Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp môn Toán

1. Mở đầu Tư tưởng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải làm sao để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên đã tích cực suy nghĩ cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Theo chúng tôi, phiếu học tập (PHT) là một phương tiện rất tiện ích để thực hiện tư tưởng chỉ đạo nói trên. Giáo viên có thể thiết kế và sử dụng PHT trong những chức năng năng điều hành quá trình dạy học - một yếu tố quan trọng của phương pháp dạy học mà người giáo viên thường sử dụng để lập kế hoạch dạy học từng tiết học. Những chức năng điều hành quá trình dạy học là: Đảm bảo trình độ xuất phát; Hướng đích và gợi động cơ; Làm việc với nội dung mới; Củng cố; Kiểm tra và đánh giá; Hướng dẫn công việc ở nhà [1; 464]. Đảm bảo trình độ xuất phát là đảm bảo phục hồi những tri thức và kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để học bài mới. Hướng đích và gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về những mục tiêu cần đạt và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Hướng đích và gợi động cơ là nhằm biến những mục tiêu sư phạm mà nhà trường đặt ra thành những mục tiêu của bản thân học sinh chứ không phải chỉ là việc vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. Đó cũng không phải chỉ là một việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu bài học mà phải xuyên suốt quá trình dạy học: lúc mở đầu, ở những bước trung gian và thậm chí cả khi kết thúc bài học. Có thể gợi động cơ xuất phát từ thực tế hoặc xuất phát từ nội bộ toán học: xoá bỏ một sự hạn chế, chính xác hóa một khái niệm, hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc, sự hoàn chỉnh và hệ thống, lật ngược vấn đề, tương tự hoá, khái quát hoá, phát hiện mối liên hệ và phụ thuộc,. Làm việc với nội dung mới là tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh để họ kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục tiêu khác của bài học. Kiến tạo tri thức bao gồm cả việc thể chế hoá, tức là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hoá những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của xã hội, tuân thủ chương trình về mức độ yêu cầu, cách thức diễn đạt và định vị trí thức mới trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ một số tri thức đã đạt được. Củng cố nhằm làm cho những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hành vi, phẩm chất đạo đức và những yếu tố thế giới quan trở thành vững chắc, ổn định trong học sinh. Củng cố diễn ra dưới các hình thức: luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hoá và ôn. Trong khâu này cũng có thể thực hiện một phần của việc thể chế hoá, cụ thể là hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ một tri thức đạt được nào đó hoặc giải phóng khỏi trí nhớ một kiến thức không quan trọng vừa đạt được thông qua bài tập. Kiểm tra và đánh giá nhằm thu thập thông tin về trình độ, kết quả học tập của học sinh ở những thời điểm nhất định. Hướng dẫn công việc ở nhà bao gồm việc ra bài tập về nhà, hướng dẫn các nhiệm vụ khác như học lí thuyết, thực hành, chuẩn bị bài mới.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 90-95 This paper is available online at THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRÊN LỚPMÔN TOÁN Bùi Văn Nghị1 và Nguyễn Văn Thái Bình2∗ 1Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 2Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; *E-mail: binhnvt@gmail.com Tóm tắt. Phiếu học tập được giáo viên thiết kế trong dạy học để phát huy tính chủ động học tập của người học. Bài báo này trình bày việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trên lớp của người giáo viên. Từ khóa: Phiếu học tập, dạy học môn Toán. 1. Mở đầu Tư tưởng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải làm sao để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Từ tư tưởng chỉ đạo đó, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên đã tích cực suy nghĩ cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học. Theo chúng tôi, phiếu học tập (PHT) là một phương tiện rất tiện ích để thực hiện tư tưởng chỉ đạo nói trên. Giáo viên có thể thiết kế và sử dụng PHT trong những chức năng năng điều hành quá trình dạy học - một yếu tố quan trọng của phương pháp dạy học mà người giáo viên thường sử dụng để lập kế hoạch dạy học từng tiết học. Những chức năng điều hành quá trình dạy học là: Đảm bảo trình độ xuất phát; Hướng đích và gợi động cơ; Làm việc với nội dung mới; Củng cố; Kiểm tra và đánh giá; Hướng dẫn công việc ở nhà [1; 464]. Đảm bảo trình độ xuất phát là đảm bảo phục hồi những tri thức và kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để học bài mới. Hướng đích và gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về những mục tiêu cần đạt và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Hướng đích và gợi động cơ là nhằm biến những mục tiêu sư phạm mà nhà trường đặt ra thành những mục tiêu của bản thân học sinh chứ không phải chỉ là việc vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. Đó cũng không phải chỉ là một việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu bài học mà phải xuyên suốt quá trình dạy học: lúc mở đầu, ở những bước trung gian và thậm chí cả khi kết thúc bài học. Có thể gợi động cơ xuất phát từ thực tế hoặc xuất phát từ nội bộ toán học: xoá bỏ một sự hạn chế, chính xác hóa một khái niệm, hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc, sự hoàn chỉnh và hệ thống, lật ngược vấn đề, tương tự hoá, khái quát hoá, phát hiện mối liên hệ và phụ thuộc,... Làm việc với nội dung mới là tổ 90 Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp môn Toán chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh để họ kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được các mục tiêu khác của bài học. Kiến tạo tri thức bao gồm cả việc thể chế hoá, tức là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hoá những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của xã hội, tuân thủ chương trình về mức độ yêu cầu, cách thức diễn đạt và định vị trí thức mới trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ một số tri thức đã đạt được. Củng cố nhằm làm cho những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hành vi, phẩm chất đạo đức và những yếu tố thế giới quan trở thành vững chắc, ổn định trong học sinh. Củng cố diễn ra dưới các hình thức: luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hoá và ôn. Trong khâu này cũng có thể thực hiện một phần của việc thể chế hoá, cụ thể là hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ một tri thức đạt được nào đó hoặc giải phóng khỏi trí nhớ một kiến thức không quan trọng vừa đạt được thông qua bài tập. Kiểm tra và đánh giá nhằm thu thập thông tin về trình độ, kết quả học tập của học sinh ở những thời điểm nhất định. Hướng dẫn công việc ở nhà bao gồm việc ra bài tập về nhà, hướng dẫn các nhiệm vụ khác như học lí thuyết, thực hành, chuẩn bị bài mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp * Sử dụng PHT để đảm bảo trình độ xuất phát, hướng đích và gợi động cơ: dạy học bài “Phép biến hình” - Hình học 11 Để học sinh có khái niệm và nắm được vấn đề bản chất nhất của định nghĩa Phép biến hình trong mặt phẳng, ta có thể thiết kế PHT như Hình 1. Hình 1. Phiếu học tập 1 91 Bùi Văn Nghị và Nguyễn Văn Thái Bình Từ việc thực hiện các yêu cầu hoạt động đặt ra trong PHT, HS bước đầu hình thành khái niệm về phép biến hình trong mặt phẳng, có sự so sánh với khái niệm hàm số đã được học. * Thiết kế PHT để làm việc với nội dung mới: tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh để các em tự tìm ra tri thức mới trong bài “Phép tịnh tiến” Sau khi đã có định nghĩa Phép tịnh tiến, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trên PHT (Hình 2). Trong mặt phẳng, cho phép tịnh tiến theo vectơ −→v cho trước. Thảo luận theo nhóm và điền kết quả vào bảng ở Hình 2. Hình 2. Phiếu học tập 2 Khi thực hiện yêu cầu của PHT trên, HS sẽ phát hiện các tính chất của phép tịnh tiến theo vectơ cho trước từ một số trường hợp cụ thể. Từ đó, các nhóm sẽ phát biểu thành tính chất tổng quát. * Thiết kế PHT trong khâu củng cố: Để tổng kết, hệ thống hoá một số nội dung về phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, GV có thể thiết kế PHT như ở Hình 3. Trong PHT, HS điền vào các 92 Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp môn Toán phần để trống bằng cách nhớ lại, kiểm tra lại các thông tin trong sách giáo khoa. Từ đó HS có được bảng hệ thống và so sánh các nội dung, tính chất đã học và quan trọng hơn là HS nắm được một cách hệ thống hoá các kiến thức, tóm tắt kiến thức dưới dạng bảng như ở Hình 3. Hình 3. Phiếu học tập 3 * Thiết kế PHT trong khâu kiểm tra, đánh giá Để đánh giá những kiến thức và kĩ năng đạt được của học sinh sau khi học xong chương Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, Hình học 11, giáo viên có thể thiết kế bài kiểm tra ở dạng PHT như trình bày ở Hình 4 và yêu cầu mỗi học sinh hoặc từng nhóm học sinh làm bài trong 45 phút. Cũng có thể thiết kế những PHT tương tự như nhau để bảo đảm tính khách quan trong đánh giá. 93 Bùi Văn Nghị và Nguyễn Văn Thái Bình Hình 4. Phiếu học tập 4 94 Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học trên lớp môn Toán 3. Kết luận PHT là một phương tiện dạy học có tác dụng tốt phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có thể thiết kế và sử dụng PHT trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Các tác giả đã nghiên cứu và thiết kế một số phiếu học tập làm minh chứng cho việc thực hiện chức năng của PHT trong các khâu của quá trình dạy học. Việc dạy học theo PHT ở một hay một số khâu trong quá trình dạy học có những thuận lợi nhất định và góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Bá Kim, 2004. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Bùi Văn Nghị, 2010. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh và Phan Văn Viện, 2007. Hình học 11. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Designing and making use of ‘pieces of paper’ with learning tasks in the teaching of mathematics Pieces of paper with learning tasks made by a teacher is a means of teaching that will promote students’ positive learning. This paper presents the design and application of pieces of paper with learning tasks made by teachers of mathematics. 95
Tài liệu liên quan