Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam đã có được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, về lâu dài, thị trường này vẫn cần có sự tác động và hỗ trợ của nhiều yếu tố.
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị trường.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã được khởi động từ năm 2000. Tính đến năm 2005, cả nước đã có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la. Một số vụ M&A điển hình là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé.
Trong suốt 05 năm qua, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 DN. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu hút hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trường. Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong những năm tới.
Tuy nhiên, để thị trường M&A có thể phát triển tốt, Việt Nam cần chuẩn bị một số điều kiện nhất định, cụ thể là:
(1) Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra, cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Đó chính là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, có doanh nghiệp bị phá sản, thôn tính. Tất yếu, môi trường đó sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường M&A tại Việt Nam: lực đẩy để tạo cú hích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường M&A tại Việt Nam: Lực đẩy để tạo cú hích
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam đã có được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, về lâu dài, thị trường này vẫn cần có sự tác động và hỗ trợ của nhiều yếu tố.
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị trường.
Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã được khởi động từ năm 2000. Tính đến năm 2005, cả nước đã có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la. Một số vụ M&A điển hình là: Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Dai-ichi mua lại Bảo Minh CMG, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé.
Trong suốt 05 năm qua, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 DN. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu hút hơn nữa nguồn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trường.... Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong những năm tới.
Tuy nhiên, để thị trường M&A có thể phát triển tốt, Việt Nam cần chuẩn bị một số điều kiện nhất định, cụ thể là:
(1) Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu M&A của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra, cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Đó chính là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, có doanh nghiệp bị phá sản, thôn tính... Tất yếu, môi trường đó sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.
(2) Việt Nam cần phải xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo.
(3)Ngoài ra, Việt Nam cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong quá trình và sau khi M&A.
Thêm nữa, thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.
Thực tế, trong Luật đầu tư 2005 đã bổ sung thêm 2 hình thức đầu tư mới là sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (DN), mua cổ phần hoặc góp vốn tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Luật DN 2005 cũng quy định về việc hợp nhất, sáp nhập DN, chuyển nhượng cổ phần DN. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa DN nhà nước đang diễn ra rất rầm rộ. Nhưng một hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch mua bán và sáp nhập DN, hạn chế tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
Hoạt động M&A chính là sự thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt doanh nghiệp của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...
(FPTS tổng hợp)
Giá trị gia tăng cho các cổ đông sau các thương vụ Sáp nhập, Mua lại là như thế nào?
Việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư làm tăng giá trị cổ phần cho các cổ đông là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quản trị doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu mà các nhà đầu tư tìm kiếm ở các cơ hội đầu tư.
Sáp nhập và Mua lại (M&A) được xem là một trong những cách thức được các nhà quản trị sử dụng để thực hiện mục tiêu ấy. Với sự bùng nổ của các vụ M&A trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua đã chứng tỏ được phần nào sức hút mạnh mẽ của hoạt động M&A. Hẳn nhiên thế giới M&A không hoàn toàn chứa những điều kỳ diệu, không phải phi vụ M&A nào cũng thành công như mong đợi. Thậm chí, có thể số vụ thất bại còn gấp nhiều lần so với số vụ M&A thành công. Thế nhưng một khi thành công, M&A lại có khả năng làm tăng giá trị cho các cổ đông đến kinh ngạc. Do vậy, có thể hiểu vì sao M&A tiếp tục chứng tỏ sức hấp dẫn của mình trên thị trường.
Bằng cách nào mà giá trị của các doanh nghiệp có thể tăng lên đáng kể thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập với một công ty khác? Nói cách khác, giá trị của các cổ đông đã gia tăng như thế nào qua việc thực hiện M&A?
Định giá các công ty M&A giá trị của một doanh nghiệp được nhà đầu tư đánh giá thông qua các kỳ vọng về doanh nghiệp đó trong tương lai. Một cách đơn giản nhất để thực hiện định giá một doanh nghiệp đó chính là việc đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại với mức lãi suất chiết khấu hợp lý. Tùy theo mức đòi hỏi tỷ suất sinh lợi khác nhau của từng nhà đầu tư mà họ sẽ quyết định sẽ đầu tư hay không? Cổ đông của doanh nghiệp luôn luôn kỳ vọng vào khả năng sinh lợi hiệu quả khi quyết định đầu tư vào các cơ hội đầu tư có nhiều rủi ro. Chi phí sử dụng vốn được xem xét như một yếu tố then chốt khi các nhà quản trị thực hiện quyết định đầu tư. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa như là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu trong một quyết định đầu tư. Tiềm năng hoạt động của một doanh nghiệp (chính là dòng tiền tương lai có thể mang lại cho các cổ đông) luôn luôn bao gồm các cơ hội đầu tư và các rủi ro đi kèm. Sáp nhập và Mua lại là một cơ hội đầu tư hiệu quả được các nhà quản trị lưu tâm. Thường thì M&A sẽ ảnh hưởng ngay đến việc định giá cổ phần. Sự hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Các doanh nghiệp đang theo đuổi các chiến lược có lợi cho cả đôi bên có thể chọn việc thực hiện một kế hoạch mua lại (acquisition). Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp một tập đoàn đang bị cạnh tranh quyết liệt. Khi đó, một công ty chiến lược lớn hoặc một quỹ đầu tư vốn cổ phần sẽ quyết định mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn để giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo thành một tập đoàn hợp nhất. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi chi phí cho bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử thường chi tiêu rất nhiều tiền mặt cho việc nghiên cứu và phát triển nhằm mục đích có thể liên tục cho ra đời các loại chip thế hệ mới. Các doanh nghiệp như thế này đã rất khôn ngoan khi thực hiện việc kết hợp hoạt động của mình với một doanh nghiệp lớn hơn, có doanh số cao hơn nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện công việc R&D. Điều này sẽ làm chi phí nghiên cứu thấp xuống cũng như sẽ làm tăng doanh thu ròng.
Khi các sản phẩm nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn đầu ngành sẽ không chỉ là tương lai xa. Vì vậy giá chứng khoán tăng lên là điều dễ hiểu do việc tiến hành mua lại này được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều tiền mặt hơn cho doanh nghiệp mới: Mở rộng thị trường. Các nhà quản trị có lẽ cũng theo đuổi các vụ mua lại như một cách thức để gia tăng thị phần, mở rộng thị trường. Cách thức thường gặp trong trường hợp này là một doanh nghiệp muốn thực hiện việc bán hàng hiệu quả hơn kết hợp với một doanh nghiệp chuyên về marketing. Các nhà quản trị sẽ tạo nên mối liên kết giữa 2 doanh nghiệp như việc đề xuất những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất và giao nhiệm vụ cho những nhà quản trị marketing tài năng nhất để họ có thể có những phối hợp tốt nhất thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp bán hàng. Ngược lại, hoạt động mua lại cũng giúp các doanh nghiệp có thể cắt giảm các nhân sự bán hàng hoặc các sản phẩm không hiệu quả.
Như vậy, quy trình huấn luyện và bán hàng mới đã làm tăng tổng doanh thu cho doanh nghiệp thông qua đẩy nhanh hàng hóa với người tiêu dùng. Những phối hợp kiểu như trên không chỉ giới hạn trong lĩnh vực bán hàng và marketing, nó có thể được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau. Các nhà quản trị đã rút ra nhận định, thông thường các vụ mua lại và các phối hợp như vậy sẽ thành công với các công ty trong lĩnh vực nhân sự, công nghệ thông tin, tài chính, hay các công ty sản xuất với nhau...
Việc xúc tiến và tăng cường áp dụng các quy trình tối ưu trong các bộ phận khác nhau đã làm cho một tổ chức trở nên mạnh hơn. Và dĩ nhiên là, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty kinh doanh hiệu quả như vậy được thị trường đánh giá cao. Một số công ty chủ động thực hiện hoạt động M&A nhằm mục đích mở rộng thị trường. Thị phần cao hơn sẽ dẫn đến hiện tượng sức mua tăng cao hơn khả năng cung cấp. Các đơn đặt hàng gia tăng, doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm hơn, và do đó giá cả nguyên vật liệu sẽ giảm xuống, cho phép công ty có thể có được một giá cả cạnh tranh hơn. Khi nhà cung cấp thỏa mãn với chi phí biên giảm trên mỗi đơn vị, họ cũng sẵn lòng thực hiện các khoản chiết khấu nhiều hơn cho khách hàng. Điều này cho thấy vòng quay sản phẩm và dịch vụ của họ đang tăng nhanh hơn. Nếu lợi nhuận biên trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nhưng số lượng hàng bán tăng đạt đến một mức nào đó, thì xét về tổng thể các nhà cung cấp vẫn tạo được nhiều lợi nhuận tiền mặt hơn. Ví dụ như Wal-Mart, xét về doanh thu, đây là công ty bán lẻ lớn nhất thế giới, sức mua của người dân luôn cao hơn khả năng của nhà cung cấp.
Cũng với chiến lược như vậy, Wal-Mart đã tạo ra được sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Các công ty cũng tiến hành mua lại các công ty khác, có các sản phẩm, dịch vụ bổ sung nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hóa và dịch vụ mà công ty cung cấp cho các khách hàng tiêu dùng hiện tại, các nhà quản trị có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của mình. Thí dụ, các hãng, đại lý bán xe hơi không chỉ bán xe mà họ còn cung cấp các đồ phụ tùng thay thế kèm theo, thực hiện các dịch vụ hậu mãi sẽ tạo cho khách hàng có cảm giác tiện lợi hơn. Thường thì các dịch vụ sửa chữa sau khi mua có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn, thậm chí còn tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với sản phẩm chính mà doanh nghiệp cung cấp.
Hiệu quả vận hành các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì các khách hàng doanh nghiệp sẽ thường xuyên đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa định kỳ nên một khi mọi quy trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng thì doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sản xuất và sự tín nhiệm của khách hàng cũng theo đó mà được gia tăng. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp.
Thêm nữa, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại với nhau sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc các chức năng chồng chéo nhau. Ví dụ, lĩnh vực luật, tài chính và bộ phận nguồn nhân lực có thể kết hợp sẽ có thể làm giảm chi phí.
Nói một cách ngắn gọn thì các công ty lớn hơn thường sẽ có khuynh hướng mong muốn được thị trường định giá cao hơn. Một doanh nghiệp nhỏ với doanh thu khoảng 10 triệu USD và biên lợi nhuận ròng khoảng 10% thì sẽ được định giá thấp hơn một doanh nghiệp có doanh thu 100 triệu USD có cùng biên lợi nhuận ròng là 10%. Các công ty lớn hơn được nhà đầu tư mặc định là có rủi ro doanh nghiệp ít hơn. Bởi vì các dòng tiền hoạt động lớn hơn sẽ cho phép các nhà quản trị đủ khả năng đáp ứng nghĩa vụ đối với các chủ nợ.
Cũng như lúc đầu đã đề cập, việc định giá một doanh nghiệp phụ thuộc vào kỳ vọng dòng tiền trong tương lai mà nhà đầu tư mong đợi cho khoản đầu tư của mình. Do đó, các nhà quản trị luôn cố gắng để gia tăng hoặc ít nhất là duy trì tỷ suất sinh lợi tối thiểu cho cổ đông thông qua việc mua lại các doanh nghiệp khác, hi vọng với các phương thức khác nhau có thể làm gia tăng dòng tiền tương lai.
Nguyễn Thị Quỳnh Hương FMA- FPTS HCM (tổng hợp
Sáp nhập doanh nghiệp: Ai được, ai mất ?
Một trong những thương vụ Mua bán Sáp nhập (M&A) đang rất được các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm đó là ý tưởng mua lại Yahoo của Microsoft để đối đầu với gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Trang web theo dõi diễn biến của khu tài chính Wall Street www.WallStrip.com cho biết, chỉ mấy phút sau khi New York Post và Wall Street Journal đưa tin, cổ phiếu của Yahoo tại Sàn giao dịch New York đã tăng 19%, đạt 33,37 USD/cổ phiếu. Theo Bloomberg, mức tăng này là kỷ lục mới của Yahoo trong vòng bốn năm rưỡi nay. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Microsoft lại sụt giảm 1,7% do các nhà đầu tư lo lắng. “Không lo sao được nếu công ty bạn góp vốn trước nay thu lợi lớn nhờ việc bán phần mềm nay lại bỏ ra một khoản kếch sù để đầu tư vào lĩnh vực truyền thông, quảng cáo” - chuyên gia Chris Cathcart giải thích.
Trên thị trường phương Tây, khi thông báo về việc thôn tính, giá cổ phiếu của mục tiêu thường tăng lên khoảng 40%. Ví dụ, cách đây không lâu, sau khi thông báo về khả năng tập đoàn Đức HENKEL mua lại hãng mỹ phẩm WELLA, giá cổ phiếu của hãng này tăng vọt thêm 41%. Lý do khiến cho cổ phiếu của công ty mục tiêu thường tăng đó là công ty tiến hành sáp nhập thường phải trả một khoản chi phí lớn cho hoạt động sáp nhập của họ. Nếu như công ty này không đưa ra một mức giá cao hơn mức giá đang được chào bán trên thị trường cho cổ phiếu của công ty mục tiêu thì những người chủ sở hữu hiện tại của công ty sẽ không sẵn sàng bán cổ phần của họ cho công ty thôn tính.
Thiệt thòi trong những thương vụ M&A chính là những người mua. Thông thường sau khi thông báo về kế hoạch mua, giá cổ phiếu các công ty bắt đầu giảm xuống (đây là thước đo cho thấy rằng thị trường thường coi việc sáp nhập là sai lầm). "Phần thưởng” của thị trường dành cho cổ đông công ty mục tiêu lớn bao nhiêu thì giá cổ phiếu của công ty sáp nhập giảm bấy nhiêu, và như vậy thiệt hại của cổ đông là không thể nào đo lường được. Như đã đề cập ở trên, công ty sáp nhập thường phải chi trả số tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực của công ty mà nó thôn tính. Thêm vào đó có rất nhiều rủi ro và bất trắc tiềm ẩn trong một vụ sáp nhập. Dưới đây là một số những khó khăn mà công ty sáp nhập có thể gặp phải:
Những thay đổi bất thường trong quá trình sáp nhập: Sự khác biệt về văn hóa công ty
Giảm năng suất vì những xung đột trong ban quản trị
Gánh thêm các khoản nợ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sáp nhập
Các vấn đề về mặt kế toán có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty sáp nhập, ví dụ như chi phí tái cấu trúc-tổ chức, hay các vấn đề có liên quan đến uy tín, thương hiệu công ty...
Sự ra đi của các nhân sự chủ chốt của 2 doanh nghiệp do bất đồng quản điểm...
Rõ ràng, việc sáp nhập có ý nghĩa chỉ trong trường hợp nếu như lợi ích (hiệu số giữa giá trị doanh nghiệp sau khi sáp nhập và tổng của hai doanh nghiệp trước khi sáp nhập) lớn hơn chi phí. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà quản lý cho rằng, chỉ cần mua những doanh nghiệp ở những lĩnh vực đang được coi là tiềm năng hoặc mua theo giá thấp hơn giá trị sổ sách kế toán, thì sự cộng hưởng (lợi ích nảy sinh ra từ quá trình sáp nhập hai công ty) sẽ tự nhiên xuất hiện.
Chủ tịch Hãng “Berkshire Hathaway” Warren Buffett miêu tả lại động lực của quá trình M&A như sau: “Rõ ràng, nhiều nhà quản lý đến bây giờ vẫn còn ngây thơ tin vào câu chuyện cổ tích dành cho trẻ nhỏ- chàng hoàng tử thoát khỏi hình hài con ếch ghê tởm bị phù phép khi nhận được nụ hôn từ nàng công chúa. Chính vì vậy, họ vẫn còn tự tin rằng, “nụ hôn” của những người quản lý có khả năng tạo nên sự “kỳ diệu” với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ sáp nhập. Chính cách nhìn chủ quan đó tạo ra cơ sở cho nhiều thỏa thuận M&A. Chúng ta nhìn thấy quá nhiều “nụ hôn” như vậy, nhưng lại nhìn thấy quá ít sự “kỳ diệu” thực sự. Tuy nhiên, rất nhiều “nàng công chúa- nhà quản lý” vẫn giữ lại sự tự tin thái quá đối với kết quả “những nụ hôn” trong tương lai, ngay cả khi doanh nghiệp của họ hoàn toàn nằm trong “kiếp ếch” và không hề có được “sự biến đổi diệu kỳ”.
Thực tế cho thấy ngay cả những thỏa thuận M&A được tính toán kỹ đôi khi cũng đem lại thất bại. Vấn đề ở chỗ là không tồn tại phương pháp tài chính hoàn hảo nào tính toán lợi ích việc sát nhập. Phương pháp quy đổi dòng tiền tương lai thường hay được sử dụng nhưng phức tạp đến mức, đôi khi chính những chuyên gia phân tích lại để xót nhiều lỗi.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tài chính phương Tây khuyên nhủ rằng, chỉ nên sử dụng việc quy đổi đối với những dòng tiền bổ sung có được từ việc sáp nhập, và sau đó, kết quả này cộng với giá trị thị trường của công ty đi thôn tính. Trong trường hợp này, các nhà phân tích chỉ cần tính toán kỹ những dự đoán liên quan đến việc phát sinh thêm dòng tiền trong tương lai.
Ngoài những lỗi khi đánh giá dòng tiền khi trong các hợp đồng M&A, còn có những sai lầm trong công tác đánh giá tài sản và các khoản nợ.
Về mặt lý thuyết, hiệu quả đạt được trong M&A là do sự tiết kiệm (Economy of scale), trong đó có việc giảm các chi phí từ quản lý tập trung. Tuy nhiên, trên thực tế thường ngược lại: Điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh lại phức tạp hơn, và như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý lại lớn và cồng kềnh hơn. Người khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm PFIZE của Mỹ thông báo bán Công ty SCHICK-WILKSON SWORD sau khi mua lại từ hai năm trước. PFIZE bắt buộc phải làm điều này vì việc tăng chi phí quản lý quá mức, kết quả là thu nhập của SCHICK giảm 7%.
Theo các chuyên gia phân tích, một phần lớn trong số những M&A thất bại là do mục đích thay đổi hoạt động. Aleksei Moiseev cho rằng “Những người điều hành không cần phải thay đổi hoạt động kinh doanh thay cho sự quyết định của các cổ đông. Tốt hơn hết là đưa tiền cho các cổ đông để họ đầu tư vào nơi mà họ muốn. Khi mà những người quản lý bắt đầu mon men tới lĩnh lực không phải của mình thì ngay lập tức, doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả. Nếu như ai đó sản xuất bàn là tốt nhất thì không có nghĩa là anh ta sẽ làm được đồ chơi loại tốt. Cần phải làm những việc mà mình biết làm. Việc chuyển đổi hoạt động thường làm phân tán sự tập trung của những người điều hành".
Như vậy, khi một công ty sáp nhập với một công ty khác thì chúng ta luôn có khả năng sẽ dự đoán được những tác động ngắn hạn của sáp nhập đối với giá cổ phiếu của cả hai công ty. Thông thường cổ