1. Mở đầu
Giáo dục hòa nhập là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay. Ở nước ta, giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật đã được quan tâm khoảng 2 thập niên trở lại đây.
Từ năm học 2002 – 2003 các tỉnh thành xây dựng Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật ở địa
phương, công tác giáo dục trẻ khuyết tật được đưa vào trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục của các năm học [3].
Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho
người khuyết tật số 23/2006/QĐ–BGD&ĐT [2], bao gồm các vấn đề về tổ chức, hoạt động giáo
dục hòa nhập cho người khuyết tật; giáo viên, giảng viên, nhân viên giáo dục hòa nhập; người
khuyết tật trong giáo dục hòa nhập và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Quy định
này tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng và số lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng.
Việc triển khai Dự án giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và Đề án Phổ cập giáo dục
mầm non trẻ 5 tuổi cũng đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật nói chung và KTTT nói riêng được
đến trường, vui chơi, học tập cùng các bạn, tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội.
Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 cũng đã có những hướng dẫn giáo viên khi
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non cho trẻ khuyết tật [1].
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Trò chơi đã sớm được khẳng
định có vai trò kích thích động cơ học tập và tính sáng tạo của trẻ mầm non. L.X.Vưgôtxky đã viết
“Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng”
[6;3]. Trò chơi xây dựng (TCXD) là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu
chơi để tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXD trẻ em sẽ phát triển các lĩnh
vực: Nhận thức, vận động, ngôn ngữ, tính sáng tạo (TST). . . [4, 5].
Góc chơi xây dựng là một trong những góc chơi chính trong lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, để trẻ
KTTT có kĩ năng chơi, có thể tham gia trò chơi với các bạn thì giáo viên đóng vai trò quan trọng.
Thực tế cho thấy, các giáo viên mầm non mặc dù đã quan tâm tới trẻ khuyết tật trong lớp và có một
số điều chỉnh khi tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng còn lúng túng khi tổ chức trò chơi cho trẻ
KTTT trong lớp, đặc biệt là trò chơi xây dựng. Một số trẻ KTTT trong lớp hầu như không chơi ở
góc xây dựng hoặc nếu chơi thì chưa biết cách chơi, không tham gia được cùng với các bạn trong
trò chơi. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức TCXD trong các lớp mẫu giáo hòa nhập
5-6 tuổi có trẻ KTTT.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0121
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 143-154
This paper is available online at
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG TRONG LỚP MẪU GIÁO
HÒA NHẬP 5-6 TUỔI CÓ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
Trần Thị Minh Thành
Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyêt tật là xu hướng hiện nay trên thế giới và Việt
Nam. Nước ta đã triển khai giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được khoảng 20 năm và đã đạt
được một số thành tựu nhất định. Giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non những năm gần đây
đã được xã hội rất quan tâm. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức trò chơi xây
dựng trong các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập.
Từ khóa: Tổ chức trò chơi, khuyết tật trí tuệ, mẫu giáo hòa nhập, giáo dục hòa nhập, trò
chơi xây dựng.
1. Mở đầu
Giáo dục hòa nhập là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay. Ở nước ta, giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật đã được quan tâm khoảng 2 thập niên trở lại đây.
Từ năm học 2002 – 2003 các tỉnh thành xây dựng Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật ở địa
phương, công tác giáo dục trẻ khuyết tật được đưa vào trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục của các năm học [3].
Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho
người khuyết tật số 23/2006/QĐ–BGD&ĐT [2], bao gồm các vấn đề về tổ chức, hoạt động giáo
dục hòa nhập cho người khuyết tật; giáo viên, giảng viên, nhân viên giáo dục hòa nhập; người
khuyết tật trong giáo dục hòa nhập và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Quy định
này tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng và số lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng.
Việc triển khai Dự án giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và Đề án Phổ cập giáo dục
mầm non trẻ 5 tuổi cũng đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật nói chung và KTTT nói riêng được
đến trường, vui chơi, học tập cùng các bạn, tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội.
Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 cũng đã có những hướng dẫn giáo viên khi
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non cho trẻ khuyết tật [1].
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Trò chơi đã sớm được khẳng
định có vai trò kích thích động cơ học tập và tính sáng tạo của trẻ mầm non. L.X.Vưgôtxky đã viết
“Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng”
[6;3]. Trò chơi xây dựng (TCXD) là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu
Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015.
Liên hệ: Trần Thị Minh Thành, e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn.
143
Trần Thị Minh Thành
chơi để tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXD trẻ em sẽ phát triển các lĩnh
vực: Nhận thức, vận động, ngôn ngữ, tính sáng tạo (TST). . . [4, 5].
Góc chơi xây dựng là một trong những góc chơi chính trong lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, để trẻ
KTTT có kĩ năng chơi, có thể tham gia trò chơi với các bạn thì giáo viên đóng vai trò quan trọng.
Thực tế cho thấy, các giáo viên mầm non mặc dù đã quan tâm tới trẻ khuyết tật trong lớp và có một
số điều chỉnh khi tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng còn lúng túng khi tổ chức trò chơi cho trẻ
KTTT trong lớp, đặc biệt là trò chơi xây dựng. Một số trẻ KTTT trong lớp hầu như không chơi ở
góc xây dựng hoặc nếu chơi thì chưa biết cách chơi, không tham gia được cùng với các bạn trong
trò chơi. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức TCXD trong các lớp mẫu giáo hòa nhập
5-6 tuổi có trẻ KTTT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ
khuyết tật trí tuệ
2.1.1. Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa
nhập có trẻ KTTT. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra viết và
phỏng vấn sâu, trong đó, sử dụng bảng hỏi khảo sát về nhận thức và các biện pháp tổ chức trò chơi
xây dựng của giáo viên theo 3 giai đoạn chuẩn bị trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và đánh giá
sau trò chơi.
Thời gian khảo sát: tháng 2-3 năm 2014
Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 120 giáo viên mầm non dạy hòa
nhập tại một số trường mầm non ở Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định.
Bảng 1a. Phân bố của mẫu nghiên cứu là giáo viên
Thâm niên Số lượng Tỉ lệ (%)
1 – 2 năm 16 13,3
2 – 3 năm 20 16,7
3 – 4 năm 19 15,8
4 – 5 năm 10 8,3
> 5 năm 55 45,8
Tổng 120 100,0
Trong 120 giáo viên tham gia có 55 người có thâm niên dạy trẻ mẫu giáo trên 5 năm, 10
giáo viên đã làm việc 4 – 5 năm, 19 người có thâm niên 3 – 4 năm, 20 người có thâm niên 2 – 3
năm và 16 người có thâm niên từ 1 – 2 năm.
Về kinh nghiệm dạy trẻ KTTT, có 52,5% số giáo viên tham gia trả lời làm việc với trẻ trong
thời gian ngắn, từ 3 tháng trở xuống. 22,5% giáo viên có kinh nghiệm dạy trẻ KTTT từ 1 – 2 năm,
15.8% làm việc với trẻ trên 2 năm và 9,2% giáo viên làm việc với trẻ trong vòng 6 tháng tính đến
thời điểm khảo sát.
144
Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ
Bảng 1.b. Kinh nghiệm dạy trẻ KTTT của giáo viên
Kinh nghiệm Số lượng Tỉ lệ (%)
<3 tháng 63 52,5
6 tháng 11 9,2
1 – 2 năm 27 22,5
>2 năm 19 15,8
Tổng 120 100,0
Bảng 1c. Trình độ đào tạo của giáo viên
Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Đại học 36 30,0
Cao đẳng 76 63,3
Trung cấp 8 6,7
Tổng 120 100,0
2.1.2. Kết quả khảo sát
Nhận thức của GV về việc tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT trong lớp mẫu giáo
hòa nhập
* Nhận thức về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển của trẻ
Bảng 2. Nhận thức về ý nghĩa của TCXD
đối với sự phát triển tâm lí – nhân cách của trẻ
STT Ý nghĩa
Kết quả (n = 120)
Điểm
trung bình Thứ bậc
1 Phát triển tính sáng tạo 2,02 2
2 Phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp 1,75 3
3 Phát triển kĩ năng xã hội 1,37 4
4 Phát triển kĩ năng vận động tinh 2,3 1
5 Phát triển nhận thức 1,17 5
6 Phát triển thẩm mĩ 1,12 6
7 Tất cả các lĩnh vực trên 1,12 6
Qua bảng trên ta thấy, các giáo viên có nhận thức khác nhau về ý nghĩa của TCXD đối với
sự phát triển tâm lí nhân cách cho trẻ. Trong đó, vai trò của TCXD đối với sự phát triển vận động
tinh được đánh giá cao nhất, xếp thứ nhất. Sau đó là đối với sự phát triển tính sáng tạo và ngôn
ngữ, giao tiếp, lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3. Ý nghĩa đối với sự phát triển nhận thức của TCXD
được đánh giá thấp, chỉ đứng thứ 5, trong khi đối với kĩ năng xã hội được đánh giá cao hơn (đứng
thứ 4). Còn đối với sự phát triển thẩm mĩ chỉ đứng thứ 6 trong bảng. Một số giáo viên cho rằng
TCXD có ý nghĩa đối với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trên.
145
Trần Thị Minh Thành
Ngoài ra qua khảo sát chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên về sự thể
hiện tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi xây dựng như: Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau trong
khi chơi (58,33%); trẻ tạo ra được nhiều sản phẩm từ các vật liệu chơi (45,83%); trẻ biết sử dụng
các vật liệu thay thế hoặc bổ trợ trong khi chơi (38,33%); trẻ thể hiện ý tưởng độc đáo khi chơi
(19,17%); Sản phẩm nhiều chi tiết, công phu (28,33%). Cô Đỗ Thị S (Hà Nội) còn bổ sung thêm
“khi chơi TCXD, những trẻ có TST thường tự nghĩ ra những chủ đề khác nhau để chơi và biết phối
hợp các vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm theo cách của riêng mình”. Cô Nguyễn Thị T (Hà
Nội), cô Nguyễn Thị H, Tạ Thị L (Nam Định), Nguyễn Thị N, Phạm Thị H (Hải Phòng) cũng đồng
ý kiến này. Cô Lê Thị L (Hải Phòng), Nguyễn Thu P (Nam Định) và một số cô giáo khác cho rằng
khi chơi trò chơi xây dựng nhiều trẻ rất tập trung, hứng thú và say sưa với trò chơi của mình.
Như vậy, nhận thức của đa số giáo viên về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển của trẻ
đã đúng nhưng chưa đầy đủ. Các giáo viên nhìn thấy khía cạnh nổi trội nhất của TCXD đó là khi
chơi trẻ phải thao tác với các vật liệu xây dựng để tạo nên một sản phẩm nào đó, do đó họ đánh giá
cao ý nghĩa đối với sự phát triển kĩ năng vận động tinh và tính sáng tạo cho trẻ.
Các giáo viên đánh giá cao vai trò của TCXD đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ.
Đây là một tín hiệu đáng mừng vì việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ lứa tuổi mầm non đã được
các giáo viên quan tâm.
* Đánh giá của giáo viên về điểm mạnh và hạn chế của trẻ KTTT khi tham gia TCXD
Qua điều tra cho thấy có 45,8% giáo viên cho rằng những hạn chế của trẻ KTTT đã dẫn đến
những khó khăn khi tổ chức TCXD trong lớp hòa nhập. Các giáo viên cho rằng, trẻ KTTT thường
chậm hiểu lời hướng dẫn, có kĩ năng xã hội kém, không hợp tác với bạn và giáo viên, đôi khi có
những vấn đề về hành vi như mất tập trung, dễ xao lãng.
Khi đánh giá những điểm mạnh của trẻ, một số giáo viên (37,5%) nhận định: trẻ KTTT
hứng thú với trò chơi, ngoan, biết chơi xây dựng đơn giản khi cô làm mẫu.
Mức độ quan tâm của giáo viên đối với các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT
Khi được hỏi ý kiến về việc nghiên cứu các biện pháp tổ chức trò chơi trong lớp có trẻ
KTTT học hòa nhập thì có 88,2% giáo viên rất quan tâm, 10% không có ý kiến, 1,8% cho rằng
không quan tâm vì họ có thể sử dụng các biện pháp như đối với trẻ bình thường. Qua phỏng vấn
trực tiếp, nhiều cô giáo bày tỏ sự lo lắng khi dạy trẻ KTTT bởi những trẻ này đôi khi rất khó kiểm
soát hành vi cũng như không biết cách chơi. Họ mong muốn làm cách nào để có thể giúp trẻ chơi
tốt hơn và sáng tạo hơn. Cô Nguyễn Th. T cho biết “cháu H (trẻ KTTT) cũng ngoan, dễ bảo nhưng
hay cáu. Cháu không biết chơi xây dựng nên các bạn không thích chơi với cháu. Em cảm thấy rất
khó khăn khi tổ chức trò chơi cũng như một số hoạt động khác. Vì vậy, em rất muốn tìm hiểu thêm
các cách thức tổ chức, giáo dục cho những trẻ như thế này. Lớp em hầu như năm nào cũng có trẻ
như cháu H vào học”.
Bảng 3. Mức độ quan tâm của giáo viên đối với các biện pháp tổ chức trò chơi
Mức độ Rất Quan Quan tâm Ít Không XTB
Thứ
bậcquan tâm tâm vừa phải quan tâm quan tâm
STT Biện pháp N % N % N % N % N %
1
Củng cố và
mở rộng biểu
tượng cho trẻ
38 31,7 69 57,5 13 10,8 0 0 0 0 3,21 7
2
Tăng cường
khả năng
ghi nhớ biểu
tượng cho trẻ
62 51,7 54 45,0 4 3,3 0 0 0 0 3,48 3
146
Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ
3
Nâng cao kĩ
năng chơi xây
dựng cho trẻ
47 39,2 64 53,3 9 7,5 0 0 0 0 3,32 5
4 Kích thíchhứng thú 68 56,7 45 37,5 7 5,8 0 0 0 0 3,51 2
5
Bổ sung,
điều chỉnh đồ
dùng, đồ chơi
27 22,5 61 50,8 31 25,8 1 .8 2,94 12
6
Khuyến khích
trẻ tương tác
với bạn
52 43,3 60 50,0 8 6,7 0 0 0 0 3,37 4
7 Chơi cùng vớitrẻ 32 26,7 71 59,2 17 14,2 0 0 0 0 3,12 8
8
Nâng cao khả
năng tự đánh
giá của trẻ
23 19,2 56 46,7 39 32,5 1 .8 1 .8 2,82 14
9
Điều chỉnh
cách đánh giá,
nhận xét
17 14,2 54 45,0 47 39,2 2 1.7 0 0 2,72 15
10
Điều chỉnh
cách hướng
dẫn trẻ chơi
27 22,5 65 54,2 25 20,8 2 1.7 1 .8 2,96 11
11
Khuyến khích
trẻ sử dụng
các vật liệu
khác nhau
26 21,7 77 64,2 16 13,3 1 .8 0 0 3,07 9
12
Gợi ý, mở
rộng nội dung
chơi cho trẻ
53 44,2 50 41,7 15 12,5 1 .8 1 .8 3,27 6
13
Động viên,
khuyến khích
trẻ khi chơi
81 67,5 28 23,3 11 9,2 0 0 0 0 3,58 1
14
Khuyến khích
trẻ giới thiệu
sản phẩm XD
27 22,5 71 59,2 21 17,5 1 .8 0 0 3,03 10
15 Làmmẫu chơisáng tạo 38 31,7 42 35,0 32 26,7 6 5,0 2 1,7 2,90 13
N = 120
Từ việc thống kê và phân tích kết quả khảo sát mối quan tâm của giáo viên đối với các biện
pháp tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập, dưới đây tạm chia
làm 3 nhóm: nhóm những biện pháp được quan tâm nhiều nhất (thứ bậc từ 1 đến 5), nhóm những
biện pháp được quan tâm vừa phải (từ bậc 6 đến bậc 10), nhóm những biện pháp ít được quan tâm
nhất (từ bậc 11 đến bậc 15).
– Những biện pháp được giáo viên quan tâm nhất bao gồm:
+ Động viên, khuyến khích trẻ trong khi chơi;
+ Kích thích hứng thú của trẻ trước khi chơi;
147
Trần Thị Minh Thành
+ Tăng cường khả năng ghi nhớ biểu tượng của trẻ;
+ Khuyến khích trẻ tương tác với bạn;
+ Nâng cao kĩ năng chơi xây dựng cho trẻ.
– Những biện pháp giáo viên tương đối quan tâm bao gồm:
+ Gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ;
+ Chơi cùng trẻ;
+ Củng cố, mở rộng biểu tượng cho trẻ;
+ Khuyến khích trẻ sử dụng các vật liệu chơi khác nhau;
+ Khuyến khích trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình;
– Nhóm các biện pháp ít được quan tâm nhất:
+ Điều chỉnh cách thức hướng dẫn trẻ;
+ Làm mẫu chơi xây dựng và sử dụng sản phẩm xây dựng một cách sáng tạo;
+ Nâng cao khả năng tự đánh giá của trẻ;
+ Điều chỉnh cách đánh giá, nhận xét để kích thích tính sáng tạo của trẻ;
+ Bổ sung, điều chỉnh đồ chơi, vật liệu chơi.
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên thường quan tâm tới những biện pháp chung mỗi khi tổ
chức trò chơi xây dựng, ví dụ như kích thích hứng thú của trẻ trước khi chơi, khuyến khích, động
viên... Giáo viên cũng chú ý tới kĩ năng chơi xây dựng của trẻ KTTT và có những biện pháp tổ
chức cho trẻ chơi xây dựng, ví dụ như sắp xếp môi trường hấp dẫn, tăng khả năng ghi nhớ biểu
tượng, mở rộng vốn biểu tượng cho trẻ, rèn kĩ năng xây dựng. . . Tuy nhiên giáo viên chưa chú ý
tới những biện pháp riêng cho trẻ KTTT khi chơi.
Phương pháp, biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng của giáo viên
Mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT trong lớp mẫu giáo
Biểu đồ 2. Mức độ thường xuyên tổ chức TCXD
Một số giáo viên (khoảng 22,0%) không tổ chức thường xuyên TCXD. Có một số lí do được
đưa ra như thiếu đồ chơi, phòng học chật chội, giáo viên phải chuẩn bị những việc khác như tập
văn nghệ cho trẻ hoặc chuẩn bị cho trẻ học lớp một như dạy kĩ năng tiền đọc, tiền viết và toán cho
148
Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ
trẻ. . . Thực tế quan sát cho thấy, có thể TCXD được tổ chức thường xuyên nhưng nhiều trẻ KTTT
không chơi TCXD và giáo viên cũng chưa quan tâm tới việc lôi cuốn trẻ tham gia trò chơi mà chủ
yếu vẫn để trẻ chơi tự do. Chẳng hạn ở lớp 5 - 6 tuổi của cô H, bé T ngày nào cũng chơi trò chơi
nấu ăn, còn cô giáo nghĩ là trẻ KTTT không chơi được TCXD nên không khuyến khích cháu chơi
TCXD mà để cháu chơi trò chơi mà cháu thích.
Như vậy, mặc dù TCXD thường được giáo viên tổ chức nhưng thực tế giáo viên chưa quan
tâm tới việc tổ chức trò chơi này cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp, khuyến khích trẻ tham gia vào trò
chơi để phát triển các kĩ năng.
Bên cạnh đó, tần suất tổ chức các loại TCXD cũng khác nhau. Biểu đồ dưới đây thể hiện
tần suất tổ chức các hình thức chơi TCXD cho trẻ.
Biểu đồ 3. Các hình thức chơi xây dựng
Biểu đồ trên cho thấy cả hai hình thức chơi xây dựng theo đề tài và theo ý thích được giáo
viên tổ chức nhiều hơn cả (38,0%). Trong đó chơi theo đề tài được nhiều ý kiến lựa chọn hơn
(21,0%), trong khi chơi theo ý thích được 18,0% giáo viên lựa chọn. Rất ít giáo viên chọn hình
thức tổ chức chơi xây dựng theo mẫu (8,0%). Theo các cô, TCXD theo mẫu thường được tổ chức
ở lứa tuổi nhỏ. Tuy không tổ chức riêng TCXD theo mẫu nhưng trong khi tổ chức chơi theo đề tài
và theo ý thích, cô giáo vẫn làm mẫu khi cần thiết để hỗ trợ trẻ.
Theo quan sát cũng như hỏi ý kiến của các giáo viên cho thấy, hầu hết các giáo viên khi tổ
chức đều chưa thực sự hướng tới việc phát triển TST của trẻ qua trò chơi mà chủ yếu hướng tới sự
phát triển chung (vận động, nhận thức, thẩm mĩ, giao tiếp).
Các bước tổ chức trò chơi
Qua khảo sát cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau về quy trình tổ chức TCXD trong lớp mẫu
giáo hòa nhập.
Một số giáo viên thực hiện theo 2 bước đó là: Bước 1 – trẻ phân công trong nhóm chơi,
bước 2 – trẻ thực hiện chơi. Như vậy ở quy trình này vai trò chủ đạo của trẻ khá được nhấn mạnh
trong khi vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi thì mờ nhạt. Các giáo viên
này cho rằng trẻ 5 – 6 tuổi có thể tự chơi với nhau, hơn nữa làm như vậy trẻ sẽ phát huy tính độc
lập khi chơi.
Một số giáo viên cho rằng họ tổ chức theo 4 bước, bao gồm: Giới thiệu trò chơi, cho trẻ
chơi, bao quát, khuyến khích trẻ và đánh giá kết quả chơi. Một số giáo viên khác thì tổ chức trò
chơi theo 5 bước, đó là: Chuẩn bị vật liệu để cho trẻ xây dựng; định hướng và gợi ý ý tưởng sáng
tạo cho trẻ; cho trẻ tự chơi; bao quát trẻ và nhận xét công trình của trẻ. Như vậy, theo các ý kiến
trên trong tổ chức trò chơi thì vai trò của giáo viên là chủ đạo. Giáo viên sẽ thực hiện những việc
cần thiết để giúp trẻ chơi một cách tốt nhất.
Số ý kiến đồng tình với quy trình tổ chức trò chơi theo 3 bước chiếm tỉ lệ cao nhất tuy nhiên
các ý kiến cũng không thống nhất. Một số theo các bước: chuẩn bị vật liệu trước khi chơi, hướng
dẫn trẻ chơi và kết thúc trò chơi. Một số khác theo 3 bước khác, bao gồm: giới thiệu chủ đề chơi,
149
Trần Thị Minh Thành
vật liệu chơi; cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, cách chơi; quan sát, khuyến khích trẻ chơi. Một
số khác lại cho rằng, quá trình chơi 3 bước bao gồm: trò chuyện, gây hứng thú trước khi chơi, quá
trình chơi và nhận xét sau khi chơi.
Tóm lại, các bước tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập không
thống nhất giữa các giáo viên. Tuy nhiên có nhiều ý kiến đồng tình hơn cả là quy trình gồm 3
bước: chuẩn bị trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi.
Những biện pháp giáo viên thường sử dụng trong tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong lớp
mẫu giáo hòa nhập
Bảng 4. Các biện pháp tổ chức trước khi trẻ chơi
Biện pháp
N
Trung bình Trung vị Thứ bậc
Hiệu
lực
Khuyết
thiếu
Tạo không gian chơi riêng cho
trẻ
120 0 1,2 1 6
Trang trí góc chơi xây dựng bằng
tranh ảnh
120 0 1,6167 1 5
Cung cấp, bổ sung đồ chơi bổ trợ 120 0 2,3417 2 4
Sắp xếp đồ chơi để giúp trẻ dễ
tiếp cận
120 0 1,1250 1 7
Trải thảm để giảm tiếng ồn ở khu
vực chơi xây dựng 120 0 0,2750 0 8
Đảm bảo đủ không gian chơi cho
trẻ
120 0 2,750 2 2
Cung cấp các vật liệu chơi đa
dạng 120 0 2,7333 3 3
Tạo không khí thân thiện, vui vẻ 120 0 3,3750 4 1
Trong giai đoạn chuẩn bị môi trường trước khi trẻ chơi, nhiều giáo viên tán đồng với các
biện pháp như: tạo không khí thân thiện, vui vẻ; chuẩn bị địa điểm, không gian chơi; cung cấp đa
dạng vật liệu chơi, đồ chơi. Những biện pháp ít được giáo viên sử dụng đó là: Trải thảm để giảm
tiếng ồn ở khu vực chơi xây dựng; Tạo không gian chơi riêng rõ ràng, dễ nhận biết; Sắp xếp đồ
chơi để giúp trẻ dễ tiếp cận. Trong đó biện pháp đứng ở vị trí thứ nhất, được đa số giáo viên sử
dụng thường xuyên nhất là tạo không khí thân thiện, vui vẻ trước khi chơi, biện pháp đứng ở vị trí
thấp nhất, ít được sử dụng nhất, là biện pháp giảm tiếng ồn ở khu vực chơi. Còn các biện pháp như
sắp xếp đồ chơi để trẻ dễ tiếp cận, tạo không gian chơi riêng cho trẻ hay trang trí góc chơi bằng
tranh ảnh các công trình cũng ít giáo viên thường xuyên sử dụng.
Qua quan sát các lớp học chúng tôi cũng thấy ở góc chơi xây dựng, trẻ thường đi lại lấy đồ
chơi, vật liệu chơi trên giá để đồ chơi, gây ra sự ồn ào, đôi khi trẻ còn làm hỏng công trình đang
xây dựng. Do đó nếu giáo viên cho đồ chơi vào rổ hoặc khay và đặt cạnh trẻ khi chơi thì sẽ tránh
được tình trạng trên. Hầu hết các lớp mà chúng tôi khảo sát đều không có các tranh ảnh về các
công trình nổi tiếng trong nước hoặc trên thế giới mà thường được trang trí bằng tranh minh họa
trẻ đang chơi xây dựng. Các nghiên cứu gợi ý rằng nên giới thiệu cho trẻ các công trình nổi tiếng
trên thế giới và trong nước để giúp trẻ làm quen, tiếp xúc với những kiến trúc độc đáo, hoành tráng
từ đó giúp trẻ mở rộng vốn biểu tượng, phát triển kĩ năng xây dựng và óc tưởng tượng sáng tạo.
150
Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ
Vật liệu chơi là một yếu tố không thể thiếu trong TCXD. Ngoài ra, để giúp trẻ KTTT chơi
xây dựng một cách sáng tạo thì việc chuẩn bị vật liệu chơi càng cần thiết và quan trọng. Bảng 4
tổng hợp ý kiến của giáo viên về những vật liệu giáo viên thường chuẩn bị cho trẻ chơi xây dựng.
Biểu đồ 4. Chuẩn bị vật liệu chơi xây dựng
Theo ý kiến của các giáo viên, nh