1. Mở đầu
Kĩ năng ngôn ngữ là một trong số kĩ năng (KN) cơ bản, giúp hình thành khả năng nhận thức
và giao tiếp với người khác. Trong đó, kĩ năng sử dụng từ (KNSDT) có vai trò đặc biệt quan trọng,
vì từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ (ngữ âm hay các quy tắc ngữ pháp muốn thực hiện được
chức năng của mình đều phải thông qua từ cụ thể) [3; tr.16], [4; tr.9]. Tuổi mầm non nói chung,
tuổi mẫu giáo bé (MGB) nói riêng, là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển từ vựng,
ngôn ngữ, cả về số lượng và chất lượng [5]. Việc tích lũy được vốn từ phong phú và nắm vững cách
sử dụng từ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, nhận thức, cũng
như toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ về sau. Vậy biểu hiện, mức độ KNSDT của trẻ MGB hiện nay
ra sao, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Bài viết này tập trung trình bày kết quả nghiên cứu
thực trạng KNSDT của trẻ MGB.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0216
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 248-256
This paper is available online at
THỰC TRẠNG KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ CỦA TRẺ MẪU GIÁO BÉ
Nguyễn Thị Hải Thiện
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Kĩ năng sử dụng từ là một trong những kĩ năng ngôn ngữ quan trọng, đặc biệt đối
với trẻ nhỏ. Kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé có những đặc điểm xác định về mức độ
tính đúng, tính thành thục, tính linh hoạt. Có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau
ảnh hưởng đến kĩ năng sử dụng từ của trẻ, trong đó, mức độ tích cực giao tiếp và phương
pháp dạy trẻ nắm vững từ của cha mẹ, giáo viên là hai yếu tố khách quan ảnh hưởng rõ rệt
nhất.
Từ khóa: Kĩ năng, từ, kĩ năng sử dụng từ.
1. Mở đầu
Kĩ năng ngôn ngữ là một trong số kĩ năng (KN) cơ bản, giúp hình thành khả năng nhận thức
và giao tiếp với người khác. Trong đó, kĩ năng sử dụng từ (KNSDT) có vai trò đặc biệt quan trọng,
vì từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ (ngữ âm hay các quy tắc ngữ pháp muốn thực hiện được
chức năng của mình đều phải thông qua từ cụ thể) [3; tr.16], [4; tr.9]. Tuổi mầm non nói chung,
tuổi mẫu giáo bé (MGB) nói riêng, là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển từ vựng,
ngôn ngữ, cả về số lượng và chất lượng [5]. Việc tích lũy được vốn từ phong phú và nắm vững cách
sử dụng từ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, nhận thức, cũng
như toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ về sau. Vậy biểu hiện, mức độ KNSDT của trẻ MGB hiện nay
ra sao, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Bài viết này tập trung trình bày kết quả nghiên cứu
thực trạng KNSDT của trẻ MGB.
2. Nội dung nghiên cứu
Từ có những đặc điểm cụ thể về mặt ngữ âm (gồm âm vị, thanh điệu), các hiện tượng nghĩa,
ngữ pháp và giá trị biểu cảm nên KNSDT của trẻ MGB được xác định bao gồm 4 nhóm: kĩ năng sử
dụng (KNSD) ngữ âm, KNSD các hiện tượng nghĩa, KNSD đặc điểm ngữ pháp và KNSD nguồn
phương tiện tu từ để thể hiện ý trong quá trình giao tiếp [4]. Từ được đề cập trong nghiên cứu này
là từ tiếng Việt.
Trên cơ sở sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là quan sát và thực nghiệm nhận
biết, nghiên cứu được thực hiện trên 143 trẻ MGB tại Hà Nội (sinh năm 2011; gồm 66 nam & 77
nữ; 69 trẻ nội thành & 74 trẻ ngoại thành). Ngoài ra, còn có 167 giáo viên, chuyên gia ngôn ngữ
Ngày nhận bài: 6/8/2015. Ngày nhận đăng: 12/10/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hải Thiện, e-mail: nguyenhaithien.edu@gmail.com
248
Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
học và cha/mẹ trẻ tham gia nghiên cứu này qua việc trả lời phiếu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến
KNSDT của trẻ.
KNSDT của trẻ được đánh giá qua 3 tiêu chí: tính đúng, tính thành thục và tính linh hoạt
(cũng là 3 đặc điểm của KN), với 5 mức độ: Rất thấp (điểm trung bình (ĐTB) <1,8); Thấp (ĐTB
từ 1,8 - cận 2,6); Trung bình (ĐTB từ 2,6 - cận 3,4); Cao (ĐTB từ 3,4 - cận 4,2) và Rất cao (ĐTB
từ 4,2 - 5,0). Kết quả nghiên cứu như sau:
2.1. Thực trạng mức độ kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
2.1.1. Mức độ kĩ năng sử dụng ngữ âm của từ để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo bé
Mức độ KNSD ngữ âm của từ để thể hiện ý của trẻ MGB được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Mức độ kĩ năng sử dụng ngữ âm của từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Tiêu chí
Biểu hiện
Phát âm âm vị của từ Nói thanh điệu của từ Chung
ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức
Tính đúng 3,76 Cao 4,09 Cao 3,92 Cao
Tính thành thục 3,00 Tr.b 4,06 Cao 3,53 Cao
Tính linh hoạt 2,76 Tr.b 3,95 Cao 3,35 Tr.b
Chung ĐTB 3,17 Tr.b 4,03 Cao 3,60 Cao
ĐLC 0,419 0,506 0,416
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Tr.b: Trung bình
Nhận xét bảng 1: Trẻ MGB đã có KNSD ngữ âm của từ để thể hiện ý ở mức độ cao (ĐTB:
3,60), biểu hiện ở chỗ trẻ biết SD đúng, tương đối thành thục các âm vị và thanh điệu của từ để
thể hiện ý (ĐTB: 3,92 và 3,53). Tính linh hoạt của KN này thấp hơn, chỉ ở mức trung bình (3,35),
do mức độ tập trung chú ý chưa cao, bộ máy phát âm chưa hoàn thiện nên việc phát âm/nói thanh
điệu trong điều kiện phải kết hợp hoặc thay đổi liên tục giữa âm vị này với âm vị khác, giữa âm
vị và thanh điệu khiến trẻ gặp phải những khó khăn nhất định. Khi SD ngữ âm của từ để thể hiện
ý, trẻ nói thanh điệu tốt hơn phát âm các âm vị (ĐTB: 4,03, so với 3,17), do việc phát âm âm vị
phức tạp hơn, đòi hỏi con người phải huy động và kết hợp các điểm cấu âm khác nhau của bộ máy
phát âm.
Trong biểu hiện phát âm các âm vị của từ (22 phụ âm đầu, 01 âm đệm, 14 âm chính và 10
âm cuối), trẻ phát âm các âm chính (nguyên âm) tốt hơn các âm còn lại. Việc phát âm âm đệm (bán
nguyên âm /w/) và phụ âm đầu (đặc biệt là các âm vị / /, / /,/ /, /γ/, /x/, /h/) gặp nhiều khó khăn
hơn, một phần do đặc trưng của phương ngữ Bắc Bộ, mặt khác là do những đòi hỏi đặc thù của các
điểm cấu âm, mà hoạt động của bộ máy phát âm ở trẻ nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ được. Trong biểu
hiện nói thanh điệu của từ, hầu hết trẻ nói đúng, thành thục và linh hoạt bốn thanh: ngang, huyền,
sắc, nặng; chỉ có hai thanh điệu mà một số trẻ nói lệch chuẩn là ngã và hỏi (trong đó, trẻ nói thanh
ngã lệch chuẩn nhiều hơn so với thanh hỏi).
2.1.2. Mức độ KNSD các hiện tượng nghĩa của từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Mức độ KNSD các hiện tượng nghĩa của từ để thể hiện ý của trẻ MGB trình bày ở Bảng 2.
249
Nguyễn Thị Hải Thiện
Bảng 2: Mức độ kĩ năng sử dụng nghĩa của từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Tiêu chí
Biểu hiện
Sử dụng từ đúng/ Sử dụng từ Sử dụng từ Chung
gần/ đồng nghĩa trái nghĩa nhiều nghĩa
ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức
Tính đúng 3,40 Cao 2,66 Tr.b 1,02 R.thấp 2,36 Thấp
Tính thành thục 2,95 Tr.b 2,30 Thấp 1,01 R.thấp 2,09 Thấp
Tính linh hoạt 2,69 Tr.b 2,07 Thấp 1,01 R.thấp 1,93 Thấp
Chung ĐTB 3,01 Tr.b 2,35 Thấp 1,01 R.thấp 2,12 Thấp
ĐLC 0,340 0,426 0,077 0,240
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Tr.b: Trung bình; R.thấp: Rất thấp
Nhận xét bảng 2: Trẻ MGB đã có KNSD các hiện tượng nghĩa của từ để thể hiện ý, tuy
nhiên còn ở mức thấp (ĐTB: 2,12). Trong các hiện tượng nghĩa được SD, trẻ chủ yếu SD đúng
nghĩa gốc của từ hoặc một số từ có ý nghĩa tương đương (gần nghĩa hoặc đồng nghĩa) để thể hiện
ý. Ở một vài tình huống, trẻ cũng biết SD từ trái nghĩa, nhưng số lượng từ trái nghĩa không nhiều
và mức độ SD không thường xuyên. Bên cạnh đó, hầu hết trẻ MGB chưa có khả năng SD từ nhiều
nghĩa, do vốn hiểu biết, kinh nghiệm xã hội, theo đó là vốn từ, còn nhiều hạn chế, nên biểu hiện
này chỉ ở mức độ rất thấp (ĐTB: 1,01).
2.1.3. Mức độ KNSD đặc điểm ngữ pháp của từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Mức độ KNSD đặc điểm ngữ pháp của từ để thể hiện ý của trẻ MGB trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Mức độ KNSD đặc điểm ngữ pháp của từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Tiêu chí
Biểu hiện
SD thực từ SD hư từ SD đại từ Chung
ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức
Tính đúng 2,56 Thấp 2,84 Tr.b 3,51 Cao 2,97 Tr.b
Tính thành thục 2,24 Thấp 2,49 Thấp 3,07 Tr.b 2,60 Tr.b
Tính linh hoạt 2,00 Thấp 2,24 Thấp 2,78 Tr.b 2,34 Thấp
Chung ĐTB 2,27 Thấp 2,52 Thấp 3,12 Tr.b 2,64 Tr.b
ĐLC 0,406 0,403 0,325 0,342
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Tr.b: Trung bình
Nhận xét bảng 3: Trẻ MGB đã có KNSD đặc điểm ngữ pháp của từ để thể hiện ý, nhưng
mới chỉ ở mức độ trung bình (ĐTB: 2,64). Trong các lớp từ loại, trẻ MGB SD đại từ tốt hơn thực từ
(danh/động/tính từ, cụm danh/động/tính từ) và hư từ (phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ) (ĐTB: 3,12
so với 2,52 và 2,27). Bởi vì đại từ là dạng từ loại mà số lượng ít, không có ý nghĩa từ vựng và đặc
điểm ngữ pháp của nó đơn giản hơn so với các từ loại khác; trong khi hư từ, đặc biệt là thực từ,
lại rất phong phú về số lượng và phức tạp về cấu tạo, chức năng ngữ pháp, khiến trẻ mắc nhiều lỗi
cũng như gặp nhiều khó khăn khi SD những từ loại này.
2.1.4. Mức độ KNSD nguồn phương tiện tu từ để thể hiện ý của trẻ mẫu giáo bé
Mức độ KNSD nguồn phương tiện tu từ để thể hiện ý của trẻ MGB trình bày ở Bảng 4.
250
Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
Bảng 4: Mức độ KNSD các phương tiện tu từ để thể hiện ý của trẻ MGB
Tiêu chí
Biểu hiện
SD từ láy SD từ tg.thanh SD từ tg. hình Chung
ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức
Tính đúng 1,49 R.thấp 2,74 Tr.b 3,39 Tr.b 2,67 Tr.b
Tính thành thục 1,36 R.thấp 2,39 Thấp 2,91 Tr.b 2,31 Thấp
Tính linh hoạt 1,25 R.thấp 2,15 Thấp 2,65 Tr.b 2,11 Thấp
Chung ĐTB 1,40 R.thấp 2,42 Thấp 2,99 Tr.b 2,36 Thấp
ĐLC 0,357 0,354 0,402 0,280
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Tr.b: Trung bình; R.thấp: Rất thấp
Nhận xét bảng 4: KNSD nguồn phương tiện tu từ để thể hiện ý của trẻ MGB nhìn chung
ở mức thấp (ĐTB: 2,36). Trong số những phương tiện tu từ thường xuất hiện trong lời nói của trẻ
nhỏ, từ tượng hình được SD nhiều hơn và đúng hơn hơn so với từ tượng thanh và từ láy (ĐTB:
2,99, so với 2,42 và 1,40). Nguyên nhân là do tính trực quan chiếm ưu thế trong hoạt động nhận
thức của trẻ nhỏ; mặt khác, trẻ còn chưa có thói quen SD thường xuyên những phương tiện tu từ
như từ láy, từ tượng thanh.
2.1.5. Đánh giá chung về mức độ kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
(1) Có thể đánh giá chung về mức độ KNSDT của trẻ MGB qua bảng 5 như sau:
Bảng 5. Đánh giá chung về mức độ KNSDT của trẻ mẫu giáo bé
Tiêu chí
Kĩ năng
KNSD ngữ KNSD H.T KNSD ĐĐ ng. KN SD Ptiện Chung
âm của từ nghĩa của từ pháp của từ tu từ
ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức
Tính đúng 3,92 Cao 2,36 Thấp 2,97 Tr.b 2,67 Thấp 2,98 Tr.b
Tính thành thục 3,53 Cao 2,09 Thấp 2,60 Thấp 2,31 Thấp 2,63 Tr.b
Tính linh hoạt 3,35 Tr.b 1,93 Thấp 2,34 Thấp 2,11 Thấp 2,43 Thấp
Chung ĐTB 3,60 Cao 2,12 Thấp 2,64 Thấp 2,36 Thấp 2,68 Tr.b
ĐLC 0,416 0,240 0,342 0,280 02,42
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; Tr.b: Trung bình; R.thấp: Rất thấp
Nhận xét bảng 5: (1) KNSDT của trẻ MGB ở mức độ trung bình. Trong đó, KNSD ngữ
âm của từ để thể hiện ý đạt điểm cao nhất so với 3 KN còn lại. Điều đó cho thấy, khi tiếp nhận
và sản sinh ngôn ngữ, cái được trẻ lĩnh hội và thể hiện đầu tiên, nhanh chóng, thành thục hơn cả
vẫn là vỏ vật chất (âm thanh) của từ, sau đó mới đến nội dung tâm lí chứa đựng bên trong từ. Kết
quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật hình thành và phát triển từ nói riêng, ngôn ngữ nói chung
[2, 3;34, 4].
(2) Có sự khác biệt giữa tính đúng, tính thành thục và tính linh hoạt trong KNSDT của trẻ
MGB, thể hiện qua Biểu đồ 1.
Nhận xét biểu đồ 1: Tính đúng là tiêu chí đạt điểm cao nhất của KNSDT (ĐTB: 2,98, so
với tính thành thục: 2,63 và tính linh hoạt: 2,43). Sở dĩ như vậy vì tính đúng là điều kiện tiên quyết
để đảm bảo cho KN đạt được kết quả. Điều này lí giải vì sao dù trẻ còn phát âm/nói thanh điệu
chưa tròn, rõ, SD đặc điểm/ chức năng ngữ pháp của từ, phương tiện tu từ chưa hoàn chỉnh nhưng
251
Nguyễn Thị Hải Thiện
vẫn có thể chuyển tải ý đến người khác là do trẻ đã đảm bảo được những quy định của tiếng Việt
trong việc SD ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, dù mới chỉ ở mức tối thiểu. Tính thành thục và tính
linh hoạt thấp hơn, do yêu cầu của các tiêu chí này cao hơn, trong khi năng lực ngôn ngữ của trẻ
hiện tại lại chưa thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ba tiêu chí này có mối tương quan thuận và gần như
hoàn toàn phụ thuộc vào nhau (Hình 1).
Biểu đồ 1. So sánh các tiêu chí đánh giá KNSDT của trẻ MGB
Hình 1.
Hình 2.
(3) Giữa các nhóm KN của
KNSDT cũng có mối tương quan thuận
với nhau. Trong đó, mối quan hệ phụ
thuộc giữa 3 nhóm KN: SD các hiện
tượng nghĩa, đặc điểm ngữ pháp và
phương tiện tu từ là chặt chẽ hơn cả.
KNSD ngữ âm của từ tuy có tương quan
với 3 nhóm KN còn lại nhưng chỉ ở mức
thấp. Kết quả này lí giải tại sao nhiều
trẻ tuy phát âm chưa hoàn thiện nhưng
vẫn thể hiện được ý muốn nói tương đối
dễ dàng; ngược lại, có trẻ phát âm tốt
hơn, nhưng thể hiện ý không tốt bằng.
Vì thế, ngữ âm tuy là cái đầu tiên được
trẻ tiếp nhận và cũng là cái cuối cùng
mà trẻ phát ra để thể hiện ý một cách
nhanh chóng, dễ dàng, song nó vẫn chỉ
là phương tiện để chuyển tải nội dung
của từ. Nó có thể gây ra ảnh hưởng,
nhưng không quyết định trực tiếp hiệu
quả của việc thể hiện ý; mà cái quyết
định vẫn thuộc về nghĩa và chức năng
ngữ pháp của từ.
(4) So sánh mức độ KNSDT của
trẻ MGB theo phương diện giới tính (Biểu đồ 2).
252
Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
Biểu đồ 2: So sánh mức độ KNSDT của trẻ MGB theo phương diện giới tính
Nhận xét biểu đồ 2: Điểm trung bình giữa từng nhóm KN và KNSDT (chung) giữa trẻ nam
và trẻ nữ tuy có đôi chỗ chênh lệch, nhưng không đáng kể. Sử dụng kiểm định t-test so sánh điểm
trung bình của 2 nhóm nam và nữ cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
trung bình ở cả 4 nhóm KN nói riêng và KNSDT nói chung giữa trẻ nam và trẻ nữ.
(5) So sánh mức độ KNSDT của trẻ MGB theo phương diện tháng sinh (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3: So sánh mức độ KNSDT của trẻ MGB theo phương diện tháng sinh
Nhận xét biểu đồ 3: KNSDT của những trẻ sinh đầu năm (từ tháng 1 - tháng 4) cao hơn so
với nhóm trẻ sinh giữa năm (tháng 5 - tháng 8) và cuối năm (tháng 9 - tháng 12). Sử dụng kiểm
định Oneway Anova so sánh KNSDT của trẻ theo tháng sinh cho thấy: 1- Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về điểm trung bình ở KNSD ngữ âm của từ để thể hiện ý và KNSDT (chung) trên
hai nhóm trẻ sinh đầu năm và cuối năm ; 2- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên 3
nhóm trẻ ở 3 nhóm KN: SD các hiện tượng nghĩa của từ, SD đặc điểm ngữ pháp của từ và SD
nguồn phương tiện tu từ để thể hiện ý; 3- Không có sự khác biệt giữa nhóm trẻ sinh đầu năm với
giữa năm, giữa năm với cuối năm.
(6) So sánh mức độ KNSDT của trẻ MGB theo phương diện địa bàn (Biểu đồ 4).
Nhận xét biểu đồ 4: KNSDT của trẻ MGB ở nội thành cao hơn trẻ ở ngoại thành, đặc biệt
là về KNSD ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp của từ để thể hiện ý. Sử dụng kiểm định t-test so sánh
253
Nguyễn Thị Hải Thiện
điểm trung bình của hai nhóm trẻ cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình
ở cả 4 nhóm KN nói riêng và KNSDT nói chung giữa trẻ nội thành và trẻ ngoại thành.
Biểu đồ 4: So sánh mức độ KNSDT của trẻ MGB theo phương diện địa bàn
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu
giáo bé
KNSDT của trẻ MGB chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có thể khái quát về ảnh hưởng của
các yếu tố này trong Bảng 6.
Bảng 6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sử dụng từ của trẻ MGB
Nhóm yếu tố Các yếu tố cụ thể ĐTB
Chủ quan (1)
1. Đặc điểm riêng về mặt sinh học của trẻ (não bộ, vùng tiếp nhận
ngôn ngữ/hiểu ngôn ngữ, đặc điểm bộ máy phát âm. . . )
4,03
2. Thứ tự sinh của trẻ trong gia đình (con so/con rạ) 2,17
3. Giới tính của trẻ 2,04
4. Mức độ hiểu nghĩa của từ (liên quan đến khả năng tư duy, tưởng
tượng, liên tưởng. . . )
6,58
5. Mức độ tích cực hóa vốn từ (mức độ sử dụng) 7,32
6. Sự hứng thú của trẻ với từ ngữ 4,43
7. Sự bắt chước cách sử dụng từ của người khác 5,47
8. Sự thính tai, mau miệng 4,86
9. Vốn hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ 6,01
Chung (1) 4,77
Khách
quan
(2)
1. Cha
mẹ/
người
chăm sóc
thường
xuyên
1. Trình độ học vấn 3,01
2. Tuổi đời 2,30
3. Mức độ tích cực giao tiếp, tương tác với trẻ 5,32
4. Nghề nghiệp 3,20
5. Cách thức dạy trẻ nắm vững từ 4,47
6. Cách thức giao tiếp với trẻ (khuyến khích hay áp đặt. . . ) 4,72
Chung (2.1) 3,84
254
Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
Khách
quan
(2)
2. Giáo
viên
1. Trình độ học vấn 3,45
2. Tuổi đời 2,26
3. Thâm niên công tác 3,78
4. Mức độ tích cực giao tiếp, tương tác với trẻ trong và ngoài giờ
học
4,53
5. Phương pháp dạy học nhằm phát triển ngôn ngữ nói chung và
phát triển vốn từ, kĩ năng sử dụng từ nói riêng
4,48
Chung (2.2) 3,70
3. Nhà
trường và
các CQ
QL có
liên quan
1. Chương trình dạy học 2,51
2. Yêu cầu đặt ra với giáo viên về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ 2,74
3. Quy mô lớp học, sĩ số trẻ trong một lớp 3,28
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (sách, tài liệu, đồ dùng
trực quan, phương tiện dạy học hiện đại. . . ), số lượng,chất lượng
đồ chơi
3,65
Chung (2.3) 3,04
4. Môi
trường
ngôn
ngữ, văn
hóa
1. Các quy định/chuẩn mực của từ tiếng Việt (về việc phát âm,
các hiện tượng nghĩa của từ, đặc điểm ngữ pháp. . . )
3,38
2. Môi trường ngôn ngữ (gia đình, nhóm bạn, trg.học, địa phương) 3,25
3. Văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ (trong gia đình, nhóm bạn,
trường học, địa phương)
3,08
4. Môi trường bạn bè cùng chơi 2,76
Chung (2.4) 3,12
CHUNG (2) = [Chung 2.1 + Chung 2.2 + Chung 2.3 + Chung 2.4]/4 3,43
Nhận xét bảng 6: KNSDT của trẻ MGB chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố
chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố khách quan (ĐTB: 4,77, so với 3,43). Trong nhóm yếu tố chủ
quan, các yếu tố được cho là ảnh hưởng mạnh nhất bao gồm: mức độ tích cực hóa vốn từ (7,32),
mức độ hiểu nghĩa của từ (6,58), và vốn kinh nghiệm của trẻ (6,01). Với yếu tố khách quan, nhóm
yếu tố thuộc về những người gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với trẻ có ảnh hưởng rõ rệt hơn cả
(cha mẹ/người chăm sóc thường xuyên: 3,84; giáo viên: 3,70); trong đó, mức độ tích cực giao tiếp
với trẻ và cách thức dạy trẻ nắm vững từ nói riêng, ngôn ngữ nói chung là hai yếu tố quan trọng
nhất. Các yếu tố khác có ảnh hưởng nhưng mức độ không đáng kể.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến KNSDT của trẻ
MGB như trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với cha mẹ và những người thường xuyên chăm sóc trẻ: (1) Nên bồi dưỡng ngôn ngữ
cho trẻ sớm và thường xuyên; (2) Tích cực tương tác, giao tiếp với trẻ, bằng phương tiện ngôn
ngữ, phi ngôn ngữ, thái độ, cảm xúc. . . phù hợp; (3) Tích cực quan sát, lắng nghe, uốn nắn kịp thời
những biểu hiện SD ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phương tiện tu từ chưa đúng ở trẻ; (4) Tự điều
chỉnh KNSDT của bản thân (nếu nhận thấy có những biểu hiện lệch chuẩn), để không làm ảnh
hưởng đến việc bắt chước, học hỏi của trẻ; (5) Định hướng trẻ quan sát môi trường xung quanh;
miêu tả kĩ cho trẻ nghe về sự vật hiện tượng mà trẻ được nhìn thấy, giúp trẻ hiểu đúng về từ, tăng
cường và mở rộng vốn từ,; khuyến khích trẻ miêu tả/tự miêu tả sự vật hiện tượng trên cơ sở huy
động vốn từ và kinh nghiệm của mình; (6) Chủ động tạo ra những tình huống lời nói buộc trẻ phải
sử dụng từ nhiều hơn, thường xuyên hơn trong giao tiếp; (7) Hướng dẫn, tham gia chơi cùng trẻ
trong các trò chơi đố chữ, ghép chữ; đọc thơ, truyện, đồng dao. . . chứa nhiều phương tiện tu từ;
(8) Động viên, khen ngợi khi trẻ sử dụng từ phù hợp, biểu cảm để giao tiếp với người khác.
255
Nguyễn Thị Hải Thiện
- Đối với giáo viên: (1) Ngoài những điều nên lưu tâm với người lớn nói trên, mỗi giáo viên
cần hình thành và bồi dưỡng KN phát âm, sử dụng nghĩa, ngữ pháp, phương tiện tu từ. . . theo đúng
quy định của tiếng Việt (phát âm tròn vành rõ chữ; diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, rõ ý, truyền cảm;
không nói ngọng, nói lắp. . . ); (2) Thực hiện và duy trì giao tiếp tích cực với trẻ; (3) Vận dụng các
phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực sử dụng từ của trẻ; (4) Khai thác tối đa
chức năng, giá trị của các phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi được trang bị, để phát triển KN
sử dụng từ cho trẻ; (5) Quan sát, khuyến khích trẻ tham gia chơi với các bạn; tăng cường sự giao
lưu giữa các trẻ trong nhóm và trong lớp, tạo ra môi trường bạn bè an toàn, thân thiện để trẻ giao
tiếp, học hỏi lẫn nhau, qua đó phát triển ngôn ngữ.
- Đối với nhà trường: (1) Sắp xếp và đảm bảo quy mô, sĩ số lớp học một cách phù hợp để
giáo viên có thể quan tâm nhiều nhất đến trẻ; (2) Đầu tư thêm những đồ chơi đòi hỏi sự tương tác
tích cực giữa trẻ với cô và các bạn; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, tạo điều kiện
thuận lợi để giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học mới, phù hợp, phát huy tính tích cực
sử dụng từ của trẻ.
3. Kết luận
KNSDT là một trong những KN ngôn ngữ quan trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ; được đánh giá
qua 3 tiêu chí cơ bản là tính đúng, thành thục và linh hoạt. KNSDT của trẻ MGB hiện nay ở mức
trung bình, trong đó, tính đúng cao hơn hai tiêu chí còn lại; chịu sự chi phối của nhiều yếu tố thuộc
về bản thân trẻ, cũng như những yếu tố khách quan