,16 VND 4 4. C S HÌNH THÀNH T GIÁ HI ĐOÁI 4.1. Ngang giá vàng – Gold parity Là sự so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau a) Chế độ bản vị vàng:  Tiền vàng kim loại: các đồng tiền được đúc bằng vàng và sử dụng trong lưu thông  Tiền giấy đổi ra vàng: chính phủ các nước cam kết đổi trực tiếp tiền giấy ra vàng theo hàm lượng vàng mà đồng tiền đó đại diện ` T giá = so sánh hàm lng vàng thc t có trong 2đng tin kim loi vàng/ hoc HLV ghi trên t tin giy ca 2 n c v i nhau VÍ DỤ: Trước năm 1914 Hàm lượng vàng của 1 USD = 1,504 g vàng Hàm lượng vàng của 1 GBP = 7,3224 g vàng GBP/USD = 7,3224/ 1,504 = 4,8670 b) Chế độ tiền tệ Bretton Woods (1944-1973)  Đồng tiền các nước thành viên IMF ( trừ USD) không được đổi trực tiếp ra vàng  USD được tự do đổi ra vàng theo tỷ giá cố định: 35 USD = 1 OUNCE vàng 1USD = 0,88867g vàng  Sử dụng cơ chế tỷ giá cố định giữa USD và các đồng tiền khác với biên độ giao động +/- 1% T giá = so sánh HLV ca tin t các n c v i HLV ca USD Ví dụ: Sau năm 1945 Hàm lượng vàng của 1 GBP = 2,488281 gr Hàm lượng vàng của 1 USD = 0,88867 gr Tỷ giá GBP/USD = 2,488281/0,88867 = 2,8 c) Chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ đến nay  So sánh sức mua của tiền tệ với nhau ( PPP – Purchasing Power Parity) PPP – là sự so sánh “ sức mua” của hai tiền tệ với nhau 4.2 Ngang giá sức mua (PPP) Ngang giá sức mua là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một sốmặt hàng ở hai nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước . Có 2 loại sức mua: Sức mua đối nội và Sức mua đối ngoại T giá h!i đoái là s so sánh s"c mua ca 2 tin t 2 n c v i nhau Ví dụ: Giá Tivi LCD Samsung bán: Tại Việt Nam = 17840000 VND, Tại Mỹ = 1000 USD PPP của VND và USD = 17840000/1000 = 17840 Tỷ giá USD/VND = 17840 a) Ngang giá s"c mua tuyt đ!i Tỷ giá = Sức mua đồng nội tệ : sức mua đồng ngoại tệ = Mức giá cả trong nước : Mức giá cả NN VD : Rổ hàng hoá ở VN trị giá 17,8 tỷ VND, rổ hàng hoá ở Mỹ trị giá 1 triệu USD RUSD/VND = 17,8 tỷ / 1 triệu = 17800 1USD = 17800 VND b) Ngang giá s"c mua tơng đ!i: Là phương pháp so sánh giá cả rổ hàng hoá trong 1 khoảng thời gian ( t0 -> t) chứ không phải tại một thời điểm xác định  Tại thời điểm t0: + Tổng giá của rổ hàng hoá, dịch vụ tại VN = PV0 + Tổng giá của rổ hàng hoá, dịch vụ tại Mỹ = PU0 Tỷ giá USD/VND tại thời điểm t0 = R0 R0 = PV0/PU0 => PV0 =R0 x PU0 5  Trong khoảng thời gian ( t0 -> t): ∆R : tỷ lệ % biến động của tỷ giá trong thời gian t ∆PU : tỷ lệ % biến động giá trong thời gian t tại Mỹ ∆PV : tỷ lệ % biến động giá trong thời gian t tại VN Rt : tỷ giá USD/VND tại thời gian t Rt = PVt/PUt => PVt = Rt x PUt Nếu ∆PU rất nhỏ thì (1+ ∆PU) ≈ 1 ∆R = ∆PV - ∆PU + Nếu ∆PV > ∆PU => ∆R >0 USD/VND ↑, VND mất giá so vơi USD + Nếu ∆PV ∆R <0 USD/VND ↓, VND lên giá so với USD + Nếu ∆PV = ∆PU => ∆R = 0 USD/VND , không biến động giá  Mức biến động của tỷ giá phụ thuộc mức chênh lệch biến động sức mua của hai đồng tiền ( mức chênh lệch lạm phát) giữa 2 quốc gia Ví dụ : Đầu năm 2009 tỷ giá USD/VND = 17840. Lạm phát tại VN 8,5%, tại Mỹ là 3,5%. Tỷ giá hối đoái USD/VND cuối năm 2009 là bao nhiêu? ∆R = 0,085 – 0,035 = 0,05 => R USD/VND cuối 2009 = 17840 x ( 1+ 0,05) = 18732 5. NHNG NHÂN T NH HƯNG T$I BI N Đ%NG T GIÁ HI ĐOÁI • Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá • Cung và cầu ngoại hối trên thị trường • Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước a. Mức chênh lệch lạm phát của 2 nước : Điều kiện phân tích  Cạnh tranh lành mạnh  Năng suất lao động tương đương nhau  Quản lý ngoại hối tự do Gọi: X% lạm phát tại Mỹ Y% lạm phát tại Việt Nam RUSD/VND* tỷ giá USD/VND trước lạm phát RUSD/VND = RUSD/VND* + RUSD/VND* ( Y% - X%) VÍ DỤ: Tỷ giá USD/VND đầu năm 2009 là: 16000 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đầu năm 2009 là: 8,5% Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đầu năm 2009 là: 3,5% Tính tỷ giá USD/VND cuối năm 2009? RUSD/VND = RUSD/VND* + RUSD/VND* ( Y% - X%) RUSD/VND cuối 2009 = 16000 + 16000 ( 8,5%- 3,5%) = 16000 (1 + 0,05)= 16800 b. Cung cầu ngoại hối trên thị trường :Yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối: 1. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế:  Nếu dư thừa: Cung ngoại tệ trong ngắn hạn có xu hướng tăng lên + cầu ngoại hối có xu hướng ổn định => TGHĐ ổn định hoặc giảm  Nếu thiếu hụt: Cầu ngoại tệ trong ngắn hạn có xu hướng tăng + cung ngoại tệ có xu hướng ổn định => TGHĐ tăng lên 2. Thu nhập thực tế GDP tính theo đầu người + GDP tăng :  Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị tăng để mở rộng sản xuất và phát triển  Nhu cầu đầu tư nội địa tăng  Nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao tăng  Nhu cầu đào tạo ở nước ngoài tăng  Nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng lên Cầu về ngoại hối trong ngắn hạn có xu hướng tăng lên,Tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng 6 + GDP giảm:Cung ngoại hối có xu hướng tăng lên + cầu ngoại hối giảm xuống do các nhu cầu nhập khẩumáy móc, thiết bị, dịch vụ giảm mạnh trong khi xuất khẩu vẫn phải được duy trì Tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm 3. Nhu cầu ngoại hối bất thường  Thiên tai, hạn hán, bão lụt, mất mùa, chiến tranh có thể làm tăng cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, viện trợ cho các vùng chịu ảnh hưởng cũng như tài trợ cho sản xuất, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm xuống  Buôn lậu hàng nhập khẩu cũng khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng lên bất thường trong khi chính phủ không kiểm soát được cầu thực tế về ngoại tệ cần dùng để nhập khẩu hàng hoá. 4. Các yếu tố mang tính chất chính sách biện pháp, tâm lý  Chính sách tiền tệ  Chính sách quản lý xuất nhập khẩu như quota, hạn ngạch, chính sách thuế quan, giấy phép  xuất nhập khẩu…  Lòng tin của công chúng vào tỷ giá  Tình trạng đầu cơ tiền tệ 5.3 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước  Tăng lãi suất ngắn hạn => thu hút vốn vào trong nước => tăng cung ngoại tệ  Điều chỉnh lãi suất bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của NHTW  Thay đổi lãi suất chiết khấu có thể tạo ra 2 tác động: - Thu hút vốn ngắn hạn chảy vào nước mình - Các quốc gia khác nâng lãi suất huy động ngoại tệ để có vốn cho vay ra nước ngoài 6. CÁC BIN PHÁP ĐIU CH&NH T GIÁ 6.1 Chính sách chiết khấu Là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường Theo điều 9, luật NHNN : “Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng”  Đối tượng tham gia: NHTW, NH Thương mại và các tổ chức tín dụng  Mô hình chiết khấu:  DN chiết khấu các giấy tờ có giá trị tại các NHTM = chiết khấu nguyên thuỷ  NHTM mang bộ chứng từ đó đến NHTW bán lại = thực hiện tái chiết khấu => NHTW áp dụng lãi suất tái chiết khấu  Mức độ thực hiện chính sách chiết khấu: Chính sách CK cao Chính sách CK thấp - Giảm lạm phát - Thu hẹp sản xuất và tiêu dùng - Tăng cung ngoại tệ - Có tác động trong ngắn hạn - Chống giảm phát - Kích thích đầu tư mở rộng SX - Cung ngoại tệ giảm, cầu tiền tăng - Có tác động trong dài hạn 6.2 Chính sách hối đoái Là chính sách được thực hiện thông qua việc NHTW hoặc các cơ quan quản lý ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá. Theo điều 9, luật NHNN, Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Khi tỷ giá lên cao Khi tỷ giá xuống thấp Khi tỷ giá tăng lên quá cao, NHTW có thể tham gia thị trường mở, bán một lượng giấy tờ có giá bằng ngoại tệ lớn cho các NHTM, qua đó bơm ngoại tệ vào thị trường, làm tăng cung ngoại tệ góp phần ổn định tỷ giá NHTW có thể mua lại ngoại hối của các NHTM, giảm cung ngoại hối, do đó làm tăng tỷ giá trở lại 7 6.3 Phá giá tiền tệ Là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua của nó. Phân bit devaluation/ depreciation: + Chung: Đều dùng để chỉ hiện tượng phá giá tiền tệ + Khác: - Devaluation: Dùng khi các nước đánh tụt sức mua tiền tệ của mình so với giá trị thực của nó trong cơ chế tỷ giá cố định - Depreciation: Dùng khi các nước đánh tụt sức mua tiền tệ của nước mình so với giá trị thực của nó trong cơ chế tỷ giá thả nổi Tác d'ng ca phá giá:  Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn  Khuyến khích du lịch vào trong nước  Tước đoạt một phần giá trị thực tế của những người nắm đồng tiền bị phá giá Điu kin thc hin:  Thực hiện bí mật  Phải có sẵn hàng hoá dự trữ để phục vụ xuất khẩu  Có môi trường đầu tư thuận lợi  Có giải pháp cho các đối tượng chịu thiệt hại từ phá giá như các nhà NK 6.4 Nâng giá tiền tệ Là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực của nó.  Revaluation: nâng giá tiền tệ của cơ chế tỷ giá cố định  Appreciation: nâng giá tiền tệ của cơ chế tỷ giá thả nổi Tác đ(ng ca nâng giá tin t:  Hoàn toàn trái với ngược với phá giá tiền tệ  Hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ  Hạn chế nhập khẩu vốn, khuyến khẩu vốn 7. PHÂN LOI T GIÁ Có 3 căn cứ phân loại tỷ giá 7.1 Căn cứ vào công cụ TTQT  T giá chuy)n tin b*ng đin Là tỷ giá mà NH bán ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm phải chuyển số ngoại tệ đó cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền bằng điện tử. Ví dụ: Fax, SWIFT, EFT… Cơ sở để tiến hành thanh toán bằng điện : 2 NH của nhà NK và XK phải ký với nhau một hợpđồng đại lý để thực hiện việc uỷ thác thanh toán trong đó có điều khoản mở tài khoản cho nhaugọi là tài khoản Nostro ( TK song biên Bilateral Account) Đặc điểm - Là tỷ giá cơ bản của một quốc gia - Là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác - Tốc độ thanh toán nhanh - Chi phí tương đối cao - Hạn chế rủi ro biến động tỷ giá đối với ngoại tệ  T giá chuy)n tin b*ng th Là tỷ giá NH bán ngoại tệ cho KH không kèm theo trách nhiệm chuyển tiền, mà chỉ chuyển lệnh chuyển tiền ra bên ngoài bằng thư tín thông thường Đặc điểm - Không phổ biến - Chi phí rẻ - Tốc độ thanh toán chậm 8 Mua Séc NHNK chuyển Séc cho người XK Mua Séc Xuất trình Séc để nhận tiền  Tỷ giá Séc Tỷ giá Séc = Tỷ giá T/T – lãi phát sinh của một đv ngoại tệ trong thời gian chuyển séc  T giá h!i phiu ngân hàng tr+ ngay Là tỷ giá quy định khi ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng mà chính họ là người thụ hưởng hối phiếu Cách tính giống như tỷ giá Séc. Thời gian tính lãi là thời gian chuyển hối phiếu  T giá h!i phiu ngân hàng tr+ ch,m Là tỷ giá khi Ngân Hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu Thời gian = Thời gian chuyển hối phiếu + Thời gian trả chậm của hối phiếu 7.2 Căn cứ vào nghiệp vụ KD của NH  T giá mua: là tỷ giá NH mua vào ngoại tệ, chính là tỷ giá bán của khách hàng  T giá bán: là tỷ giá NH bán ra ngoại tệ , chính là tỷ giá mua của KH  T giá giao ngay: Spot rate: T=J+2 Forward rate: T = (J+2) +x  T giá m c-a: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của giao dịch đầu tiên trong ngày  T giá đóng c-a: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của giao dịch cuối cùng trong ngày  T giá tin mt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt  T giá chuy)n kho+n: tỷ giá mua bán ngoại tệ thông qua chuyển khoản giữa các NH 7.3 Căn cứ vào cơ chế điều hành TG  T giá c! đnh: là tỷ giá chính thức do Nhà nước công bố  T giá th+ n.i: là tỷ giá hình thành tự phát do cung cầu thay đổi trên thị trường.  T giá chính th"c: làm cơ sở cho thanh toán quốc gia, được sử dụng để tính thuế XNK và một số hoạt động khác  T giá th trng: được hình thành trong các giao dịch trực tiếp 7.3 Căn cứ vào cơ chế điều hành TG  T giá cơ b+n: là tỷ giá của NHTW quy định dựa vào đó mà các NHTM mua vào hay bán ra ngoại tệ, được điều tiết hàng ngày theo biến động của thị trường trên cơ sở tỷ giá hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng  T giá u đãi: - Nhằm phân biệt đối xử trong quan hệ TM quốc tế - Thường được áp dụng đối với nhập khẩu vốn, thu hút khách du lịch và kiều hối - Thu thuế bán ngoại tệ => tỷ giá bán ngoại tệ của NH thực tế nâng cao hơn NHXK NK NHNK XK 9 Phần II: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái niệm: Thị trường hối đoái là nơi mà ở đó diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế. Thị trường thành viên:  TT ngoi t liên ngân hàng: là nơi chỉ gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thành viên tiến hành trao đổi, mua bán ngoại tệ trực tiếp với nhau = TT bán buôn ngoại tệ  TT ngoi t gi/a NH v i KH: TT bán lẻ ngoại tê: 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối  Là thị trường mang tính toàn cầu, hoạt động 24/24, do chênh lệch múi giờ giữa các nước .  Là một thị trường nhạy cảm  Đối tượng kinh doanh chủ yếu: 85% các giao dịch ngoại hối hàng ngày liên quan đến các đồng tiền: USD, EURO, GBP, JPY, AUD, CHF, CAD… trong đó USD và EURO chiếm tỷ trọng lớn nhất 3. Các nghiệp vụ KD trên thị trường ngoại hối 3.1. GIAO DỊCH GIAO NGAY (SPOT TRANSACTION) Định nghĩa: Là giao dịch mà theo đó hai bên thực hiện mua bán 1 lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo.( Điều 2 khoản 3 – QĐ 1452/2004-QĐ-NHNN) Bản chất: là giao dịch mua bán ngoại tệ, trong đó việc thanh toán và giao nhận ngoại tệ xảy ra đồng thời. Thời gian giao ngoại hối và thanh toán = ngày giá trị ( Spot value date-SVD): thường là 2 ngày kể từ sau ngày ký hợp đồng (T+2) Ví dụ : Spot value date Ngày ký hợp đồng mua ngoại tệ giao ngay là 1/10: Spot value date = J+2 = 3/10 Nếu ngày 2/10 hoặc 3/10 là ngày nghỉ thì Spot value date sẽ được lùi lại tới ngày làm việc tiếp heo gần nhất, có thể là ngày 4/10 T giá giao ngay – Spot rate (Rs) Được xác định dựa trên cung cầu thị trường, biến động theo từng thời điểm giao dịch Tỷ giá này không nhất thiết là tỷ giá niêm yết hàng ngày của ngân hàng Là tỷ giá cơ sở ( tỷ giá gốc) Ý nghĩa  Là giao dịch thực ( phục vụ nhu cầu mua bán thực tế về ngoại tệ)  Chiếm tỷ trọng giao dịch chủ yếu trên thị trường ngoại hối
Tài liệu liên quan