Thế nào là một Đạo sĩ

Trang Tử gọi Đạo sĩ là Chân Nhân (Người chân thật). Ta hãy xem ông viết về Chân Nhân trong thiên Đại Tông Sư trong Trang Tử Nam Hoa Kinh. “Thế nào là bậc Chân nhân? Bậc Chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công, không cầu danh. Người như vậy, mất không tiếc, được không mừng; lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy là vì sự biết của họ đã lên đến Đạo rồi! Bậc Chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu. Hơi thở của Chân nhân thì thấm đến gót chân, còn hơi thở người thường thì dừng nơi cổ họng; kẻ muốn khuất phục người (ham biện bác) thì lời nghẹn nơi cuống họng. Lòng tham dục mà càng sâu thì cái máy trời nơi ta càng nông. Bậc Chân nhân ngày xưa không ưa sống không ghét chết; lúc ra không hăm hở; lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi; không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh thì vui với đó, mà quên đi khi phải trở về. Đó gọi là không lấy cái tình người mà chống với lẽ Đạo nơi mình, không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là Chân nhân. Nhờ được thế mà lòng họ luôn luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản; lạnh như mùa thu, mà ấm như mùa xuân: mừng giận luân chuyển như bốn mùa, nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đến đâu là cùng. Bởi vậy, bậc Chân nhân dụng binh, làm mất nước mà không làm mất lòng người; làm lợi và ban bố ân trạch đến muôn đời mà không phải vì yêu người.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế nào là một Đạo sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan