Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Tóm tắt. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành giáo dục, bởi năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non nói chung, năng lực sư phạm của giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng còn nhiều hạn chế. Dựa trên kết quả khảo sát 190 cán bộ quản lí và giáo viên mầm non của 14 trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bài báo tập trung đánh giá thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0031 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 100-111 This paper is available online at THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Thị Duy Linh*1 và Hồ Văn Dũng2 1Học viên Cao học – Khoa Tâm lí – Giáo dục, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế 2Khoa Tâm lí – Giáo dục, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế Tóm tắt. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành giáo dục, bởi năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non nói chung, năng lực sư phạm của giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng còn nhiều hạn chế. Dựa trên kết quả khảo sát 190 cán bộ quản lí và giáo viên mầm non của 14 trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bài báo tập trung đánh giá thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: bồi dưỡng, năng lực sư phạm, giáo viên mầm non, thành phố Biên Hòa, biện pháp quản lí. 1. Mở đầu Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ em. Do vậy phát triển giáo dục mầm non (GDMN), tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Muốn đạt được mục tiêu trên, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) theo chuẩn nghề nghiệp đã ban hành, bởi vì GV là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách trẻ. Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp. Điều đó đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm (NLSP) cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) bằng nhiều chương trình và phương thức khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2019 – 2020 của Cục nhà giáo &CBQLGD (2019) [1] là cẩm nang có giá trị trang bị cho GVMN những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mới. Tài liệu bồi dưỡng GV theo chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN (2018) [2] cũng là một trong những công trình tiêu biểu của nhiều tác giả trình bày những nội dung bồi dưỡng rất quan trọng và có ý nghĩa đối với GVMN hiện nay. Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Duy Linh. Địa chỉ e-mail: caongankim@gmail.com Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non 101 Về quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN cũng có khá nhiều luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Dương Thị Bích Ngọc (2010) [3], Triệu Thị Hồng Vân [4], Nguyễn Thị Nguyên [5], Nguyễn Thị Thùy [6] đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về quản lí hoạt động bồi dưỡng GVMN, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng GVMN theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn địa phương. Ngoài ra còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên (BDGV), vấn đề chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ GV. Tiêu biểu như Phạm Thị Kim Anh [7], Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập, Bùi Lan Chi (2011) [8]. Có thể thấy việc nghiên cứu về hoạt động và quản lí hoạt động BDGV đã được triển khai ở nhiều phương diện trên các địa bàn khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hoạt động và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GVMN trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thì ít được quan tâm nghiên cứu. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân để từ đó có những biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng sát thực trạng thì chất lượng chăm sóc giáo dục (CS-GD) trẻ sẽ được cải thiện và nâng cao. Do đó vấn đề nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GVMN thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là vấn đề đáng quan tâm nghiên cứu. Thành phố Biên Hòa là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, với nhiều khu công nghiệp có quy mô rộng lớn đòi hỏi nguồn nhân lực nhiều vì thế tình trạng dân số tăng đột biến làm cho các trường học từ mầm non đến các bậc phổ thông quá tải. Trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố nói chung và GDMN nói riêng đã có những nỗ lực cố gắng không ngừng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thành phố nói riêng và xã hội nói chung. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân cũng như GDMN, đội ngũ GVMN nói chung và GVMN thành phố Biên Hòa nói riêng vẫn còn hạn chế về NLSP, chất lượng GV chưa đồng đều ở các trường trong thành phố. Thực tế cho thấy ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa, đội ngũ GV tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng NLSP chưa cao, sử dụng phương pháp giáo dục trẻ còn gò bó áp đặt; một số GV tuổi đời cao nên ngại đổi mới, các GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; một số GV còn yếu về chuyên môn, NLSP chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục [9], [10]. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng và quản lí bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GVMN là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo. Đối tượng khảo sát là 190 cán bộ quản lí (CBQL) và GV tại 14 trường mầm non trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Dữ liệu thu thập được, sau khi loại bỏ các dữ liệu không tin cậy, được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Với cách gán điểm để tính điểm trung bình (ĐTB) cho một số số liệu như sau: Rất phù hợp, Rất nhiều:=4; Phù hợp, Nhiều:=3; Ít phù hợp, Ít:=2 và Không phù hợp, Không:=1. Số liệu sẽ được thống kê theo tỉ lệ % và tính ĐTB. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng và tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm Để đánh giá nhận thức của GV về tầm quan trọng và tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLSP, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của GV. Kết quả thể hiện qua biểu đồ như sau: Nguyễn Thị Duy Linh* và Hồ Văn Dũng 102 Biểu đồ 1. Tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN Như vậy, có tới 91% GV đã nhận thức được hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLSP là rất cần thiết. Chỉ có (9%) GV cho rằng cần thiết, trường hợp này thường rơi vào những GV có thời gian công tác lâu năm. Bởi họ đã quá quen với những phương pháp dạy cũ, có kinh nghiệm và chuyên môn khá vững và còn cảm thấy có hiệu quả, nên ngại tiếp xúc hoặc học thêm những cái mới, ngại sự thay đổi. Về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN, được biểu thị qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GVMN Từ Biểu đồ 2 có thể thấy, CBQL và GV các trường mầm non đều có nhận thức cao đối với việc bồi dưỡng NLSP, 100% CBQL cho rằng rất quan trọng và quan trọng. Qua số liệu thống kê ở Biểu đồ 1 và Biểu đồ 2, có thể khẳng định rằng hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLSP cho GV là một yêu cầu cần thiết và quan trọng trong công tác quản lí, BDGV. 2.1.2. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Để đánh giá thực trạng về nội dung bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay như thế nào, chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện và mức độ phù hợp qua 13 nội dung dưới đây. Kết quả như sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non 103 Bảng 1. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng NLSP cho GVMN ST T Nội dung bồi dưỡng Mức độ thực hiện (%) Mức độ phù hợp (%) Rất T.X T.X Ít T.X Không T.X Rất P.H P.H Ít P.H Không P.H 1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS-GD trẻ mầm non (MN) 41.6 58.4 42.6 57.4 2 Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN 42.4 57.6 37.7 58.2 4.1 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS-GD trẻ MN 46.2 53.8 41.4 58.6 4 Kĩ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đổi mới 41.4 58.6 40.8 59.2 5 Kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi MN 35.5 59.2 5.3 39.6 57.4 3.0 6 Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, xử lí tai nạn trong trường, lớp MN 40.8 59.2 42.0 58.0 7 Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN 47.3 52.7 41.4 58.6 8 Kĩ năng quản lí lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN 44.4 55.6 40.8 59.2 9 Kĩ năng thực hành các chuyên đề về CS-GD trẻ 34.9 65.1 41.4 58.6 10 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ MN 40.8 59.2 39.6 60.4 11 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 34.3 65.7 42.6 57.4 12 Bồi dưỡng các môn năng khiếu 29.6 59.2 11.2 29.6 58.6 11.8 13 Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho GDMN 28.6 59.2 12.2 38.6 54.3 7.1 Kết quả điều tra cho thấy, các nội dung bồi dưỡng NLSP cho GV được thực hiện rất thường xuyên, thường xuyên và được cho là rất phù hợp, phù hợp. Chỉ có một số nội dung được Nguyễn Thị Duy Linh* và Hồ Văn Dũng 104 đánh giá là ít thường xuyên và ít phù hợp như: Kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi MN; Bồi dưỡng các môn năng khiếu; Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho GDMN. Một số nội dung như: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp hoạt động kích thích nhu cầu khám phá sáng tạo của trẻ, kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi, bồi dưỡng các môn năng khiếu, bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền vẫn còn một số CBQL và GV nhận xét ít phù hợp (dưới 12%). Như vậy nội dung bồi dưỡng NLSP cho GV trong thời gian qua được xác định khá phù hợp. 2.1.3. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Hình thức bồi dưỡng là một yếu tố quan trọng làm nên chất lượng của việc bồi dưỡng. Việc đổi mới một số hình thức bồi dưỡng GV đã tạo nên sự đổi mới trong công tác BDGV. Tuy nhiên, nhiều hình thức mới vẫn chưa được triển khai trong thực tiễn. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được đánh giá qua bảng thống kê dưới đây. Bảng 2. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng NLSP cho GVMN Stt Hình thức bồi dưỡng chuyên môn Mức độ phù hợp (%) ĐTB Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD-ĐT 48.7 51.3 3.50 2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở, Phòng GD-ĐT 43.2 56.8 3.43 3 Nhà trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên 36.5 54.0 9.5 3.36 4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (Thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) 41.4 58.6 3.41 5 Bồi dưỡng trực tuyến/online qua mạng 44.2 55.8 3.43 Kết quả điều tra cho thấy, các hình thức bồi dưỡng trên là rất phù hợp và phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số CBQL và GV cho rằng: việc nhà trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng là ít phù hợp (9.5%). Đáng chú ý là, hình thức bồi dưỡng trực tuyến hay qua các trang mạng xã hội cũng đã được các GVMN đánh giá cao và cho là phù hợp. Tới đây, hình thức bồi dưỡng kết hợp giữa học trực tuyến và học giáp mặt (blended learning) sẽ dần là một hình thức bồi dưỡng có hiệu quả cao và đáng quan tâm trong đổi mới công tác BDGV. 2.1.4. Thực trạng về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng là một nội dung đáng quan tâm trong tổ chức bồi dưỡng. Thực trạng về kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho GVMN ở Biên Hòa, Đồng Nai được thể hiện qua Bảng 3. Với các hình thức kiểm tra đánh giá thể hiện ở Bảng 3 cho thấy: đa số ý kiến đều cho là ít phù hợp hoặc không phù hợp. Tổng ý kiến rất phù hợp hay phù hợp không quá 32%. Theo ý kiến của nhiều GV và CBQL, kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm chỉ phù hợp với đánh giá sau đợt bồi dưỡng. Các hình thức kiểm tra đánh giá như: Đánh giá sản phẩm theo nhóm; Viết sáng kiến kinh nghiệm; Làm bài thu hoạch là những hình thức kiểm tra, đánh giá cần được coi trọng trong đánh giá năng lực và đánh giá quá trình. Tuy nhiên, GV và CBQL đã không nhận thức rõ điều Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non 105 này. Vì vậy, kết quả khảo sát cho biết có gần 70% ý kiến cho là không phù hợp. Bảng 3. Thực trạng về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho GVMN Stt Hình thức kiểm tra đánh giá qua các đợt bồi dưỡng chuyên môn Mức độ phù hợp (%) ĐTB Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 12.0 18.0 44.0 26.0 2.17 2 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 15.0 17.0 38.0 30.0 2.17 3 Thao giảng 16.0 16.0 37.0 31.0 2.06 4 Viết sáng kiến kinh nghiệm 12.0 12.0 46.0 30.0 2.16 5 Làm bài thu hoạch 12.0 17.0 45.0 26.0 2.15 Trong thời gian tới, cần ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới cả hình thức bồi dưỡng và hình thức kiểm tra đánh giá. 2.1.5. Thực trạng về thời điểm bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Với tính chất đặc thù nghề nghiệp của GVMN (áp lực về thời gian), nên thời điểm tổ chức bồi dưỡng cho GVMN là vấn đề cần quan tâm và chú ý. Thời gian qua, do việc tổ chức chưa phù hợp nên đã dẫn đến tình trạng GV gặp khó khăn khi tham gia các lớp bồi dưỡng. Đánh giá của GV về thời điểm tổ chức bồi dưỡng được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4. Thực trạng về thời điểm bồi dưỡng NLSP cho GVMN Stt Thời điểm bồi dưỡng chuyên môn Mức độ phù hợp (%) ĐTB Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1 Ngay sau khi kết thúc năm học 27 40 22 11 2.83 2 Trước khi vào năm học mới 69 29 2 0 3.67 3 Trong hè 30 40 18 12 2.88 4 Tổ chức thường xuyên trong năm học 78.1 21.9 0 0 3.78 5 Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề 31 40 20 9 2.93 6 Do GV tự sắp xếp 28 41 18 13 2.84 Từ bảng số liệu trên ta thấy: Hầu hết GV và CBQL đều cho rằng, tổ chức thường xuyên trong năm học là phù hợp nhất (ĐTB là 3.78). Tiếp đó là khung thời gian trước khi vào năm học mới (ĐTB=3.67). Bởi vì trong các khung thời gian này người GV có đủ mọi điều kiện để tham gia bồi dưỡng có hiệu quả nhất (có nhiều thời gian, có điều kiện đi thực tế, cơ sở vật chất đáp ứng đủ...) và đặc biệt sau đợt bồi dưỡng này sẽ cung cấp cho GV đầy đủ các kiến thức kĩ năng để vận dụng ngay trong năm học mới (chỉ có 2% cho là ít phù hợp). Cũng chính vì điều này mà hầu hết cán bộ, GV không lựa chọn khung thời gian sau khi kết thúc năm học (có 22 % chọn ít phù hợp và 11 % chọn không phù hợp). Các khung thời gian như: Trong hè; Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề; Do GV tự sắp xếp có nhiều ý kiến cho là ít hay không phù hợp. Có thể lí do GV muốn nghỉ hè, khó tự chủ trong bồi dưỡng hay do đặc thù nghề nghiệp nên rất khó tổ chức định kỳ thường xuyên theo chuyên đề. Nguyễn Thị Duy Linh* và Hồ Văn Dũng 106 2.2. Thực trạng về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Để thấy rõ thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ GVMN thành phố Biên Hòa hiện nay như thế nào, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát. Kết quả được thể hiện qua những nội dung sau: 2.2.1. Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non Thực trạng quản lí việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho GVMN thành phố Biên Hòa được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm Stt Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất T.X T.X Ít T.X Không T.X Rất H.Q H.Q Ít H.Q Không H.Q 1 Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV 36.5 57 6.5 31.8 57.6 10.6 2 Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 34.5 59.6 5.9 31.5 57.2 11.3 3 Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Bộ, Sở GD-ĐT 40.8 59.2 36.7 59.2 4.1 4 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường 40.2 58 1.8 37.3 58 4.7 5 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học 39.6 57.4 3.0 38.5 56.8 4.7 6 Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 38.6 59.6 1.8 39.5 56.4 4.1 Như vậy, hầu hết ý kiến đánh giá mức độ thường xuyên và hiệu quả rất cao (trên 98%). Tuy vậy, vẫn có những nội dung được cho là ít hiệu quả như: tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV; và nội dung thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. 2.2.2. Thực trạng quản lí việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non Đánh giá thực trạng quản lí việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLSP, được chúng tôi đánh giá qua 8 nội dung với kết quả thống kê như Bảng 6. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLSP được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thường xuyên và hiệu quả khá cao (ý kiến đánh giá ít thực hiện và ít hiệu quả dưới 6%, không có ý kiến nào cho là không thực hiện và không hiệu quả). Các nội dung như: Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường; tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường; phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV vẫn còn hạn chế, ít thường xuyên và ít hiệu quả. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non 107 Bảng 6. Thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLSP STT Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn Mức độ thực hiện (%) Mức độ hiệu quả (%) Rất T.X T.X Ít T.X Không T.X Rất H.Q H.Q Ít H.Q Không H.Q 1 Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn 43.0 55.8 42.4 57.6 2 Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng 43.2 56.8 43.2 56.8 3 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở, Phòng GD-ĐT 41.8 58.2 41.8 58.2 4 Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường 36.7 58 5.3 36.7 58.6 4.7 5 Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn 40.8 59.2 40.8 59.2 6 Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn 36.7 58.6 4.7 36.7 58.6 4.7 7 Giám sát thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 38.6 59.4 39.6 60.4 8 Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 38.3 56.4 5.3 36.3 58.4 5.3 2.2.3. Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ
Tài liệu liên quan