1. Mở đầu
Đồ dùng dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học [7]. Tuy nhiên,
hiện nay, đồ dùng dạy học dùng trong nhà trường còn thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc
biệt là đồ dùng dạy học khám phá là loại đồ dùng mà học sinh có thể tự mình sử dụng để khám
phá tri thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên. Đồ dùng dạy học dạng này góp phần phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu tri thức mới.
Kết quả dạy và học phần Địa lí ở cấp tiểu học còn kém hiệu quả còn bởi các thiết bị, đồ
dùng dạy học về phần này còn hạn chế và sơ sài. Bản đồ, lược đồ có vai trò quan trọng trong việc
dạy học các môn Lịch sử - Địa lí. Tuy nhiên, thời lượng sử dụng bản đồ lược đồ vẫn chưa nhiều.
Nguyên nhân là do hiện nay giáo viên vẫn lúng túng khi sử dụng hoặc chưa khai thác hết tính
năng [12].
Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hay sáng tạo tìm ra cái mới,
giải quyết cái mới, những mối quan hệ mới là năng lực chứa đựng sự khám phá, phát minh đổi
mới, trí tưởng tượng [1]. Như vậy, tạo ra sự khám phá sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy
sáng tạo [11]. Những đồ dùng dạy học khám phá có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực
khám phá của học sinh thông qua việc kích thích tính tò mò của trẻ. Việc tạo ra những đồ dùng
dạy học khám phá như Những miếng ghép kì diệu sẽ giúp giải quyết những vấn đề thiếu hụt về đồ
dùng dạy học đồng thời năng lực khám phá của học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học “Những miếng ghép kì diệu” trong dạy học Địa lí ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0039
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 154-158
This paper is available online at
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC “NHỮNGMIẾNG GHÉP
KÌ DIỆU” TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC
Vũ Thu Hương
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Thiết bị “Những miếng ghép kì diệu” ra đời nhằm góp phần cải thiện các đồ dùng
dạy học tự làm phục vụ cho các tiết dạy về môn Địa lí. Đây là đồ dùng dạy học đặc biệt
giúp học sinh tự khám phá kiến thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên. Nó đóng
vai trò là nơi cung cấp những tri thức mà học sinh chưa biết như những quan niệm, lối sống
và phong tục tập quán của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới; thiên nhiên, sinh vật
trong phần Địa lí châu lục mà sách giáo khoa và giáo viên chưa thể chuyển tải hết cho học
sinh.
Từ khóa: Địa lí, các Châu lục, học sinh tiểu học, bản đồ, đồ dùng dạy học.
1. Mở đầu
Đồ dùng dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh tiểu học [7]. Tuy nhiên,
hiện nay, đồ dùng dạy học dùng trong nhà trường còn thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc
biệt là đồ dùng dạy học khám phá là loại đồ dùng mà học sinh có thể tự mình sử dụng để khám
phá tri thức mà không cần có sự trợ giúp của giáo viên. Đồ dùng dạy học dạng này góp phần phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu tri thức mới.
Kết quả dạy và học phần Địa lí ở cấp tiểu học còn kém hiệu quả còn bởi các thiết bị, đồ
dùng dạy học về phần này còn hạn chế và sơ sài. Bản đồ, lược đồ có vai trò quan trọng trong việc
dạy học các môn Lịch sử - Địa lí. Tuy nhiên, thời lượng sử dụng bản đồ lược đồ vẫn chưa nhiều.
Nguyên nhân là do hiện nay giáo viên vẫn lúng túng khi sử dụng hoặc chưa khai thác hết tính
năng [12].
Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hay sáng tạo tìm ra cái mới,
giải quyết cái mới, những mối quan hệ mới là năng lực chứa đựng sự khám phá, phát minh đổi
mới, trí tưởng tượng [1]. Như vậy, tạo ra sự khám phá sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy
sáng tạo [11]. Những đồ dùng dạy học khám phá có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực
khám phá của học sinh thông qua việc kích thích tính tò mò của trẻ. Việc tạo ra những đồ dùng
dạy học khám phá như Những miếng ghép kì diệu sẽ giúp giải quyết những vấn đề thiếu hụt về đồ
dùng dạy học đồng thời năng lực khám phá của học sinh.
Ngày nhận bài: 22/10/2015. Ngày nhận đăng: 16/2/2016.
Liên hệ: Vũ Thu Hương, e-mail: vuthuhuong1973@gmail.com
154
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học “Những miếng ghép kì diệu” trong dạy học Địa lí ở Tiểu học
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Điều tra khảo sát việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học Địa lí ở tiểu
học
Những mảnh ghép kì diệu là đồ dùng dạy học khám phá sử dụng bản đồ câm. Bản đồ câm
giáo khoa hay còn gọi là bản đồ trống được mã hóa theo yêu cầu dạy học của một bài địa lí cụ thể.
Mỗi bài học địa lí yêu cầu mã hóa trên bản đồ câm khác nhau [2, 3].
Để biết được thực trạng dạy học Địa lí châu lục ở nhà trường tiểu học ra sao, chúng tôi tiến
hành khảo sát giáo viên khối lớp 5 tại các trường Tiểu học Bà Triệu, trường Tiểu học Vân Hồ và
trường Tiểu học Chu Văn An về việc sử dụng bản đồ câm trong việc dạy học Địa lí.
Qua 25 phiếu điều tra các giáo viên, có thể nhận thấy khó khăn chủ yếu của giáo viên hiện
nay khi dạy phần địa lí thế giới phần lớn là do còn hạn chế về kiến thức có tới 52% giáo viên. Vấn
đề hạn chế về đồ dùng dạy học đặc biệt là bản đồ câm có tới 76% giáo viên gặp phải khó khăn này.
Khó khăn xuất phát từ học sinh chỉ chiếm 3,8% và vấn đề thời gian chỉ gặp ở 2,56% giáo viên.
Bên cạnh đó, 25/25 (100%) giáo viên cho biết đồ dùng và đồ dùng dạy học thiếu thốn và hạn.
Kết quả 76% giáo viên nhận định học sinh đều thích thú khi được học môn Địa lí và 20%
giáo viên nói rằng học sinh không thích thú học nhưng nguyên nhân là do thiếu thốn đồ dùng dạy
học cho thấy đồ dùng dạy học có ý nghĩa khá quan trọng trong tiết dạy học Địa lí.
Sau khi tiến hành điều tra và phân tích phiếu câu hỏi cho giáo viên, chúng tôi nhận thấy khi
dạy phần địa lí thế giới này giáo viên còn gặp nhiều khó khăn mà nhiều nhất từ bản thân giáo viên
và do thiếu thốn đồ dùng và đồ dùng dạy học. Trong khi, hầu hết học sinh lại rất hứng thú với môn
học này nhưng lại không có những vốn hiểu biết về địa lí. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để
có thể giúp giáo viên dạy được tốt môn này và học sinh học được nhiều nhất mà không áp lực và
hứng thú.
2.2. Sự cần thiết phải thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học Những mảnh ghép kì
diệu
Tình trạng thiếu hụt các đồ dùng dạy học Địa lí đã làm giảm hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời, khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống của học sinh không
cao.Thiết bị “Những mảnh ghép kì diệu” có tạo không gian 3 chiều cho học sinh trong khi nghiên
cứu các đối tượng địa lí rộng lớn.
Những kiến thức bổ sung ngoài bài học trong các giờ địa lí cũng sẽ bị hạn chế do thời gian
có hạn. Sự hạn chế này sẽ được giải quyết nếu các giáo viên sử dụng thiết bị Những mảnh ghép kì
diệu trong các tiết học.
Trong các giờ học Địa lí cũng như các giờ ngoại khóa, đồ dùng dạy học “Những mảnh ghép
kì diệu” có thể giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm về các đối tượng địa lí đang được học.
Ngoài ra, do đồ dùng sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ làm, dễ sử dụng nên các em học sinh
cũng có thể tham gia vào thiết kế thêm “Những mảnh ghép kì diệu” khác để bổ sung và làm phong
phú bài học của mình.
2.3. Thiết kế thiết bị Những mảnh ghép kì diệu
Cấu tạo đồ dùng: Giấy khổ A1 và bìa xốp
Mô tả đồ dùng dạy học:
Sản phẩm lấy ý tưởng từ trò chơi xếp hình trí tuệ và bản đồ địa lí trong bộ đồ dùng môn Địa
lí lớp 5 ở trường Tiểu học.
- Mặt trước: Một bản đồ châu Á in trên bìa xốp. Sau đó, bản đồ này được cắt thành 10 miếng
ghép đều nhau. Mỗi miếng ghép được gắn một hình ảnh tiêu biểu về văn hóa, kiến trúc, cảnh quan
155
Vũ Thu Hương
thiên nhiên và sinh vật của một hoặc một số quốc gia nằm trên miếng ghép đó. Ngoài ra, chúng ta
còn có thể chuẩn bị thêm những hình ảnh khác với những nội dung mới.
- Mặt sau: Là những câu hỏi với nội dung liên quan đến những miếng ghép và hình ảnh bên
trên miếng ghép.
Mặt trước (bản đồ)
Miếng ghép nhỏ được cắt từ bản đồ
Mặt sau của thiết bị
Cách sử dụng
Đầu tiên, giáo viên đưa ra phần mặt sau là phần giấy A1 với những câu hỏi cho những
miếng ghép và đưa cho học sinh những miếng ghép và để học sinh tự hoạt động. Học sinh sẽ có
hai cách làm:
+ Cách 1: Đọc lần lượt những câu hỏi và trả lời chúng bằng cách tìm những miếng ghép
phù hợp rồi ghép vào vị trí phù hợp.
+ Cách 2: Học sinh quan sát hình ảnh trên những miếng ghép và ghép vào những vị trí có
câu hỏi tương ứng với hình ảnh trên miếng ghép sao cho phù hợp.
Đặc điểm nổi bật của thiết bị
- Hấp dẫn hoc sinh bởi đây là một trò chơi học tập dưới hình thức trò chơi xếp hình quen
156
Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học “Những miếng ghép kì diệu” trong dạy học Địa lí ở Tiểu học
thuộc đối với học sinh.
- Những miếng ghép kì diệu tạo ra không gian 3D vì trong 1 miếng ghép lại chứa một hình
ảnh, 1 nội dung khác (1 miếng ghép là 1 mảnh của bản đồ. Nó không chỉ chứa đựng kiến thức về
vị trí, địa lí, giới hạn lãnh thổ của các quốc gia ở châu Á mà còn giúp học sinh có thêm những hiểu
biết về thiên nhiên, kinh tế và xã hội thông qua những hình ảnh ở những mảnh ghép).
- Chi phí làm thiết bị thấp đảm bảo được tính kinh tế khi chế tạo một đồ dùng dạy học.
- Gọn nhẹ, lưu động.
- Áp dụng được một cách linh hoạt trong các hoạt động khác nhau trong quá trình dạy học
như: hoạt động dạy bài mới, củng cố và kiểm tra bài cũ trong các tiết học địa lí. Ngoài ra, thiết bị
này có thể sử dụng để tổ chức cho học sinh những trò chơi học tập.
- Thiết bị này còn có một ưu điểm nữa đó là dễ dàng thay đổi nội dung kiến thức mà vẫn sử
dụng bản đồ này.
+ Chúng ta có thể thay thế những hình ảnh trên những miếng ghép về những nội dung thiên
nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội ở những quốc gia khác nhau của châu Á.
+ Chúng ta có thể thay mặt sau của thiết bị bằng hệ thống câu hỏi với những nội dung khác
mà không nhất thiết phải là mặt cố định.
- Không mất nhiều thời gian và công sức để làm sản phẩm này.
2.4. Khả năng ứng dụng của thiết bị Những miếng ghép kì diệu
- Ứng dụng cho mọi hoạt động dạy và học, hoạt động tự học, hoạt động vui chơi. . . của học
sinh;
- Dễ làm, dễ thay thế hình ảnh và nội dung nên thiết bị có thể sử dụng nhiều lần trong quá
trình dạy học.
Ưu điểm của thiết bị Những miếng ghép kì diệu:
Dựa vào kết quả việc sử dụng thiết bị Những miếng ghép kì diệu vào dạy học Địa lí lớp 5,
chúng tôi rút ra một số ưu điểm như sau:
- Dễ làm, dễ thay thế hình ảnh
- Giá thành thấp; Hấp dẫn, cuốn hút, gây ấn tượng sâu sắc, khó quên
- Có thể tạo không gian 3 chiều và có thể thể hiện được cả không gian và thời gian.
- Kích thích khả năng tự khám phá của học sinh.
- Không phá vỡ thời gian, không gian tiết học.
- Giúp giáo viên và học sinh mở rộng kiến thức môn học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
3. Kết luận
Thiết bị Những miếng ghép kì diệu ra đời nhằm góp phần cải thiện các đồ dùng dạy học tự
làm phục vụ cho các tiết dạy về môn Địa lí. Nó đóng vai trò là nơi cung cấp những tri thức mà học
sinh chưa biết như những quan niệm, lối sống và phong tục tập quán của người dân ở khắp mọi nơi
trên thế giới; thiên nhiên, sinh vật trong phần Địa lí châu lục mà sách giáo khoa và giáo viên chưa
thể chuyển tải hết cho học sinh.
Thiết bị này nhằm phục vụ cho việc dạy học khám phá bằng việc kích thích khả năng khám
phá và tự khám phá của học sinh tiểu học thông qua việc học sinh tự thao tác với đồ dùng và tự bản
thân thu nhận được kiến thức. Qua đây, trẻ được trang bị thêm một kĩ năng quan trọng để chuẩn bị
cho cuộc sống sau này của bản thân.
Hơn nữa, chúng có thể áp dụng cho một số khâu trong một tiết dạy và các hoạt động ngoại
khóa, vui chơi của học sinh và hoàn toàn có thể sử dụng trong mọi môn học ở cấp tiểu học và các
cấp học khác mà không chỉ dừng lại ở môn Địa lí lớp 5.
157
Vũ Thu Hương
Dựa trên các nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đề nghị sử dụng thiết bị Những mảnh
ghép kì diệu trên để sử dụng trong các tiết dạy học Địa lí lớp 5 và thay đổi nội dung cho phù hợp
với các môn học để nâng cao hiệu quả việc dạy và học ở tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Việt Cường, 2013. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học hình
học không gian qua sự hỗ trợ của phần mềm Geospacw. Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 89, tr.
23.
[2] Lâm Quang Dốc, 1997. Bản đồ giáo khoa. Nxb Đại học Quốc gia.
[3] Lâm Quang Dốc, 2001. Phương pháp bản đồ, Phương pháp nhận thức trong bản đồ học và
địa lí học. Tạp chí KHSP Số 3, Tr. 2.
[4] Lâm Quang Dốc, 2013. Xây dựng bản đồ giáo khoa đúng tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất
lượng dạy học Địa lí phổ thông. Tạp chí thiết bị giáo dục Số 89, Tr. 2.
[5] Phạm Ngọc Đĩnh (chủ biên), Vũ Tuấn Cảnh, Lâm Quang Dốc, Lê Huỳnh, Hoàng Xuân Lính,
Đỗ Thị Minh Tính, 1976. Bản đồ học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1976.
[6] Vũ Thu Hương, 2013. Giáo trình cơ sở Tự nhiên và xã hội. Nxb Giáo dục VN.
[7] Vũ Thu Hương, Nguyễn Hà My, Lê Thu Huyền, 2008. Sử dụng sản phẩm thủ công trong dạy
học môn TNXH ở những năm đầu cấp tiểu học. Tạp chí Giáo dục số 199, kì 1, tr. 56.
[8] Dương Giáng Thiên Hương, Vũ Thị Lan Anh, Ngô Vũ Thu Hằng, Quản Hà Hưng, Nguyễn
Thị Phương, 2009. Giáo trình Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Tiểu học. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[9] Trần Anh Huy, 2010. Sử dụng phần mềm Violet 1.7 trong việc dạy học bậc THCS. Tạp chí
Thiết bị giáo dục Số 61, Tr. 2.
[10] N.A. Kurbxki, M. D. Triernưx, R. N. Khlopkina và Nnk, Atlat, 2004. Địa lí kinh tế - xã hội
thế giới (nguyên bản tiếng Nga). Nxb ĐIK, Moskva.
[11] Phan Thị Hạnh Mai, 2008. Tâm lí học tiểu học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.
[12] Tưởng Phi Ngọ, 2010. Sử dụng lược đồ giáo khoa Lịch sử lớp 11 theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh. Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 61.
[13] Nguyễn Thị Thấn (chủ biên), Đào Thị Hồng, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Tuyết Nga, 2009.
Phương pháp dạy học các môn Tự nhiên xã hội. Nxb Đại học Sư phạm.
[14] Ngô Đạt Tam (chủ biên), Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc Đĩnh, 1983, 1986.
Bản đồ học. Nxb Giáo dục.
[15] K. A. Xalishev, 1982. Về ngôn ngữ bản đồ và khoa học bản đồ (nguyên bản tiếng Nga). Tạp
chí trắc địa và bản đồ, Số 4, tr. 34.
ABSTRACT
“Wonderful assembly pieces” in teaching Geography at Primary school
The creation of “Wonderful Assembly Pieces” as a teaching aid has helped to improve
the existing DIY teaching facilities for geography. This is appealing because it helps learners to
discover and learn things by themselves with little need for teachers’ assistance. It acts as a supply
of knowledge unknown to the learners like that of people’s assumptions, lifestyles, and customs
and ways anywhere world-wide; nature and flora and animal in Geography of Continents about
which information from textbooks and teachers is not enough yet.
Keywords: Geography, primary pupil, equipment, map.
158