Thiết kế các mô đun giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững

1. Mở đầu Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV) trong Thập kỉ GDPTBV của Liên Hợp Quốc, từ năm 2005 đến năm 2014 [1] đề cập đến lịch sử hình thành giáo dục vì sự phát triển bền vững, 15 nội dung cơ bản của GDPTBV về văn hóa - xã hội, môi trường và kinh tế; tầm nhìn và bẩy chiến lược; các thành viên tham gia GDPTBV, từ địa phương đến quốc tế,. . . Mỗi vấn đề trong 15 nội dung đó đều có tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, môi trường là vấn đề cộm nhất: ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam; biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam, gây tổn thất về người và của. Vì thế, trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào việc thiết kế các mô đun giáo dục môi trường trong 15 nội dung của GDPTBV.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế các mô đun giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 4, pp. 145-151 THIẾT KẾ CÁC MÔ ĐUN GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV) trong Thập kỉ GDPTBV của Liên Hợp Quốc, từ năm 2005 đến năm 2014 [1] đề cập đến lịch sử hình thành giáo dục vì sự phát triển bền vững, 15 nội dung cơ bản của GDPTBV về văn hóa - xã hội, môi trường và kinh tế; tầm nhìn và bẩy chiến lược; các thành viên tham gia GDPTBV, từ địa phương đến quốc tế,. . . Mỗi vấn đề trong 15 nội dung đó đều có tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, môi trường là vấn đề cộm nhất: ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam; biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam, gây tổn thất về người và của. Vì thế, trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào việc thiết kế các mô đun giáo dục môi trường trong 15 nội dung của GDPTBV. 2. Nội dung nghiên cứu Nội dung bài báo tập trung vào một số vấn đề sau: - Quy trình thiết kế các mô đun dạy học nói chung và thiết kế các mô đun về giáo dục môi trường nói riêng. - Nội dung các mô đun đề cập đến những vấn đề về môi trường. - Cách thiết kế các mô đun dạy học có hiệu quả. 2.1. Quy trình thiết kế các mô đun Mô đun dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập tương đối. Nó thường có cấu trúc đặc biệt, chứa đựng cả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học cũng như phương pháp đánh giá kết quả gắn bó với nhau trong một chỉnh thể (Lưu Xuân Mới, 2000; Stapp W.B and Cox D.A, 1979). Một mô đun gồm có bốn đặc trưng cơ bản sau: - Chứa đựng một tập hợp những tình huống dạy học, cấu trúc xung quanh một chủ đề cụ thể, có tính độc lập tương đối. 145 Nguyễn Thị Thu Hằng - Có mục tiêu rõ ràng, dễ đánh giá và giám sát. - Có sự đồng nhất trong các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá (liên hệ ngược). - Có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau nhưng đều đi đến mục tiêu chung. Như vậy, để thiết kế các mô đun khai thác nội dung môi trường cần phải tuân theo quy trình sau: - Tên của mô đun: phải thể hiện rõ nội dung của mô đun, chủ đề gì được tập trung trong năm nội dung của môi trường. - Mục tiêu của mô đun: xác định và biểu đạt một cách chính xác mục tiêu cụ thể của mô đun. Mục tiêu gồm ba thành phần: kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi của người học sau khi họ học xong mô đun (chủ đề) này. Các mục tiêu đó cần phải thể hiện bằng động từ và có thể đo lường được mức độ thực hiện mục tiêu đặt ra. - Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn trắng hoặc sử dụng máy tính và sử dụng các phần mềm khác nhau: PowerPoint, Encarta 2008, 2009, phần mềm Violet. . . - Hoạt động dạy học gồm các hoạt động học tập với các hình thức làm việc khác nhau: làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm nhỏ, làm việc chung cả lớp. - Củng cố, đánh giá: theo câu hỏi tự luận hay câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Để kiểm tra kết quả học tập của người học, thường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều dạng câu hỏi khác nhau: đúng/ sai; điền khuyết, câu lựa chọn, câu ghép đôi dựa theo phần mềm Violet. - Gợi ý cho giáo viên và sinh viên: - Đối với giáo viên: giáo viên dựa vào nội dung nào, tài liệu nào trong các sách, báo, trên trang mạng Internet để lấy tư liệu thiết kế các mô đun. - Đối với sinh viên: sưu tầm, tìm hiểu điều tra ngoài thực địa. Những tài liệu này là các phương pháp dạy học giúp cho người học khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng học tập và nghiên cứu môi trường. 2.2. Các nội dung của GDPTBV Tất cả các mô đun mà chúng tôi thiết kế đều dựa trên 15 nội dung của GDPTBV: văn hoá – xã hội, môi trường và kinh tế. - Các nội dung về văn hoá – xã hội: quyền con người, hoà bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hoá và hiểu biết về giao thoa văn hoá, sức khoẻ, HIV/AIDS, thể chế. - Các nội dung về môi trường: nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, năng lượng, nông nghiệp và đa dạng sinh học), thay đổi khí hậu, phát triển nông thôn, đô thị hoá bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. - Các nội dung về kinh tế: giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể, kinh tế thị trường. Các nội dung về môi trường gắn bó với các nội dung văn hoá – xã hội và phát 146 Thiết kế các mô đun giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững triển kinh tế. Tuy nhiên chúng tôi tập trung vào nội dung môi trường vì sự biến đổi khí hậu không chỉ xảy ra trên toàn cầu mà cả ở Việt Nam. Thiên tai xảy ra thường xuyên ở Việt Nam, đặc biệt ở một số tỉnh ở Nam Trung Bộ. Các nội dung về môi trường ở Việt Nam là nỗi lo lắng của thế hệ hiện tại và tương lai: nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến mức cạn kiệt, rừng tự nhiên vào năm 1943 có độ che phủ chiếm 43,0% nhưng đến năm 2005 chỉ chiếm 38,0%, trong đó diện tích rừng trồng chiếm 2,5%; sự suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học về thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm [2] ; đất, nước, không khí bị ô nhiễm; biến đổi khí hậu toàn cầu (Việt Nam là một trong năm quốc gia ở châu Á bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu: lũ lụt, khô hạn, triều cường,. . . ). Trong lịch sử, thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là thời điểm Việt Nam gánh chịu hậu quả thiên tai nặng nề nhất. Chỉ trong tháng 10/2009 miền Trung (Quảng Nam, Phú Yên) phải gánh 2 cơn bão lịch sử số 9 và số 11. Hai cơn bão này làm chết và mất tích 298 người (bão số 9: 174 người, bão số 11: 124 người), thiệt hại về vật chất ước tính hơn 19 nghìn tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD). Những thiệt hại to lớn này là hậu quả của việc con người quản lý rừng đầu nguồn - miền Tây dãy Trường Sơn không tốt đã góp phần tạo ra lũ quét, gây lụt nặng [6]. 2.3. Thiết kế các mô đun về giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững Muốn thiết kế các mô đun môi trường, ngoài việc tuân theo quy trình thiết kế từ tên mô đun đến việc gợi ý cho giáo viên và học sinh, cần có phương pháp khai thác nội dung về môi trường. Theo phương pháp dạy học thông thường: giáo viên chỉ đưa thêm số liệu, ví dụ minh họa, nặng về cung cấp thông tin làm cho bài giảng nặng nề, người học tiếp thu thụ động, ít có cơ hội trao đổi, giao tiếp, làm việc với bạn bè, thầy, cô. Việc dạy của giáo viên nặng về độc thoại, hình thức tổ chức dạy học chỉ diễn ra ở trong lớp, trong khi đó thực tiễn môi trường của địa phương xung quanh lớp học liên quan đến mô đun dạy học lại không được quan tâm. Vì vậy, không đạt được mục tiêu của giáo dục môi trường: kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường [3]. Theo phương pháp dạy học tích cực, dựa vào tư liệu thu thập được, giáo viên hướng dẫn sinh viên [4]. - Hoạt động học tập trong lớp, ngoài lớp để thu được kiến thức về môi trường thông qua hình thức làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. - Quan sát, tìm hiểu, điều tra môi trường khu vực để rèn luyện kĩ năng, tạo sự quan tâm của người học đối với môi trường. - Vận dụng những điều đã nghe, đọc, thấy vào tình huống cụ thể để hình thành cho người học lối sống vì môi trường. Ba hoạt động này gắn kết với nhau nhằm giúp cho người học không chỉ thu được kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng, thói quen và lối sống vì môi trường, thân 147 Nguyễn Thị Thu Hằng thiện với môi trường. 2.4. Thiết kế một số mô đun về môi trường Mô đun 1: Thay đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam 1. Tên mô đun: Thay đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam 2. Mục tiêu của mô đun Sau bài học, sinh viên có thể: - Về kiến thức: + Hiểu rõ nguyên nhân gây biến đổi khí hậu (BĐKH). + Phân tích được hậu quả do BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. + Nêu lên các giải pháp chiến lược để ứng phó với BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam. + Có kế hoạch hành động để ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: dự báo thời tiết, xây đê ven biển, trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu giống lúa mới chịu mặn. - Về kĩ năng: + Nhận biết các nhân tố tác động, biểu hiện của BĐKH. + Phân tích tranh ảnh, băng hình video và liên hệ với thực tế Việt Nam. - Về thái độ, hành vi: + Quan tâm đến thực trạng BĐKH trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam - một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. + Tuyên truyền ở nhà trường và cộng đồng như trồng rừng và bảo vệ rừng, tiết kiệm năng lượng, giảm thải lượng khí thải,. . . 3. Phương tiện dạy học: máy tính bàn, cá nhân; các phần mềm tin học như PowerPoint, Encarta, Violet. . . 4. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. (Thời gian của hoạt động 1: 10 phút; hình thức hoạt động: theo nhóm; sản phẩm của hoạt động: trình chiếu bằng giấy Crôki). Hoạt động 2: Chiến lược, giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. (Thời gian của hoạt động 2: 15 phút; hình thức hoạt động theo nhóm; sản phẩm của hoạt động: trình chiếu qua máy chiếu với phần mềm Microsoft PowerPoint). (Trong các hoạt động, cần ghi rõ câu hỏi, phiếu học tập, nội dung hoạt động, thời gian hoạt động và sản phẩm của mỗi hoạt động). 5. Củng cố, đánh giá 148 Thiết kế các mô đun giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Violet để củng cố, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Các câu hỏi củng cố thường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều dạng khác nhau. Mục đích của câu hỏi trên đề kiểm tra xem sinh viên hiểu về nội dung của bài học như thế nào? Trên cơ sở đó, nếu chưa đạt, họ phải làm lại các mô đun được giao. Gợi ý cho nguời sử dụng - Đối với giáo viên: Muốn các thiết kế mô đun phải nghiên cứu tài liệu trong sách, báo, mạng Internet có liên quan với mô đun mình đã dự định. - Đối với sinh viên: Tìm tư liệu trong sách, báo; nghiên cứu thực trạng môi trường địa phương và cộng đồng, đất nước. Mô đun 2: Thiên tai và giảm nhẹ thiên tai 1.Tên mô đun: Thiên tai và giảm nhẹ thiên tai 2. Mục tiêu của mô đun Sau bài học người học có thể: - Về kiến thức: + Hiểu được thiên tai là gì? Các dạng của thiên tai? Nhận biết thiên tai, biểu hiện của thiên tai. + Phân tích tác động của thiên tai đối với môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá và môi trường kinh tế - xã hội. + Dự báo khả năng thiên tai có thể xảy ra và biện pháp phòng tránh để giảm nhẹ thiên tai. - Về kĩ năng: + Phân tích tranh ảnh, video, các câu ca dao của nhân dân ta nói về bão, lũ. . . để nhận xét về khả năng xảy ra thiên tai. + Có kĩ năng nghiên cứu ngoài thực địa để phán đoán thiên tai xảy ra. - Về thái độ, hành vi. + Quan tâm đến cuộc sống của người dân chịu ảnh hưởng của thiên tai. + Thực hiện phương châm“Lá lành đùm lá rách”, đóng góp tiền của để giúp người dân thoát khỏi cơn hoạn nạn. + Có hành vi tích cực như tiết kiệm năng lượng, trồng rừng, trồng cây xung quanh cộng đồng. . . 3. Phương tiện dạy học: Máy tính để bàn, máy tính cá nhân, khai thác các phần mềm để lấy những thứ mình cần. 4. Hoạt động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên tai (núi lửa, động đất, sóng thần, bão lũ, lở núi. . . ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hoạt động 2. Diễn biến thiên tai trên thế giới và Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149 Nguyễn Thị Thu Hằng Hoạt động 3. Giảm thiểu và phòng tránh thiên tai (Trong mỗi hoạt động, giáo viên cần ghi rõ câu hỏi hoặc phiếu học tập; thời gian tiến hành hoạt động, cách thực hiện và sản phẩm của hoạt động) [4]. 5. Củng cố, đánh giá Nhằm kiểm tra kết quả học tập của người học, chúng tôi sử dụng phần mềm Violet để đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan như câu hỏi đúng/ sai, câu điền khuyết, câu lựa chọn và câu ghép đôi. 6. Gợi ý cho người sử dụng - Đối với giáo viên: Giáo viên nên tìm hiểu chủ đề thông qua sách, báo, mạng Internet. - Đối với sinh viên: Tìm hiểu mô đun qua phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo. . . 2.5. Thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm khi dạy lớp sau đại học K18, K19 (mỗi lớp có 15 sinh viên sau đại học) và các lớp K56 (A,B, tài năng) với 117 sinh viên về hai nội dung: Thay đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam; Thiên tai và giảm nhẹ thiên tai. Kết quả thực nghiệm cho thấy: so sánh giữa lớp đối chứng (K56B) và lớp thực nghiệm (K56A và lớp tài năng) qua câu hỏi kiểm tra 30 phút về hai nội dung này thì kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng: khi sinh viên được học hai nội dung này không chỉ qua đài báo, SGK, mạng Internet, câu hỏi trắc nghiệm khách quan Violet 1.5 của Công ty cổ phần Bạch Kim thì kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn rõ rệt. Câu hỏi kiểm tra cho K56 (lớp đối chứng và lớp thực nghiệm): Câu 1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu? Câu 2. Các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu? Câu 3. Thiên tai là gì? Các dạng của thiên tai? Câu 4. Biện pháp phòng tránh để giảm nhẹ thiên tai? Đánh giá kết quả kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm cho thấy: cũng cùng câu hỏi như trên nhưng điểm kiểm tra trung bình của lớp đối chứng chỉ là 7,2; trong khi đó lớp thực nghiệm điểm kiểm tra trung bình là 8,0. Sự khác nhau về điểm kiểm tra chủ yếu là do lớp đối chứng trình bày bằng giấy A0, lớp thực nghiệm trình bày bằng phần mềm PowerPoint có tranh ảnh, Video Clip kèm theo nên kết quả cao hơn. 3. Kết luận Thiết kế các mô đun GDPTBV môi trường cần theo tuân theo quy trình nhất định, từ mục tiêu của mô đun đến gợi ý cho người sử dụng. Dựa trên những lý luận chung, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ đưa ra 2 ví dụ: thay đổi khí 150 Thiết kế các mô đun giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững hậu, thiên tai và giảm nhẹ thiên tai nhằm minh họa cho hoạt động thiết kế mô đun GDPTBV. Để giảng dạy học phần “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” có hiệu quả, chúng tôi đã hướng dẫn sinh viên thiết kế các mô đun (các chủ đề) theo quy trình như trên. Ở khoa Địa lí cũng như nhiều khoa khác, sinh viên được học GIS (Hệ thống thông tin địa lí) nên có nhiều thuận lợi để lấy các nguồn tư liệu khác nhau, đặc biệt là tranh ảnh, biểu đồ, video để khai thác thông tin chứa đựng trong kênh hình đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UNESCO. Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững. Liên Hợp Quốc 2005 - 2014. [2] Lê Thông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) và nnk, 2008. Địa lí 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục. [3] Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Đặng Văn Đức - Nguyễn Thị Thu Hằng, 2006. Thiết kế các mô đun khai thác nội dung giáo dục môi trường trong sách giáo khoa Địa lí bậc trung học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Nguyễn Đức Vũ, 2005. Thiết kế dạy học tích Địa lý theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trường ĐHSP - Đại học Huế. Tạp chí khoa học số 3/2005, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tr 115. [6] http:// www.nongnghiep.vn ABSTRACT Design modules of Environmental Education in SD Design modules of environmental education in SD will follow six steps: - Name of module - Objectives of module - Means of teaching and learning - Activities of teaching - Design and evaluate based on objectives and activities of teaching - Make a suggestion of teachers and students After designing modules, need to do positive methods. In this article we design 2 modules of 5 modules of environmental education. If we are teaching contents of ESD by words and by words, it (modules) is effective lower by using visual aids. That is results of modules we are following. 151
Tài liệu liên quan