Thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ - Từ đa thần luận đến nhất thần luận

1. Đặt vấn đề Ấn Độ là một trong những nước có nền văn minh ra đời sớm nhất, là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại. Vùng đất này còn được xem như là một biểu tượng của văn hóa duy linh phương Đông, là nơi khởi nguồn của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Tìm hiểu về Ấn Độ là một cách thức để biết thêm về cội nguồn văn hóa nhân loại, để thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa duy linh đến đời sống con người từ quá khứ đến hiện tại. Đặc biệt trong đó, thần thoại Ấn Độ được biết đến như một kinh văn – văn bản văn học – văn bản triết học cổ xưa nhất của nhân loại. Việc tìm hiểu thần thoại Ấn là cơ hội để hiểu thêm về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại, thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của thần thoại Ấn đối với văn học Ấn Độ các giai đoạn về sau và nhiều ngành khoa học có liên quan như triết học, tôn giáo học, nhân học. Về tình hình nghiên cứu của đề tài, việc nghiên cứu về thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ mặc dù được quan tâm nhiều, nhưng chỉ tập trung mô tả hai giai đoạn đa thần và nhất thần để từ đó khẳng định quá trình vận động của thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ là từ đa thần luận đến nhất thần luận. Chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có một tài liệu nào nhìn nhận được tính quá trình liền mạch và tính hệ thống của sự vận động này, hoặc nếu có như có đề cập thì cũng đưa ra giả thuyết mà chưa có cơ sở thực tiễn chứng minh cụ thể, thuyết phục [1].

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ - Từ đa thần luận đến nhất thần luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 136 THẾ GIỚI THẦN LINH TRONG THẦN THOẠI ẤN ĐỘ - TỪ ĐA THẦN LUẬN ĐẾN NHẤT THẦN LUẬN Trần Khoa Nguyên, Đỗ Đinh Linh Vũ (Sinh viên năm 4, 3, Khoa Ngữ văn) GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy 1. Đặt vấn đề Ấn Độ là một trong những nước có nền văn minh ra đời sớm nhất, là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại. Vùng đất này còn được xem như là một biểu tượng của văn hóa duy linh phương Đông, là nơi khởi nguồn của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Tìm hiểu về Ấn Độ là một cách thức để biết thêm về cội nguồn văn hóa nhân loại, để thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa duy linh đến đời sống con người từ quá khứ đến hiện tại. Đặc biệt trong đó, thần thoại Ấn Độ được biết đến như một kinh văn – văn bản văn học – văn bản triết học cổ xưa nhất của nhân loại. Việc tìm hiểu thần thoại Ấn là cơ hội để hiểu thêm về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại, thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của thần thoại Ấn đối với văn học Ấn Độ các giai đoạn về sau và nhiều ngành khoa học có liên quan như triết học, tôn giáo học, nhân học. Về tình hình nghiên cứu của đề tài, việc nghiên cứu về thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ mặc dù được quan tâm nhiều, nhưng chỉ tập trung mô tả hai giai đoạn đa thần và nhất thần để từ đó khẳng định quá trình vận động của thế giới thần linh trong thần thoại Ấn Độ là từ đa thần luận đến nhất thần luận. Chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có một tài liệu nào nhìn nhận được tính quá trình liền mạch và tính hệ thống của sự vận động này, hoặc nếu có như có đề cập thì cũng đưa ra giả thuyết mà chưa có cơ sở thực tiễn chứng minh cụ thể, thuyết phục [1]. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Thuyết đa thần và thuyết nhất thần nhìn từ bình diện tôn giáo học là hai khái niệm công cụ được chúng tôi sử dụng để làm sáng tỏ cho đối tượng nghiên cứu. Trong đó, thuyết đa thần là một lập thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở niềm tin vững chắc vào việc tôn thờ/cúng bái những thần linh, xoay quanh các hình thức folklore sinh hoạt tôn giáo cơ bản từ truyền miệng đến thực hành như truyền thuyết, thần thoại, nghi lễ, lễ hội Nguồn gốc của thuyết đa thần có mỗi quan hệ chặt chẽ với những hình thức tôn giáo sơ khai như bái vật giáo và vật linh giáo. Từ niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn ở những vật thể khác nhau đến các hiện tượng tự nhiên và cả ở con người, kết hợp với sự tôn thờ nhất định dành cho linh hồn là cơ sở của những niềm tin sơ khai vào vai trò “màu nhiệm” của thần linh, là hạt nhân cơ bản của đa thần giáo. Thuyết nhất thần là một trong những khái niệm mà hiện nay chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa. Tuy nhiên, hầu hết các học giả hiện nay như Marguerite, Năm học 2016 - 2017 137 Marie Thiollier, Theodorus P. van Baaren đều cho rằng thuyết nhất thần là học thuyết đề cập đến niềm tin về sự tồn tại của một thượng đế, có vai trò và vị thế tối cao, ngoài ra không còn đấng nào khác. Về mặt chức năng, thượng đế phải đảm bảo hai vai trò cơ bản là sáng tạo và bảo tồn vũ trụ. Mặt khác, trong nhiều công trình nghiên cứu hiện nay, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện và tồn tại của khái niệm “Độc thần” được sử dụng lẫn lộn với khái niệm “Nhất thần” mà chưa có sự phân định rạch ròi. Do đó, thông qua việc tìm hiểu từ nguyên (từ từ monotheism), có thể thấy cách dùng từ “Nhất thần” mang ý nghĩa nhấn mạnh vào sự dịch chuyển, tính li hợp, tính quá trình của thần linh tối cao là phù hợp với trường hợp thần thoại Ấn Độ hơn cả. Bên cạnh những khái niệm công cụ cần xác định, chúng tôi cũng giới thuyết vài nét về thần thoại Ấn Độ. Ngoài những đặc trưng chung của thần thoại thế giới, thần thoại Ấn Độ có những đặc điểm riêng, khiến cho quá trình tìm hiểu phải có một cách thức phù hợp, riêng biệt. Chúng tôi nhận thấy rằng, thần thoại Ấn Độ (tiêu biểu là tập Rig Veda) có hình thức chủ yếu là những bài tụng ca, những bài kinh tụng niệm, các khúc hát của người Ấn để ca mừng các vị thần; do đó, về mặt biểu đạt, yếu tố biểu cảm (ca thán, chúc tụng) chiếm ưu thế hơn so với yếu tố tự sự (cốt truyện). Ngoài ra, với ba giai đoạn từ tiền Veda, Veda và hậu Veda, thần thoại Ấn Độ đã có những câu chuyện vô cùng phong phú và đa dạng, gắn với những thay đổi từng bước trong tư duy người Ấn Độ cổ. 2.2. Khuynh hướng nhất thần hóa và sự hòa trộn màu sắc nhất nguyên luận trong thần thoại Ấn Độ Để làm rõ cho quá trình đi từ đa thần đến nhất thần trong thế giới thần linh của thần thoại Ấn Độ, chúng tôi xác định ba giai đoạn của quá trình này với những biểu hiện cụ thể để chứng minh như sau: giai đoạn thần linh đa thần; giai đoạn hoài nghi thần linh; giai đoạn thần linh nhất thần. 2.2.1. Từ đa thần luận đến tâm thế hoài nghi trong Rig Veda Thế giới thần linh đa thần trong thần thoại Ấn Độ được chúng tôi mô tả qua hai biểu hiện: sự đa dạng về nguồn gốc và cơ chế hình thành; sự đa dạng về vai trò và thần năng. Về nguồn gốc, qua việc khảo sát một số khúc ca về các vị thần tiêu biểu, chúng tôi đề xuất ba cơ chế mà người Ấn cổ đã sử dụng để sáng tạo nên thế giới thần linh của mình. Nguồn gốc tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thiên nhiên một mặt gần gũi, thiết thực, gắn bó với con người, mặt khác lại trở nên đáng sợ với những thiên tai, bão lũ ảnh hưởng đến đời sống con người mà người Ấn – Aryan đã tôn thờ thiên nhiên, thần hóa và nhân hóa các hiện tượng hữu hình xung quanh thành các vị thần: Thần Mặt trời Surya, Thần Bão táp Marut, Thần Không trung Varuna, Thần Sấm sét Inđra, Thần Rạng đông Usa và Thần Gió Vâyu Nguồn gốc đồng nhất dựa trên quan niệm các hiện tượng tự nhiên không bao giờ có sự tách bạch rạch ròi mà luôn có sự hòa kết, đôi khi thống nhất với nhau hoặc bao trùm lên nhau. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 138 Thần thoại Ấn Độ khi đối mặt với vấn đề này đã giải quyết bằng cách đồng nhất nguồn gốc xuất hiện của một vị thần mới bằng một thuyết thoại mới nói về mối liên quan giữa họ. Chẳng hạn người Ấn đồng nhất Thần Rượu Soma với Thần Mặt trăng Chandra vì mặt trăng được coi như một cái bát đựng mật trường sinh lấy từ cây Soma hay đồng nhất Thần Indra (thần Sấm sét) và Marut (thần Mưa) với nhau vì họ quan niệm, mưa bão là những hiện tượng song hành nhau và không thể rách rời nhau. Nguồn gốc họ hàng có cơ chế tạo tác nguồn gốc bằng việc tạo ra các mối quan hệ thân tộc trong thần thoại Ấn Độ bao gồm hai nhóm: (1) Nhóm các thần linh là sản phẩm sáng tạo của đấng thần linh khác (như có thuyết cho rằng Thần Surya, Varuna là con của Thần Đất Mẹ Ađity hoặc Cha Dyaus là người sinh ra các thần, là thủy tổ đầu tiên của các vị thần; hay có thuyết cho rằng Varuna mới là vị thần sinh ra trời và đất) và (2) Nhóm các thần linh là sản phẩm sáng tạo của đấng phi thần (đồng thời cũng phi nhân) (Thần Inđra là con của thợ tạo hóa Tuastria và một bà mẹ chưa rõ danh tính; hay Đấng Prajapati sinh ra Viraj (Vầng chói lọi), các Viraj lại tiếp tục sinh ra Suayambhuva là thủy tổ loài người). Về vai trò, trong khi tìm hiểu về bức tranh đa thần thời kì đầu của Rig Veda, chúng tôi nhận thấy các vị thần trong thần thoại đều mang những vai trò nhất định đối với loài người. Trước hết, vai trò bảo an như là là một trong những vai trò cơ bản của thần linh. Với quan niệm những vị thần là đấng bề trên, luôn có những quyền năng phi thường, có thể cứu nhân độ thế, nên bằng lời ca tiếng hát, người Aryan cổ gửi gắm vào đấy những khẩn cầu để họ có thể hoàn thành sứ mệnh bảo hộ cho thế giới này. Thần Inđra được ca ngợi như một người anh hùng đã đánh bại con rồng hạn hán Vrita – hiện thân của thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người Ấn, như trong đoạn Rig Veda sau: “Thần thiên lôi đánh chết con rồng lớn trong bầy rồng. Khi Indra giết xong con rồng lớn và phá tan phù phép của quân thù. Hỡi Indra, thần vô địch. Thần đã thu hồi được đàn bò cái, được rượu soma. Thần đã giải thoát cho bảy con sông cuồn cuộn chảy []”. Thứ hai, vai trò ban phước là vai trò quan trọng bậc nhất của thần linh Ấn Độ, gắn với những ước mong của người Ấn về đời sống vật chất đầy đủ, cuộc sống sung sướng hạnh phúc Tất cả những mong muốn ấy đều được người Ấn truyền tải qua những câu ca hát mừng các vị thần, những lời cầu xin tha thiết ghi lại trong Rig Veda: “Hỡi Agni! Hãy đem về đây cho chúng tôi nhiều đồ ăn hơn nữa, nhiều của cải hơn nữa để chúng tôi dự trữ thành đống cao. Hỡi Agni! Người giàu có, hãy cho gấp chúng tôi nhiều của cải, nhiều thịt như những người khác đã nhờ Agni mà có nhiều của, nhiều đồ ăn và nhiều con cái Hỡi Agni! Hãy đem ánh sáng đến đây và chia đều bò cái cho chúng tôi!”. Cuối cùng, vai trò trừng phạt tuy ít được đề cập đến nhưng vẫn tồn tại và gắn với đối tượng trừng phạt là những thế lực tiêu cực cố tình làm hại đến lợi ích thiết thực của cộng đồng. Tiêu biểu đó là những khúc ca ca ngợi, miêu tả sự thắng lợi tuyệt đối của thần Indra trong công cuộc trừng phạt quỷ Vrati – một con quỷ dữ được hình dung như là kẻ đã gây ra hạn hán kéo dài trên khắp bộ tộc. Các vai trò vừa dẫn trên đây, một mặt không tách bạch rạch ròi mà luôn hoà kết chặt chẽ với nhau. Một vị thần được tụng ca là vị luôn bảo an và ban Năm học 2016 - 2017 139 phước lành cho kẻ tốt và trừng phạt kẻ xấu, mang lại ấm no cho nhân dân. Tùy thuộc vào tính chất của từng vị thần cụ thể mà một trong ba chức năng có thể vượt trội hơn. Tuy nhiên, ba chức năng cơ bản này là luôn luôn hiện diện và không thể thiếu trong lời thán ca về quyền năng của các thần linh trong Rig Veda. Là sự chuyển tiếp giữa giai đoạn đa thần và nhất thần, đóng vai trò làm bản lề cho quá trình vận động nội tại này, giai đoạn hoài nghi thần linh vừa là kết quả của giai đoạn đa thần, vừa là những biểu hiện khởi đầu cho thế giới thần linh nhất thần. Để làm rõ cho giai đoạn này, chúng tôi đã cụ thể hóa thành ba biểu hiện cụ thể. Về mặt hình thức, đó là sự thay đổi nhận thức về diện mạo và tính cách các vị thần. Trước hết, một vị thần từ nguyên mẫu ban đầu trong sự nhận thức thế giới một cách thơ ngộ của người Ấn đã được gán ghép thêm một số chức năng. Cụ thể như trường hợp Thần Varuna: qua hình tượng thần này, người Ấn thể hiện cảm nhận của bản thân về sự chuyển động của vạn vật, bất cứ vật nào cũng có sự vận động theo một con đường nhất định, dưới sự điều khiển của Thần Varuna: “Ta hát mừng lên, mừng Varuna, vị Thần trải dài cõi đất như người mổ bò trải da phơi nắng. Thần lùa gió qua rừng cây, Thần giục ngựa mặt trời chạy, Thần để sữa vào đôi vú của con bò trời. Thần làm cho lòng ta sáng tỏ, Thần cài lửa vào nước, lùa mặt trời vào trời và cây rượu Sôma lên núi. Thần mở cửa mây cho nước chảy lênh láng cả trời đất, tưới nước mát cỏ cây ngô lúa. Thần dọn đường cho mặt trời Thần đưa ngựa mặt trời đi ra để ngựa mặt trời chia quà cho thế gian”. Càng về giai đoạn cuối Rig Veda, hình tượng thần Varuna lại được gán thêm vào chức năng chi phối cả đời sống luân lí, đạo đức đến các hoạt động của con người đều do thần kiểm soát: “Một người dù đứng, dù đi. Hay là vận động bí mật. Dù nằm hay dậy. Dù có hai người bạn thì thâm khi ngồi gần nhau, Chúa Varuna đều biết cả. Nhìn thấy cả. Và nghe thấy cả. Ngài là người làm chứng vĩnh cửu”. Thứ hai, sự thay đổi về mặt nhận thức còn có thể đưa đến kết quả là sự thay đổi hoàn toàn về diện mạo và chức năng của một vị thần. Tiêu biểu là trường hợp thần Yama và Yami, đây là hai thủy tổ của loài người, là những người đầu tiên sinh ra và chết đi, có nhiệm vụ dẫn đường cho các linh hồn. Tuy nhiên, hình tượng Yama về sau lại được chuyển hóa thành Thần Chết Yama, cai quản cái chết, phản ánh sự ra đời và diễn biến của các quan niệm về sống chết, thiên đường, địa ngục trong nhận thức người Ấn. Về mặt bản chất, người Ấn đã bắt đầu xuất hiện nghi vấn về hình tượng đấng tối cao và bản chất cuộc sống. Thần thoại Rig Veda ở những trang cuối cùng đã xuất hiện ý niệm về đấng tối cao, và ý niệm này được hàm chứa trong hình tượng một số thần linh ở các giai đoạn trước (Prajapati, Purusa, Manu), sau đó mới dần được chuyển thành những tư tưởng độc lập, những băn khoăn trực tiếp về nguồn gốc của các vị thần, nguồn gốc sáng tạo vũ trụ như Cao Huy Đỉnh đã nhận định: “Đấng Sáng Tạo từ chỗ là một trong nhiều người ở trong công xã sáng tạo ra công cụ lao động hay của cải vật chất, và tinh thần, hoặc sinh đẻ ra con người làm tăng dân số cho bộ lạc, đến chỗ bị trừu tượng hóa thành một linh hồn tuyệt đối làm nguyên nhân duy nhất cho mọi vật” Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 140 [6]. Mặt khác, người Ấn cổ đại trong giai đoạn này cũng vấp phải những thay đổi trong mối quan hệ với tự nhiên để qua đó đặt lại vấn đề về bản chất và nguồn gốc của vũ trụ. Những khái niệm như sự chết, địa ngục, luân hồi chưa từng xuất hiện trong Rig Veda nay đã được người Ấn Độ ý thức. Đồng thời, càng về sau khi văn minh con người đạt đến một trình độ cao hơn, ý thức đối kháng với tự nhiên dần xuất hiện thay cho mối quan hệ bình đẳng hoặc phục tùng thiên nhiên đã dần nảy sinh ở họ những băn khoăn, trăn trở, thắc mắc trước cái sống và cái chết hoặc lo sợ trước những khó khăn vật chất; họ nghiệm ra rằng những khí chất như lửa, nước, không khí đều là những yếu tố cơ bản, phổ biến của vũ trụ, những khí chất đó cứ thay phiên nhau xuất hiện ở các dạng thức khác nhau và có sự đồng hóa lẫn nhau. Người Ấn lúc này bắt đầu đặt ra những câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ, về “đối tượng” đã tạo nên và chi phối vạn vật và quá trình đi kiếm tìm lời giải đáp đã trở thành nỗi ám ảnh của người Ấn, khiến họ day dứt và lâm vào trầm tư mặc tưởng. Để giải đáp cho những hoài nghi này, người Ấn (thực chất là đẳng cấp Balamon) đã đưa đến một kết luận về sự hoài nghi hay là sự định hình về Cái tự ngã Viràj. Sự ra đời và chi phối mạnh mẽ của tu sĩ Balamon, với mục đích đưa thần thoại Ấn chìm sâu vào không gian triết lý tư biện của mình và để nâng cao địa vị của đẳng cấp, đã xây dựng hình tượng về Cái tự ngã Viràj như là một ý niệm về sự sáng tạo và thống nhất toàn vũ trụ, giải quyết cho những hoài nghi của giai đoạn trước. Viràj (vầng sáng chói lọi) được sinh ra từ Manu (con người khổng lồ) trong lễ sát tế ở cuối Rig Veda, nay trong Upanishad được xem như là chủ thể của sự sáng tạo, là sự thống nhất mọi sự sáng tạo của vũ trụ: “Lúc khởi đầu, vũ trụ này chỉ có tự ngã (bản thân mình) (Viràj) trong hình dáng con người. [] Ông ta đã phân chia cơ thể mình ra làm hai phần. Từ sự phân chia đó đã phát sinh ra người chồng (pati) và người vợ (patni). [] Ông ta đã hợp nhất với người vợ của mình. Từ sự hợp nhất loài người đã được sinh ra” (Upanishad). Đến đây, thần thoại Ấn Độ đã chấm dứt giai đoạn hoài nghi thần linh của mình với sự định hình về Viràj như là một ý niệm về sự sáng tạo và thống nhất toàn vũ trụ. 2.2.2. Từ tâm thế hoài nghi đến nhất thần luận trong thần thoại Ấn Độ Được chuẩn bị và được chuyên chở bên trong những yếu tố dự báo từ giai đoạn đa thần và hoài nghi, thế giới thần linh nhất thần trong thần thoại Ấn Độ ra đời là kết quả tất yếu. Ở giai đoạn này, sự can thiệp của tu sĩ Balamon đối với thần thoại Ấn gần như là tuyệt đối. Để tuyệt đối hóa quyền lực của đẳng cấp mình, họ tự đặt ra một khái niệm về Linh hồn tuyệt đối Brahman như là ý niệm về sự sáng tạo tối cao. Brahman trong Rig Veda ban đầu để chỉ của cải, đồ ăn, công xã nhưng đến giai đoạn này lại được các tu sĩ Balamon xem như một đấng sáng tạo tối cao, bằng cách quy mọi thần thoại, mọi yếu tố sáng tạo vào Brahman. Viràj lúc này cũng được xem như một biểu hiện của Brahman trong công việc sáng tạo loài người. Các tu sĩ Balamon còn đặt ra một nguyên lý thống nhất như là một quy luật chung cho các thần thoại mô tả sự sáng tạo của Brahman như sau: Sự vận động nội tại từ thế giới đa thần đến nhất thần là quá trình đồng nhất hóa một vị thần với các vị thần khác hay quy các vị thần khác vào một Năm học 2016 - 2017 141 đặc tính chức năng của một vị thần. Theo đó, các vị thần ở giai đoạn trước lần lượt được “đồng nhất hóa” với Brahman, có thể là từ Brahman sinh ra các vị thần hoặc các vị thần là những biểu hiện khác nhau của Brahman. Bằng cách này, các tu sĩ Balamon đã tuyệt đối hóa được vị trí tối cao của Brahman. Tuy nhiên, Brahman chỉ là một ý niệm trừu tượng nên không được đông đảo nhân dân Ấn Độ chấp nhận, trước tình hình đó, tu sĩ Balamon lại xây dựng nên hình tượng một vị thần có vai trò như một thần sáng tạo, đảm nhiệm chức năng của vị thần tối cao – Thần Sáng Tạo Brahma. Nguồn gốc của Brahma được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Nguồn gốc của Thần Sáng tạo Brahma Trong Upanishad, để thể hiện tính sáng tạo của Brahman, tu sĩ Balamon đặt ra thần thoại về “quả trứng vũ trụ” mô tả việc một quả trứng xuất phát từ Brahman đã tự tách làm hai nửa và từ đó sản sinh ra vạn vật trong khi Brahma lúc này chỉ là một biểu hiện cụ thể của Brahman. Tuy nhiên, tới giai đoạn sau, trong luật Manu, tu sĩ Balamon đã sáng tác các thần thoại để xây dựng hình tượng Thần Sáng tạo Brahma bằng cách quy sự sự sáng tạo của thần thoại “quả trứng vũ trụ” cho Brahma khi kể rằng chính Brahma là vị thần được sinh ra từ quả trứng ấy và tạo nên vạn vật. Kết quả là hình tượng thần tối cao Brahma được xây dựng như là một quá trình triết lí tư biện của đẳng cấp Balamon mà không có nguồn gốc từ các tín ngưỡng dân gian như các thần linh khác. Sự xuất hiện của Thần Brahma đã đánh dấu sự ra đời của thế giới thần linh nhất thần trong thần thoại Ấn Độ. Tuy nhiên, sự ra đời của hình tượng Brahma càng về sau lại càng gặp nhiều vấn đề đặt ra cho thần thoại Ấn Độ làm nảy sinh quá trình chuyển hóa từ Brahma đến Tam vị nhất thể Trimurti. Về cơ tầng lịch sử xã hội, lúc này đẳng cấp võ sĩ quý tộc (Ksatrya) sùng bái các thần thoại về thần Vishnu trở nên hùng mạnh, chiến thắng nhiều bộ lạc và thành lập nên những vương quốc lớn, những chế độ vương quyền tự trị, lấn át cả thần quyền. Đẳng cấp nô lệ (Sudra) và nông dân, thợ thủ công (Vaisya) với vị thần đại diện là Shiva yêu cầu phải xóa bỏ chế độ đẳng cấp và hiến tế. Sự trỗi dậy của các đẳng cấp khác với cái giáo phái thờ Vishnu và Shiva ngày càng mạnh mẽ đặt ra vấn đề phải lựa chọn cho đẳng cấp Balamon: chống lại hai giáo phái với hai vị thần có nguồn gốc bản địa cũng như những đẳng cấp mà các thần này Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 142 đại diện với nguy cơ bị loại trừ cao hoặc phải chấp nhận vị trí của Vishnu và Shiva như là những vị thần tối cao để dung hòa mâu thuẫn trong xã hội và để duy trì hình tượng thần Brahma của đẳng cấp. Trải qua giai đoạn này, các tu sĩ Balamon quyết định lựa chọn xu hướng dung hòa với các tín ngưỡng bản địa để từ đó xây dựng nên hình tượng bộ ba đấng tối cao trong thế giới thần linh nhất thần Ấn Độ - bộ ba Trimurti Brahma – Vishnu – Shiva. Ba thần này đại diện cho sự thống nhất tối cao giữa ba mặt Brahma sáng tạo, Vishnu bảo vệ và Shiva hủy diệt, nó làm thay đổi tính chất của Vishnu và Shiva vốn có từ trước trong Rig Veda và nó thể hiện cho quy luật thống nhất trong sự đa dạng của Tam vị nhất thể Trimurti. Tuy nhiên, mặc dù có sự phân định rạch ròi giữa các chức năng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt nhưng bản thân ba thần vẫn tồn tại như một thể thống nhất và các chức năng này có sự chuyển hóa lẫn nhau: sáng tạo là để bảo tồn rồi hủy diệt, hủy diệt là để sáng tạo rồi bảo tồn và bảo tồn để hủy diệt rồi sáng tạo. Ba thần tuy khác nhau nhưng đều là một thể của vũ trụ và đều phản ánh sự kết thúc của quá trình đi từ đa thần đến nhất thần trong thế giới thần linh của thần thoại Ấn Độ. 2.3. Thế giới thần linh nhất thần trong đời sống văn hóa – tâm linh của người Ấn Độ hiện đại 2.3.1. Trimurti – những tranh luận về vị thế và thần năng Bản chất của sự thống nhất giữa bộ ba trong Trimurti thực chất là sự sắp đặt, chuyển biến về mặt tôn giáo của người Balamon trước những tình thế phức tạp hơn trong xã hội. Bộ ba này được tạo dựng trên cơ sở dung hòa các niềm tin tâm linh khác nhau để t