1. Đặt vấn đề
Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.
Hệ thống giáo dục sẽ không còn đơn thuần là từ phía nhà trường. Hệ thống kiến
thức nhà trường trang bị cho học sinh dần không thoả mãn với nhu cầu học tập và
rất dễ bị lạc hậu. Lượng thông tin phải luôn được đổi mới, người học phải thường
xuyên được trang bị bổ sung các thông tin mới. Trước tình hình đó, Nghị quyết số
40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị
58- CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ, Chỉ thị 29/2001/CT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo [1] đã
chỉ rõ mục tiêu tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ
thông tin trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Vì vậy, cùng với hiện đại hóa giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quá trình dạy học và đặc biệt trong thiết kế bài giảng là cần thiết để nâng cao chất
lượng dạy và học hiện nay. Đối với quá trình giáo dục, sự đa dạng và phong phú của
các phần mềm dạy học, công nghệ thông tin có thể trợ giúp đắc lực cho quá trình
soạn giáo án dạy học bởi những lí do sau đây [2]:
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho
nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt; dạy học từ xa; học dựa
trên công nghệ web; học điện tử;. đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao
của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho
máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau
của quá trình dạy học.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng sử dụng công nghệ thông tin khi soạn
giáo án của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp khắc phục,
chúng tôi tiến hành khảo sát “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn
giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 64-76
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG SOẠN GIÁO ÁN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Vũ Thị Ngọc Tú
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã có tác động to lớn tới hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia.
Hệ thống giáo dục sẽ không còn đơn thuần là từ phía nhà trường. Hệ thống kiến
thức nhà trường trang bị cho học sinh dần không thoả mãn với nhu cầu học tập và
rất dễ bị lạc hậu. Lượng thông tin phải luôn được đổi mới, người học phải thường
xuyên được trang bị bổ sung các thông tin mới. Trước tình hình đó, Nghị quyết số
40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị
58- CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ, Chỉ thị 29/2001/CT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo [1] đã
chỉ rõ mục tiêu tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ
thông tin trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Vì vậy, cùng với hiện đại hóa giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quá trình dạy học và đặc biệt trong thiết kế bài giảng là cần thiết để nâng cao chất
lượng dạy và học hiện nay. Đối với quá trình giáo dục, sự đa dạng và phong phú của
các phần mềm dạy học, công nghệ thông tin có thể trợ giúp đắc lực cho quá trình
soạn giáo án dạy học bởi những lí do sau đây [2]:
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho
nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt; dạy học từ xa; học dựa
trên công nghệ web; học điện tử;... đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao
của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho
máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau
của quá trình dạy học.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng sử dụng công nghệ thông tin khi soạn
giáo án của sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp khắc phục,
64
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...
chúng tôi tiến hành khảo sát “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn
giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.
2. Nội dung
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
* Khách thể nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi điều tra, khảo sát trên 240
sinh viên năm thứ 4 của các khoa: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
2.2. Một số quan niệm về giáo án có sử dụng công nghệ thông
tin
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức, thống nhất về loại giáo án
này. Có thể bắt gặp nhiều tên gọi như: “giáo án số hoá”, “giáo án có kết nối (trực
tuyến/ngoại tuyến)”, “giáo án điện tử”. . . Tất cả các cách gọi tên giáo án như trên
mới chỉ thể hiện ở hình thức chứ chưa nêu được bản chất của nó. Về bản chất, giáo
án sử dụng công nghệ thông tin có thể hiểu theo hai cách [3]:
- Như một “sản phẩm” điện tử được số hóa (giáo trình điện tử, giáo án điện
tử, hồ sơ dạy học. . . ) được thiết kế, tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định.
Sản phẩm này có thể dùng độc lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền thống
hiện nay.
- Như một “quá trình” dạy học được điện tử hóa, số hóa. Quá trình dạy học
này cho phép người học, người dạy và nội dung tri thức tương tác với nhau trong
môi trường số hóa (thường là mạng Internet, đĩa CD – Rom) ở mọi lúc, mọi nơi.
Giáo án điện tử về cơ bản khác với giáo án truyền thống ở những điểm sau:
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
- Mềm dẻo, có thể tương tác được.
- Tạo ra môi trường học tập bình đẳng, phù hợp với các đối tượng khác nhau.
- Tạo ra khả năng tích hợp mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
- Tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan niệm về vị trí, vai trò của người dạy,
người học...
Theo chúng tôi, giáo án điện tử là một tổ hợp sản phẩm và các dịch vụ, hoạt
động của người dạy (được thiết kế nhờ ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông
tin) và người học nhằm giải quyết những mục tiêu dạy học, đảm bảo tính toàn vẹn
và thống nhất của quá trình dạy học.
65
Vũ Thị Ngọc Tú
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Bảng 1. Các mức độ sử dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án
Các mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
SL % SL % SL % SL %
47 19.6 122 50.8 69 28.8 2 0.8
Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên của 6 khoa đã sử dụng công nghệ thông
tin khi soạn giáo ở mức thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất (50.8%), ở mức hiếm khi
chiếm 28.8%, ở mức thường xuyên chiếm 19.6%, cũng có 0.8% số sinh viên không
bao giờ sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án. Điều này chứng tỏ sinh
viên chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học trong soạn
giáo án.
Cụ thể mức độ sinh viên có sử dụng công nghệ thông tin của các khoa được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Mức độ sử dụng CNTT của các Khoa
Các mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Khoa SL % SL % SL % SL %
Toán 5 13.5 17 42.5 18 45.0 0 0.0
Vật lý 7 17.5 24 60.0 9 22.5 0 0.0
Hoá học 6 15.0 20 50.0 12 30.0 2 5.0
Ngữ văn 10 25.0 20 50.0 10 25.0 0 0.0
Lịch sử 9 22.5 20 50.0 11 27.5 0 0.0
Địa lý 10 25.0 21 52.5 9 22.5 0 0.0
Để hiểu thêm vì sao một số sinh viên chỉ thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử
dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số em sinh
viên của khoa Hóa học. Các em cho biết: Do các em ít có cơ hội được học một cách
bài bản hệ thống các phần mềm ứng dụng trong dạy học nên không biết cách sử
dụng những phần mềm đó vào việc soạn giáo án cụ thể. Phần lớn các em biết được
là do tự học và tự tìm hiểu nghiên cứu nên các em không thường xuyên ứng dụng
vào việc soạn giáo án.
Với những em thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
thì cho biết: Các em có niềm đam mê, hứng thú với những phần mềm ứng dụng
trong dạy học nên các em thường xuyên sử dụng khi soạn giáo án. Tìm hiểu về các
phương tiện khi soạn giáo án, chúng tôi thu được kết quả như sau:
66
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...
Bảng 3. Các phương tiện khi soạn giáo án ở từng khoa
Khoa
Các phương tiện công nghệ thông tin khi soạn giáo án
Bài trình bày Truy cập Thiết kế trang Xây dựng ấn
đa phương tiện Internet Web phẩm
SL % SL % SL % SL %
Toán 1 2.5 22 55.0 1 2.5 2 0.5
Vật lý 3 7.5 23 57.5 1 2.5 6 15.0
Hoá học 5 12.5 22 55.0 8 20.0 4 10.0
Ngữ văn 1 2.5 19 47.5 9 22.5 11 27.5
Lịch sử 0 0 19 47.5 10 25.0 10 25.0
Địa lý 1 2.5 20 50.0 12 30.0 8 20.0
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ giữa các khoa sử dụng các phương tiện công
nghệ thông tin khi soạn giáo án giữa các khoa có sự chênh lệch không đáng kể.
Nhưng ở từng phương tiện cụ thể thì có sự chêch lệch khá rõ ràng thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 4. Các phương tiện sử dụng trong soạn giáo án điện tử
Các phương tiện Số lượng Tỷ lệ (%)
Bài trình bày đa phương tiện 11 4.6
Truy cập Internet 125 52.1
Thiết kế trang Web 41 17.1
Xây dựng ấn phẩm 41 17.1
Sự chênh lệch nhiều được thể hiện ở phương tiện truy cập Internet chiếm
52.1%, còn các phương tiện khác như bài trình bày đa phương tiện (4.6%), thiết kế
trang Web (17.1%), xây dựng ấn phẩm (17.1%). Điều đó cho thấy khai thác thông
tin trên mạng Internet là phương tiện được các em sử dụng nhiều nhất, bởi vì sử
dụng Internet đem lại nội dung thông tin phục vụ cho việc soạn giáo án một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện khi soạn giáo án thì các em cũng sử
dụng một số phần mềm dạy học để áp dụng vào từng bài soạn cụ thể như sau:
Bảng 5. Các phần mềm
Các phần M.Powerpoint M.Encatar Pc fact Violet Các phần mềmmềm chuyên ngành
SL % SL % SL % SL % SL %
21 8.8 54 22.5 8 3.3 61 25.4 68 28.3
Trong các phần mềm được sử dụng trong soạn giáo án thì các em sử dụng các
phần mềm chuyên ngành ở mức độ cao nhất (28.3%), sau đó là phần mềm Violet
67
Vũ Thị Ngọc Tú
(công cụ soạn thảo dành cho giáo viên) chiếm 25.4%, M. Encatar chiếm 22.5%. Sở
dĩ các em sử dụng phần mềm chuyên ngành ở mức độ cao là do phần mềm này có
nhiều ứng dụng thiết thực vào trong bài soạn giáo án, còn các phần mềm khác chỉ
mang tính hỗ trợ tương tác.
2.3.2. Mức độ vận dụng các phương tiện khi soạn giáo án trong bài dạy
Bảng 6. Việc sử dụng các phương tiện của sinh viên trong bài dạy
Nội dung
Chưa
thực hiện
(%)
Dưới 50%
số bài (%)
Trên 50%
số bài (%)
Hơn 80%
số bài (%)
Sử dụng sách giáo khoa như
tài liệu hướng dẫn giảng dạy
cơ bản
16.3 26.7 20.8 35.8
Sử dụng các câu hỏi định
hướng để thiết kế bài học
6.5 20.3 40.7 32.5
Sử dụng Internet để hỗ trợ
thêm cho việc xây dựng các
hoạt động trong bài học
18.3 54.6 20.8 6.3
Sử dụng máy tính để quản lý
lớp học
48.3 33.3 10.8 7.5
Sử dụng công nghệ thông tin
để trình bày bài học cho HS
42.1 40.4 14.2 3.3
Yêu cầu học sinh xem xét và
chỉnh sửa bài làm
20.4 33.3 32.5 13.8
Yêu cầu học sinh trình bày
công việc trước lớp
22.9 41.3 29.2 6.7
Yêu cầu học sinh làm các bài
tập có sử dụng Internet
38.8 32.5 20.8 7.9
Yêu cầu học sinh thực hiện
các dự án theo nhóm
30.0 43.8 19.6 6.7
Yêu cầu học sinh tự chọn chủ
đề nghiên cứu riêng
33.3 47.5 15.8 3.3
Yêu cầu học sinh sử dụng
công nghệ thông tin để học
các kĩ năng tư duy bậc cao
(như phân tích, xây dựng giả
thuyết, tư duy phê phán)
42.1 38.3 14.2 5.4
Số liệu trên cho thấy:
- Chủ yếu sinh viên sử dụng sách giáo khoa như tài liệu hướng dẫn giảng dạy
cơ bản.
68
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...
- Việc sử dụng hệ thống bộ câu hỏi để thiết kế bài học được sử dụng nhiều
thứ hai. Việc sinh viên biết xây dựng bộ câu hỏi định hướng để sử dụng trong các
bài học là rất tốt. Bởi vì vấn đề cốt lõi trong các phần mềm dạy học là xây dựng
bộ câu hỏi định hướng để phát triển tư duy bậc cao cho học sinh. Qua nội dung các
bài soạn của sinh viên cho thấy: sinh viên bước đầu đã chú ý thiết kế và sử dụng
các câu hỏi phát triển tư duy học sinh. Đó là những câu hỏi tái hiện (mức 1), hiểu
nội dung (mức 2), liên hệ thực tế và vận dụng (mức 3), và cuối cùng là câu hỏi tổng
kết bài ở mức độ tổng hợp kiến thức và vận dụng những hiểu biết thực tế của học
để trả lời. Nhìn chung các câu hỏi của sinh viên trong khi soạn giáo án mới chỉ là
những câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung mà chưa có câu hỏi khái quát.
- Trong soạn giáo án, sinh viên chưa khi nào yêu cầu học sinh sử dụng công
nghệ thông tin tìm kiếm thông tin, phát triển tư duy bậc cao, trình bày sản phẩm
và tự đánh giá chiếm tỷ lệ cao (42.1%).
- Bản thân sinh viên dùng Internet để hỗ trợ xây dựng các hoạt động trong
bài học ở mức dưới 50% còn nhiều (54.6%), và chưa sử dụng công nghệ thông tin
để trình bày bài học cho học sinh cũng còn 42.1%.
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin
trong soạn giáo án
Theo ý kiến của những sinh viên đã vận dụng công nghệ thông tin trong soạn
giáo án có gặp những khó khăn như trong Bảng 7.
Nhìn vào cột "Rất tán thành" và "Đồng ý" có thể phân loại các khó khăn
thành nhóm những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin trong
soạn giáo án như sau:
* Yếu tố thời gian.
Khó khăn về thời gian là yếu tố được sinh viên xác định với tỉ lệ cao trong số
những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án,
cụ thể là:
- Không có đủ thời gian để trình bày trên lớp nếu sinh viên sử dụng các phần
mềm dạy học (70%).
- Không có đủ thời gian để chuẩn bị bài soạn (chiếm 66,7%).
Điều này là một thực tế vì thầy và trò phải hoàn thành chương trình, nội dung
học tập quá nặng. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số giáo viên đã triển khai
bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin cho biết: Giáo viên phải đầu tư trước từ
2 đến 3 tuần để xây dựng kế hoạch bài dạy. Do đó, soạn giáo án có sử dụng công
nghệ thông tin mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại tác dụng của nó rất lớn.
* Cấu trúc chương trình dạy học, cách đánh giá kết quả học tập của
HS.
Điều làm cho sinh viên thấy: "Không dễ đưa các bài có sử dụng CNTT vào
69
Vũ Thị Ngọc Tú
trong chương trình của lớp mình dạy" (chiếm 57,8%) vì:
- Chương trình phổ thông Việt Nam được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính
theo chương, bài học (không theo chủ đề) nên không thuận lợi cho việc áp dụng
công nghệ thông tin vào bài soạn cụ thể. Đồng thời việc chỉ đạo thực hiện chương
trình SGK của các cấp quản lý GD còn cứng làm hạn chế tính sáng tạo của GV và
sự thiếu linh hoạt của cán bộ quản lý nhà trường.
Bảng 7. Những khó khăn sinh viên gặp
khi soạn giáo án có sử dụng CNTT
Khó khăn Phảnđối (%)
Không
đồng ý
(%)
Không
rõ (%)
Đồng ý
(%)
Rất tán
thành
(%)
Không có đủ máy tính 4.4 7.7 3.3 56.0 28.6
Điều kiện vào mạng chưa
thuận lợi
3.3 13.3 3.3 55.6 24.4
Không có đủ thời gian để
trình bày trên lớp
3.3 21.1 5.6 50.0 20.0
Thiếu kĩ năng sử dụng máy
tính
7.7 15.4 11.0 54.9 11.0
Thiếu sự động viên, khuyến
khích của nhà trường
13.0 37.0 13.0 30.4 6.5
Thiếu kĩ năng hoặc sự tự tin
để tích hợp các phương pháp
dạy học một cách có hiệu quả
5.6 41.1 14.4 34.4 4.4
Thiếu thời gian để chuẩn bị
bài soạn
3.3 26.7 3.3 55.6 11.1
Không dễ dàng để đưa các bài
có sử dụng công nghệ thông
tin vào trong chương trình của
lớp mình dạy
6.7 24.4 11.1 45.6 12.2
Cách dạy này rất khác với
cách dạy hiện nay ở trường tôi
8.0 36.4 15.9 29.5 10.2
* Yếu tố người dạy.
Khó khăn trong việc vận dụng công nghệ thông tin thuộc về sinh viên được
họ xác định là:
- Thiếu kĩ năng hoặc tự tin để tích hợp các phương pháp dạy học có hiệu quả
(38,8%). Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn này là thấp nhất so với những khó khăn kể
trên. Qua phỏng vấn cho thấy những giờ sử dụng CNTT chưa đạt được kết quả như
mong muốn, sinh viên chưa tích hợp ý tưởng sư phạm và ý tưởng công nghệ một
cách hợp lý, hài hòa. Sinh viên còn lúng túng khi thiết kế hệ thống các câu hỏi phát
70
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...
triển tư duy của HS.
* Yếu tố cản trở sinh viên không vận dụng công nghệ thông tin
trong việc soạn giáo án.
Điều này được phản ánh qua ý kiến của những sinh viên chưa vận dụng công
nghệ thông tin trong soạn giáo án thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 8. Lí do không sử dụng CNTT vào soạn giáo án
Lý do Phảnđối (%)
Không
đồng ý
(%)
Không
rõ (%)
Đồng ý
(%)
Rất tán
thành
(%)
Không có đủ máy tính 2.0 6.1 0.0 69.4 22.4
Không có phần mềm thích
hợp để sử dụng
2,0 28.6 14.3 46.9 8.2
Điều kiện vào mạng chưa
thuận lợi
2.0 16.3 2.0 59.2 20.4
Nhà trường đòi hỏi phải bám
sát theo chương trình không
thích hợp với việc tích hợp
CNTT
13.3 33.3 20.0 26.7 6.7
Bài học có sử dụng CNTT
không giúp HS đạt được mục
tiêu học tập của chương trình
hiện nay
33.3 44.4 8.9 13.3 0.0
Chưa đủ tự tin để sử dụng
một số những phương pháp
dạy học có sử dụng CNTT
10.9 41.3 13.0 32.6 2.2
Không thấy yên tâm trong
quản lý lớp nếu học sinh làm
việc với máy tính
8.9 40.0 17.8 28.9 4.4
Chưa thấy tự tin về kĩ năng sử
dụng máy tính của bản thân
10.6 38.3 4.3 40.4 6.4
Không có đủ thời gian để
chuẩn bị
10.4 25.0 10.4 50.0 4.2
Nhìn vào các cột "rất tán thành" và "đồng ý" cho thấy các yếu tố cản trở
sinh viên không vận dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án được xếp theo thứ
tự từ cao xuống thấp như sau:
1. Không có đủ máy tính (81,8%).
2. Điều kiện vào mạng chưa thuận lợi (79,6%).
3. Chưa nhận được sự động viên và ủng hộ cần thiết từ phía nhà trường
(71,1%).
71
Vũ Thị Ngọc Tú
4. Không có phần mềm thích hợp để sử dụng (55,1%).
5. Không có đủ thời gian để chuẩn bị (54,2%).
6. Chưa thấy tự tin về kĩ năng sử dụng máy tính của bản thân (46,8%).
7. Chưa đủ tự tin để sử dụng một số những phương pháp dạy học có sử dụng
CNTT (34,8%).
8. Nhà trường đòi hỏi phải bám sát theo chương trình mà nó không thích hợp
với việc tích hợp công nghệ thông tin (33,4%).
9. Không thấy yên tâm trong quản lý lớp nếu học sinh làm việc với máy tính
(33,3%).
- So sánh các khó khăn gặp phải của sinh viên đã vận dụng công nghệ thông
tin với những khó khăn của những sinh viên chưa vận dụng công nghệ thông tin
cho thấy:
- Một số yếu tố khó khăn được cả 2 đối tượng xác định khá thống nhất với
nhau như:
+ Chưa có sự hỗ trợ cần thiết để vận dụng công nghệ thông tin:
+ Điều kiện trang thiết bị CNTT chưa đáp ứng.
- Một số yếu tố khó khăn chiếm tỉ lệ rất khác nhau ở 2 đối tượng này như:
+ Thiếu sự ủng hộ của nhà trường chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên
đã vận dụng:
+ Không có đủ thời gian để chuẩn bị chiếm tỉ lệ thấp hơn so với sinh
viên đã vận dụng.
Từ đó có thể thấy: đối với sinh viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong
soạn giáo án có 2 yếu tố: Năng lực sử dụng CNTT và các phương pháp trong việc sử
dụng các phần mềm dạy học của sinh viên còn hạn chế. Điều này cho phép khẳng
định: chất lượng đào tạo của trường ĐHSP và sự ủng hộ của trường phổ thông là 2
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh viên sử dụng công nghệ thông tin trong
việc soạn giáo án.
2.3.4. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Những sinh viên đã sử dụng CNTT vào soạn giáo án đã nhận thức/xác định
mục tiêu trong những bài học có tích hợp CNTT như trong Bảng 9.
Sinh viên xác định các mục tiêu tích hợp công nghệ thông tin trong soạn giáo
án qua bảng số liệu ở mức “rất quan trọng” và “quan trọng” chiếm tỷ lệ cao. Điều
này thể hiện những định hướng tích cực của sinh viên đối với những bài học có tích
hợp công nghệ thông tin. Trong thực tế, qua dự giờ môn phương pháp giảng dạy
của các em sinh viên cho thấy: Có những sinh viên dùng công nghệ thông tin chỉ với
mục đích trình diễn bài giảng thay cho dùng phấn, bảng hoặc cao hơn là để minh
họa những mô hình trừu tượng một cách dễ hiểu hơn. Sinh viên chưa có kĩ năng đặt
72
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án...
vấn đề đòi hỏi người học phải suy nghĩ tích cực, sáng tạo. Nhiều khi phần trình diễn
lướt qua nhanh quá, người học không kịp theo dõi, làm cho người học thụ động, lười
tư duy. Điều này cho thấy: giữa nhận thức về mục tiêu của bài dạy có sử dụng công
nghệ thông tin và kĩ năng thực hiện bài dạy còn có khoảng cách.
Bảng 9. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án
Nội dung Rất quantrọng (%)
Quan
trọng (%)
Ít quan
trọng (%)
Không quan
trọng (%)
Nắm được nội dung của
bài học
31.7 53.8 14.6 0
Nâng cao khả năng sử
dụng máy tính
19.2 54.6 22.5 3.8
Biết làm việc theo nhóm 21.3 62.1 15.0 1.7
Biết làm việc độc lập 17.1 68.3 13.8 0.8
Có trách nhiệm với việc
học tập
24.2 62.9 12.9 0
Phát triển được năng
lực và những kĩ năng cơ
bản
23.8 68.3 7.9 0
Bên cạnh những mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án,
còn có những tác động từ các bài dạy đến học sinh thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10. Tác động của các bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin
Nội dung
Rất tán
thành
(%)
Đồng ý
(%)
Không rõ
(%)
Không đồng
ý (%)
Khuyến khích và tham gia
tích cực vào bài học
24.2 53.3 12.1 10.4
Đáp ứng được nhu cầu học
tập của học sinh
7.5 72.9 15.8 3.8
Làm việc với nhau nhiều
hơn trước
14.6 73.0 9.0 3.4
Hiểu nội dung bài sâu hơn 18.3 42.1 30.0 9.6
Khả năng trao đổi giữa
người dạy và người học
nhiều hơn
12.9 60.8 18.3 7.9
Có thể trình bày các ý kiến
một cách tự tin hơn
16.7 54.6 21.3 7.5
Tự lập hơn trong việc học
tập
7.9 70.8 16.3 5.0
Thể hiện tính sáng tạo hơn 23.8 51.7 18.8 5.8
73
Vũ Thị Ngọc Tú
Có khả năng đánh giá công
việc của mình
17.1 63.8 14.2 5.0
Tự tin và có kĩ năng sử
dụng máy tính hơn
25.4 55.0 15.8 3.8
Theo ý kiến của sinh viên ở Bảng 10 có thể phân loại các tác động của bài
học có sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án theo các phương diện và xếp
theo thứ tự như sau:
- Tư duy bậc cao ở học sinh được phát triển thể hiện ở các chỉ số như: học
sinh được khuyến khích và tham gia tích cực vào bài học (7