Tóm tắt. Báo cáo đề cập vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức dạy học môn
Giáo dục học (GDH) theo tiếp cận môđun nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào
tạo môn học nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thử
nghiệm bước đầu, chúng tôi khẳng định: Vận dụng lý thuyết môđun trong việc thiết
kế, tổ chức dạy học phân môn GDH cho sinh viên có hiệu quả, chất lượng trong
đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở trường Đại học Sư phạm (ĐHSP). Thiết kế
và tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận môđun không chỉ nâng cao hiệu quả,
hứng thú học tập mà còn hình thành cho sinh viên những kĩ năng tự học, tự giải
quyết các tình huống dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông sau này.
Từ khóa: Giáo dục học, lý thuyết môđun, tổ chức dạy học, thiết kế.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học dựa theo lý thuyết môđun cho sinh viên đại học sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 170-176
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC HỌC DỰA THEO LÝ THUYẾT MÔĐUN
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Từ Đức Văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: tuducvan57@yahoo.com
Tóm tắt. Báo cáo đề cập vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức dạy học môn
Giáo dục học (GDH) theo tiếp cận môđun nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào
tạo môn học nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thử
nghiệm bước đầu, chúng tôi khẳng định: Vận dụng lý thuyết môđun trong việc thiết
kế, tổ chức dạy học phân môn GDH cho sinh viên có hiệu quả, chất lượng trong
đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở trường Đại học Sư phạm (ĐHSP). Thiết kế
và tổ chức dạy học môn GDH theo tiếp cận môđun không chỉ nâng cao hiệu quả,
hứng thú học tập mà còn hình thành cho sinh viên những kĩ năng tự học, tự giải
quyết các tình huống dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông sau này.
Từ khóa: Giáo dục học, lý thuyết môđun, tổ chức dạy học, thiết kế.
1. Mở đầu
Việc tìm kiếm các con đường, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các
trường đại học, đặc biệt các trường ĐHSP là vấn đề cấp bách trong thời đại ngày nay. Ở
trường ĐHSP một vấn đề muôn thuở luôn được đề cập và cần được giải quyết là nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo không chỉ tri thức khoa học cơ bản; mà còn thiết kế và tổ
chức dạy học theo lý thuyết môđun các môn học (học phần, phân môn) có nét đặc trưng
nghiệp vụ sư phạm trong đó có môn GDH. Trong những năm qua chúng tôi nghiên cứu,
vận dụng lý thuyết dạy học theo môđun và bước đầu thu được một số kết quả trong việc
thiết kế và tổ chức dạy học môn GDH cho sinh viên ĐHSP.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Xuất phát từ những thách thức và yêu cầu mới về năng lực của sinh viên tốt nghiệp
được Hội nghị Thế giới Giáo dục Đại học (GDĐH) thế kỷ XXI tại Pari tháng 10/1998
nêu rõ: Cần thiết phải có một cáí nhìn mới và mô hình mới của GDĐH, đó là giáo dục
lấy sinh viên làm trung tâm"". Để đạt mục tiêu đó, chương trình đào tạo cần phải được
170
Thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học dựa theo lý thuyết môđun...
xây dựng lại sao cho không chỉ nhằm nắm kiến thức chuyên môn một cách đơn giản; mà
cần bao gồm việc chiếm lĩnh các kĩ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê
phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc đồng đội giữa một bối cảnh đa văn hóa [4]. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay, các trường đại học, trong đó có các trường ĐHSP đang triển
khai tổ chức đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ nhằm hướng tới phát huy tính tích cực,
chủ động của của sinh viên trong quá trình học tập. Điều đó đòi hỏi các trường đại học
phải nhanh chóng thích nghi với những biến đổi và nhu cầu của cuộc sống thời đại; cũng
như phải quan tâm tới hiệu quả đào tạo, mà trước hết tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên
tích cực, chủ động việc học tập của mình phù hợp với nhu cầu, hứng thú, năng lực và điều
kiện của họ. Các trường đại học chỉ có thể đạt được điều này khi thực hiện 2 giải pháp đó
là: Phân chia quá trình đào tạo thành nhiều giai đoạn ngắn, sau mỗi giai đoạn có đánh giá,
ghi nhận kết quả đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo từng môn học theo môđun [4].
Kinh nghiệm và thực tiễn đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ những năm 1872 do Viện đại
học Harvard khai sinh đến nay đã được áp dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới, khẳng
định tính ưu việt (mềm dẻo, linh hoạt) của việc thiết kế theo môđun trong đào tạo theo
học chế tín chỉ và khắc phục tính cứng nhắc khi thực hiện đào tạo theo niên chế đã tồn tại
từ lâu ở các trường đại học trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Những thập niên gần đây, ở nước ta đang thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tuy nhiên suy cho cùng, muốn đổi mới
phương pháp dạy học phải bắt đầu từ việc đổi mới nội dung, chương trình. Trong các
trường đại học, chủ trương này đã được đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đồng tình
ủng hộ, hiện thực hóa nhằm biến “quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cho sinh
viên. Mặc dù hiện nay nội dung, chương trình dạy học đã được thiết kế theo hướng tích
cực như tăng tính thực hành, giảm lý thuyết; tăng cường khả năng hoạt động tự học, tự
khám phá, tìm kiếm của người học.v.v...; nhưng việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy
học diễn ra còn chậm, bất cập và nhiều lúng túng. Cách dạy phổ biến vẫn là “Thầy đọc,
trò ghi”, hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, giải thích - minh hoạ bằng tranh, ảnh;
chưa kích thích được tính tích cực học tập và tự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, mang
tính chất nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học tập; nhất là trong quá trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ như hiện nay.
Môn Giáo dục học trong trường sư phạm vừa mang tính khoa học, vừa mang tính
nghệ thuật. Môn học này có cả tính thực tiễn lẫn tính nghiệp vụ sư phạm và có vai trò
đặc biệt trong việc đào tạo người thầy giáo tương lai cho nhà trường phổ thông. Qua thực
tiễn dạy học và tìm hiểu thực trạng dạy học môn này ở các trường sư phạm chúng tôi nhận
thấy: Hoạt động dạy học môn này còn thiên về áp đặt đối với sinh viên. Nội dung còn nặng
về lý thuyết, khô khan, thiếu liên hệ với nhà trường phổ thông đang đổi mới và thực tiễn
xã hội sôi động hiện nay. Trong tổ chức dạy học ít gắn với thực hành, khi có thực hành thì
lại không vận dụng được lý thuyết một cách phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nhà trường
phổ thông hiện nay. Ngoài ra, phải kể đến một số giảng viên chưa đầu tư, vận dụng đổi
mới PPDH theo hướng tổ chức cho sinh viên hoạt động giúp họ tự lực chiếm lĩnh tri thức
mới, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và tự kiểm tra, tự đánh giá. Nhiều công
171
Từ Đức Văn
trình nghiên cứu đều khẳng định hứng thú học tập môn này của sinh viên chưa cao, chủ
yếu vẫn mang tư tưởng học để thi và khi nào chuẩn bị thi thì sinh viên mới bắt đầu học.
Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố: Sự đầu tư thời gian gia công
bài giảng, trình độ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác quản lý còn nhiều hạn chế;
đặc biệt do nội dung, phương pháp giảng dạy môn học này vẫn chưa được cải tiến một
cách triệt để. Giải quyết vấn đề nêu trên, một trong những xu hướng hữu hiệu chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đó là tiếp cận môđun trong việc thiết kế nội dung, chương trình môn
GDH và bước đầu thử nghiệm tổ chức dạy học cho sinh viên một số trường cao đẳng, đại
học sư phạm trong những năm đầu thế kỉ XXI.
2.2. Những kết quả nghiên cứu bước đầu về thiết kế và tổ chức dạy học
môn Giáo dục học cho sinh viên sư phạm theo hướng môđun
- Chúng tôi cho rằng: Khái niệm về môđun trước đây được sử dụng trong kĩ thuật
và hiểu như là đơn vị tiêu chuẩn trong kĩ thuật hay một “nút chức năng” trong một cơ cấu.
Sau này được người ta chuyển dần và vận dụng cả trong lĩnh vực giáo dục với những nét
đặc trưng ưu việt của nó. Tuỳ theo tính chất nghiên cứu, người ta đưa ra các cách trình
bày khác nhau về khái niệm môđun: Môđun là đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố
của các môn học lý thuyết, các khái niệm và kĩ thuật liên quan để tạo ra năng lực chuyên
môn. Môđun là đơn vị học tập trọn vẹn có thể có thể được thực hiện theo cá nhân hoá
và theo một trình tự xác định trước để kết thúc môđun [3]. Tuy nhiên cần hiểu khi vận
dụng môđun trong giáo dục và đào tạo có 3 phương án khác nhau: đó là dựa vào nội dung,
chương trình của một giáo trình đã có, chúng ta có thể thiết kế các môđun liên hệ chặt
chẽ với nhau, nhưng lại độc lập với nhau tạo thành một giáo trình, một đơn vị giáo trình
hay còn gọi là môđun hóa. Hướng thứ hai: với nội dung, chương trình đã có, nhưng có thể
thiết kế bổ sung phong phú các nội dung kiến thức ấy hoặc giúp cho sinh viên có thêm
tài liệu tự học hay còn gọi tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. Hướng thứ ba: thiết
kế nội dung, chương trình môn học theo một cấu trúc môđun khác với các giáo trình đã
có trước đây hay còn gọi thiết kế nội dung chương trình môn học (học phần) theo môđun
[2]. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn hiện nay trong đào tạo, bồi dưỡng, người ta thường dùng
thiết kế môn học theo môđun nhằm chỉ một đơn vị kiến thức học tập với các kiến thức liên
quan và các kĩ năng được xác định nhằm giúp người học lĩnh hội có hiệu quả kiến thức
chuyên môn về một lĩnh vực và hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho họ. Điểm nổi bật của
lý thuyết môđun được áp dụng trong dạy học đó là nội dung độc lập, nhưng lại trọn vẹn,
tích hợp cao theo một hệ thống khoa học vừa giúp người học học tập phù hợp khả năng,
điều kiện và tiết kiệm thời gian; vừa giúp nhà trường thực hiện chế độ đào tạo linh hoạt,
mềm dẻo và quản lý người học thuận lợi dễ dàng chặt chẽ hơn - chính là quản lý quá trình
đào tạo theo tích luỹ tín chỉ.
- Môđun dạy học: Là chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một
cách đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú, khả năng của người học và chứa đựng cả
mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội,
chúng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành thể thống nhất hoàn chỉnh, toàn vẹn. Mục đích
172
Thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học dựa theo lý thuyết môđun...
cơ bản của môđun dạy học là thiết kế giúp người học có thể tích luỹ và lắp ghép các
môđun khác nhau nhằm đạt được mục đích đào tạo trọn vẹn và tương đối độc lập.
- Nét đặc trưng cơ bản nhằm phân biệt môđun dạy học với bài học - hạt nhân của
cách xây dựng nội dung, chương trình dạy học truyền thống đó là:
+ Môđun dạy học là đơn vị học trình độc lập, tập hợp những tình huống dạy học,
được tổ chức xoay quanh từng vấn đề của môn học. Nó vừa là tài liệu giảng dạy của người
dạy và cũng vừa là tài liệu tự học, có hướng dẫn cho người học;
+ Nó được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học xác định tường minh và có
thể đo lường được; đồng thời cả test nhằm kiểm tra trình độ ban đầu của người học và cả
những khuyến cáo dành cho người học khi họ tham dự test gọi là hệ vào của môđun;
+ Trong môđun được chứa đựng những Test bao gồm: Test điều kiện, Test trung
gian, Test kết thúc. Những test ở các giai đoạn học tập khác nhau đối với sinh viên giúp
cho người giảng viên kiểm tra - đánh giá trình độ của từng sinh viên ở mỗi giai đoạn học
tập cũng như sinh viên tự đánh giá được bản thân để từ đó có kế hoạch tự học cho mình
có hiệu quả hơn. Nhờ những nét đặc trưng này mà người ta có thể ứng dụng vào các lĩnh
vực khác nhau và nó thích hợp với hệ đánh giá theo tín chỉ, mềm dẻo hiện nay đang triển
khai các trường đại học nói chung, đại học sư phạm nói riêng ở nước ta. Vì nó có môt số
dấu hiệu cơ bản: Tính trọn vẹn, tính độc lập (cá nhân hóa), tính tích hợp, tính phát triển
theo nhịp độ của người học và được đánh giá liên tục, hiệu quả. Từ những dấu hiệu này
giúp cho người học chủ động học tập theo điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của mình. Và
đây cũng là ưu điểm trong lĩnh vực đào tạo quân sự, đào tạo kỉ thuật, đào tạo nghề; trong
đó có đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên khi thiết kế và tổ chức nội dung theo lý
thuyết môđun.
- Về mặt cấu trúc môđun dạy học gồm có 3 phần: hệ vào, thân môđun, hệ ra của
môđun.
+ Hệ vào của môđun bao gồm các mục tiêu của môđun dạy học đã được xác định
tường minh, test đầu vào kiểm tra người học, những khuyến cáo dành cho người học.
+ Thân của môđun bao gồm các tiểu môđun hoặc một môđun tương ứng các mục
tiêu xác định từ hệ vào của môđun. Các tiểu môđun được liên kết với nhau bởi các test
trung gian;
+ Hệ ra của môđun bao gồm một tổng kết chung, test kết thúc và các chỉ dẫn để
người học tiếp tục học các môđun tiếp theo khi người học đã hoàn thành các mục tiêu của
môđun vừa học;
- Qui trình thiết kế các môđun dạy học môn GDH bao gồm: Phân tích chương trình
học phần GDH (Mục tiêu, nội dung, tín chỉ); Xác định các môđun cho từng phần môn học
tương ứng với các tín chỉ qui định cho học phần GDH (môn học); Thiết kế các môđun cụ
thể theo tín chỉ; thử nghiệm, đánh giá các môđun theo tín chỉ; Điều chỉnh, hoàn thiện các
môđun theo tín chỉ; Chuyển giao và triển khai dạy học phần GDH theo tín chỉ.
- Xác định cấu trúc chung của một môđun cần được thiết kế theo qui trình gồm 7
bước như sau:
173
Từ Đức Văn
a) Giới thiệu tên môđun;
b) Test đầu vào theo nội dung từng môđun (hoặc tiểu môđun);
c) Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của môđun;
d) Hoạt động tương ứng của người dạy và người học theo nội dung của môđun (Hoạt
động 1; Hoạt động 2;. . . ;). Chú trọng hoạt động của người học;
e) Nội dung bài tập thực hành hoàn thiện (Băng hình, tiếng hoặc bài tập thực hành);
g) Đánh giá: Bao gồm kiểm tra của Giảng viên (test) và tự kiểm tra (Test trung
gian). Ở đây chú ý mục tiêu cụ thể tương ứng với các hoạt động và có test kiểm tra, đánh
giá kết quả từng hoạt động;
h) Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trước môđun tiếp theo.
- Tiếp cận lý thuyết môđun dạy học và dựa trên mục tiêu đặc thù bộ môn GDH là
đào tạo cho sinh viên sư phạm nắm vững một số tri thức cơ bản của GDH, hình thành một
số kĩ năng nghề nghiệp cơ bản về dạy học và giáo dục; đồng thời tăng cường khả năng tự
học của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ hiện nay, chúng tôi đã thiết kế và tổ chức dạy
học các nội dung đã thiết kế theo môđun phân môn GDH cho sinh viên sư phạm. Thực
tiễn công tác giảng dạy các môn học nói chung và môn GDH nói riêng cho sinh viên ở
các trường ĐHSP đều có chương trình khung ấn định do bộ môn từng chuyên ngành xây
dựng thông qua Bộ GD&ĐT (mang tính pháp lý). Tuy nhiên, do đặc thù phân môn GDH
là môn học đặc trưng nghiệp vụ sư phạm, vì vậy tổ chức dạy học phân môn này không chỉ
cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức về GDH, mà còn giúp cho họ hình thành một số
kĩ năng cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường
phổ thông sau này. Do đó việc cấu trúc bộ môn này theo hướng môđun hoá là một xu
hướng mới nhằm nâng cao chất lượng, hứng thú và phân hoá cao độ đối với sinh viên sư
phạm hiện nay. Hơn thế, nó còn là một trong những giải pháp đào tạo nghề cho sinh viên
sư phạm theo hướng năng động, thiết thực, thích ứng và tiết kiệm thời gian đào tạo.
- Trong chương trình học phần GDH cho sinh viên ĐHSP hiện nay gồm có 4 phần:
Những vấn đề chung của GDH; Lý luận dạy học; Lý luận giáo dục và quản lý giáo dục
trong nhà trường [5]. Với qui định nội dung chương trình học phần GDH đào tạo cho sinh
viên sư phạm như vậy, chúng tôi thiết kế các phần theo các môđun như Bảng 1 dưới đây.
Ở đây, việc thiết kế các môđun (với các tiểu môđun) vừa phải căn cứ mục tiêu chung
môn học; vừa phải chú ý nội dung học tập phù hợp với sinh viên; tăng cường, kích thích
khả năng tự học, tìm kiếm thông tin và tự nghiên cứu của họ; đồng thời phải tuân thủ kế
hoạch đào tạo về thời lượng của phân môn GDH trong đào tạo theo tích lũy tín chỉ của
trường sư phạm. Kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi là:
- Xác định qui trình thiết kế nội dung chương trình bộ môn GDH cho sinh viên
ĐHSP trên cơ sở căn cứ vào phân phối chương trình khung theo qui định của Bộ GD&ĐT
về học phần GDH (môn Giáo dục học), chúng tôi tiến hành thiết kế các môđun (tiểu
môđun) theo qui trình cấu trúc 7 bước tương ứng với từng tín chỉ: Môđun 1: Những vấn
đề chung của GDH có 5 tiểu môđun; Môđun 2: Lý luận dạy học có 6 tiểu môđun; Môđun
3: Lý luận giáo dục và quản lý nhà trường có 7 tiểu môđun.
174
Thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học dựa theo lý thuyết môđun...
Bảng 1. Học phần GDH thiết kế theo các môđun
TT Tên môđun Tên các tiểu môđun Số tín chỉ
1
Môđun 1.
Những vấn
đề chung của
GDH
1. GDH là một khoa học
2. Giáo dục và sự phát triển xã hội
3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách
4. Mục đích và nguyên lý giáo dục
5. Hệ thống giáo dục quốc dân
1
2
Môđun 2. Lý
luận dạy học
1. Quá trình dạy học
2. Tính qui luật và nguyên tắc dạy học
3. Nội dung dạy học
4. Phương pháp và phương tiện dạy học
5. Hình thức tổ chức dạy học
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
1
3
Môđun 3. Lí
luận giáo dục
và quản lý giáo
dục nhà trường
1. Quá trình giáo dục
2. Nguyên tắc giáo dục
3. Nội dung giáo dục
4. Phương pháp giáo dục
5. Môi trường giáo dục
6. Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà trường phổ thông
7. Hoạt động sư phạm của người GV& GVCN trong nhà
trường phổ thông
1
TS 3 Môđun 18 Tiểu môđun 3 Tín chỉ
- Tổ chức thực nghiệm theo các môđun đã được thiết kế và đánh giá kết quả thực
nghiệm việc học tập học phần GDH của sinh viên năm thứ 2 các khoa cơ bản; chúng tôi
có một số nhận xét sau:
+ Sinh viên có thể sử dụng tài liệu thiết kế ba môđun: Những vấn đề chung của
GDH; Lý luận dạy học; Lý luận giáo dục và quản lý nhà trường theo phương pháp tự học,
có hướng dẫn đạt kết quả tốt;
+ Sinh viên có kĩ năng phát hiện và kĩ năng giải quyết các bài tập tình huống dạy
học và giáo dục; từ đó sinh viên hứng thú, tích cực, chủ động hơn khi học môn này ở trên
lớp cũng như ở nhà.
- Thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng môđun sẽ giúp cho sinh viên hứng thú học
tập bộ môn GDH; đặc biệt giúp cho họ tự học, tự kiểm tra, tự đánh giá việc nắm vững tri
thức, kĩ năng dạy học và giáo dục trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP.
3. Kết luận
Dù mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu song chúng tôi khẳng định:
- Lý thuyết môđun không chỉ áp dụng trong đào tạo các nghề kĩ thuật, mà còn được
vận dụng có hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nhiều môn học trong
175
Từ Đức Văn
đó có môn Giáo dục học - môn học đặc trưng rõ nét tính nghiệp vụ sư phạm. Thiết kế và
tổ chức dạy học theo lý thuyết môđun góp phần tiết kiệm thời gian thực thi từng môn học,
đặc biệt các môn có tính trừu tượng, khô khan, khó hiểu và không hứng thú mấy đối với
sinh viên.
- Tiếp cận lý thuyết môđun trong việc thiết kế và giảng dạy môn GDH góp phần
nâng cao hứng thú, chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn này; đặc biệt giúp cho sinh viên
hình thành phương pháp tự học có tính chất nghiên cứu, kĩ năng giải quyết các tình huống
dạy học và giáo dục sau này trong các nhà trường phổ thông.
- Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo các môn học nghiệp vụ cho
sinh viên; trong đó có môn GDH trong việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ hiện
nay ở trường sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật giáo dục, 2005. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo, 2001. Từ điển Giáo
dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[3] Bùi Văn Quân, 2000. Thiết kế nội dung dạy học theo tiếp cận môđun. Luận án Tiến sĩ
KHGD, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) và nnk, 2004.Một số vấn đề về giáo dục học đại học.
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[5] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) và nnk, 2006. Giáo dục học (2 tập). Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Designing the teaching Pedagogics basing
on module theory for students at pedagogic universities
The article mentioned the role and the meaning of designing the subject Pedagogics
basing on module theory to enhance the effectiveness and quality of training professional
subjects for pedagogic students. Basing on the theoretical and practical research results,
the author confirmed that: applying the module theory into designing and organizing the
training and fostering for teachers in many subjects including Pedagogics effectively; in
the subject Pedagogics, this access not only enhances the effectiveness and students’ inter-
est in their learning but also forms them problem- solving skills in teaching and educating
at high schools later.
176