Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là đo lường hành vi tích cực của người lao động đến xây dựng thương
hiệu Trường Đại học Trà Vinh (TVU). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với cỡ mẫu là 320. Kết quả cho thấy, các thành phần xây dựng
thương hiệu, gồm: Nhận thức thương hiệu; Trung thành thương hiệu; Cam kết thương hiệu;
Thực hành thương hiệu; Tán thành thương hiệu là các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhân viên
trong xây dựng thương hiệu nội bộ (THNB). Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đề xuất 7 nhóm
giải pháp để thúc đẩy hành vi tích cực của nhân viên.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thúc đẩy hành vi tích cực của người lao động nhằm phát triển thương hiệu nội bộ trường Đại học Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35Economy and Forecast Review
cộng tác với Nhà trường trong các chương trình đào
tạo bậc cao học và tiến sĩ. Đồng thời, các hoạt động
hợp tác quốc tế rộng khắp cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ
công tác nghiên cứu khoa học, tiếp nhận và chuyển
giao công nghệ có những đóng góp tích cực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội và phong trào khởi nghiệp
tại tỉnh Trà Vinh.
Phát huy những thành công, thực hiện chiến lược
phát triển thương hiệu trong giai đoạn mới, TVU vẫn
cần có nhiều giải pháp tổng hợp để tạo sự thay đổi
trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, các giải pháp chú trọng
đến thái độ và hành vi của nhân viên trong hoạt động
xây dựng thương hiệu có vai trò đặc biệt. Các giải
pháp này hướng đến nguồn lực quan trọng nhất, quyết
GIỚI THIỆU
TVU được thành lập từ năm 2006,
trải qua một quá trình phát triển liên
tục Trường đang dần khẳng định vai trò
là một trong những cơ sở đào tạo có uy
tín và chất lượng cao của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Thương hiệu của
TVU đã được đánh giá cao qua khả năng
thu hút nhiều đối tượng có nhu cầu học
tập từ nhiều địa phương tham gia vào các
hình thức đào tạo của Nhà trường. Đặc
biệt, TVU đã thu hút rất nhiều các giảng
viên có trình độ chuyên môn cao đã cùng
Thúc đẩy hành vi tích cực
của người lao động nhằm
phát triển thương hiệu nội bộ
Trường Đại học Trà Vinh
VŨ MINH TÂM*
NGUYỄN THỊ CẨM PHƯƠNG**
HỒ MỸ DUNG***
PHẠM VĂN CÀ****
NGUYỄN THIỆN THUẬN*****
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG UYÊN******
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là đo lường hành vi tích cực của người lao động đến xây dựng thương
hiệu Trường Đại học Trà Vinh (TVU). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với cỡ mẫu là 320. Kết quả cho thấy, các thành phần xây dựng
thương hiệu, gồm: Nhận thức thương hiệu; Trung thành thương hiệu; Cam kết thương hiệu;
Thực hành thương hiệu; Tán thành thương hiệu là các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhân viên
trong xây dựng thương hiệu nội bộ (THNB). Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đề xuất 7 nhóm
giải pháp để thúc đẩy hành vi tích cực của nhân viên.
Từ khóa: hành vi tích cực, phát triển thương hiệu, thương hiệu nội bộ TVU
Summary
The aim of the study is to measure positive behaviors of staffs towards developing the brand of
Tra Vinh University (TVU). The study uses data collected by stratified random sampling method
with a sample size of 320. The result shows that brand developing components, including:
Brand awareness; Brand loyalty; Brand commitment; Brand practice and Brand endorsement
are the positively influencing factors towards staffs in building internal brand. On the research
basis, this study recommends 7 solutions to promote positive behaviours of staffs.
Keywords: positive behavior, brand development, TVU’s internal brand
*, **, ***, ****, *****, ******, Trường Đại học Trà Vinh | Email: tmv1304@gmail.com
Ngày nhận bài: 17/07/2018; Ngày phản biện: 12/08/2018; Ngày duyệt đăng: 22/08/2018
36 Kinh tế và Dự báo
2003; Punjaisri và cộng sự, 2007), khi đó
hành vi của nhân viên sẽ thuận chiều với
những giá trị của thương hiệu và làm cho
mối quan hệ giữa khách hàng và thương
hiệu trở nên vững mạnh hơn (Burmann
và cộng sự, 2008).
Trên cơ sở các nghiên cứu của
Nguyễn Thành Trung, 2015; Punjaisri
và cộng sự, 2007; Punjaisri và cộng sự,
2009; Alshurideh và cộng sự, 2015 và
Kaewsurin, 2012, nhóm tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu như Hình 1.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn
được áp dụng để lược khảo các lý thuyết
liên quan và các công trình nghiên cứu
đã công bố nhằm xây dựng thang đo
nháp, bao gồm: 63 phát biểu dùng để
đo lường 12 yếu tố trong mô hình nghiên
cứu, trong đó có 10 yếu tố (52 phát biểu)
được kế thừa và chọn lọc từ các thang đo
gốc và 02 yếu tố (11 phát biểu).
- Phương pháp chuyên gia được tiến
hành thảo luận cùng các chuyên gia là
những cán bộ có thâm niên công tác tại
TVU và các phó giáo sư, tiến sỹ đang
làm việc tại nhiều trường đại học trong
nước. Thang đo sơ bộ được điều chỉnh từ
thang đo nháp với các ý kiến đóng góp
từ chuyên gia trong và sau thảo luận
như Bảng.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi soạn sẵn thực hiện để thu thập
ý kiến của các đáp viên là 320 cán bộ,
nhân viên, giảng viên đang làm việc tại
các cơ sở thuộc hệ thống TVU. Thời gian
nghiên cứu được thực hiện trong tháng
04-06/2018.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy ở
nghiên cứu chính thức đã loại 12 biến
trong đó: 4 biến (TTNB2, DT3, TD3 và
TD5) thuộc thành phần xây dựng THNB;
không tồn tại khái niệm đồng nhất
thương hiệu (DNTH1, DNTH2, DNTH3,
DNTH4, DNTH5) và công dân thương
hiệu (CDTH1, CDTH2, CDTH3) vì hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ
số Cronbach’s Alpha tổng nhỏ hơn 0,6.
Kết quả phân tích nhân tố (EFA) lần
1 và lần 2 cho thấy, có hai biến bị loại
khỏi mô hình nghiên cứu (NTTH4, DN2)
vì hệ số tải nhân tố đều nhỏ hơn 0,5,
đồng thời có 10 nhóm nhân tố được rút
trích, hệ số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5
định đến chất lượng, mà thương hiệu TVU cam kết với
cộng đồng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Thương hiệu là một giá trị vô hình, nhưng rất quan
trọng vì những lợi ích mang lại cho các tổ chức có
các hoạt động cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ. Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu là một tài
sản, vì nó là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho
khách hàng những giá trị, mà họ yêu cầu (Ambler và
cộng sự, 1997). Hình ảnh và uy tín của thương hiệu
có vai trò chính yếu tạo nên thành công của tổ chức,
và chính nhân viên cùng với cách thức tương tác với
khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và
uy tín của thương hiệu (Bernoff và cộng sự, 2010). Do
đó, các tổ chức cần phải diễn giải ý nghĩa và thông
điệp của thương hiệu cho nhân viên để họ truyền đạt
cho nhau cùng thể hiện và hoàn thành các cam kết của
thương hiệu (Mitchell, 2002; Chernatony và cộng sự,
HÌNH 1: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
BẢNG: THANG ĐO CHÍNH THỨC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
TT Khái niệm Phát biểu
1
Xây dựng THNB
Truyền thông nội bộ (TTNB) 5
2 Đào tạo (DT) 5
3 Công nhận - Khen thưởng (CNKT) 4
4 Tuyển dụng (TD) 5
5 Duy trì - Đãi ngộ (DN) 5
6
Thái độ tích cực phát
triển thương hiệu
Nhận thức thương hiệu (NTTH) 5
7 Đồng nhất thương hiệu (DNTH) 5
8 Trung thành thương hiệu (TRTH) 3
9 Cam kết thương hiệu (CKTH) 3
10
Hành vi tích cực phát
triển thương hiệu
Thực hành thương hiệu (THTH) 4
11 Tán thành thương hiệu (TTTH) 3
12 Công dân thương hiệu (CDTH) 3
Tổng cộng 50
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả
37Economy and Forecast Review
H1b: Xây dựng THNB có tác động tích cực đến
mức độ trung thành của nhân viên với thương hiệu của
Nhà trường.
H1c: Xây dựng THNB có tác động tích cực đến sự
cam kết của nhân viên đối với với thương hiệu của
Nhà trường.
H2a: Nhận thức của nhân viên về thương hiệu có
tác động tích cực đến hành vi tích cực phát triển thương
hiệu của Nhà trường.
H2b: Trung thành thương hiệu có tác động tích cực
đến hành vi tích cực của nhân viên nhằm phát triển
thương hiệu của Nhà trường.
H2c: Cam kết thương hiệu có tác động tích cực đến
hành vi tích cực của nhân viên nhằm phát triển thương
hiệu của Nhà trường.
Thông qua các kết quả ước lượng cho thấy, các mối
quan hệ đều có giá trị p ≤ 0,05 cho phép kết luận, các
giả thuyết được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê với
độ tin cậy hơn 95%.
Ngoài ra, kiểm định ước lượng mô hình bằng
phương pháp Boostrap với số lượng mẫu lặp lại N =
500, cho kết quả độ chênh lệch (Bias) và sai số lệch
chuẩn của độ chênh lệch (SE-Bias) giữa ước lượng
<KMO< 1, tổng phương sai trích của các
khái niệm giải thích lớn hơn 50% tổng
biến thiên giá trị Sig. trong Kiểm định
Bartlett nhỏ hơn 0,05 và Eigenvalue lớn
hơn 1. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện
kiểm định thang đo bằng phân tích nhân
tố khẳng định (CFA) và kiểm định mô
hình bằng phân tích SEM.
Phân tích CFA
Kết quả phân tích CFA của mô hình
tới hạn có giá trị p = 0,000 < 0,05; χ2
(Chi-square) = 923,082; có df = 511 bậc
tự do; chỉ số CMIN/df = 1,806 < 2; các
chỉ số TLI , CFI lần lượt là 0,913/0,921
đều ≥ 0,9, riêng chỉ số GFI = 0,864 xấp
xỉ bằng 0,9; RMSEA = 0,048 < 0,05.
Hệ số độ tin cậy tổng hợp (CR) dao
động từ 0,705 đến 0,876 thỏa mãn yêu
cầu ≥ 0,60 và tổng phương sai trích dao
động từ 51,40% đến 64,92% thỏa mãn
yêu cầu ≥ 0,50. Hai chỉ tiêu kiểm định
thang đo các yếu tố đảm bảo độ tin cậy.
Hệ số tải chuẩn hóa có giá trị từ 0,637
đến 0,932 đều ≥ 0,5. Do đó, có thể kết
luận, các biến quan sát dùng để đo lường
các yếu tố và thành phần trong mô hình
nghiên cứu đạt giá trị hội tụ.
Hệ số tương quan ước lượng liên kết
với sai số chuẩn (S.E) có giá trị p đều
nhỏ hơn 0,05, nên hệ số tương quan r của
từng cặp thang đo khái niệm khác 1 (≠ 1),
tức không phải là ma trận đơn vị và có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) . Do đó, có thể
kết luận thang đo đạt giá trị phân biệt.
Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
Kết quả phân tích SEM Hình 2 cho
thấy, giá trị p = 0,000 < 0,05; χ2 (Chi-
square) = 935,408; có df = 515 bậc tự
do; chỉ số CMIN/df = 1,816 < 2; các chỉ
số TLI, CFI lần lượt là 0,919/0,912 đều ≥
0,9, riêng chỉ số GFI = 0,862 xấp xỉ bằng
0,9; RMSEA = 0,051 xấp xỉ 0,05. Các chỉ
số thỏa mãn các yêu cầu để kết luận mô
hình phù hợp với dữ liệu chính thức.
Thông qua kết quả ước lượng từ mô
hình tất cả các biến đều có ý nghĩa thống
kê ở mức 5%.
Trước khi phân tích kết quả nghiên
cứu, nhóm tác giả thực hiện các kiểm
định giả thuyết về mối quan hệ giữa xây
dựng THNB và thái độ tích cực phát triển
thương hiệu và mối quan hệ giữa thái độ
tích cực và hành vi tích cực phát triển
thương, như sau:
H1a: Xây dựng THNB có tác động
tích cực đến nhận thức của nhân viên
về thương hiệu của Nhà trường ở mức
ước lượng.
HÌNH 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
HÌNH 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
38 Kinh tế và Dự báo
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công
tác tuyển dụng: (1) Nhà trường cần
nghiên cứu và cập nhật những quy định
liên quan đến hoạt động nguồn nhân
lực; (2) Tuyển dụng phải căn cứ vào kế
hoạch hàng năm của đơn vị đúng theo
nhu cầu; (3) Tiêu chuẩn tuyển dụng phải
rõ ràng, phải phù hợp với yêu cầu của
công việc; (4) Mở rộng nguồn tuyển
dụng từ bên ngoài và hoàn thiện chính
sách thu hút nhân tài; (5) Thực hiện
nghiêm khâu phỏng vấn, kiểm tra trong
quá trình phỏng vấn, tuyển dụng, tránh
tình trạng làm theo hình thức; (6) Việc
tuyển dụng cần lập ra một quy trình
tuyển dụng nhằm tìm kiếm được những
ứng viên phù hợp nhất và đáp ứng được
nhu cầu nhân sự.
Thứ hai, hoàn thiện công tác bố trí
công việc nhân viên: (1) Việc sắp xếp,
bố trí, phân công phải dựa vào phân tích
công việc để xác định đúng chức năng,
nhiệm vụ cũng như các yêu cầu của
công việc, phải dựa vào năng lực thực
tế chuyên môn của nhân viên tránh tình
trạng dựa theo cảm tính, dựa vào mối
quan hệ thân thiết; (2) Không phân công
sắp xếp, bố trí những nhân viên không
đủ năng lực chuyên môn hoặc trái với
yêu cầu của công việc; (3) Rà soát, đánh
giá, phân loại và thống kê toàn bộ nhân
lực ở tất cả các vị trí để đo lường mức
độ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ
và yêu thích công việc đang làm. Từ đó,
sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp và tạo
điều kiện cho nhân viên làm tốt công
việc được giao; (4) Thường xuyên thực
hiện việc khảo sát, phân tích và đánh giá
thực trạng công tác sắp xếp, bố trí và đề
bạt lao động để xác định những vấn đề
đã làm được, cùng những vấn đề còn tồn
tại hạn chế.
Thứ ba, hoàn chỉnh chính sách đào
tạo: (1) Trước khi thực hiện công tác đào
tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân
lực, nên ưu tiên xác định các mục tiêu,
chiến lược phát triển trung hạn, dài hạn
rõ ràng, tiếp đến là phân tích thực trạng
nguồn nhân lực tại Nhà trường (kiến
thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm,
các khóa đào tạo, sở thích muốn được
đào tạo phát triển) làm cơ sở cho việc
lên kế hoạch đào tạo cán bộ, viên chức;
(2) Nội dung đào tạo phải phù hợp với vị
trí công việc của nhân viên; (3) Khoa/
Phòng/Trung tâm cần phân tích kỹ nhu
cầu đào tạo tại đơn vị để đề xuất cán bộ,
viên chức cần đi đào tạo.
Bopstrap và ước lượng bằng phương pháp hợp lý tối
đa (ML) có xuất hiện, nhưng không có ý nghĩa thống
kê (< 0,05). Đồng thời, các chỉ số CR đều đạt yêu cầu
(|CR| < 2,5), từ đó có thể kết luận các ước lượng trong
mô hình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Tác động của xây dựng thương hiệu đến các thành
phần của thái độ tích cực phát triển thương hiệu. Kết
quả kiểm định giả thuyết đã khẳng định sự tồn tại của
mối quan hệ giữa hoạt động xây dựng THNB đến các
thành phần của thái độ tích cực phát triển thương hiệu
của tổ chức. Trong đó: xây dựng THNB tác động mạnh
nhất đến lòng trung thành với thương hiệu ở mức 0,575;
sau đó là cam kết thương hiệu và nhận thức thương
hiệu lần lượt là 0,273 và 0,207.
Theo ý nghĩa này, các hoạt động xây dựng thương
hiệu, bao gồm từ công tác tuyển dụng đúng những ứng
viên có năng lực và cảm nhận sự phù hợp giữa phẩm
chất cá nhân và thông điệp của thương hiệu sẽ có thái
độ tích cực hơn thể hiện ở sự nhận thức đầy đủ các
giá trị thương hiệu. Tiếp theo, công tác đào tạo hướng
đến trang bị cho nhân viên những kỹ năng thực hiện
đủ các giá trị mà thương hiệu cam kết với cộng đồng
cùng với chế độ đãi ngộ, công nhận - khen thưởng gắn
kết với các mục tiêu của thương hiệu sẽ tạo nên lòng
trung thành với thương hiệu. Từ đó, gia tăng khả năng
cam kết, gắn bó với những giá trị và thông điệp của
thương hiệu.
Tác động của thái độ tích cực đến hành vi tích cực
phát triển thương hiệu. Kết quả kiểm định giả thuyết
khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ giữa các thành
phần của thái độ tích cực xây dựng thương hiệu và hành
vi tích cực phát triển thương hiệu của tổ chức. Trong
đó: Nhận thức thương hiệu tác động mạnh nhất đến
hành vi tích cực phát triển thương hiệu ở mức 0,249;
sau đó là Trung thành thương hiệu và Cam kết thương
hiệu lần lượt là 0,237 và 0,169.
Theo ý nghĩa này, Nhận thức tích cực của người lao
động sẽ là gia tăng khả năng thực hành đầy đủ các
trách nhiệm và công việc được đào tạo khi chuyển
giao sản phẩm giáo dục, đào tạo của Nhà trường đến
người học. Lòng trung thành sẽ thúc đẩy các hành vi
cổ vũ và tán thành các thông điệp và giá trị của thương
hiệu Nhà trường trong các tình huống giao tiếp với các
thành phần trong cộng đồng. Hơn thế nữa, sự Cam kết
với thương hiệu sẽ là nền tảng để người lao động tự
nguyện thực hiện nhiều hơn các yêu cầu của tổ chức
đối với trách nhiệm chuyên môn, cũng như quảng
bá tích cực làm gia tăng các giá trị thương hiệu Nhà
trường thông qua thái độ tận tâm trong khi thực hành
các nhiệm vụ.
Một số khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề
xuất một số giải pháp thúc đẩy hành vi tích cực phát
triển thương hiệu TVU, như sau:
39Economy and Forecast Review
khuyến khích du học, cấp học bổng cho nhân viên
Từ đó, tạo động lực phát triển những nỗ lực cá
nhân. Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ ranh giới giữa
phát triển kèm theo cơ hội thăng tiến, bổ nhiệm và
phát triển chuyên môn, năng lực mỗi cá nhân theo
nguyện vọng;
- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ để thúc đẩy sự đóng
góp của nhân viên đến sự phát triển của Nhà trường.
Những chế độ đãi ngộ vượt xa sự mong đợi của nhân
viên sẽ thúc đẩy sự phấn đấu và quảng bá thương hiệu
TVU đến cộng đồng.
Thứ sáu, đổi mới chính sách công nhận và khen
thưởng: Áp dụng chính sách đánh giá kết hợp khen
thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất kịp thời cho
những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc thưởng
nhằm động viên, khuyến khích nhân viên toàn hệ
thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu.
Thứ bảy, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ:
- Triển khai các hoạt động truyền thông trong nội
bộ đến các nhân viên để thấm nhuần các triết lý và
giá trị cốt lõi của TVU mang đến cho cộng đồng, đồng
thời, chỉ rõ vai trò của từng cán bộ, giảng viên đến sự
phát triển của TVU.
- Xây dựng các chương trình truyền thông nội bộ
cho nhân viên dựa trên nhiệm vụ, định hướng chiến
lược của Nhà trường thông qua mạng lưới truyền thông,
như: ấn phẩm, online, các cuộc họp giao ban và các
hoạt động ngoại khóa; Trao quyền cho nhân viên trong
các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu TVU
đến cộng đồng.
Thứ tư, cải thiện chính sách đề bạt,
thăng tiến: Cần thực hiện minh bạch,
công bằng với các tiêu chuẩn về độ tuổi,
giới tính, năng lực chuyên môn, đạo
đức, kinh nghiệm, thành tích, khả năng
quản lý cho từng vị trí công việc. Xây
dựng chính sách duy trì và phát triển
nguồn nhân lực trẻ, năng động sáng tạo,
sát với mục tiêu chiến lược phát triển
của Nhà trường.
Thứ năm, hoàn thiện chính sách duy
trì - đãi ngộ:
- Về môi trường làm việc, phải nâng
cấp hạ tầng, lắp đặt các phương tiện hỗ
trợ nhằm phục vụ cho hoạt động giảng
dạy được tốt hơn, khắc phục những hư
hỏng hiện tại của thiết bị, như: máy
chiếu, wifi... Xây dựng môi trường làm
việc thân thiện, dung hòa... Lãnh đạo các
cấp đối với nhân viên cần bình đẳng và
công tâm trong phân quyền;
- Về văn hóa tổ chức, cần duy trì
những giá