1. Mục đích:
Thủ tục này được xây dựng với mục đích xây dựng được một Hệ thống thống kê đo lường các quá trình và sự thoả mãn của khách hàng, xác định được khu vực cần cải tiến thường xuyên. Đồng thời qui định cách thức sử dụng biểu đồ Pareto để trình bày mọi đóng góp của đối tượng cho hiệu qủa chung theo thứ tự quan trọng và xếp hạng các cơ hội cải tiến.
2. Phạm vi:
Áp dụng cho sản phẩm.
3. Định nghĩa:
3.1 Các thuật ngữ trong Thủ tục này được áp dụng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
3.2 Các từ viết tắt:
- Ban Tổng Giám Đốc : BTGĐ
- Đại diện lãnh đạo : ĐDLĐ
3 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục áp dụng kỹ thuật thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỦ TỤC
ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỐNG KÊ
1. Mục đích:
Thủ tục này được xây dựng với mục đích xây dựng được một Hệ thống thống kê đo lường các quá trình và sự thoả mãn của khách hàng, xác định được khu vực cần cải tiến thường xuyên. Đồng thời qui định cách thức sử dụng biểu đồ Pareto để trình bày mọi đóng góp của đối tượng cho hiệu qủa chung theo thứ tự quan trọng và xếp hạng các cơ hội cải tiến.
Phạm vi:
Áp dụng cho sản phẩm.
Định nghĩa:
Các thuật ngữ trong Thủ tục này được áp dụng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
3.2 Các từ viết tắt:
Ban Tổng Giám Đốc : BTGĐ
Đại diện lãnh đạo : ĐDLĐ
Nội dung:
4.1 Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thống kê:
Chọn đơn vị đo để xác định số lần xảy ra, chi phí và/hoặc cho phép đo khác về mức ảnh hưởng.
Vẽ các đối tượng từ trái qua phải trên trục hoành theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, có thể ghép thành đối tượng “khác”. Đặt mục này ở tận cùng bên phải.
Kẻ hai trục tung, một ở đầu và một ở cuối của trục hoành. Thang bên trái được định cỡ theo đơn vị đo, chiều cao của nó phải bằng tổng số của tất cả các đối tượng. Thang bên phải có cùng chiều cao và được định cỡ từ 0 đến 100%.
Trên mỗi đối tượng vẽ hình chữ nhật có chiều cao biểu thị lượng đơn vị đo cho đối tượng đó.
Lập đường tần số tích luỹ bằng cách cộng các độ lớn của các đối tượng từ trái qua phải.
Sử dụng biểu đồ Pareto để xác định các đối tượng quan trọng nhằm cải tiến chất lượng.
So sách biểu đồ và sau khi thực hiện biện pháp cải tiến để xác định tính hiệu quả của sự cải tiến.
4.2 Thống kê sản xuất và giá thành:
Các Bộ phận báo cáo tiến độ sản xuất trong ngày cho Bộ phận Kế hoạch tập hợp.
Báo cáo sản xuất phải bao gồm các yếu tố sau: ngày báo cáo, mã hàng, tên hàng, màu, size, số lượng trong ngày, số lượng luỹ tiến, người báo cáo.
Bộ phận Kế hoạch làm báo cáo tổng hợp báo cáo của các Phân xưởng gồm các yếu tố ngày báo cáo, mã hàng, tên hàng, số lượng hợp đồng, số lượng cắt, số lượng may, số lượng hoàn thành, số lượng xuất, đơn giá của mỗi mã hàng, giá trị của mỗi mã hàng.
4.2 Thống kê lỗi, cải tiến:
Hàng ngày Bộ phận KCS tiến hành tổng hợp số lượng lỗi của mỗi công đoạn của mỗi mã hàng, bảng tổng hợp lỗi của mỗi đơn hàng sẽ được chuyển cho Bộ phận Kỹ thuật và Bộ phận sản xuất để tiến hành sữa chữa.
Vào cuối đơn hàng, Bộ phận KCS thống kê các lỗi và thống kê theo biểu đồ Parreto/cột để tìm biện pháp cho các đơn hàng sau.
4.3 Thống kê ý kiến của khách hàng, cải tiến.
Các ý kiến của khách hàng được tập hợp trong một file riêng,
Khi tập hợp được các ý kiến thì Bộ phận Kinh doanh tiến hành lập và phân tích theo biểu đồ Parreto.
Tài liệu tham khảo:
Sổ tay chất lượng
Phụ lục:
Phụ lục 1: Phiếu kiểm tra tần suất theo dạng không phù hợp
Phụ lục 2: Biểu đồ Pareto theo dạng không phù hợp